Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.212.207
 
Lý tưởng của từng cá tính
Võ Công Liêm

                                                                                

 

      Nếu đứng trước sự phân tích cho một văn chương hiện đại là điều đáng tin cậy, một vấn đề có hiệu năng cho lý tưởng của từng cá tính là một chủ đề được mến chuộng và một trong những thử thách lớn lao đối diện một trí tuệ văn chương hiện đại –the problem of validating an ideal of personality is one of the favourite subjects and one of the greatest challenges facing the modern literary mind. Rứa thì lấy chi mà đo lường mức độ để đánh giá cho mỗi cá tính? Người nghệ sĩ văn chương thường nhắc đi nhở lại như đặc câu hỏi ở chính mình, sự lý này có thể là một mong muốn khẳng định cái độc đáo cá nhân và duy trì một bản chất tự tại trong một tư duy bao la rộng lớn. Câu hỏi này nặng màu sắc triết học với một tư duy cá thể, và; cho rằng không thể cách ly ý niệm Thần thánh / Divinity; vì lý tưởng của con người hiện ra ở chính nó, luôn luôn phản ảnh ở đó sự dâng hiến như một thánh hóa của hiện hữu. Con người hiện sinh đã tìm thấy niềm tin trong mọi thách thức trước mọi tình huống, nếu ở đó không có một sự phá hủy; thực ra sự lý này chưa hẳn là xác quyết vấn đề để nói rằng cái tự nó (in itself), tự cho (for itself) hoặc là quan niệm của từng cá tính. Mà gần như một lối đối xử chung để đồng tình với ý niệm của những gì liên đới đến Thượng đế, một chịu đựng đáng kể bởi một sắp đặt hạn hữu của nó. Mặc khác; cá thể của ‘ngã/self’ mà con người phải để tâm tới bằng cả một ý thức đồng nhất và có thể là một chú ý đến một minh chứng thực tế cho một hiệp thông lâu dài, thì may ra chiếm lĩnh được tư duy của cái gọi là ‘Lý tưởng Ngã vị /Ideal Self’ và có một vị trí hạn hữu trong một đường lối lý tưởng vốn đã hạn hữu. Chính vì cái lý tưởng ngã vị, vin vào Thượng đế để hành động như tiếng gọi ‘thần thánh’ là nghĩa vụ; thời đó là cái nhìn chủ quan để buộc tội, để đi tới thảm sát vô thức của những con người cuồng tín; ý niệm của ‘divinity’ thánh hóa giáo điều để biến thành giáo phái chủ nghĩa là hành động lệch lạc về hướng của tôn giáo, bởi; tôn giáo không thể ‘vị ngã’ để bao che hành động. Dù ở thời đại nào biến tôn giáo thành giáo phái chủ nghĩa là tư duy suy đồi và lạc hậu. Thực ra; lý tưởng hóa đã xâm nhập vào cá tính đưa tới hành động vô thức. Một thứ hành động cá tính không có nguyên nhân (without cause / de rien), rút cuộc là trống rỗng (néant / nothingness) chỉ vì một bản thể ngã vị mà ra. Thế giới loài người nhìn thượng đế là tình yêu lý tưởng (bởi cứu chuộc và ban ơn). Thế nhưng con người đã hành động trái ý với thượng đế đưa tới điều không hợp thông là ở chỗ đó. Sự cần thiết đè nặng lên tất cả mọi điều: trí tuệ và vấn đề, thể xác và tinh thần, thượng đế và như nhiên; là kết quả trong tiêu diệt hay trong tuôn trào của sự cấu thành bởi lý tưởng hợp nhất, để rồi hòa nhập vào trong một bối cảnh nhị nguyên nổi bực, tin tưởng vào hai yếu tố cách biệt của cùng một hiện hữu trong cùng một vũ trụ được gọi là tinh thần và vấn đề: tin vào sự hiện hữu  của tốt và xấu như lià xa một thực thể tồn lại –twofold division; the belief that two separate elements co-exist in the universe, namely spirit and matter; the belief in the existence of good and evil as sepatate entities. Trạng huống đó thuộc hiện hữu cặp đôi (state of being double). Dưới dạng thức này không thể nhầm lẫn giữa cái này cái nọ để rồi ảnh hưởng vào khoa học hiện đại với nhiều khuynh hướng ở nơi con người, những gì thuộc bí truyền và những gì thuộc lý luận duy lý. Với cái ngập ngừng không thuận lợi là tỏ ra bị ngăn chận bởi nhiều lý do; hình ảnh văn chương thường theo sau tư tưởng, diễn tả hai bề mặt bí truyền và tính luân lý cưỡng bách, đến từ một hành trình của thị giác không mấy thỏa mãn của Vô-thức-Thượng-đế tất cả bị thu hút và mặc khác đi tới Vô-cá-tính trong sáng; đó chính là loại trừ tất cả để độc tôn –coming by one route to the unpleasant vision of an Unconscious God who ‘absorbs all’ and by the other to a pure Impersonality that ‘excludes all’. Nguyên lý đó cho thấy con người quá cả tin để hoà nhập vào hệ thống tôn giáo và nhìn vào tất cả Thượng đế là thánh linh của vũ trụ; là xoáy quanh vào năng lực mà tất cả là tổng thể còn lại như nhau và luôn luôn sáng tỏ ở chính nó được nhắc nhở nhiều lần trong một thể thức vô số tạm thời và trong một chuyển động vòng quay, từ những gì giản dị đến những gì phức tạp, từ sinh đến tử…Đứng về phiá xã hội hay chính trị, thái độ thuộc triết học có thể hiện ra như một cố gắng để tìm thấy cái nhất thể và một an ninh toàn diện. Nhưng trong văn chương nó lại hiện ra như một nảy sinh thuộc dạng huyền bí, uyên thâm; mà đó chỉ là cái thoáng nhìn vào ngã vị với một sinh lực vô thức và tuyệt nhiên trong hình thức loại trừ để có một cá thể độc đáo. Cá tính và tự do là bóng tối luôn ám ảnh và là một thứ phách lối như ở đời này –Individuality and freedom are the haunting shadows and the mockery of such a life. Giả dụ cho rằng’Thần thánh’ đa phần có tính nhân tự nó trong mọi sắc diện, nó biến thể vào cái ngã trong cái ngã tự nó, và; đây là một thông điệp vững chắc dành cho tri thức của người Phương tây, một thông điệp trong cái nghĩa như- không –Assuming that Divinity multiplies itself into many forms, it transforms them into itself again, and; this constant passage is for the Western mind a passage into nothingness. Hiện hữu của thế kỷ hai mươi, hai mốt đã có một chứng cớ cụ thể vào cái điều bất lợi cho một lý tưởng cá thể vì đã chối bỏ sự trong sáng của hiện hữu ‘pure being’, có lẽ; đây là sức ép buộc phải của giai đoạn tiệm tiến hoành hành khủng bố trong một trào lưu, khuynh hướng đưa tới một sự khước từ về ý niệm thần thánh (phẩn nộ vì sự đụng chạm giữa con người với con người) từ đó; cho ta một liên tưởng đến lý thuyết ’Hegelian’ coi chủ nghĩa vật chất là lý thuyết còn giáo điều tôn giáo được ôm đầm lấy là ‘pantheism’, là ‘thuốc phiện ru ngủ’ đưa tới hành động, đôi khi đưa tới mù quáng chưa nhận thức thấu đáo vấn đề. Cuối cùng; cớ sự này chỉ rõ một hành tung chính xác, một hành vi có đắng đo, có cấu kết mà sự trở về là một hợp nhất của phản kháng bừng dậy.Uy tín của lý tưởng cá tính là làm nên những gì độc đáo và tồn lại, thời cái lý tưởng đó mới tồn lưu muôn thuở. Ví dù khoa học cũng không thể làm gì hơn ngay cả thực thi để tách ra một lý thuyết đặc biệt đi nữa; thì chắc chắn đó chỉ là một nghi ngờ nhỏ nhặt cho một thói tính thực nghiệm (the positivistic attitude), đẩy sự lý vào khiá cạnh chủ quan của trí năng trong một ý thức non nớt, thấp kém vị trí đó chỉ là kẻ thừa hành. Bình phẩm hay tư duy hoài nghi tàn tích của tư tưởng Kantian trong lúc đã thấm thấu chủ thuyết thực nghiệm ở cái chỗ nông nổi, cạn cợt của con người; là những gì mà chủ thuyết Kantian đã nhấn mạnh vào đó một cách chủ quan hơn. Tự thức là hiệu quả vấn đề nêu ra để chú ý đến như một tiến trình cơ cấu (mechanical process) và  bằng cách này hay thế nọ thuộc vô thức hóa (automatically) để đi tới tồn-loại tự chính nó (eliminate itself). Hồn /Soul là một chủ thể có giá trị tuyệt đối là một hợp thông với điều kiên đẩy vào phiá có lợi ích của quy luật không cá tính mà bằng một tri thức trong sáng, chỉ phản ảnh vào đó cái không tha thiết thuộc lãnh điạ của tri thức nhìn trong một sự lý trắng đen dù là sự cố trừu tượng. Dù cho đè nặng dưới một bóng tối vây quanh là những gì đã nhấn mạnh ở đây như một chức năng của qui luật không cá tính –on the impersonal functioning of law. Cảm thức của cá nhân đã tìm thấy với một tri nhận tuyệt vọng đơn độc và một suy thoái ôm đầm vào Tối cao Cá thể -the sense of person has sought with a feeling of desparate loneliness and frustration the embrace of a Supreme Person. Lý tưởng cá thể; khống chế bởi bẩm sinh, hình như đó là định luật của con người. Cá thể không thể có một giá trị tự nó như một hợp nhất cho tất cả. Kết quả chỉ đưa đến một sự lạc hướng mà chỉ để lại nơi con người một tư duy tự chính nó; dù cho có một ít ý thức đến, tồn lại không còn là cần thiết cho tồn lưu, không ngoài một lý do nào khác bởi không lưu tồn. Sự cớ vô lý tất đi tới tồn loại (irrational elimination). Vị chi lý tưởng cá thế vì đó mà ‘sa sụp/fall’; thời không thích nghi hoàn cảnh cho một sự hy sinh. Lý do rõ nét có thể từ một phối trí; đưa lý tưởng trở nên bềnh bồng. Nhưng với trường hợp của Jean-Paul Sartre thì khác; ông không nêu rõ lý tưởng cá tính mà qui vào tình yêu cá tính; đó là lý do tán tụng đơn phương ngoài cái tuyệt vọng mong muốn đưa tới vô thể chất trong lý tưởng. Luận về điều này để có một gạch nối của tư tưởng. Thời chúng ta đặc ra câu hỏi. Lý tưởng là cái gì? nhất là ở thế kỷ này, tư tưởng thường đứng bên cạnh của tri nhận, cái đó có thể dựa vào sự yểm trợ để có ý niệm cố định cá thể. Cùng một ý hướng; sự cớ đó đưa tới một ý niệm chung, đó là những gì trọn nghĩa tâm tư cho hai bề mặt triết học và khoa học, bởi; nó lôi cuốn chúng ta vào ‘đường tình’ như hình ảnh gợi nhớ của bất cứ những gì là hiện tượng để rồi chúng ta đứng dậy, phơi bày mặt thực của hiện tượng phi nhân tính. Ngày nay chủ nghĩa cá nhân không còn nữa bởi làm mất tính đại đồng; thời tất động vật đó không tồn lại giữa vũ trụ loài người…Ở cùng một giai đoạn và cũng không phải việc làm đơn thuần qua từng giai đoạn của tiến trình hay không tiến trình; sự cớ xẩy ra khơi dậy từ lý tưởng chủ nghĩa hay do từ bẩm sinh mà sinh ra biện chứng hay đây là biện chứng có tính khoa học chính trị: kinh tế, kỹ thuật, tài chính và những liên hệ khác thuộc giáo phái thúc đẩy? Nguyên lý đó tạo nên mặc khải cá thể; là hành động cho lý tưởng chủ nghĩa đã làm nên?

Tinh thần triết học; khoa hiện tượng học của Edmund Husserl cho đó là ảnh hưởng liên đới trong phép nhị nguyên (giữa có và không, giữa sinh và tử) nằm trong phương diện không nghi ngờ tuyệt đối, vì; chính tham luận của ông đề ra là cái lòng tư kỷ con người đòi hỏi cho một quê nhà hợp pháp với ý nghĩa của cái gọi là Ý-Thức-Siêu-Đẳng là những gì dễ đạt tới bởi đường lối của trực giác lo sợ -The influence of Edmund Husserl’s Phenomenology in this respect is undoubtedly great; for his argument proposes that the human ego claim its rightful home with a Transcendental Consciousness which is accessible by way of intuitive apprenhension (trong:’Ideen zu einer reinen Phanomenologischen Philosophie’.Trans: Niemeyer/1928).

Ý-Thức-Siêu-Đẳng của Husserl là những gì hiện ra trong một khí thế tinh anh để loại trừ cái ảo mộng vô tưởng (abstraction) nhưng ý niệm đó đã thành lập trước đây như cương lĩnh; đó là cơ bản cho tất cả những gì có nghĩa lý và có từ một tri thức thực sự ở chính nó. Nếu lý tưởng này không thể thấm thấu qua một thể thức hiểu biết bởi tự chính nó mà có thể xuyên thủng bằng một ý thức sáng láng cố hữu trong tự kỷ con người; dĩ nhiên là không thể thừa nhận như một đối kháng tương tợ hay tính chất cá tính với tâm lý tự nhiên. Trong khi hiện ra như thế tức tựa vào cái bờ xa trong phản kháng chống lại cái hiện hữu siêu nhiên; Husserl tranh luận thực sự cho việc thực dụng của lý do toàn thiện; nếu mượn lời của Karl Kasper cho một thực chứng của ông: ‘Tạo ra tinh thần như-không thời ở đây mọi thứ có thể bắt chụp được, tiếp thu ngữ ngôn và rồi có hiệu lực giá trị như hiện hữu chủ thể trong cái nhìn nhận chính mình / Creates the mental space where everything can be caught, acquire language and hence validity as a being in its own right’. (trong’Reason and Anti-Reason in Our Time’ New Haven. Yale University 1952). Husserl không vì thế để quay ngược quan điểm mà trong một hiệu năng kêu gọi cho một sự bắt đầu với lý tưởng tự nó. Yêu sách đó là những gì cuộc đời, sự sống con người sẽ được coi như một biện minh ở chính mình và ở đó con người hiện hữu trước một bi thảm; chắc chắn một trong những gì làm nên sự kiện, mà hầu như một mong đợi bồi dưỡng thuộc về tư duy trong một chung chung quanh vùng của chủ thuyết Hiện Sinh –is surely one of the most wholesome aspects of thought in the general area of Existentialism. Cái cần có là chứng minh với lịch sử hoặc một tiến trình xã hội gây nên, một qiu định quả quyết chính nó mà tạo thành với những gì để ý đến của sự tuôn trào và bản chất tự tại đã manh nha cho một lý tưởng cá thể mà đôi khi lý tưởng đó là lý tưởng ngu xuẩn và tự sát (Absurdity and Suicide ( A. Camus) một cách vô cớ. Camus nói:’one judges by the actions it entails / người ta phán xét hành động nó đưa ra, buộc phải làm’ Đấy là dữ kiện trọng tâm có thể cảm nhận được; hẳn nhiên đây là việc thu tập cẩn trọng để trở nên ý thức trong sáng cho hành động. Dù hành động cho một lý tưởng cá thể.Có thể là lý thuyết ‘tương quan / relativity’ mở ra một đường lối có tính chất hòa giải trong đó?

Chúng ta nghĩ rằng đây là một thế giới tự do, với lý tưởng này người ta có thể cảm nhận một định mệnh vô tận đã đúc kết vào người như luật định, đó là lãnh vực ý thức con người và có thể xem đây là một trải rộng nhận biết và cũng là vị trí của ý thức siêu đẳng, có thể mở ra cho một sáng tạo mới. Thế giới ngày nay đặc niềm tin vào tự do của từng cá nhân là thời gian nối dài bất tận tự chính nó, trong một hòa hợp với lòng kiên trì bảo vệ, ngăn ngừa là việc chính yếu; việc này không thể sụp đổ hay suy tàn tự nó trong điều kiện tái xuất hiện cho một phong trào khủng bố, tấn công trong chu kỳ đã đóng sập –within a closed circle. Chủ nghĩa tự do cho ta một tư duy mở rộng trong một lý thuyết dự đoán mà đó vận dụng một tâm sinh lý thuộc về toán học, sự cố đó chỉ đem lại niềm tin, một tiến trình làm nên sự việc, có lẽ; là lãnh hội như một kết quả hiện hữu, trong những gì cho lý tưởng hoặc không lý tưởng, mà là một hòa hợp kiên tâm vào nhau, tựa vào nhau như sự thật. Nếu tư duy này có suy xét dựa trên một cơ bản hợp pháp và một tư duy tự nhiên để thông đạt như một hướng đi mới nhất trong việc hòa điệu với những gì không đạt yêu cầu còn chiếm cứ vào những điều xét không cần thiết phải làm ngay cả những gì dự mưu đều đưa tới sự đụng chạm của lương tri. Giả như rằng lý tưởng này đưa tới hợp nhất và sáng tỏ thì đó là việc làm có chính nghĩa và thích đáng cho một cơ hội –Assume that the ideal is the integration and completeness appropriate to the particular occasion. (Henry Margenau). Tổng hợp những điều người ta biết với những gì liên can tới; thời ít nhiều có một sự thu hút của cái ngã mạn nằm trong đó thuộc lý tưởng cá tính. Ngã mạn đó do từ cương quyết để đạt nguyện vọng ngoài cái tự có của nó nhưng không triệt thoái, bởi; không phát hiện ra một sự phiêu lưu. Quan điểm đó ở đầu thế kỷ này là đánh dấu bước ngoặc giữa con người và niềm tin, cũng có thể do từ duy vật chủ nghĩa hoặc do từ lòng danh dự cá nhân, nhấn mạnh ở đây như một giá trị tổng sản lượng của đổi thay của cái gọi là ‘nó/it’,Thượng đế và ‘tôi/I’ được lý giải qua cái phân đoạn luận này:‘Tôi đó là Tôi/I am that I am’

gợi lại cá tính hiện hữu đồng thể (coexistence) của con người và thần tính, thánh hóa (Deity) trong một trạng huống tương quan mà ở đây con người đối diện, thúc bách tới trách nhiệm của cá thể tuyệt đối chính yếu hoặc là Thượng đế. Thực ra điều này như một ao ước tỏ bày ‘anh hùng tính’ như trách nhiệm vây quanh tợ như lời kêu gọi, nhưng cũng có thể đây là lời cảnh báo chống lại cái vượt quá tầm quan trọng (overemphasis) của cảm thức con người. Sự cớ đó đẩy cái bãn ngã cá thể vào một lý tưởng bị xung đột. Theo Spinoza viễn cảnh này cứ tái hồi như một tiết độ ngấm ngầm trong trí qua ý niệm về Thượng đế là phải đứng trên cái ý niệm về thương đế như một hiện hữu con người với bẩm chất con người và trong lời cầu xin có ý thức về Thượng đế ở cõi ngoài của Thượng đế ‘God beyond God’, sự thể này vẫn còn liên can đến sự phạm tội, có thể kéo dài cho thế hệ về sau mà mất đi nhân tính làm người. Đây là hậu quả do từ ý niệm ảo giác thánh hóa hoặc đặc vào đường lối độc tôn qua ý thức Thượng đế là đấng toàn tri và không còn là quyền của con người; lý tưởng cá tính trở nên lý tưởng cá nhân chủ nghĩa, từ đó coi như cảm nhận thông thường của con người trước nhiệm vụ, dù là nhiệm vụ của thách đố. Loại trừ mọi trạng huống của lý tưởng mà chỉ có một lý tưởng duy nhất là ‘tôn thờ’ để nhân loại có cái nhìn hướng thượng; trong lúc ở thế kỷ này sự tôn kính là đối tượng chủ thể liên hợp với lý tưởng và cứu rỗi từ một hiện hữu băng giá trong vai trò tôn giáo và đó là cái vị ngã hơn vị tha; xông xáo đuổi theo nguyện vọng của lý tưởng. Cá tính trở nên một tiến trình hiện hữu tự nó trong một hiện diện vô tận của hiện hữu đồng thể với ngã vị, đó là; lãnh vực thuộc Hiện hữu/ Being tồn lưu, tồn lại nhân thế là cầm giữ như một khả năng. Sự lẽ này được coi như là khát vọng: ‘như tự thú, trong tư thế siêu đẳng, trong một truyền thông xuyên qua cái không-ngã trần thế. –To self-affirmation, in full transcendence, in passage across its temporal not-self’. Trong thuật ngữ triết học; tồn lại/exists là một hiện hữu đúng chức năng hiện sinh tâm lý để có thể hiểu được đích thực về hướng hiện hữu / being toward có tính chất liên quan trong lý tưởng cá tính có ý muốn; chính cái đó là trọng tâm nguyên vẹn của cá nhân.  Bản chất tuyệt đỉnh tối thượng là bản chất tự tại tồn lại, tồn lưu, tồn loạt, tồn tồn nhân thế lưu truyền vô hạn hữu, hoàn toàn không suy đoán hay đầu tưu tư duy vào diện mạo con người siêu hình, mà tự nó là dữ kiện đầu tiên cho thấy một sự thật thuộc về tâm lý học, chứng thực nghiệm có thể hiểu rõ, xác quyết, phân định được sự việc /the first fact that the true psychological empiricalness can make out’ (trong Existential Analysis by Ullrich Sonnemann 1955. P.263).

 

  Phản kháng hiện đại để chống đối một điều vô cớ chắc chắn ý niệm đó là cấm kỵ cho việc thần thánh hóa hiện hữu; hậu quả đưa tới nghi ngờ cho giá trị làm người luôn trong những ý niệm dự mưu, phá hại không cản ngăn mà phản cản ngăn để đưa tới cái chết ngu xuẩn cho một lý tường cá nhân ngu xuẩn. Sự xuất hiện đó không kéo dài cho một sự mở màn, một hành động cách mạng phá hoại thời đó chỉ là  sự cung cấp, nuôi dưỡng tự chính nó. Ở đây không đặc vấn đề qua cái nhìn trong suốt, quả quyết của người hiện sinh. Mà là việc làm tái chiếm với một ý tưởng rỗng tuếch, bởi; cái điều  đánh thức chúng ta trong hiện hữu, có nghĩa rằng tiềm lực đó chỉ là hố thẳm và đó là điều phải kiên tâm xác quyết trong qui định để tránh đi cái vô tâm có thể tác hại về sau. Chắc chắn đây là việc làm sáng tỏ để chứng minh sự đan tâm, lũng đoạn, đôi khi có một cái gì mờ ám bởi một sự bừng dậy của một khiá cạnh nghi vấn nào đó. Nhưng trong số dữ kiện xẩy ra người ta có thể chia sẻ trong một tinh thần phản kháng có chính nghĩa cho một cuộc cách mạng có lý tưởng, hợp với tinh thần thời đại để nhận thức đầy đủ ý nghĩa của nó; thường xử dụng ngữ ngôn của Albert Camus; khước từ để nhập cuộc vào hư vô trong cái cớ cầm giữ vì phản kháng cho đấng tạo hóa. Có thể điều này tạo ra một hiệu năng thích ứng bởi nắm được phần chủ lực: ’thay vì phải giết và chết để đưa ra một hiện hữu đó là điều chúng ta không muốn, chúng ta phải sống, ‘anh phải sống’ và làm nên một sáng tạo sinh động là điều gì chúng ta đang hiện hữu / instead of killing and dying to produce the being that we are not, we have to live and make live in order to create what we are’ (trong L’Homme révolté by A. Camus. 1951.P.309).

Tầm quan trọng thời đương đại; con người hiện diện trong vũ trụ được coi như đây là mô phỏng cho một sự việc quả quyết có xác nhận, quan điểm đó là hư vô của hư không (the nihilation of nothingness) không đến từ chiến đấu chống cái hư không nhưng đến từ sự lùng kiếm của nguyên nhân. Dưới dạng thức nào, tất cả sự lý là thói tính cố hữu mà ở đó niềm tin nằm trong mỗi cá thể, cái đó cho ta một xác định cụ thể về bản chất thuộc về thánh hóa. Tuy nhiên; trong niềm tin sự xuất hiện đó tồn lại là cả dự phóng cho một khoảng cách giữa Có và Không của chính nghĩa. Lòng dũng cảm của cái chết là chấp nhận một hiện hữu có thật, xác quyết để cùng nhau bảo vệ cho một thế giới đại đồng có lương tri và nhân tính chớ không dành cho một lý tưởng cá thể để hành động thất nhân tâm trong tinh thần thánh hóa. Dữ kiện đó là cả một sai lầm ./.    

  

 (ca.ab.yyc. 11/jan/2015)

SÁCH ĐỌC:

-  ‘The Modern Revolt’ by Sherman H. Eoff. The Gotham Library. New York University 1961. USA.

-  ‘Western Thought (The Modern World) by Charles Hirschfeld. Michigan State University. Harcourt, Brace&World, Inc.1964. USA.

-  ‘Triết Thuyết Hiện Sinh và Thử Thách’ (9/Jan.2015) -‘Ý Thức Nhận Biết’ (16 Jan 2015) của võcôngliêm.

 

TRANH VẼ:’Thiếu nữ Đội mũ Bê-rê / Young Girl wearing a Béret’.Khổ 12’ X 16’ Trên giấy cứng. Acrylic+Acrylic-ink. Vcl#1812015.

 

                                                     

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2934
Ngày đăng: 25.01.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đời như một hạnh ngộ - Nhật Chiêu
Nguyễn Lương Vỵ với “Năm ngàn ngàn câu” - Võ Chân Cửu
Truy đuổi tâm trạng mỹ nhân* Sự ám ảnh của một tâm thức hiện sinh - Trần Hoài Anh
Hư cấu và không hư cấu - Võ Công Liêm
Hư vô phản kháng - Võ Công Liêm
Đọc lại Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp - Đoàn Huyền
Đám đông cô đơn trong" ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối của Patrick Modiano" - Trần Thị Ty
Tư tưởng phản kháng - Võ Công Liêm
Lại ngạc nhiên với Chân Phương - Nguyễn Hồng Nhung
Chất lượng cao của Thơ: Đích bắn chứ không phải tiếng nổ - Yến Nhi
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)