Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.189
123.204.577
 
Szeptember - Tháng Chín 2014
Nguyễn Hồng Nhung

         

 

Một tuần liền mưa. Tháng Chín mở màn bằng mưa.

Ban ngày chỉ là những cơn mênh mông trắng xóa trút xuống từ bầu trời vô tận. Lạ! Xứ châu Âu khô lạnh, giờ chuyển thành xứ nhiệt đới ẩm nồng? Không, mưa cứ trắng xóa như thế thôi, như mưa Hà nội, nhưng không gào thét, vật vã, giãy giụa, điên cuồng, xối xả. Mưa ở đây vẫn là tính cách dân ôn đới, lặng lẽ, âm thầm chịu đựng, thu vào trong.

 

Đêm, mưa tiếp tục rơi không dứt. Tỉnh dậy nghe như tiếng thì thầm bên cửa sổ. Ghé rèm nhìn ra, vườn cây im lìm bất động, mặc mưa khóc trên phiến lá xanh đã lốm đốm vàng. Mưa đầu thu? mưa cuối hạ? mưa tạm biệt nắng nóng, gom màu xanh chôn xuống đất, sẽ để lại một hiu hắt xám mênh mông…

 

Tiếng thút thít của mưa trong đêm gọi linh hồn tỉnh giấc, lan man lạc lối giữa những sống lại gập gềnh. Ký ức là con đường lên xuống thất thường nhất, dù ban ngày quét lên nó một nước sơn bình thản, nhưng thức dậy trong đêm, nó tự động tái hiện những cảnh phim đủ mọi âm thanh, màu sắc, cử chỉ, mùi vị đã qua trong đời, kệ ta muốn xem hay không.

 

 Ôi, các giác quan, Thượng đế một ngày cấp cho mi đầy đủ lễ vật, không chỉ để mi nếm đời, mà còn đòi hỏi mi dâng tặng tiếp những lễ vật ấy. Cho ai? Cho những kẻ cùng sống trong một khoảng không-thời gian với mi? hay còn rộng hơn thế? Có lẽ, còn rộng hơn thế…bằng làm thức tỉnh những ký ức  mỗi lúc mỗi xa xôi...

 

Để nhớ,  đừng quên chừng nào mi còn thở, những trạng thái linh hồn mi đã trải qua. Quan trọng lắm sao? Đúng, nó là sự biến hóa, là phép thần thông không phải ai cũng học nổi từ những cơn đau…

 

Thuở đó linh hồn xao xác trong ngập lụt cảm xúc cô đơn. Thuở đó bám giữ vào xúc cảm như con kiến bám víu cọng rơm vơ với giữa dòng nước xoáy. Thuở đó xúc cảm là ý chí, là khao khát muốn vượt lên nỗi đau đột nhiên giáp mặt thần chết - lần đầu tiên mặt đối mặt với cái mất, đời sống trước đó là cái bình hoa thủy tinh xinh đẹp, bỗng tuột tay rơi vỡ tan tành, không thể ngăn cản.

 

Rồi, chỉ còn chữ, chỉ còn dịch, chỉ còn đọc, chỉ còn gõ phím - hành động duy nhất đi liền với nhận thức trong một thân xác vật vờ theo thói quen sống mỗi ngày. Chỉ một mình, vô hình, vì cái Ta đã hết tồn tại, đã đứt,  ý chí và nghị lực muốn vượt lên tất cả là sợi dây cảm xúc vô hình duy nhất để bấu víu.

 

 Bởi vậy, thuở đó, hành động dịch gắn với bao màu sắc của xúc cảm-ý chí mạnh mẽ. Bởi vậy, thuở đó tinh thần và cảm xúc của ta là một biển đen ngòm mênh mông đầy sóng quằn quại nhưng câm lặng không tài nào chia xẻ nổi…Có tình yêu sánh vai với thần chết, có trạng thái nửa tỉnh nửa mê, nửa đêm nửa ngày, nửa đang sống nửa đã hết sống…

 

Tái sinh Ta, vẫn dạt dào xúc cảm cùng ý chí, nhưng khác. Hết rồi cơn bập bềnh. Trạng thái chạy dọc theo đường hầm tối đen về phía một tia sáng mờ leo lắt, trạng thái ấy đã biến thành (cái gọi là) dĩ vãng, đúng hơn, là những trang sách dịch ngày mỗi dày hơn, là những bài thơ và những ghi chép.

 

 Đi về một hướng: ý nghĩ-lời nói-việc làm gắn liền với nhau.

Bởi vậy: tình yêu vẫn nguyên vẹn, cảm xúc vẫn nguyên vẹn, ý chí và nghị lực vẫn nguyên vẹn. Thử thách chút xíu của Thượng đế. Sắc cầu vồng buốt lên từ đời sống, cái có tên: tư lự

Đúng thế, tư lự đêm, vì nỗi vô hình thường được hình dung là đêm, nên  tư lự này chỉ có thể là đêm vô hình.

Tháng Chín trong ta không thiết giãi bày, chỉ thích lẳng lặng làm việc, lẳng lặng lang thang trong những khu vườn đang tàn úa, ngẫm nghĩ, không buồn, chẳng vui, hết niềm nở, nhưng cũng không hề cau có.

Hiểu thế nào là trạng thái: CÓ trong các văn bản của Hamvas Béla- toàn bộ chỉ là có, dản dị, không lời, khía cạnh vô hình lặng thinh của sự vật. (2014. szeptember 15.)

…..

Trong tuần triển lãm về Hamvas Béla, có nhiều buổi tọa đàm dành cho những người hâm mộ. Một lần, người ta chiếu một bộ phim (được cho là) bộ phim đầu tiên dựa theo những tư tưởng của Hamvas. Ánh sáng trong căn phòng đông đặc người phụt tắt, trên màn hình rộng một chậu lúa mỳ choán gần hết màn hình hiện ra rất lâu, rồi tiếp sau là cảnh một biển lúa mỳ bát ngát, rồi một giọng đọc chậm rãi… Nghe thấy những suy tư đầu tiên của Hamvas Béla vang lên bên tai, tôi vội vàng nhắm mắt lại, và nhất định không mở ra nữa.

 

Tôi không có nhu cầu nhìn thấy bất kỳ cái gì khi đọc, khi nghe Hamvas. Lời của Hamvas Béla là hơi thở vô hình dưới đầy đủ mọi dạng hình nếu ta cần mường tượng. Không cần minh họa. Tôi cứ nhắm mắt như vậy trong suốt bộ phim, chỉ nghe những lời của Hamvas Béla vang lên, không hề để ý tới nhạc, và những âm thanh phụ họa. Chỉ khi đèn bật sáng, bộ phim chấm dứt, tôi mới mở choàng mắt ra.

 

Chủ tọa buổi trò chuyện là một nữ giáo sư chuyên nghiên cứu về Hamvas. Bà tươi cười giới thiệu tác giả bộ phim, một người đàn ông đứng tuổi có vẻ như chưa hết  bàng hoàng bởi chính bộ phim của mình gây ra. Bà giáo sư hỏi ý kiến mọi người về bộ phim. Đủ loại ý kiến. Các loại tán đồng và xúc động. Đột nhiên vang lên một ý kiến trái chiều.

 

Một bà cụ tóc bạc lơ thơ mấy sợi rủ xuống trán ngồi trong một chiếc xe lăn, giơ tay đòi phát biểu. Cụ bảo những hình ảnh trong phim làm cụ bực mình, vì không liên quan gì đến tư tưởng của Hamvas Béla. Đám đông ồn ào, cụ làm nhiều người khác cũng bực mình nốt, họ bực bội phản đối. Vẻ ngơ ngác không hiểu tại sao bị phản đối của cụ khiến tôi...phì cười. Tôi thích lắm. Té ra không phải chỉ một mình mình nhắm mắt lại.

 

Rồi đám đông kính cẩn hỏi bà giáo sư, họ nên bắt đầu đọc Hamvas Béla bằng cuốn nào là hay nhất? Ý kiến này khiến tôi phì cười một lần nữa. Trời! không phải Hamvas viết bằng tiếng mẹ đẻ của họ sao? thì đọc đi! sẽ biết cần đọc cuốn nào!

Kẻ nào có nhu cầu đến với lặng im để hiểu vô hình, kẻ đó sẽ gặp bác Hamvas Béla một cách tự thân.

 Thế gian thường thèm những gì họ không biết là họ có, và coi thường những thứ họ đang nắm trong tay. (2014. szeptember 20)

….

Sau ngày Lập Thu-hai mươi ba tháng Chín, thời tiết như một kẻ đã an lòng với hoàn cảnh khó bề thay đổi của mình, trở lại bình bĩnh và lại… mơ màng hơn bao giờ hết…

Bầu trời cao xanh ngắt, gió hiu hiu, nắng phơ phất dịu dàng …

Người ta bảo những ai sinh vào mùa Thu thường trưởng thành chậm. Lý do chính vì sự mơ màng này đây. Tháng Chín muốn báo trước cho con người nỗi chia ly với cái đẹp ấm áp thơm mùi hoa và quả chín họ đã hưởng suốt mùa hè, nhưng nó báo trước cái MẤT MÁT này của đời sống bằng một vẻ đẹp còn mong manh hơn, lộng lẫy hơn, nguy hiểm hơn.

 

Nó báo hiệu bằng quả, bằng sự viên mãn. Tháng Chín-szeptember là tháng của QUẢ, nhìn đâu cũng thấy quả, từ táo đỏ hồng má, lê rám, nho tròn trĩnh, áfonya tím mọng, đến những chùm quả dại hồng, đỏ, vàng xanh tím rải rắc khắp đất trời. Trước khi biến mất, đời sống mọng căng lần nữa, thơm nức lần nữa, như thể bù đắp nỗi chia ly bằng những nụ hôn mềm…

 

Oh! đánh chết không chừa những mộng mơ! Đi giữa thiên nhiên lộng lẫy hắt lên vẻ đẹp cuối cùng của mong ước ôm choàng, tha thiết nắm ngón tay, không thể không mỉm cười với nắng, hoa, gió vẩy lá lên tóc, hôn mát trên làn mi…oh!

 

Đảo Margit giữa Budapest là nơi chứa nhiều nhất những kẻ mộng du như thế, ngây ngất, lảo đảo uống say men nắng  từ Đa nuýp xanh nồng nàn lùa tới. Chợt bước hụt chân bên thảm cỏ, mở choàng mắt nhìn quanh, chỉ thấy quanh ta những khuôn mặt cũng nghếch lên, cố vươn về phía ánh nắng, những đôi mắt cũng lim dim, môi hé mở như thế, những mộng nhân lảo đảo say, vật vờ bước thấp bước cao trong nắng…

Không thể nín được cười, bèn …tách ra khỏi chúng, đi về phía sông,  ngồi xuống  bậc thang cao nhất trong những bậc thang đá trắng dẫn xuống Đa nuýp xanh.

 

Dưới kia, lấp lánh vảy cá là những đợt sóng dạt dào xô, lũ hải âu chao cánh trắng lượn lờ trên đầu lũ vịt trời  nâu xám, nổi bồng bềnh trên mặt nước như những cái phao…

Oh! Tháng Chín- Szeptember mơ màng của tôi!

                                                 

 

  ( Budapest 2014. szeptember 26.)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2775
Ngày đăng: 02.10.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trong Thế Giới "Trầm tư" của Đà Lạt - Nguyễn Hàng Tình
Thương xá TAX–rồi ra chỉ còn là tiếng vọng xưa … - Phan Văn Thạnh
Ghi chép Augusztus - Tháng Tám 2014 - Nguyễn Hồng Nhung
Đường về hoang dã - Nguyễn Hàng Tình
Cảm nhận sau một lễ hội Vu Lan - Mặc Phương Tử
Ghi chép Julius 2014 - Nguyễn Hồng Nhung
Cuốn Đại chiến Thế giới 1914 - 1918 - Vũ Anh Tuấn
Ghi chép MÁJUS - 2014 - Nguyễn Hồng Nhung
Bên dòng cổ chiên tụng bài Kinh Phật - Mặc Phương Tử
Ghi chép ÁPRILIS - Tháng Tư 2104 - Nguyễn Hồng Nhung
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)