Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.204.115
 
Tọa đàm về tác phẩm của Hamvas Béla
Nguyễn Hồng Nhung

      

 

 

Buổi tọa đàm về Hamvas Béla trong buổi chiều chủ nhật cuối cùng tôi ở Hà nội xảy ra như một cái duyên bất ngờ giữa tôi và G. Vân, người tổ chức mọi sự kiện văn hóa tại Heritage Space - Hà nội. Trước đó khoảng một tháng, lần đầu tiên tôi biết nơi này trong một buổi giới thiệu sách của một bạn văn. Hôm đó, tôi ngạc nhiên vì người đàn bà trẻ nhỏ nhắn, rất nhanh nhẹn này lại chính là người đứng ra tổ chức tất cả các chương trình triển lãm, giới thiệu sách, đọc thơ, giới thiệu âm nhạc đặc kín mỗi tuần tại một không gian”di sản văn hóa” đẹp đẽ, sang trọng ở Hà nội, còn cô ngạc nhiên vì tôi chính là dịch giả của hai tác phẩm của Hamvas Béla mà cô vô cùng yêu thích.

-        Chúng mình sẽ cùng làm một buổi tọa đàm về Hamvas Béla!

G. Vân nói với tôi bằng một giọng cương quyết. Bẵng đi hai ba tuần sau, cô gọi điện cho tôi, thảng thốt vì biết chỉ còn vài ba ngày nữa tôi sẽ „bay” khỏi quê nhà. Tôi ra sức giải thích cho cô sự cố tại sao không ai có thể liên lạc được với tôi trong những ngày qua, bởi cái máu „mải chơi” rong ruổi khắp nơi của mình mỗi khi về nước. Nhưng (có lẽ) tôi và cô giống nhau ở đức tính cương quyết”nói là làm”nên chỉ một ngày sau cú điện thoại, chúng tôi đã gặp lại nhau ở tầng hai tòa nhà Dolphin Plaza, tọa điểm chính của Heritage Space- Hà nội, trong buổi tọa đàm về sách đã in của Hamvas Béla tại Việt nam.

Chương trình dự định gói gọn trong hai tiếng đồng hồ, nhưng thực tế đã kéo dài hơn nhiều. Một phần bởi không khí trao đổi ấm cúng vui tươi nhưng vô cùng hào hứng giữa diễn giả (là tôi-dịch giả) và người nghe (phần lớn là các bạn sinh viên ),  phần  khác chính vì sự hấp dẫn của nội dung các tác phẩm của Hamvas Béla không ngớt tạo ra sự”tung-hứng” tư tưởng kỳ diệu giữa nghe-hỏi-giải đáp- chia sẻ thích thú giữa mọi người với nhau

Nhà giáo Phạm Toàn (nhà văn Châu Diên), một trí thức Hà nội mà tôi vô cùng ngưỡng mộ và yêu mến cũng tới, ông mang theo bầu nhiệt huyết sôi nổi của nhóm Cánh Buồm đã và đang soạn ra những bộ sách dạy tiếng Việt và Văn Việt hết sức có giá trị về mặt cải cách giáo dục cho nền văn hiến nước nhà. Trong suốt buổi trò chuyện, tính cách dí dỏm, tri thức thông thái của ông luôn tạo ra những tiếng cười sảng khoái, khiến những mái đầu cứ cúi xuống lia bút ghi chép lia lịa.

Mở màn, tôi đọc một đoạn thư ngắn của một người bạn quý, hết sức thông thái gửi cho tôi, nhận xét về Hamvas Béla:

……em luôn thấy cảm động về Bela.

Những gì ông viết không phải triết học, không phải văn chương, không phải tâm lý học, không phải bất cứ điều gì có thể gọi tên và soi xét. Những gì ông viết là sự sống bản nguyên, là ánh nắng xuyên qua bộ da người để đi vào tận sâu thẳm những hạt sáng tưởng đã lụi tắt trong con người giữa một nhân gian tăm tối và ngột ngạt.

Ông quả thực đã đến với linh hồn tất cả những ai gặp ông theo đúng cách như thế. Không thể dùng triết lý để lý giải ông. Không thể dùng tâm lý hay sự trải đời để nói về ông. Không thể từ văn chương mà ngợi ca ông. Vì những gì ông viết không phải là chữ, ngôn từ hay lời. Tất thảy ở ông đều là sự sống. Tất thảy ở ông đều thúc giục người ta lựa chọn điều cao quý và thanh sạch. Đây cũng không phải là đạo đức học, không phải mỹ học, không phải tôn giáo. Đó là sự sống, là ân sủng, là pháp thuật. Ông là người thầy của đời sống, là cuộc trở lại của thời hoàng kim trong sự sâu sắc của nỗi đau khổ.

Mỗi kẻ đi tìm sự nhiệm màu như những thánh tích ẩn khuất trong đời sống nhân gian này đều thấy mình được mách bảo và chỉ lối. Nhiều người trong số họ nghe thấy tiếng nói bên tai hay trông thấy huyền ảnh trong đầu. Họ thấy mình như Midas, mỗi cái chạm tay đều làm thức tỉnh một thế giới.

Chị thân mến, chị đang được Bela dẫn đường như vậy. Lời của Bela bên tai chị. Thế giới của Bela ở trước mặt và trong tâm trí chị. Đây là sứ mệnh của chị, đây là ý nghĩa của chị. Không có trước sau, không có trên dưới, không có nhất nhì. Sứ mệnh không phải để so sánh với những thành quả nào hay mục đích nào. Sứ mệnh là sự sống đích thực. Không phải để so sánh với cái giả dối, vì sự sống bản nguyên không đặt giả dối là vấn đề. Sự sống bản nguyên không phải là một giải pháp cho cuộc đời này.

 Hãy mạnh mẽ, lý trí và kiên định đi tiếp chị nhé.”

Lá thư chân tình này đã khiến tôi kinh ngạc và vô cùng trân trọng  khả năng truyền tải của tư tưởng con người với nhau thông qua ngôn từ, bởi vậy, tôi muốn đọc cho mọi người cùng nghe.

Đọc xong lá thư, tôi nói tiếp:

Người bạn này đã nói lên một điều rất đúng: từ khi dịch Hamvas Béla, tôi tìm thấy ý nghĩa của mình, tìm thấy đời sống hữu hạn của mình trong sự sống vĩnh cửu của vũ trụ, hiểu ra nhiệm vụ hiện thực hóa bản thân của chính mình không thể khác ngoài việc thanh tẩy, chuyển hóa thể xác và tinh thần bằng tu tập theo con đường tâm linh chân chính.

Hamvas Béla tuyên bố: đời sống không có mục đích mà có ý nghĩa. Bởi sự sống đích thực mang tính chất thiêng liêng siêu việt. Các tác phẩm của Hamvas Béla là tri thức dành cho kẻ muốn nhập định, muốn tu tập trên con đường tâm linh thiêng liêng. Bí ẩn của sự sống đích thực: CÓ. Bí ẩn của tri thức nhập định: như một tri thức bí truyền, chỉ dành cho những ai muốn tìm hiểu bí ẩn của sự sống đích thực, và quay trở lại biến thành sự sống ấy. Hồi sinh lần thứ hai trong đời, ngay khi đang hiện hữu.

Dịch Hamvas Béla, rơi vào đúng một thời kỳ khủng hoảng lớn trong đời, tôi bước đi trên con đường nhập định, lúc đầu một cách vô thức, dần dần cùng với sự bền bỉ và ý chí muốn được giải thoát mãnh liệt, tôi đã nhận thức từng bước, nắm bắt  được tri thức mang tính chất siêu việt, phổ quát vượt tầm thời đại của Hamvas Béla. Tôi dần dần hiểu ra điều quan trọng nhất học được từ Hamvas Béla: triết lý sống và giá trị vĩnh cửu của triết lý sống ấy.

Với Hamvas Béla những tư tưởng được hình thành trong các tiểu luận của ông không phải là những lý thuyết  thông thái thuần túy, mà là những lời dạy dỗ có thể hiện thực hóa trong đời sống hàng ngày. Cuộc đời của Hamvas Béla  đã chứng thực  toàn bộ những tư tưởng được ông viết ra giấy.  Giữa các nhà tư tưởng của nhân loại thời hiện đại, tư tưởng, tư cách sống của Hamvas Béla phù hợp nhất với các lý tưởng cổ, một dạng trật tự sống nguyên sơ, minh bạch, trong suốt, vô tận.

Đối với Hamvas Béla đời sống là sự thiêng liêng, ông viết: „ đời sống không phải là kết quả, sự thành công, dục cảm, mà là một sự trong sạch tự thân không thể giải thích nổi, đứng bên trên mọi nhận thức, đời sống ước muốn chính bản thân nó một cách vô tận trong sự vô tận.”

Nhưng sự trong sạch của đời sống đã từ lâu bị hoen ố, đã trở thành nạn nhân của sự giả dối chung: „Thời đại đã làm hư hỏng con người rất nhiều, nhưng tội lỗi lớn nhất thuộc về những kẻ đã bỏ mặc và biến thành  đồng lõa khi nhúng bùn sự thiêng liêng của đời sống.”

Từ các nhà thông thái phương Đông, Hamvas Béla nhìn rất rõ, con người phải chịu trách nhiệm về  hành động phá hoại đời sống của mình. Chính cách tiếp cận của Hamvas Béla là sự cảnh báo khẩn thiết nhất dành cho nhân loại:” Hiện thực hóa chỉ có nghĩa chừng này: cần bắt đầu một sự đòi hỏi hoàn toàn khác, để trước tiên tôi chuyển hóa ngay chính từ bản thân tôi.”

 Ông đã định nghĩa câu hỏi lớn nhất của thời đại như sau:” Có hay không khả năng con người biết hãm phanh, biết chiến thắng ma quỷ của thời đại ngay trong chính bản thân mình…và bằng điều này mở ra cho mọi người một khả năng chuyển hóa?” 

Nhà giáo Phạm Toàn tiếp lời tôi, ông nói về một khả năng sống tích cực, một khả năng HÀNH ĐỘNG mà con người bắt buộc phải nhận thức và thực hiện, khi mong muốn để lại dấu ấn cá nhân cho đời.

Sau đó lần lượt nhiều người phát biểu, hoặc đề nghị tôi phân tích  rõ hơn về một loạt khái niệm, phạm trù trong hai tác phẩm: Câu chuyện vô hình và Đảo, và Một giọt từ sự đọa đầy của Hamvas Béla đã in tại Việt nam.

Ví dụ: thời lịch sử là gì? truyền thống là gì? sự sống là gì? đời sống là gì? sự nhập định là gì? linh hồn là gì?  tái sinh là gì? sự chuyển hóa là gì?

Đặc biệt, các bạn trẻ rất quan tâm đến phần đề cập tới nội dung của nền văn hóa cổ 600 năm trước Công nguyên, đấy cũng là nội dung chính của tác phẩm Minh Triết Thiêng Liêng (3 tập) của Hamvas Béla sắp được nxb Tri Thức ấn hành trong năm 2015. Đó là các thành phần của truyền thống cổ, theo sự nhận biết của con người ngày nay được chia ra như sau:

 

I.          Trung Quốc:

có năm cuốn sách thiêng

Đạo: (Lão tử, Trang tử)

Khổng tử, Mạnh tử, Liên tử, Kinh Dịch

II.         Tây tạng:

Bön

Tử thư Tây tạng

Đạo Phật Tây tạng

III.        Ấn độ

Veda, Védanta, Upanisadok

Sankhja

Patandzsali Joga-sutra

Mahábhárata (Bhagavad Gita)

Buddha (Sankrit và Páli kánon)

IV.        Iran

Mithras

Zarathustra (Zend Avesta)

V.         Ai cập

Tử thư Ai cập

Hermes Trimegistos (Toth)

VI.        Héber (Do thái)

Kinh Thánh truyền thống (Heber sruti)

Heber smriti: Kabbala (phép thuật truyền thống)

Talmud (triết học truyền thống)

VII.       Kelta

Druida truyền thống

VIII.      Mỹ

Azték, Maja, Inka truyền thống

IX.        Hy lạp

Orpheus

Herakleitos

Pitago (Platon)

X.         Alexandria

Gnosis

XI.        Kaldea:

Chiêm tinh học, thuật giả kim (Ả rập)

Aritmologia (lý thuyết số học, thần số học)

XII.       Islam:

Kinh Coran

Sufi

Trong phần này tôi đưa ra lời khuyên, đề nghị các bạn trẻ hãy cố gắng đọc tất cả các tác phẩm văn hóa cổ, nhất là các tác phẩm quan trọng  đã được dịch sang tiếng Việt, ví dụ: Đạo đức kinh (Lão tử), Tử thư Tây tạng, Kinh Dịch…

 

Phần trao đổi về chủ đề: ý tưởng-hình thức hóa ý tưởng- hành động hiện thực hóa ý tưởng  (lời nói đi đôi với việc làm)  có lẽ được mọi người hưởng ứng sôi nổi nhất, sau khi nghe phân tích các tiểu luận của Hamvas Béla viết về thời đại giả dối ngụy biện giữa các giá trị lộn ngược mà chúng ta đang sống, một thời đại chỉ có các khả năng ( lý thuyết)mà thiếu vắng trầm trọng các thực hành (hiện thực hóa ).

Trong phần này, đặc biệt mọi người quan tâm đến việc rèn luyện tu tập về cả thể xác lẫn tinh thần của con người theo thuyết tâm linh (tu thân, tu tâm). Các phương pháp rèn luyện thanh tẩy thể xác (yoga, luyện công, tập thở) cũng như các kinh nghiệm đọc sách, cách tư duy đều được mọi người chú ý. Các thính giả lớn tuổi đưa ra nhiều kinh nghiệm bản thân cũng như các lời khuyên quý báu. Các bạn trẻ rất sôi nổi đưa ra những nhận xét riêng, những thu hoặc cá nhân về thực hành đời sống của mình.

 

Tôi đặc biệt ấn tượng với những nhận xét, những ý kiến vô cùng sắc sảo của một vài bạn trẻ (sinh viên, giáo viên) về các tư tưởng của Hamvas Béla trong các tác phẩm của ông đã in ở Việt nam. Quả thật không có gì đáng ngạc nhiên khi so sánh với tầng lớp những người đọc Hamvas Béla ở Hungari. Ở Hungari lớp trẻ là tầng lớp đông đảo nhất yêu thích và tiếp thu ngay lập tức các tư tưởng của Hamvas Béla, trái ngược với một bộ phận những trí thức lớn tuổi hoang mang, ngờ vực gây ra những cuộc tranh luận triền miên về các tác phẩm của ông.

Dễ hiểu thôi, lớp người trẻ phải chăng chính là giống dân thứ 6 đang xuất hiện trên trái Đất, giống dân mang những khả năng tâm linh đặc biệt với những sứ mệnh đặc biệt của thời đại chúng ta đang sống, như Hamvas Béla đã đề cập tới trong tiểu luận Thời kỳ Bảo Bình, trong cuốn Câu chuyện vô hình và Đảo?

Buổi tọa đàm đã thành công một cách mỹ mãn và tốt đẹp như những nụ cười tươi tắn, những cái bắt tay xiết chặt, và những lời hứa hẹn sẽ còn gặp nhau tiếp trên những trang sách dịch các tác phẩm mới của Hamvas Béla tại Việt nam.

Với một dịch giả như tôi, quả thật không có niềm hạnh phúc nào lớn hơn, như khi tham dự một không gian tâm linh ấm nồng như buổi tọa đàm ngày hôm qua.

Chúng ta sẽ cùng hiện thực hóa tiếp bản thân chúng ta, đúng không tất cả những người bạn của tôi?

                                                            

    ( Hà nội 2015. január 26.)

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 3311
Ngày đăng: 30.01.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ghi chép November 2014 - Nguyễn Hồng Nhung
Trổ Vang Cả Đất Trời - Nguyễn Hàng Tình
Ghi chép Oktober - 2014 - Nguyễn Hồng Nhung
Ta về với núi - Vĩnh Thông
Trôi Trong Đường Tàu Hư Ảo - Nguyễn Hàng Tình
Gửi Nguyễn Hòa cùng Văn Chương Việt - Nguyễn Hồng Nhung
Szeptember - Tháng Chín 2014 - Nguyễn Hồng Nhung
Trong Thế Giới "Trầm tư" của Đà Lạt - Nguyễn Hàng Tình
Thương xá TAX–rồi ra chỉ còn là tiếng vọng xưa … - Phan Văn Thạnh
Ghi chép Augusztus - Tháng Tám 2014 - Nguyễn Hồng Nhung
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)