Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.176
123.222.837
 
Chương trình ca nhạc Giai điệu tự hào nên bỏ…
Tuấn Giang

 

Các phương tiện truyền thông luôn đưa ra những chương trình ca nhạc hấp dẫn, Đài Truyền hình Việt Nam đề xuất nhiều chương trình thử nghiệm đi vào giới trẻ, muốn lấy lại truyền thống, hướng dẫn thẩm mỹ. Những người làm truyền hình tâm huyết, tìm  trải nghiệm tích cực đến giới trẻ cùng toàn thể công chúng. Các chương trình ca nhạc luôn đổi mới, lấy lại những điều không thể mất bằng cách cover, làm mới những bài hát truyền thống như trương trình: Giai điệu tự hào.

Qua mấy lần phát sóng, chọn một số người có “thương hiệu nhãn mác” tọa đàm, nổi lên những quan niệm trái ngược, biểu hiện ngây ngô thiếu tầm. Nếu ai đã xem một buổi ca nhạc Giai điệu tự hào, sẽ không quên Trần Thu Hà, trình diễn hát: Bài ca Hy vọng-sáng tác Văn Ký, Quốc Trung phối khí. Mỗi trương trình như thể quá tốn kém nhưng không sao! “Bởi nghề chơi cũng lắm công phu”. Có điều cách làm cứ tưởng mới lạ nhưng thế giới đã đi qua lâu rổi, vậy mà còn ngồi trao đổi chứng tỏ họ quên, hay không quan tâm những gì đang chuyển động quanh ta. Các phương pháp chuyển biên những bản nhạc cổ điển sang Rock, pop, Ráp, Jazz…nhiều nhạc sỹ Pháp, Đức, Hàn… từng cover bản giao hưởng số: 3- 5, 9 của Betthoven, hoặc những nhạc phẩm Chuman, Moza, ChoPin…Thế giới từng diễn ra những cuộc tranh luận phủ nhận cách làm mới là phản thẩm mỹ! Nhưng những dòng nhạc cover kiểu mới cứ tồn tại thành trào lưu ca nhạc semi classical bùng phát toàn cầu. Trào lưu này hiện đang tồn tại nhiều người yêu thích, chỉ một lẽ giản đơn nó hòa nhập top hit ca nhạc đại chúng. Nghệ thuật là thế! Không cần bàn cãi hay phủ nhận, điểu ấy không do mấy nhà lý sự phán quyết mà thời gian và công chúng là trọng tài công lý. Qua những cuộc trao đổi chương trình ca nhạc thường ít gặp nhau giữa các thế hệ, nhiều người không đồng tình cách cover trình diễn mới những bài hát trong chương trình: Giai điệu tự hào! 

Những ý kiến trao đổi qua cách làm mới của Quốc Trung, cách hát của Trần Thu Hà cùng một số bản nhạc, các ca sỹ khác biểu diễn, phái già không đồng tình, họ cho rằng chưa mang lại hiệu quả hồi ức âm nhạc như mong nuốn…Những người lớn tuổi mang dấu ấn thời gian không phai mờ, hoàn cảnh thời điểm ra đời từng bài hát, họ không chấp nhận lối diễn cover theo cách làm khác những cảm nhận quen thuộc ban đầu ấn tượng âm giai lịch đại tác phẩm. Đây là lẽ tự nhiên trong âm nhạc, bởi âm nhạc là nghệ thuật thời gian. Cái thời gian ấy mang âm hưởng thời đại, đóng dấu son lịch sử vào âm thanh giai điệu, bây giờ nghe, xem biểu diễn khác đi nhiều người không cảm xúc nổi. Âm nhạc gây ấn tượng sâu lắng bằng ngôn ngữ âm thanh xây dựng hình tượng giai điệu, phản ánh hiện thực cảm xúc chủ quan người sáng tác. Vì thế trên một nét âm thanh giai điệu, mỗi người có cách cảm, cách tư duy theo trải nghiệm cuộc sống riêng, không bắt mọi người hiểu cụ thể như nhau. Âm nhạc mang lại sự tưởng tượng phong phú mỗi người nghe trên cùng một nét giai điệu, đây là sự khác biệt với các loại hình nghệ thuật khác. Âm nhạc không diễn cảm, mô tả cụ thể chi tiết chính xác như văn học, hội họa, nhiếp ảnh, điện ảnh…nên công chúng thích giữ “nguyên mẫu” những bản nhạc sáng tác ban đầu, số khác lại muốn làm mới tác phẩm hòa nhập cùng dòng nhạc đại chúng: Rock, Ráp, Pop, Armi…Một đạo diễn có lý phê phán khi xem trình diễn bài: Nối vòng tay lớn theo phong cách nhạc trẻ , ông cho là “thất bại thảm hại”! Nghe câu nói này sướng quá! Nhận xét mạnh mồm, không thương tiếc! Nhưng nhận xét ấy chỉ đúng với những ai cùng sở thích. Còn việc cover lại bài Nối vòng tay lớn –Trịnh Công Sơn do Quốc Trung phối khí có tính học thuật sang trọng, dàn ca múa trình diễn hoành tráng, sôi động hấp dẫn thu phục giới trẻ, mang nhịp đập hơi thở âm nhạc đương đại. Cảm nhận này như hai đường thẳng =, giữa hai thế hệ yêu âm nhạc. Hai dòng âm nhạc ấy cứ tồn tại, mỗi phong cách đáp ứng một trải nghiệm cuộc sống, một sở thích không thể khác. Những cuộc trao đổi vừa qua trong chương trình Giai điệu tự hào nổi lên hai trường phái: Một bên chấp nhận cách trình diễn mới những bài ca truyền thống, bên kia phủ nhận cho là một “thất bại thẩm hại”?

Vậy!Thế nào là Giai điệu tự hào?

Giai điệu tự hào là những bài hát ra đời trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc, bây giờ trở thành qúa khứ lịch sử. Những bài hát ấy in đậm giá trị văn hóa tinh thần con người thời đaị, mỗi bài ca như một trang sử hào hùng dân tộc để lại xây dựng truyền thống yêu nước trong tâm hồn các thế hệ con người Việt Nam xuyên qua mọi thời đại. Nếu gọi là chương trình ca nhạc: Giai điệu tự hào! Hãy tư duy phối khi, dàn dựng, biểu diễn mang cảm xúc trung thành với tác giả bài hát nổi tiếng như khi mới ra đời đã vang  lên trong lòng những con người đang sống, sản xuất, chiến đấu anh dũng trên tuyến đầu. Nói đến Giai điệu tự hào, những bài hát ấy cần trình diễn phản ánh lại tinh thần hào khí lịch sử dân tộc, nếu biểu diễn khác đi chẳng còn gì đáng tự hào như tên gọi mục đích chương trình. Vì thế, những bài hát chương trình Giai điệu tự hào nên:

            Bỏ phần Cover theo các dòng nhạc đai chúng: Pop, Rock, Ráp…

            Bỏ trao đổi tọa đàm.

Bỏ đi hai điều kiện trên, tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ làm từ thiện đến bao người dân lao động sống trong nghèo khó, những em bé không có tiền chữa bệnh. Nghe nói chương trình này Nhà đài mua bản quyền nước ngoài, nếu một nước ngoài nào làm thế họ đã thiếu chuyên sâu âm nhạc, hay hoàn cảnh họ khác ta? Còn ở nước ta, Nhà đài nên chuyển thành chương trình phát thường xuyên hằng tháng, nhằm hâm nóng hào khí lịch sử những bài hát truyền thống. Chương trình ca nhạc: Giai điệu tự hào góp phần hữu ích nuôi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ cứu vãn thực trạng hiện nay, không ít bạn trẻ thi hát gặp phải những bài ca cách mạng kháng chiến lõm bõm quên lời, một số không biết hát.

Ngoài chương trình ca nhạc: Giai điệu tự hào, các nhạc sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ, đạo diễn dàn dựng toàn quyền cover những bài hát truyền thống cách mạng kháng chiến theo phương thức mới hòa nhập dòng âm nhạc đại chúng: Pop, Rock, Ráp, Armi, Blue…Đây là nhân tố tích cực làm sống lại những bài ca cách mạng kháng chiến, nuôi dưỡng tâm hồn âm nhạc thế hệ trẻ ghi nhớ những bài hát truyến thống tiếp nối trong đời sống âm nhạc đương đại. Sự lao động sáng tạo những nhạc sỹ trẻ hôm nay, làm phong phú giá trị âm nhạc thời đại mới, hòa nhập nền văn hóa ca nhạc toàn cầu. Họ đang làm nên lịch sử nền ca nhạc Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, đối thoại- hội nhập.

                                   

Ảnh theo Đời sống&pháp luật

                                

Hà Nội 18-10-2014.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3112
Ngày đăng: 21.10.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Con là dòng sông xanh tắm mát bãi bờ - Nguyễn Anh Tuấn
Tại sao người ta còn mãi nghe Họ hát ? - Ấu Lăng
Đồng vọng Bolero - Nguyễn Hùng
Phạm Duy như tôi biết - Phạm Ngọc Hiền
Khi anh trở thành “kẻ chợ”* - Mây Ngàn Phương
Nhạc Sĩ Phạm Duy Qua Đời - Trần Vấn Lệ
Từ Công Phụng trở lại - Huỳnh Như Phương
Hành trình tìm về “Ngôi nhà trắng” - Nguyễn Hồng Nhung
SAO PHẢI LÀ KHÁNH LY? - Ấu Lăng
HỎI KHÁN GIẢ CỦA LỆ THU - Ấu Lăng
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)