Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.166
123.224.280
 
Nghệ sĩ Hồng Tuyết “Sân khấu là chổ đứng khán giả là niềm vui”
Võ Quê

Nghệ sĩ Hồng Tuyết quê ở làng Văn Quỳ, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng, Quảng Trị nhưng lại được sinh ra tại rạp hát Thái Mộng Đài (thành phố Vinh) vào ngày 20.10.1942 và sống những ngày thơ ấu cho dến lúc trưởng thành ở Huế. Xuất thân từ một gia đình nghệ thuật; Hồng Tuyết đã tiếp thu những giá trị nghệ thuật ca Huế từ người cha vốn là một nghệ nhân đàn nhị tài danh lúc bấy giờ. Khi còn là một cô bé 5,6 tuổi Hồng Tuyết thường được thân sinh cho di theo dự các buổi ca tri âm trong một số gia đình nhạc hữu hoặc những chương trình ca kịch Huế của các gánh hát biểu diễn trong thành phố Huế hay các vùng phụ cận. Từ những môi trường nghệ thuật đàn ca, ca kịch Huế cộng thêm sự dẫn dắt, truyền dạy các làn điệu ca Huế của thân sinh, Hồng Tuyết thấm nhuần, say mê rồi gắn bó một đời với bộ môn âm nhạc cổ truyền dân tộc ấy.

 

Năm 1957, Hồng Tuyết được tuyển vào Đoàn Ca Kịch Trị Thiên. Tại đoàn, bên cạnh sự dìu dắt của người cha đang phục trách dàn nhạc của đoàn, Hồng Tuyết còn may mắn được sự dạy dỗ, đào tạo ca Huế, các vũ đạo, cách biểu diễn sân khấu ca kịch …của các nghệ sĩ Ngọc Yến, Kim Oanh, Mộng Điệp, Kim Tha, Xuân Thiệu. Sau hơn một năm học tập, rèn luyện kỹ năng, Hồng Tuyết được đoàn  phân một số vai chính như: vai Điêu Thuyền ( vở Lã Bố hí Điêu Thuyền), vai Phúc (vở Ánh sáng mùa Thu của Ngọc Hùng), vai Mai (vở Người vợ miền Nam của Nguyễn Lượng), vai Bạch (vở Cây thanh trà của Lưu Trọng Lư), vai bà Thân ( vở Con gà chân chì của Châu Thành-Văn Lang), vai Lệ (vở Sông Hương từ ấy của Lưu Trọng Lư), vai Xiêm (vở Viên đạn súng kíp, Văn Lang chuyển thể từ Dấu chân người lính của nhà văn Nguyễn Minh Châu)…Theo Hồng Tuyết, khi đảm nhận các vai diễn trên, Hồng Tuyết đã rất tâm huyết thể hiện, nhập vai và đã cố vận dụng các sở học để luôn sáng tạo trong quá trình biểu diễn, chính sự kiên trì nỗ lực đó đã được các đạo diễn, nghệ sĩ trong đoàn và khán giả chấp nhận, quý mến. Bên cạnh những vai diễn chính, Hồng Tuyết còn tham gia bất cứ vai phụ nào mà đoàn phân công và cho dù là vai phụ nhưng Hồng Tuyết đều nghiêm túc tìm cho mình một phong cách biểu diễn riêng.

 

Thời gian công tác ở đoàn, ngoài việc biểu diễn, Hồng Tuyết còn tham gia dàn dựng một hoạt cảnh cho tốp ca nữ thể hiện tổ khúc “Nón quê em”, tiết mục này đã dược trình bày nhiều lần trong và ngoài nuớc với hiệu quả nghệ thuật cao; Hồng Tuyết cùng các ban văn nghệ nghiệp dư của một số cơ quan, đoàn thể dàn dựng các vở ca kịch phục vụ những cuộc hội diễn tỉnh, thành phố ; huấn luyện nghiệp vụ cho tốp diễn viên Đoàn B từ Quảng Trị ra xóm Cát, Vĩnh Linh học kịp trở vào phục vụ chiến trường (thời gian học 1 tháng hồi tháng 10.1966). Từ sự gắn kết lâu năm với ca Huế, ca kịch Huế cũng như Kim Vàng, Thái Hùng, Hồng Tuyết đã sáng tác, soạn lời nhiều bài ca Huế, điệu lý, hò…được phát trên các đài phát thanh, truyền hình tỉnh, khu vực và trung ương.

 

Từ tâm niệm “Nghệ thuật bao giờ cũng thanh xuân và chưa bao giờ tôi thỏa mãn với cái mình đã có, luôn say mê với nghề, tự rèn luyện bản thân, học hỏi bè bạn, cố gắng vươn lên với mong muốn phục vụ nhân dân nhiều hơn nữa…Khi mới vào nghề, tôi đã xác định cho mình con đường nghệ thuật là lẽ sống và thường nói với bạn bè rằng chỗ sân khấu là chỗ đứng, khán giả là niềm vui…”cho nên đến lúc nghỉ hưu (1982) và những năm về sau Hồng Tuyết vẫn tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực, sân khấu ca kịch Huế, ca Huế. Hồng Tuyết được mời biểu diễn tại Hải Phòng, Nam Hà, Hà Tây, Hà Bắc, Hòa Bình, Phan Thiết, TP. Hồ Chí Minh…Thời gian ở Hà Nội, Hồng Tuyết đã hợp đồng với Đài Tiếng Nói Việt Nam phụ trách chuyên môn dựng một số tiết mục trích đoạn và kỹ thuật ca lý cho Tổ ca Huế đoàn ca nhạc của đài; Ban Liên lạc Đồng hương Thừa Thiên Huế, nhiều phường, quận, huyện tại Hà Nội liên tục yêu cầu biểu diễn. Hồng Tuyết được trường mù Nguyễn Đình Chiễu (Hà Nội) tham gia giảng dạy dân ca từ năm 1990 đến 1995.

 

Hiện nay, khi trở về sinh sống ở Huế, hoạt động ca Huế của Hồng Tuyết vẫn sôi nổi, phong phú. Hồng Tuyết được Trường Văn Hóa Nghệ thuật tỉnh mời giảng dạy dân ca, ca Huế, Đoàn Ca Kịch Huế mời tham gia cố vấn kỹ thuật ca lý cho các chương trình biểu diễn trong nước và Trung Quốc (2003); Hồng Tuyết được nhiều thế hệ học trò theo học ca Huế và một số em được thành danh. Về con cái, Hồng Tuyết có niềm vui lớn vì ba người con đã nối nghiệp nhà: Minh Tiến, nghệ sĩ đàn bầu tài hoa của Đoàn Ca Kịch Huế, Hồng Thu, Hồng Thanh là những ca sĩ đang có những cống hiến nhất định vào việc bảo tồn và phát triển loại hình đàn, ca Huế.

 

Với một quá trình hoạt động sân khấu ca kịch, ca Huế, Hồng Tuyết đã nhận được huy chương Chiến sĩ văn hóa, huy chương Vì sự nghiệp văn hóa quần chúng của Bộ Văn hóa Thông tin, 3 huy chương vàng trong các liên hoan nghệ thuật (1986, 1990, 1992) cùng nhiều bằng khen khác ngành, Hồng Tuyết xứng đáng với lời thơ tặng của một tri âm tại Hà Nội vì đã có cuộc đời nghệ thuật sinh động từ Huế đến Hà Nội và trên mọi miền đất nước:

                

Mừng nước non qua mấy dặm trường

Bạn hòa dòng Nhị quyện dòng Hương

Hồng tươi sắc thắm, hoa lộng lẫy

Tuyết điểm đầu xanh, đẹp tóc sương

Võ Quê
Số lần đọc: 4577
Ngày đăng: 19.05.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nghệ sĩ Nhân dân Tám Danh - Cây đại thụ của nghệ thuật cải lương - Khuyết danh
Thương nhau hát lý qua cầu - Thanh Bình
Dòng kênh đi từ hướng mặt trời - Thanh Hiền
Nghệ thuật Cải Lương - Khuyết danh
Cùng một tác giả
Thì ra (thơ)
Mùa thu tế (tạp văn)
Em (thơ)
Hoa báo mưa (tạp văn)
Mạ (thơ)
Từ Phố núi (tạp văn)
Giếng nhà Quê (truyện ngắn)