Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.216
123.206.974
 
Tọa đàm “Câu chuyện vô hình và đảo” – Sự trỗi dậy của con người cá nhân [13/09/2014]
Nguyễn Hồng Nhung

 

TÓM TẮT TỌA ĐÀM

Ngày: 13/09/2014

Người phụ trách đề tài: Đặng Hoàng Linh, sinh viên Đại học Bách Khoa Tp.HCM, thành viên CLB Lan tỏa

Người hướng dẫn: Nhà nghiên cứu triết họcTây phương Bùi Văn Nam Sơn

Trình bày:Đặng Hoàng Linh, Bùi Văn Nam Sơn

 

 

I/ Các nét chính trong phần trình bày

A – PHẦN TRÌNH BÀY CỦA ĐẶNG HOÀNG LINH

1) Cảm nhận về nội dung tác phẩm “Câu chuyện vô hình &Đảo”

·        Tác phẩm tập trung nói về các hiện tượng tâm linh nên sẽ rất khó để tiếp cận bằng khoa học duy lý và thực chứng.

·        Tác phẩm sử dụng nhiều hình ảnh của thần học, huyền học và đời sống xã hội như titan, siren, chiêm tinh, các con số, yoga và con người cổ đại. Về hình thức tương tự như truyện cổ tích Việt Nam, tuy nhiên, vì đây là các nhân vật thần thoại ở phương Tây nên người trình bày cho rằng người đọc Việt Nam sẽ cảm thấy hơi lạ và khó tiếp cận hơn so với đọc giả Tây phương.

 

·        Người trình bày chia sẻ vấn đề dựa trên cảm nhận cá nhân của mình, không dựa trên một nền tảng triết học nào. Và đặc biệt cảm nhận này chỉ xét trên phạm vi lịch sử châu Âu thế kỉ 20, không áp dụng trên phạm vi Việt Nam.

 

=>  Cấu trúc sách gồm 14 chương đại diện cho 14 tiểu luận, vì giới hạn thời gian trình bày và qua khảo sát, đa số người tham dự chương trình chưa có nhiều cơ hội tiếp cận tác phẩm (đọc sách), người trình bày quyết định tập trung làm rõ chương 1, được coi là một trong những tiểu luận triết học tiêu biểu của Hamvas Béla, chương này mô tả hiện tượng xã hội đặc trưng của thế kỉ XX – sự lên ngôi của vô thức đám đông.

=>  Sự vô thức đám đông xuất hiện trong tác phẩm Tâm lý học đám Đông của Le Bon. Chủ đề này được rất nhiều học giả bàn tới trong suốt thế kỉ qua. Vậy, cùng thử xem Hamvas Béla đã nói gì về nó. Trước tiên thì chúng ta sẽ tìm hiểu về tiểu sử và thời đại của ông.

Đặng Hoàng Linh, sinh viên Đại học Bách Khoa Tp.HCM, thành viên CLB Lan tỏa

 

2) Hamvas Béla

a)    Tiểu sử

·        1919 – 1923: học khoa Hung – Đức tại đại học Pazmány Péter

·        1927 – 1948: thủ thư thư viện thành phố

·        1948 – 1951: làm vườn

·        1951 – 1964: làm việc tại khu công nghiệp xây dựng

·        Mất năm 1968

 

b)   Bối cảnh xã hội

Trong tiểu luận thời kỳ đầu của mình, ông viết: “Sự khủng hoảng đâu đâu tôi cũng bắt gặp, nhưng sự khủng hoảng còn nói lên một cái gì đó sâu sắc hơn. Chấm đen này còn ở phía trước, phía trước nữa. Tôi đã vấp phải lỗi lầm đặc thù của người châu Âu, đi tìm chấm đen bên ngoài con người mình, thực ra nó nằm trong bản thân tôi…”

(Trích Tiểu luận Patmosz)

 

c)    Hoàn cảnh tác phẩm “Câu chuyện vô hình và Đảo” ra đời

Giai đoạn 1935-1936, Hamvas Béla cùng nhiều trí thức cấp tiến khác thành lập nhóm Đảo, nhưng sau đó bị tan rã do không hợp thời đại bấy giờ, điều này khiến ông bất mãn. Hamvas Béla tham gia thế chiến thứ 2 và viết cuốn sách “Câu chuyện vô hình “trong thời gian này, và đây cũng là cuốn sách duy nhất được xuất bản khi ông còn sống. Kết thúc chiến tranh, Hamvas Béla trở thành người làm vườn, thời gian này được ông viết là quãng thời gian thiên đường của ông với người vợ thứ hai của mình. Tuy nhiên, cũng từ lúc này ông bị tước quyền xuất bản và bị theo dõi gắt gao. Để tránh đi lao động khổ sai,Hamvas Béla phải xin việc làm ở khu công nghiệp xây dựng, và đây cũng là thời gian ông hoàn thành những tác phẩm quan trọng nhất trong cuộc đời của mình.

 

3) Thời kỳ Bảo Bình

Đó là câu chuyện thời đại của Hamvas Béla, từ đây ông có những phê phán cũng như những dự đoán về tương lai. Câu chuyện này được thể hiện qua chương 1 của tác phẩm: thời kì Bảo Bình – đây là một khái niệm chiêm tinh học.

a)     Sự chuyển dịch của 1 kỷ nguyên mới

Theo Chiêm tinh học, trong một năm, chúng ta có 12 cung Hoàng đạo và tương tự như vậy, một năm vũ trụ cũng có 12 cung tương đương 12 tháng vũ trụ, nhưng mỗi tháng vũ trụ kéo dài hơn 2000 năm. Và hiện tại, chúng ta đang trong giai đoạn giao thời giữa cung Song Ngư và Bảo Bình.

·        Đây không phải khái niệm của Hamvas Béla đặt ra.Nhiều người đã dự đoán về kỷ nguyên Bảo Bình như: Issac Newton, Leonardo da Vinci… và họ cho rằng kết thúc Song Ngư sẽ là ngày tận thế. Tận thế để cho 1 cái mới bắt đầu. Tức là khi đó chúng ta sẽ bước sang kỉ nguyên Bảo Bình. Đó là chuyện tương lai, nhưng vậy thì trước Song Ngư thì sao?

·        Thời kì Bạch Dương (trước Song Ngư) được gọi là thời Hoàng Kim.Trong khi đó, thời Khải Huyền được xem của kỉ nguyên Song Ngư. Hamvas Béla cho rằng có một bức màn ngăn cách, ngăn cách thời Hoàng kim và thời Khải huyền. Về tính chất, thời Bạch Dương là thời của các anh hùng chiến tranh, còn Song Ngư là thời của niềm tin tập thể. Trước bức màn là thời Hoàng Kim, chúng ta có rất ít thông tin về nó, còn sau bức màn, như thế nào thì lịch sử đã nói rõ.

·        Minh chứng cho sự giao thời này là rất nhiều các bậc thầy trí huệ cùng xuất hiện ở trái đất cách đây hơn 2000 năm, đó là thời điểm Ấn Độ có Đức Phật; Trung Quốc có Lão Tử, Khổng Tử;Hi Lạp có Thales, Pythagoras và Socrates,… Ngoài ra, bốn năm trăm năm sau đó, là sự xuất hiện của Jesus. Họ xuất hiện như một nhiệm vụ đối với kỷ nguyên Song Ngư!?

·        Mỗi thời kì đều có 3 giai đoạn, khởi đầu, ổn định và suy thoái: đầu thời kì Song Ngư đánh dấu sự lên ngôi rực rỡ của các tôn giáo, của tập thể. Nhưng ở cuối kỷ nguyên Song Ngư, Hamvas Bella đã mô tả xã hội bằng từ “sự mông muội hóa”.

·        Kỷ nguyên Bảo Bình được xem là kỷ nguyên Ánh Sáng, hân hoan, hiểu biết và tình bạn, và đây cũng là một thời Hoàng Kim. Các nhà chiêm tinh vẫn chưa thống nhất về thời gian chính xác khởi đầu kỷ nguyên Bảo bình, trong dao động từđầu thế kỉ 20 tới giữa thế kỉ 21.

=> Do đó, có thể tạm kết luận rằng cuối kì nguyên Song Ngư đặc trưng bởi hình ảnh của đám đông vô thức, đại diện cho “sự mông muội hóa”. Và những con người cá nhân trỗi dậy là hình ảnh của kỉ nguyên Bảo Bình, kỷ nguyên Ánh Sáng.

b)     Sự vô thức của đám đông

Sự vô thức của đám đông: được hiểu là việc cá nhân tin một điều gì đấy dựa trên trạng thái tập thể, chỉ tin một cách chung chung, vô thức, không có sự hiểu biết rõ ràng về điều mình tin.

Và sự vô thức này được Hamvas Béla miêu tả bằng những đặc tính sau:

  1. Sự mông muội hóa·        Kẻ mông muội sống để thỏa mãn những cái bé nhỏ như được ăn, được mặc… họ không nhìn thấy cái hạnh phúc cao hơn.

=>  Lý do: Hamvas Béla cho rằng đó là cái tâm lý vi mô, là cái linh hồn đứt đoạn bản năng khiến nó ngày càng bé nhỏ, thiếu hụt và trống rỗng dần. Phân biệt với cái tâm lý vĩ mô, một linh hồn hoàn toàn và nhìn thấy được cái chung, cái hạnh phúc cao nhất.

·        Chính vì không có ý thức về cái linh hồn hoàn toàn, không có ý thức về cái hạnh phúc thực, không ý thức đúng đắn về cái bản thân cần đó mà con người mới dễ bị dẫn dắt, dễ bị điều khiển bởi cái ăn, cái quyền lợi, của cải vật chất.

=>  Hình thành sự vô thức của đám đông.

=>  Mỗi cá nhân hãy thử tự ngẫm nghĩ, để xây được cái đẹp, chinh phục các lý tưởng, chúng ta đã phải hy sinh bao nhiêu người. Để có được trí tuệ, đã phải thử nghiệm, phá hoại bao nhiêu thứ từ thiên nhiên.

  1. Quyền lực của vật chất

Nói về vật chất thì Hamvas Béla cũng đưa ra 2 khái niệm sau: vật tổ và vật linh

·        Sùng bái vật tổ (totemistikus): ký hiệu vật tổ là các huy hiệu, huy chương. Chúng mang ý nghĩa và xác định giá trị truyền tải về niềm tin dành cho kẻ mông muội.

·        Thuyết vật linh (animizmus):việc con người mông muội gán linh hồn cho các đồ vật, hiện tượng, cho đá, cho các công cụ haygán linh hồn riêng của mình vào đồ vật để thờ cúng và sùng bái (Ví dụ: bài tarrot)

=>  Ở thời đại Hamvas Béla sống, vật tổ vật linh chính là hàng hóa, và từ đây, nó đi đến khái niệm về chủ nghĩa tiêu dùng. Chủ nghĩa tiêu dùng bắt nguồn từ tư bản, họ khuyến khích sản xuất nhiều hơn để kinh tế phát triển, điều này dẫn tới hàng hóa nhiều hơn đồng nghĩa với việc gia tăng sức mua thông qua việc cho họ (đám đông vô thức) những giá trị ảo. Tại sao bạn lại cảm thấy uống một ly rượu giá 20 đô la sẽ ngon hơn 1 ly giá 1 đô la. Tại sao khi sử dụng hàng hiệu bạn sẽ thấy mình đẹp hơn?

ð  Chủ nghĩa tiêu dùng đồng hành cùng sự vô thức của đám đông.

 

  1. Thuyết tiến hóa từ thấp lên cao

Hamvas Béla đề cập tới thuyết tiến hóa của Darwin. Một số kẻ lợi dụng thuyết của Darwin để nói rằng con người là tiến hóa ưu việt nhất, phát triển nhất. Theo thuyết tiến hóa, kẻ mạnh nhất là kẻ chiến thắng trong chọn lọc tự nhiên, vì vậy,mọi thứ trên đời sinh ra là nhằm để cho con người sử dụng. Nhận thức này khiến chúng ta sẵn sàng hủy hoại mọi thứ để phục vụ cho con người.

Hamvas Béla đưa ra sự phân biệt người nguyên thủy với tư duy duy lý (đại diện cho đám đông vô thức) và con người cổ đại với tư duy logic hòa hợp:

Người nguyên thủy (đám đông vô thức)

Người cổ đại

Sơ khai, chậm phát triểnLạc hậu, mông muội

Sơ nguyênChưa bị thối nát, phân ly và hư hỏng

=>  Chúng ta ngày càng vô thức, càng trở nên mông muội, càng trở thành con người nguyên thủy.

=>  Người cổ đại là những người đến bây giờ ta vẫn phải học tập họ: Khổng Tử, Lão Tử, Đức Phật…

 

EGO (tư duy duy lý)

ECO (tư duy logic hòa hợp)

Khô khan, máy mócNgược với tự nhiên

Hòa hợp với trật tự của vũ trụ

=>  Sự vô thức của đám đông chính là sự mông muội hóa, điều đó làm con người chìm đắm vào vật chất và tiến hóa ngược lại thành người nguyên thủy.

  1. Kỷ nguyên Bảo Bình

·        Cung Bảo Bình sẽ đem lại một không khí khác hoàn toàn: Bảo Bình là sự nổi loạn, tinh thần tự do, trí thông minh, tình bạn và cá tính. Trong kỉ nguyên Bảo Bình, những bậc thầy giác ngộ sẽ không cứu ai, cũng không được ai tạc tượng và thờ phụng. Họ hiện diện như những người bạn đáng mến, đây là thời đại của những con người cá nhân.

·        Dấu hiệu giai đoạn chuyển thời này sắp bắt đầu. Những năm 1960, những gã hippie, biểu tình vì nữ quyền, dân quyền,môi trường… hay vì những giấc mơ đẹp của John Lennon và Martin Luther King,đây là giai đoạn bắt đầu của Phong trào New Age và chủ nghĩa hậu hiện đại.

·        Xuất hiện chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu cấu trúc: chủ nghĩa cấu trúc nằm trong chủ nghĩa hiện đại. Còn chủ nghĩa hậu cấu trúc nằm trong chủ nghĩa hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu cấu trúc với tư tưởng chống duy lý trí, thực chứng, đại tự sự, lý thuyết trung tâm… Nói một cách rõ ràng hơn, chủ nghĩa hậu cấu trúc chống lại sự khép kín, sự máy móc, trật tự trong diễn đạt văn học và nghệ thuật. Nếu không có chủ nghĩa hậu hiện đại thì những tác phẩm trừu tượng như của Picasso làm sao có thể cảm nhận bằng thứ lý tính thông thường?

ð  Điều này chứng tỏ đang có 1 sự giao thời sâu sắc.

  1. Giống người thứ 6

Hamvas Béla viết về những con người cá nhân như một giống người mới, giống người thứ 6: “Đơn độc, họ nổi lên như những thực thể khác thường, phi lý, những người không chỉ không thể hòa nhập với môi trường và thế giới của họ, mà những điều đó còn không có chút xúc tác nào cơ bản với họ”.

·        Giống người thứ 6 đang hình thành, đặc tính của một giống người mới là một điều bí ẩn lớn không giải thích được. Họ mang tính cá nhân, không bị niềm tin, đám đông chi phối, không tôn thờ. Có thể kể đến những con người xuất hiện trong phong trào New Age.

·        Phong trào New Age: phong trào này hướng con người tới sự thức tỉnh cá nhân bằng cách tu tập tâm linh. Tránh xa lối sống vật chất và phá hoại thiên nhiên. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhất định khi đi vào con đường tâm linh mù quáng, không khác gì một đám đông mới. Phong trào New Age nằm trong giai đoạn giữa chủ nghĩa Hậu hiện đại và chủ nghĩa Hậu – hậu hiện đại(chủ nghĩa hậu hiện đại bắt đầu thì gần như cùng lúc phong trào New Age xuất hiện). Khi chủ nghĩa hậu hiện đại suy thoái thì cũng là lúc chủ nghĩa hậu – hậu hiện đại xuất hiện, và đến lúc này thì phong trào New Age cũng chuyển sang 1 hướng tu tập tâm linh mới, có thể đây là lúc những con người thứ 6 bắt đầu xuất hiện?

·        Quan điểm cá nhân của người trình bày về đặc tính con người thứ 6: quyền tự do lựa chọn. Thời đại của chủ nghĩa hiện đại là việc người ta bàn về nhân quyền, tiếp sau đó, chủ nghĩa hậu hiện đại bàn về quyền tự do cá nhân khi những con người muốn tự do làm những điều họ muốn, không bị cấm cản hay áp đặt điều gì cả. Nhưng ở chủ nghĩa hậu – hậu hiện đại, con người ta sẽ đi tìm cái quyền tự do lựa chọn, đó là việc khi nhận ra rằng mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều là lựa chọn của chính chúng ta. Chúng ta lựa chọn đi học đại học chứ không phải là chúng ta bị ép đi học đại học?Quyền lựa chọn cá nhân giúp chúng ta có trách nhiệm với bản thân và chính cuộc đời, điều này tương tự như việc quay trở lại với bản thể hay quay trở lại với thời đại Hoàng Kim vậy.

 

 

B- PHẦN CHIA SẺ CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC BÙI VĂN NAM SƠN

 

1)   Về tác giả quyển sách “Câu chuyện vô hình và Đảo”– Hamvas Béla

 

a)      Tác giả Hamvas Béla

·        Hamvas Béla(1897-1968) sinh trưởng trong giai đoạn đất nước Hungary có nền văn minh tương đương các nước phương Tây.

=>  Hamvas Bella được xem là người con của nền văn minh phương Tây thời bấy giờ.

b)     Dịch giả Nguyễn Hồng Nhung

·        Ngôn ngữ Hungary là một trong những ngôn ngữ khó nhất của Châu Âu (sau tiếng Thụy Điển).

=>  Bản dịch tiếng Việt của dịch giả Nguyễn Hồng Nhung là một bản dịch tuyệt vời.

c)      Đôi điều về Hamvas Béla

Hamvas Bélacó thể được xem là một hiện tượng văn hóa đặc biệt vì:

·        Cuộc đời ông trải qua nhiều bi kịch.

·        Cách lý giải của ông lý thú vì theo hướng huyền học phương Đông nhưng vẫn có phảng phất cái cội nguồn của người có tôn giáo của phương Tây

 

2)   Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Câu chuyện vô hình và Đảo”

Tác phẩm ra đời vào giữa thế kỷ XX, giai đoạn có quá nhiều biến động của lịch sử.

·        Châu Âu tan nát trong các cuộc chiến tranh

·        Nước Đức “đẻ”ra Chủ nghĩa Phát xít

·        Hai cuộc chiến tranh thế giới

·        Chủ nghĩa tư bản phát triển, hình thành tầng lớp nghèo đói dẫn đến những cuộc cách mạng (cách mạng Pháp, cách mạng tháng 10 Nga…)

·        Việt Nam ở Đông Nam Á cũng đã bị “văng miểng”bởi những biến động này

=>  Những biến động này làm lung chuyển tâm thức con người

=>  Nó buộc con người phải giải thích tại sao

Và trước thời kỳ quá biến động này, xã hội cần:

·        Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để “giải thích”: theo hướng xã hội học, tư tưởng, nghệ thuật…

·        Và Hamvas Béla cũng có một cách tiếp cận

=>  Những tư tưởng thế kỷ XX là các trào lưu phê phán văn hóa xã hội

 

3)   Hướng tiếp cận vấn đề của tác phẩm “Câu chuyện vô hình và Đảo”

Hamvas Béla tiếp cận theo cách thức huyền học, cần phân biệt sự khác biệt giữa huyền học và tôn giáo:

Tôn giáo

Huyền học

Có 2 trường phái tôn giáo gồm:

·        Tôn giáo tiên tri: tin rằng có các bậc thánh nhân ra đời, và những bậc thánh nhân này trở thành những nhà tiên tri, dự báo thế giới (Do Thái giáo).

·        Tôn giáo khải thị: tin rằng một cá nhân nào đó là hiện thân của Thượng đế. Điều tôi nói không phải do tôi nói, mà là do Thượng đế nói (Kitô giáo).

Không tin tiên tri hay khải thị

·        Tin con người cá nhân là một bộ phận của toàn thể (tiểu ngã so với đại ngã của vũ trụ).

·        Tin rằng “tiểu ngã”có thể hòa hợp với “đại ngã”thông qua quá trình tu luyện.

·        Khi ấy, cá nhân sẽ đạt đến tâm vũ trụ (Ấn độ giáo, Lão giáo, Phật giáo)

=>  Hướng tiếp cận vấn đề của Hamvas Béla theo hướng huyền học.

=>  Tuy nhiên, vì Hamvas Bélalà người châu Âu, nên cách tiếp cận theo hướng huyền học của ông có xen lẫn với hướng tiên tri và khải thị:

·        Dựa theo lý thuyết lý tính, mà ở đây là chiêm tinh học, ngành được xem là “giả khoa học”.

·        Hamvas Béla tin rằng để hiểu thế kỉ XX, bên cạnh các cách tiếp cận theo hướng xã hội học, tư tưởng…còn có cách tiếp cận bằng việc trở lại giai đoạn cổ đại (dựa theo chiêm tinh học, sự vận động huyền bí của các chòm sao).

 

4) Những nhận định của Hamvas Béla về thế kỷ XX

Những nhận định của ông được đánh giá đi trước các tư tưởng phương Tây cùng thời:

·        Dự báo được tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa hậu hiện đại

·        Nhận định được các biến động trong tư tưởng loài người

·        Trước thế kỷ XV: hoàn toàn tin vào tôn giáo

·        Thế kỷ XV: niềm tin tôn giáo đổ vỡ do khoa học tự nhiên trỗi dậy, hình thành tư duy lý tính (chủ nghĩa hiện đại)

·        Thế kỷ XIX-XX: trở lại không tin tư duy lý tính (chủ nghĩa hậu hiện đại)

 

5) Sự chuyển giao giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại

Về chủ nghĩa hiện đại: bên cạnh những mặt tích cực (niềm tin vào ý chí, vai trò và sức mạnh chủ thế cá nhân con người), việc quá tin tưởng tư duy lý tính cũng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đó chính là các cuộc chiến tranh, xung đột (đây cũng là giai đoạn Hamvas Béla sống), điều này dẫn đến:

·        Con người ngày càng không tin vào những gì chủ nghĩa hiện đại thực hiện, đó chính là các giải pháp, chiến lược để thực hiện những vấn đề của nhân loại (dân chủ, tự do..)

=>  Đánh dấu hình thành nên chủ nghĩa hậu hiện đại, tuy nhiên, song song quá trình đó, Havas Béla nhận ra những hệ lụy mà chủ nghĩa hiện đại gây ra thời bấy giờ, một sự “mê tín”mới:

·        Sự trỗi dậy của đám đông vô thức: với cách tiếp cận huyền học, Havas Béla cho rằng điều này do sự biến động của vũ trụ. Nhưng ta cũng có thể tiếp cận theo cách khác ông, bằng góc nhìn xã hội học, thì đây chính là tầng lớp những người nghèo, một sản phẩm của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn chủ nghĩa hiện đại.

·        Đám đông vô thức này mang tính phi lý tính: các chính trị gia đã lợi dụng điều này để thực hiện các ý đồ chính trị, gây nên các sự đảo lộn, xóa nhòa giá trị văn hóa (chủ nghĩa vô sản):

·        Cách mạng ruộng đất: bên cạnh các mặt tích cực, do thiếu tính lý tính (vô thức) đã dẫn đến việc đạp đổ các giá trị văn hóa hàng nghìn năm tồn tại (gia đình, làng xã..)

·        Tại Mỹ, chủ nghĩa tư bản hình thành nên một sự “sùng bái”mới (không “sùng bái”cá nhân như chủ nghĩa phát xít): hình thành chủ nghĩa hàng hóa, hàng hóa, đồng tiền giữ vai trò như thần linh, thượng đế.

=>  Cả hai thế giới đế quốc, tư bản và thế giới công nhân, vô sản đều dẫn đến những hậu quả như nhau, những sự phá hoại, tàn phá con người thông qua việc nhân danh tự do, giải phóng…

=>  Hình thành chủ nghĩa hậu hiện đại, đánh đổ:

·        Tư duy lý tính thuần túy

·        Đám đông vô thức

·        Những lời hứa hão huyền

=>  Không còn tin vào các “đại tự sự” (grand narrative) – một mô hình, một triết thuyết, một chủ nghĩa nào đó có thể lý giải toàn bộ thế giới.

=>  Tâm thức của chủ nghĩa hậu hiện đại: nói lên sự “thất vọng”của những nhà hiện đại trước những cách thức, chiến lược giải quyết vấn đề nhân loại trong giai đoạn chủ nghĩa hiện đại. Đây là “thảm trạng”cuối thế kỷ XX, khi cá nhân mất niềm tin tất cả và toàn diện về khả năng trí tuệ của con người.

 

6) Vấn đề “tâm linh”của cá nhân trong giai đoạn chủ nghĩa hậu hiện đại

Phần này được Bùi Văn Nam Sơn chia sẻ từ một nhà triết học:

·        Giai đoạn chủ nghĩa hiện đại được đánh dấu bằng việc tôn giáo gần như bị “đánh đổ”hoàn toàn, các “trung tâm”tôn giáo bị đánh mất (giáo hội Rome, Trung Quốc)

·        Cá nhân có “tôn giáo”giai đoạn hậu hiện đại không còn là tín đồ như giai đoạn trước, họ cũng vừa là công dân, nhà kinh doanh, là thành viên của hội đoàn…

=>  Cái tôi được nâng cao hơn trong mỗi cá nhân.

=>  Tôn giáo thời đại này là “tín ngưỡng”(sự mở rộng về tâm linh đối với những khả thể chủ quan).

Bùi Văn Nam Sơngiải nghĩa một số thuật ngữ sau:

·        Tín ngưỡng: là nhu cầu của một xã hội đổ vỡ niềm tin (sự chuyển giao chủ nghĩa hiện đại sang chủ nghĩa hậu hiện đại), không phải là niềm tin vào một tôn giáo nào đó (cá thể không còn tin Giáo hoàng, Khổng Tử…) mà là “niềm tin”, “khao khát”về việc mở rộng tâm linh của mỗi cá nhân con người đối với những khả thể trải nghiệm chủ quan. Niềm tin này không phải là việc dâng hiến lòng tin một cách mù quáng cho tôn giáo, mà niềm tin này xuất phát từ chính “tôi”, chính “tôi”phải trả nghiệm, tôi vẫn tin nhưng tôi chỉ tin theo “tôi”, theo trải nghiệm của “tôi”. Đây là khả năng tín ngưỡng dựa vào “tâm linh”.

·        Tâm linh: cần tránh cách hiểu sai lầm về “tâm linh”như các nghĩa thông dụng tại Việt Nam (là điều gì đó huyền bí, ma quái, khó hiểu…). Tâm linh ở đây được hiểu là những gì cá nhân cảm nhận sâu sắc để mở rộng thế giới nội tâm mình ra (tính tinh thần).

 

=>  Con người càng có khoảng cách với thực tại, biết tự tách xa ra để nhìn được rộng lớn, biết cách phê phán thực tại bao nhiêu, thì càng hiểu nó bấy nhiêu.

=>  Vậy, mỗi cá nhân phải tự đi tìm “tâm linh – tính tinh thần”của chính mình, dựa trên việc khai thác di sản kiến thức văn hóa 2.000 năm và luôn tự tra vấn bản thân.

=>  Khi cá nhân càng mở rộng chính mình, tính tinh thần của cá nhân ấy sẽ ngày càng phát triển.

 

7) Sự trỗi dậy của con người cá nhân (giải phóng cá nhân) giai đoạn hậu hiện đại

Sự trỗi dậy của con người cá nhân giai đoạn hiện đại

Sự trỗi dậy của con người cá nhân giai đoạn hậu hiện đại

·        Thời gian: cách mạng Pháp (XVIII)

·        Ý thức hệ: từ việc “tôi là một người bình thường”trở thành “tôi là một người công dân”, từ giai cấp tiểu tư sản trở thành giai cấp tư sản, có khả năng buôn bán, giao thương khắp nơi trên thế giới.

=>  Sự trỗi dậy này khác với sự trỗi dậy thế kỷ XVIII; XIX

·        Thời gian: cuối thể kỷ XX

·        Ý thức hệ: khác về chất vì đã trải qua kinh nghiệm xương máu của “đám đông vô thức”

=>  Sự trỗi dậy này hình thành “con người thứ 6” – con người phản tỉnh, dám làm, dám loại bỏ con người, giá trị cũ (con người bị xã hội dày vò, áp đặt)

=>  Nhận định của Hamvas Béla: con người thứ 6 phải khác về chất so với con người giai đoạn hình thành đám đông vô thức.

=>  Liên hệ Việt Nam, hiện tại:

·        Phương Tây: nay đang giải phóng cá nhân ở cấp độ tâm linh

·        Việt Nam: cuộc giải phóng cá nhân hiện nay cũng tương tự như cách mạng Pháp hồi thế kỷ XVIII

II/ Hỏi – đáp

Q: Chiêm tinh học và Kinh dịch có mối liên quan gì không?

A: Hiện tại, tôi chưa thấy có mối liên quan. Ngay cả Kinh dịch cũng đang có những vấn đề tranh cãi về nguồn gốc (Việt Nam và Trung Quốc).

Q: Làm sao để có thể thoát ly khỏi “đám đông vô thức”nhưng vẫn làm việc nhóm hiệu quả?Sách “Phải trái đúng sai”của Michael Sandel có quan điểm rằng ngày nay, không có điều gì đúng và cũng chẳng có điều gì sai, tất cả chỉ là quan điểm hợp lý hay không hợp lý, như vậy, ngày nay không có điều đúng và sai?

A: Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự đối thoại. Đúng hay sai và khả năng làm việc nhóm sẽ dựa trên đối thoại. Ngày nay, không ai đủ khả năng để chỉ đạo người khác, việc phân định đúng hay sai và hoạt động làm việc nhóm cần sự đối thoại. Đây chính là hành động tương giao, hình thành nên một cộng đồng giao tiếp. Cộng đồng giao tiếp này cần đảm bảo các yếu tố sau:

·        Thẳng thắn

·        Chân thật

·        Bình đẳng

·        Không loại trừ một ai

Ngoài ra, phải luôn tranh luận. Sau mỗi lần đối thoại và tranh luận, luôn tồn tại điều đúng và sai. Tuy nhiên, ở một mốc thời gian khác (ví dụ như ngày mai), điều trước đó đúng có thể đã không còn đúng, khi đó, lại tiếp tục cần sự đối thoại, tranh luận để phân định đúng sai.

Mỗi người phải có cho mình một nguyên mẫu (hệ tư tưởng) cho mọi hành động của mình. Để có được cho mình một nguyên mẫu, mỗi cá thể phải tự tìm kiếm và tự xây dựng, và điều này thật sự làm được, qua minh chứng ở thời kỳ Trục (thế kỷ V trước công nguyên), khi một loạt những người trí tuệ đã xuất hiện, mỗi người đều có cho mình một nguyên mẫu để đối nhân xử thế và giải quyết vấn đề (Đức Phật, Jesus, Socrates…).

 

III/ Kết luận

- Con người càng có khoảng cách với thực tại, biết tự tách xa ra để nhìn được rộng lớn, biết cách phê phán thực tại bao nhiêu, thì càng hiểu nó bấy nhiêu.

- Sự trỗi dậy của con người cá nhân hiện nay: trở thành con người phản tỉnh, dám làm, dám loại bỏ con người giá trị cũ (con người bị xã hội dày vò, áp đặt).

- Luôn tranh luận và đối thoại. Bất kỳ điều gì đúng của ngày hôm nay đều có thể sai vào ngày mai.

- Không còn các đại tự sự để có thể lý giải và giải quyết rốt ráo mọi vấn đề của thế giới.

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 3160
Ngày đăng: 06.10.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhân dân Trung Quốc và Chủ Nghĩa Bá Quyền Đại Hán - Nguyễn Anh Tuấn
Chạy theo tăng trưởng GDP...chất lượng cuộc sống lao đao - Vũ Ngọc Anh
Jải Nobel Văn-Chương: Jấc-Mơ Và Nhiều Điều Khó-Hiểu - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc Thơ Trong Chương Trình 100 Nghìn Nhà Thơ Vì Sự Đổi Thay Của Thế Giới. - Nguyễn Hồng Nhung
Mỹ hay Anh, Pháp dẫn dắt cuộc chiến chống Libya? - Hoài Linh
Động thái tiếp theo của Trung Hoa về vấn đề Bắc Triều Tiên sẽ là gì? - Hiếu Tân
Đằng sau cuộc nã pháo của Triều Tiên: sự kế vị của Kim - Hiếu Tân
Bảo đảm chủ quyền và hoạt động kinh tế biển - Phạm Dương
Thay đổi có đến với Mỹ ? - Võ Công Liêm
Khi các nhà xuất bản giẫm chân nhau - Tường Vy
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)