Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.214.830
 
Cần một mô hình xã hội hiện đại trước các trào lưu mới.
Tuấn Giang

 

 

                     

 

Trào lưu là khái niệm chỉ một hiện tượng văn hóa, văn học nghệ thuật, ca nhạc, tư tưởng triết học, lối sống… lôi kéo, cuốn hút số đông cộng đồng xã hội hưởng ứng, đi theo, làm theo. Nước ta sau đổi mới 1986, giải phóng tư tưởng giới trẻ, mọi người tương đối tự do bộc lộ mình.. Giới trẻ là lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng, nói đầy đủ thì họ biểu hiện trên mọi mặt đời sống xã hội.

 

Xuất phát từ quy luật lịch sử khách quan, buộc Nhà nước phải đổi mới bởi xu thế toàn cầu nên ta đổi mới có tính ứng phó giải pháp tình thế chưa mang tầm chiến lược toàn diện vững chắc. Lúc đầu “Những việc cần làm ngay”, chiến thuật này chỉ là “ăn đong”. Tiếp theo “Nói và làm”, rồi đến “Nói và lờ”. Sự bảo thủ của phái chống đổi mới gây ra cái ổ dịch, sau này nhìn vào đâu cũng thấy tha hóa quan liêu của bộ máy công quyền nhà nước phá vỡ mọi chuẩn mực xã hội. Phái bảo thủ luôn gậm nhấm quá khứ, khoe khoang chiến thắng hai đế quốc to hùng mạnh nhất thế giới, không mạnh dạn tiếp nhận xây dựng mô hình xã hội mới. Sự kiện chiến thắng hai đế quốc to không của riêng ai, mà còn có sức mạnh hy sinh to lớn của nhân dân ta, đặc biệt lương chi tiến bộ nhân dân toàn thế giới, nhân dân trong lòng hai nước tham chiến. Họ phản đối chiến tranh xuống đường chặn các đoàn quân ra trận, biểu tình ngăn chặn những tham vọng chính phủ…chúng ta mới làm nên lịch sử. Đó là quá khứ vàng son! Không thể kể chuyện cổ tích, ngủ mê chiến thắng oai hùng. Sau đổi mới cứ ra rả chiến thắng! Không hoạch định tầm nhìn phát triển đất nước 30-50 năm, tiếp nhận kỹ thuật hiện đại, tư tưởng văn hóa dân chủ từ Âu Mỹ. Cứ chạy theo nhà nước pháp quyền mô hình Trung Hoa, đây là mô hình từ thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay. Luôn xây dựng tầm nhìn kinh tế xã hội kế hoạch Năm năm, nhiều lần đến nhà anh Chiêu - thư ký ông Tố Hữu chơi, một buổi tối tâm sự tôi hỏi:Sao mình cừ theo Tầu thế anh? Ông nói luôn: Mình xưa nay miệng nói, tay làm theo Tầu!  Nghe ông nói câu này, tôi mát ruột quá! Hóa ra các cụ biết cả có phần bức xúc, nhưng  không rõ đi đâu…Ra khơi xa ?Hổng dám đâu! Sau đổi mới mô hình cấu trúc xã hội ta chẳng khác Tầu, chỉ khác ở chỗ thiếu tầm nhìn xa, không dám, hoạch ít nhập khẩu kỹ thuật hiện đại từ các nước phát triển siêu cường, chỉ chơi với các nước lỗi thời cổ hủ, chính họ còn đang tìm đường thoát thân… Ở ta hầu như các Bộ chỉ nhập khẩu kỹ thuật lạc hậu, đồ cũ để ăn chênh lệch giá. Đây là những ổ dịch hạch lan tỏa vào xã hội, nhìn đâu cũng thấy quan liêu, quan tham, nhũng nhiễu dân lành. Tháng 6-2014, tôi xuống Cà Mau gọi điện đến một vị cấp phó hỏi cái gì đều không biết, kết quả tôi tự đi tìm lớp để dạy sinh viên. Sang hôm ấy, tôi nói lại mấy quan chức địa phương: Các anh coi thường dân quá! Tôi nói: Ở Sài Gòn họ văn hóa lắm! Tại sân bay Tân Sơn Nhất, tối mua vé xong, cô nhân viên nói: Cảm ớn chú! Rồi cô chỉ dẫn đến nơi những gì cần hoàn tất thủ tục bay. Còn ông Lê Thanh Hải nói với cán bộ thành phố: “Tiếp dân là tìm điều luật của Nhà nước để giải quyết cho dân-chứ không phải tìm điều luật nào đó để bác ý kiến của dân”( 25-6-2014 trên TV thành phố). Nếu xuất hiện nhiều loại cán bộ quan chức như thế, chắc dân sẽ ít nổi loạn, hành xử chống đối…

 

Ngày nay, rộ lên các bài nghiên cứu nêu ra những bức xúc xã hội, hành sử bạo lực, nền đạo đức dân tộc đổ vỡ, xã hội thiếu chuẩn… Sự thật chúng ta đang sống thời đại: Đa nguyên, đa chiều, đa cực, đa chuẩn. Ngày nay, xã hội không có chuẩn mà nhiều chuẩn: Chuẩn của từng nhóm xã hội. Tuy vậy, một xã hội văn minh phải có mô hình chuẩn:

                        Chuẩn minh bạch, dân chủ thông tin chính xác.

                        Chuẩn nhân cách lối sống.

                        Chuẩn công lý.

Chuẩn minh bạch dân chủ thông tin, chưa biết bao giờ mới xóa bỏ rào cản này, dù rằng bây giờ đã tiến bộ lắm đấy! Nhưng chưa đáp ứng phát triển thực tiễn, còn luôn bị đe dọa phải xiết chặt ngôn luận. Tuy nhiên, nhìn vào các nguồn thông tin truyền thông: Phát thanh, truyền hình khá rộng đường. Nhiều vụ tiêu cực tham nhũng, quan chức địa phương ức hiếp dân lành: Lấn chiếm đất đai, lợi dụng “dồn điền đổi thửa”, tại Sóc Sơn, Dương Nội, Thủy Nguyên hoặc miền núi vùng cao dân đói nghèo đến cùng cực…do các nhà báo dũng cảm lên tiếng lấy lại công lý.  Nhưng cũng chính các phương tiện này, lại nêu ra những con số thông tin sai lệch như tai nạn giao thông hàng năm, Bộ giao thông báo cáo thấp, Đài truyền hình đưa ra cao hơn, số nợ xấu thế giới đưa ra cao, ta nói thấp…Hiện nay, cơn bão thông tin mạng xã hội, nhiều người quan tâm hàng đầu, giới trẻ tuyên bố: “Một ngày không lên mạng như không tồn tại”! Đã đến lúc phải đổi mới báo chí, tiếp cận độc giả không thể các tờ rập khuôn gần giống nhau. Một y tá bệnh viện Nhi Thụy Điển khí hỏi về đọc báo ngày, cô nói: Em đọc tờ Pháp luật bao nhiêu trang chỉ thấy có một bài tạm được, còn toàn thông tin vụ án chán quá! Còn một người nước ngòai nói: Đọc báo Việt Nam sợ quá! Vì toàn tội phạm giết người…Báo ta thiếu những bài tình cảm tâm lý, hoặc trí tuệ một chút. Thường các phóng viên đặt bài hay nói: “Anh viết sao bình dân đừng lý luận nghiên cứu quá”! Thiển nghĩ, báo cần có nhiều tầm độc giả khác nhau. Mỗi tờ báo một màu sắc phong cách, một ngôn ngữ đưa tin riêng, dù nói về những vụ án nhưng luôn hấp dẫn, đọc xong không cảm giác sợ hãi.

 

Chuẩn nhân cách lối sống, lối sống có nhiều hình thức biểu hiện sau đổi mới, một số tuổi teen nổi loạn đánh bóng tên tuổi bằng cách lộ hàng, khoe vòng 1thả rông …Lối sống thuần phong mỹ tục dân tộc lùi vào dĩ vãng, lối sống điên loạn phổ biến trong giới trẻ theo các trào lưu xấu, trào lưu tốt trong họ không ít nhưng lại không mấy người làm theo. Những trào lưu quái dị thì số đông hưởng ứng hết mình, có lẽ đây là hệ quả từ nền giáo dục đổ vỡ lủng củng nhiều năm đến nay 2014, có lẽ mới hé mở một chút. Thời nay làm quan không khó, chỉ cần biết tổng hợp, lắng nghe, mọi chuyện đều nhờ chuyên gia giỏi tham vấn cùng với thực tiến học hỏi mô hình quản lý tại các nước phát triển có thể ứng dụng vào thực tiễn mỗi tỉnh, làng xã và trên cả nước. Một lần ông Nguyễn Tấn Dũng đến tỉnh Lào Cai nói: Tỉnh ta cần phát triển hai thế mạnh, Thương mại, Du lịch. Theo tôi nên nói ba thế mạnh:  Khai thác khoáng sản nữa, nhưng đừng qua đà phá hết tài nguyên thiên nhiên, phạm luật lùm xùm như hiện nay. Lãnh đạo chỉ ra như thế là quá hay, còn hơi đến đâu cứ diễn nuôi con gì, trồng cây gì? Cuối cùng dân nói: Nuôi con cave, trồng cây anh túc-thời ấy phổ biến quá. Bây giờ ca ve, thuốc phiện giảm nhiều., dù nó ẩn chìm nhưng không công khai la liệt như xưa, hãy coi đây là một thành công.

 

Chuẩn công lý, là một xã hội lý tưởng, chắc chúng ta phải phấn đấu thường xuyên, gian khổ lâu dài. Vì thiếu chuẩn công lý nên chưa bao giờ bạo lực, hành xử xã hội đen lại nhan nhản như hiện nay. Xã hội đen xử theo luật rừng vào cả những người trong bộ máy công quyền là điều xưa nay hiếm. Mọi tệ nạn xã hội bắt nguồn từ hai lẽ:

                        Nhân cách văn hóa ứng xử của mỗi cá thể.

                        Công lý.

Đây là thước đo chuẩn mực cho mọi xã hội. Công lý đem lại công bằng, ngăn chặn mọi hành vi bạo lực, tội phạm, trật tự an toàn xã hội.

Nhân cách lối sống ứng xử mỗi cá thể, biểu hiện hành vi văn hóa văn minh một xã hội. Một số người nước ngoài vào ta họ nói: Sao các bạn không nói lý lẽ? Cứ va chạm là hành sự bằng quả đấm. Ỏ nước tôi các vụ va chạm thường giải quyết ôn hòa bằng lý lẽ đúng sai…Đây là điều ta cần suy ngẫm, bình tĩnh ứng xử văn hóa an toàn văn minh. Từ nhiều bất ổn xã hội cho thấy chúng ta cần xây dựng một mô hình phát triển xã hội mang tầm nhìn lâu dài, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh. Bỏ qua mô hình xã hội Việt Nam hiện nay: Khập khiễng bước thấp bước cao, chỗ sáng nơi tối, đây là sự níu kéo đổi mới dân chủ và sợ mở cửa. Nhà thơ Việt Phương những Năm đánh giặc ông Viết:

            Mở đài địch như mở toang cánh cửa

            Nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai…

Ngày ấy ai nghe đài địch bị bắt giam, còn bây giờ thông tin xa lộ, đó là ngoài luồng. Người dân muốn những thông tin chính hãng, dân chủ cởi mở, đây là xu hướng lịch sử không thể khác, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Nếu bình tính tin tưởng lắng nghe, những danh từ nêu trên chẳng có gì đáng sợ, như nhà thơ Việt Phương đã khẳng định giá trị đích thực một xã hội tốt đẹp.(Còn tiếp)

 

       Hà Nội 26-9-2014.

 

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 2763
Ngày đăng: 28.09.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hamvas Béla: Sự hòa giải ( Trích tác phẩm Patmosz II) - Nguyễn Hồng Nhung
Nghĩ về sự Ngu Xuẩn trong tác phẩm của Dostoevsky - Võ Công Liêm
Nghĩ về Văn Hóa Tâm Linh và Tín Ngưỡng ngày nay. - Mặc Phương Tử
Giải pháp nào vì giới trẻ ngày nay - Tuấn Giang
Vào với thơ - Võ Công Liêm
Zarathustra (II) Thốt như thế đấy - Võ Công Liêm
Trường sinh & Giải thoát - Hồ Dụy
Đồng dạng và giới tính - Võ Công Liêm
Lại nói chuyện thi cử - Phan Văn Thạnh
Thơ Mới hiện nay cần những phẩm chất gì? - Nguyễn Đức Tùng
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)