Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.191
123.213.970
 
Sự tác động các trào lưu lối sống ca nhạc toàn cầu hóa
Tuấn Giang

 

 

 

Nhân loại đang sống trong thế giới phẳng đa phương đa cực, bùng nổ thông tin toàn cầu luôn tác động ảnh hưởng trực tiếp đến từng quốc gia dân tộc. Mỗi hiện tượng kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa nghệ thuật… diễn ra lan rộng vào các cộng đồng dân cư mỗi nước. Thực tiễn Việt Nam nhiều thập kỷ qua luôn bị hiệu ứng các trào lưu xã hội, tác động ảnh hưởng nhanh vào giới trẻ các cộng đồng dân cư.

 

Đất nước sau đổi mới 1986 sang trang sử mới, tuổi trẻ có quyền lựa chọn mục đích sống, tiếp nhận các trào lưu văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật thế kỷ. Tuổi trẻ phát triển sở thích năng khiếu phẩm chất mỗi người, trước đổi mới là không thể. Họ bị giáo dục nhồi nhét, áp đặt lối sống khuôn mẫu lỗi thời.Tuổi trẻ không dám bộc lộ mình, luôn bị răn dạy “khiêm tốn”, nép mình trong vỏ bọc tù hãm thèm muốn. Những ai bộc lộ mình ăn mặc thời trang, đầu tóc, phát ngôn cá nhân…liền bị phong trào gọi là “Nếp sống văn minh”: Cắt quần loe, quần bó, quần bò, tóc dài… Còn những phát ngôn chính kiến cá nhân lạc lõng (ngoài lời giáo huấn khuôn mẫu) bị coi là lạc hậu, phản động, nhà chức trách “hỏi thăm sức khỏe”! Hôm nay, nói lại những chuyện xưa nghe như hoang đường, giả tưởng, nhưng tác giả từng là nhân chứng lịch sử hiện thực này, nhẹ thì “được” nhắc nhở: Tuyên truyền không công cho địch, phần tử chống đối tổ chức, phần tử xét lại, mọi người không nên quan hệ. Họ rỉ tai nhau để mọi người xa lánh, cách ly phần tử “lạc hậu”…Nhìn lại giới trẻ hôm nay tự do hành động, tuyên ngôn lối sống, đánh bóng tên tuổi, hưởng ứng các trào lưu văn hóa nghệ thuật từ ngoài vào. Họ toàn quyền lựa chọn lẽ sống, sở thích cá nhân phát triển tài năng, tự bộc lộ mình. Đây là hạnh phúc tuổi trẻ ngày nay, cơ hội phát triển con người toàn diện, sống cống hiến mang lại lợi ích cộng đồng. Tuổi trẻ hôm nay đang hành động trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, xa lộ thông tin mở toang cánh cửa cuộc đời như một nữ thần mang gieo mầm sống bằng hai gói vàng đen. Họ cần trang bị tri thức sống hành trang vào đời, bằng không vàng chẳng lượm lại gieo mầm đen bệnh hoạn vào bản thân ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Thực tiễn những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều trào lưu lối sống, văn hóa nghệ thuật, âm nhạc tác động vào giới trẻ mang tính hai mặt: Tích cực-tiêu cực.

 Những tác động ảnh hưởng đầu tiên vào giới trẻ Việt nam, các trào lưu lối sống toàn cầu từ những nước phát triển: Mỹ, châu Âu, châu Á…Tuổi trẻ những năm đầu thế kỷ mới, có hai phương pháp tiếp nhận:

                        Nhắc lại bản sao.

                        Biến thái tiêu cực.

Giới trẻ Việt đa phần nhắc lại bản sao, phương thức này biểu hiện qua trào lưu lối sống, âm nhạc văn hóa nghệ thuật. Đây hướng tiếp nhận các trào lưu lối sống tích cực từ ngoài vào, dù chưa phù hợp thiếu chuẩn mực, bị lai căng mất bản sắc Việt…nhưng bước đầu phương thức tiếp nhân của họ là thế. Sau đủ mạnh chắt lọc tinh hoa các trào lưu ngoại, xây dựng lối sống thời trang văn hóa tuổi trẻ Việt. Mỗi năm hàng chục trào lưu lối sống, văn hóa thời trang, nghệ thuật âm nhạc, lựa chọn cái nào điều này phụ thuộc vào đám đông. Thường số đông hưởng ứng những trào lưu tích cực, phần tiếp nhận tiêu cực chỉ số nhỏ. Tuy vậy, nhóm cộng đồng này gây ảnh hưởng bức xúc xã hội. Cách sống khác lạ kỳ quái dần bị lên án, tự họ tan rã. Đây là giải pháp văn hóa văn minh, quyền con người không bị xâm phạm. Thực tiễn đang diễn ra gay gắt trong giới trẻ Việt, không cần “giáo huấn”, biện pháp cưỡng bức con người lạc hậu. Suốt nhiều thập kỷ qua, giới trẻ tiếp nhận một số trào lưu tiêu cực, tự họ đấu tranh ăn năn hối cải, cộng đồng mạng lên án “ném đá”, buộc họ từ bỏ, đâu phải ngăn cấm, cắt tóc, cắt quần như thời tôi sồng. Ngày ấy họ càng ngăn cấm, phong trào chống phá càng mạnh, gây bức xúc xã hội, nhiều thanh niên bị bắt gây phản ứng tiêu cực xã hội. Ngày nay, những trào lưu lối sống tuổi trẻ mang lại lợi ích cộng đồng xã hội như nhảy Gangnam style, Đi phượt, Hiến máu cứu người, Kiyomi, Keep calm And do Something…

 

Nhiều trào lưu tích cực tác động vào giới trẻ mang đến bầu không khí lành mạnh, tác động hiệu quả lợi ích xã hội. Mỗi trào lưu thổi bùng nhịp sống mới, nhưng chỉ những trào lưu thật sự thiết thực tới đời sống con người mới ảnh hưởng lâu dài. Những trào lưu mang tính phong trào nhanh tan rã, còn các phong trào hiến máu, thanh niên tình nguyện ba săn sàng, làm việc thiện vì lợi  xã hội…duy trì thường xuyên kéo dài nhiều năm cả thập kỷ. Những trào lưu tích cực từ ngoài vào, thường chạy theo thời trang không bền vững. Còn số trào lưu tích cực bên ngoài tác động vào giới trẻ bị biến thái hầu hết mang màu tiêu cực, biểu hiện quá khích. Thực trạng này bị “nhiễm xạ” số đông tuổi teen, thiếu bản lĩnh tri thức hành trang vào đời. Lớp trẻ này, là những người mang tâm trạng cô đơn, hoàn cảnh sống éo le trắc trở, họ xa lánh xã hội, tự thân mỗi người cảm nhận thấy mình lạc lõng giữa cộng đồng. Nguyên nhân từ nhiều phía:

                                    Gia đình xã hội.

                                    Sự phát triển kinh tế chính trị nhanh, gây bất ổn tâm lý.

                                    Nền kinh tế thị trường, lủng củng đổ vỡ giáo dục.

Những tác nhân xã hội mang lại một bộ phân giới trẻ sống u uất, mất điểm tựa niềm tin, hành động thiếu chuẩn. Một mình tự sướng, nhiều người cô đơn cùng sở thích liên kết lại thành  nhóm xã hội tạo ra trào lưu sống tiêu cực. Tự họ không khởi xướng mà tiếp nhận những trào lưu tích cực bên ngoài vào, biến thái sang tiêu cực. Những biến thái tích cực sang tiêu cực vào giới trẻ: Trào lưu cảm xúc ( Emotion), thú tội ( confesion), tự sướng (sello tapeselfie), trào lưu hành xác…Giới trẻ biến thái những trào lưu tích cực sang tiêu cực, làm mất an toàn xã hội ảnh hưởng đến những nhóm người tích cực. Những nhóm người này từ hành xác bản thân đến hành xác người khác thành các ổ nhóm dịch bệnh, lây nhiễm nhiều tệ nạn xã hội, băng nhóm tội phạm. Những tác động ảnh hưởng biến thái các trào lưu lối sống giới trẻ, nguy hại khó lường. Trào lưu này không chỉ một bộ phận tuổi teen thiếu học, con nhà nghèo khổ, thực tiễn không loại trừ đối tượng nào. Những nam nữ trẻ, con nhà giầu, thành thị, nông thôn, sinh viên đại học, thanh thiếu niên tuổi học đường…Đây mối nguy hiểm rình rập, cạm bẫy đưa tuổi trẻ hủy hoại tương lai, ảnh hưởng đến phát triển lớp người xây dựng đất nước vững mạnh.

 

Những tác động ảnh hưởng xấu vào giới trẻ thời toàn cầu hóa, cần đổi mới phương thức giáo dục từ gia đình đến nhà trường xã hội. Thực tiễn hiện nay, nhiều gia đình thiếu chăm chút con cháu, giáo dục cặn kẽ ngay từ nhỏ. Cổ nhân xưa thường nói: “Cái gai nhọn, nhọn từ bé”, hoặc “dạy con từ thủa còn thơ”, “ ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “trên kính dưới nhường”…Những châm ngôn này cổ hủ phong kiến quá, nhưng là phương pháp giáo dục nên con người hoàn thiện. Ngày nay, các bậc cha mẹ quay cuồng kiếm sống để tồn tại, số khác lại ngược xuôi làm giầu mua nhà lầu xe hơi…Mỗi giai tầng một cách kiếm tiền, tối ngày mới thấy mặt con, suốt tuần giao phó cho “Cô nuôi dạy hổ”! Không phải ngẫu nhiên lại có biệt danh nguy hại từ hai phía, cô ghê gớm, cháu lại chẳng vừa. Ngay từ bé, môi trường đầu đời các em tiếp xúc là thế, vào học cấp I tự hành xử theo các chú “hổ con”, lên cấp II, cấp III, đánh nhau hội đồng. Tình trạng bạo lực học đường hầu hết trong các trường học hiện nay, chỉ trừ những trường chuẩn quốc tế. Học sinh vào đây an toàn, học giỏi, nhưng học phí không mấy nhà theo nổi. Những trường ấy không nhiều, người có tiền chưa chắc còn chỗ gửi con vào học. Còn lại các trường phổ thông đại chúng, nạn bạo lực luôn rình rập các em không chỉ ở nam, nay lại phổ biến là học sinh nữ đánh nhau lột quần áo tung lên mạng. Học sinh nữ đánh nhau bằng nhiều lý do, một clip học sinh nữ đánh nhau vì lời qua tiếng lại trên facebook, một clip khác bạn gái bị đánh hỏi: Tôi bị đánh vì lý do gì? Bạn kia trả lời: Vì mày học giỏi! Nghe câu này, thật đau xót! “Hết thuốc chữa”. Nạn bạo lực từ người lớn đến trẻ em, phải làm gì? Giải pháp nào vì tương lai một xã hội tươi đẹp, một dân tộc văn hóa văn minh.

 

Đầu tiên là phương pháp giáo dục ngăn chặn nạn bạo lực: Bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bạo lực xã hội.

Ta đang sống trong môi trường bạo lực, cần làm lại từ đầu, khi còn chưa muộn. Nguyên nhân của các hiện tượng xã hội nêu trên, lỗi đầu tiên thuộc về người lớn-những bậc cha mẹ anh chị, ông bà…Gia đình không có điều kiện theo sát con cháu kịp thời nhắc nhở, xin các bà mẹ ông bố nhìn lại mình, mấy người làm cha mẹ, lại là bạn tâm tình của con. Ai là bạn tâm tình khi con muốn nói, ai tháo gỡ những rắc rối tâm lý con trẻ…Các em không nơi nào bày tỏ tâm trạng, cha mẹ chẳng có thời gian, nhà trường thì buông lỏng ngay từ thủa còn thơ, tuổi mẫu giáo. Các em cần nuôi dưỡng trong tình cảm yêu thương, văn hóa ứng xử ngọt ngào, nhưng hệ thống các trường mẫu giáo tư thục, công cộng liệu đã hoàn thiện đội ngũ cô nuôi dạy trẻ chuyên nghiệp đạt chuẩn? Hay môi trường này lại nhan nhản bạo hành, bỏ cháu khóc, cô “buôn dưa lê”, bắt cháu húp cháo cho nhanh, ăn bớt, cắt xén khẩu phần ăn, cha mẹ phong bì đều con chăm chú hơn…Người lớn nêu gương xấu, vô trách nhiệm, các cháu học gì?. Môi trường đầu đời con em là thế.

 

Lên các lớp học phát triển nhân cách con người càng nhiều ô nhiễm, nạn thày cô đánh trò, trò đánh trò, bây giờ lại xuất hiện thêm clip trò đánh thày cô. Chẳng hiểu đây là môi trường gì? Trò học điều gì về văn hóa ứng xử…những tệ nạn này phải chấm dứt! Giải pháp trước mắt:

Xây dựng hoàn thiện hệ thống giáo dục, từ đầu đời đến kết thúc tuổi học đường đạt các trường chuẩn quốc tế.

Hoàn thiện đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, chuẩn nhân cách tri thức sư phạm.

            Chuyển làm việc khác tất cả những ai vi phạm luật giáo dục đào tạo.

            Thường xuyên kiểm tra tiêu chí các trường học mọi mặt dạy học, xử lý ngay những thiếu sót, sai phạm theo luật định.

Chốt chặn an ninh tại một số trường học điểm nóng, bảo vệ an toàn hoạc sinh.

Những giải pháp này thiết thực giữ trong sạch môi trường tuổi trẻ học đường, bảo vệ an toàn học sinh trong tình hình bất ổn nhiều mặt: Bạo lực học đường, các trào lưu lối sống tiêu cực biến thái vào giới trẻ, nạn khủng bố , bắt cóc trẻ em gia tăng trên toàn cầu… Hiện nay, cần xây dựng chốt chặn an ninh vào học đường ở một số điểm nóng, đồng hành cùng các giải pháp học tập chuyên nghiệp làm trong sạch môi trường giáo dục, nhằm phát triển lành mạnh nơi thánh đường tôn nghiêm đào tạo con người hoàn thiện vì tương lai đất nước. Không lo đào tạo con người sẽ không có tương lai một dân tộc văn minh, đất nước giầu mạnh. Đất nước ta đang trên đà hội nhập, nhiều mô hình kinh tế xã hội bất ồn, tồn tại, đổ vỡ nhanh, nhiều việc phải làm ngay, nhưng chăm sóc thế hệ tương lai cần cả xã hội chung tay. Gia đình là nòng cốt giáo dục con em thành người có ích xã hội, dù khốn khó trăm đường, các bậc cha mẹ hãy dành thời gian làm bạn tâm tình, chỗ dựa tinh thần của con trẻ giải tỏa những bức xúc, tâm lý các em. Các em cần sự quan tâm cha mẹ hơn mọi cố gắng xã hội, cả môi trường giáo dục đào tạo. Đây giải pháp góp phần nhỏ bé cố gắng giữ vững môi trường xã hội lành mạnh, xây dựng lớp người  tương lai. Vì một Việt Nam dân giầu nước mạnh, văn hóa văn minh.

 

                                                     

    3-2015.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 2944
Ngày đăng: 17.03.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Giải pháp ngăn chặn nguồn Thông tin ca nhạc ngoài vùng kiểm soát. - Tuấn Giang
Trào lưu nhạc sến. - Tuấn Giang
Phát triển ngôn ngữ tiếng Việt qua góc nhìn âm nhạc. - Tuấn Giang
Chương trình ca nhạc Giai điệu tự hào nên bỏ… - Tuấn Giang
Con là dòng sông xanh tắm mát bãi bờ - Nguyễn Anh Tuấn
Tại sao người ta còn mãi nghe Họ hát ? - Ấu Lăng
Đồng vọng Bolero - Nguyễn Hùng
Phạm Duy như tôi biết - Phạm Ngọc Hiền
Khi anh trở thành “kẻ chợ”* - Mây Ngàn Phương
Nhạc Sĩ Phạm Duy Qua Đời - Trần Vấn Lệ
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)