Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh ngày 29/2/1928 tại Chợ Lớn (nay thuộc TP Hồ Chí Minh), quê nội ở Phước Lễ, Bà Rịa; quê ngoại ở An Hữu, Cái Bè, Tiền Giang.
Có năng khiều và đam mê âm nhạc, Hoàng Việt sáng tác từ rất sớm. Khoảng năm 1944-1945, ông đã có các ca khúc “Chí cả”, “Biệt đô thành”. “Tiếng còi trong sương đêm”; được nhiều người yêu thích.
Ngày 22/4/1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ. Với lòng yêu nước nhiệt thành và tinh thần giác ngộ cách mạng, Hoàng Việt từ giã bút nghiên, lên đường tham gia kháng chiến. Lúc bấy giờ, ông công tác Ở đoàn Văn công Trung Nam Bộ (khu 8) đóng ở Đồng Tháp Mười. trong khoảng thời gian này, Hoàng Việt sáng tác một loạt các ca khúc phản ánh sinh động cuộc kháng chiến hào hùng, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ “Thành đồng Tổ quốc”, như “Sở Thượng Giang” (1949); “Lá xanh”, “Ai nghe chiến dịch mùa xuân” (1950); “Tin tưởng”, “Đêm mưa dầm” (1951).
Giữa năm 1951, Hoàng Việt được bổ sung cho đoàn Văn công phân liên khu miền Đông Nam Bộ. Lúc bấy giờ, cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ ở đây vô cùng gian khổ. cũng như các văn nghệ sĩ khác, Hoàng Việt lao vào cuộc chiến đấu mới đầy gian nan, khắc nghiệt. Nhà thơ Bảo Định Giang nhớ lại những ngày khó khăn ấy: “khoảng thàng 4, tháng 5 năm 1951, ngồi trong nhà, được tin anh em nghệ sĩ khu 8 đã lên tới, tôi mừng muốn đứng tim. Nghỉ một vài ngày, anh em được cơ quan giao cho mấy cây rựa để đi đốn cây, cắt tranh tự cất nhà mà ở. Nhà nhất thiết phải có gác, dù đơn sơ để tránh cọp. Vậy càng tốn nhiều gỗ và nhiều công. Đi bộ mấy ngày liền, tới nơi ăn toàn mì (sắn) luộc, lại phải làm công việc nặng nhọc, tôi trông thấy anh em nào cũng hốc hác. cười ra nước mắt là họa sĩ Thanh Nha và nhạc sĩ Hoàng Việt đang lúc bụng đói, chân run không gượng nổi, khiêng cột về tới sân chưa kịp để xuống đã ngã lăn kềnh ra, ngồi lại hồi lâu, hai anh em mới đứng dậy được”.
Mặc dù vậy, Hoàng Việt vẫn vượt qua; hoà mình vào cuộc chiến đấu của quân dân miền Đông “gian lao và anh dũng”. Ngoài việc theo đoàn văn công biểu diễn, phục vụ chiến sĩ và nhân dân, Hoàng Việt còn tập trung bút lực sáng tác ra nhiều ca khúc hay; và mỗi ca khúc đó đều gắn liền với từng sự kiện cụ thể của cuộc sống và chiến đấu của quân dân miền Đông Nam Bộ. Hồi ấy, bộ đội ta thường ăn đói do khan hiếm lương thực; nhưng đêm đêm vẫn tố chức lửa trại, sinh hoạt rất vui, lạc quan. Từ trong không khí đó, Hoàng Việt viết ca khúc “Lửa sáng” để động viên các chiến sĩ cũng như tự động viên mình vượt qua gian khổ. Lúc bấy giờ, Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Đông Nam Bộ ra lệnh cho các đơn vị, cơ quan trực thuộc mỗi năm phải tự túc lương thực từ 4 đến 6 tháng. Đoàn văn công được cấp mấy hecta rừng ở suối Tha La, cách nơi đóng ở suối Bà Chiêm (chiến khu Dương Minh Châu) khoảng 15 km, để tỉa bắp (ngô), trồng khoai. Các văn nghệ sĩ phải thay phiên nhau lên rẫy tăng gia sản xuất. Có mộ lần, gánh mì từ suối Tha La về đến Sóc Ky, trong đoàn có một số người mệt nên phải dừng lại nghỉ ngơi. Trong lúc mọi người ngả lưng dưới những tán cây rừng rậm rạp; thì Hoàng Việt ngồi chăm chú lắng nghe tiếng động của rừng; rồi cầm bút sáng tác bài “Nhạc rừng” với “Tâm hồn vui phơi phới”. Ca khúc đó có tác dụng động viên rất lớn tinh thần đồng đội, đồng chí. Đến mùa lúa chín, đoàn văn công về địp phương giúp đồng bào gặt lúa cho kịp mùa vụ. bà con có một năm bội thu; còn Hoàng Việt vừa thu hoạch được bài “Mùa lúa chín”. Mùa thu năm 1952, miền Đông bị bão lụt dữ dội. Gạo không có đã đành, đến cả mì cũng không có đủ để ăn. Đời sống nhân dân và bộ đội lâm vào tình cảnh khó khăn nghiêm trọng. Nhiều người tỏ ra bi quan. Lúc đó, Hoàng Việt và Bảo Định Giang đang có đợt công tác ngắn ngày ở Đức Hoà. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông đề nghị Bảo Định Giang về căn cứ trước; còn mình thì đi Trảng Còng ở ven sông Vàm Cỏ Đông để tìm nguồn cảm hứng sáng tác. Ba tuần sau, Hoàng Việt trở về. Ngay hôm đó, ông mắc võng bên cạnh võng của Bảo Định Giang; và hát cho nhà thơ nghe bài “Lên ngàn”. Giọng hát của Hoàng Việt vừa dứt; thì Bảo Định Giang đã khóc nức nở bời tình bi tráng của ca khúc; nó nói lên tinh thấn chấp nhận hy sinh gian khổ của cả một thế hệ nhằm giành lấy cuộc sống và giang sơn gấm vóc từ tay bọn thực dân xâm lược.
Năm 1954, Hoàng Việt tập kết ra Bắc. Hai năm sau đó, ông vào học trường Âm Nhạc để hoàn chỉnh vốn kiến thức âm nhạc của mình. Sống trong cảnh “ngày Bắc đêm Nam”, Hoàng Việt lúc nào cũng đau đáu nhớ về miền Nam thân yêu thân yêu đang rên xiết dưới sự thống trị tàn bạo của bè lũ Mỹ- Diệm; trong đó có bà mẹ hiền hoà và người vợ thân thương đang mòn mỏi đợi chờ. Từ niềm xúc cảm thương nhớ trào dâng, ông sáng tác bài “Tình ca” (1957) và bài “Quê mẹ” (1958) với những gia điệu trữ tình, sâu lắng, nhưng cũng không kém phần dữ dội, sôi động về một miền Nam đau thương, kiên trung và bất khuất, đang quật khởi vùng lên, phá tan gông cùm nô lệ. Hai ca khúc này được nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, nhất là những người con của miền Nam đang sống trên đất Bắc đặc biệt yêu thích. Riêng bài “Tình ca” được giới văn nghệ sĩ đánh giá rất cao. Nhà thơ Bảo Định Giang viết: “Sau hơn 40 năm, “Tình ca” vẫn ngân vang khắp nước. Hoàng Việt nằm lại dưới lònh đất; nhưng bài ca về những người mình yêu quý vẫn còn in đậm trong suy tư và tình cảm của nhiều người”.
Năm 1958, Hoàng Việt được Nhà nước ta cử sang bulgarie học ở nhạc viện Sofia, khoa sáng tác ân nhạc. Tại đây, ông miệt mài học tập. được sự hướng dẫn tận tình của Giáo sư nổi tiếng Goléminoff, Hoàng Việt lao vào viết khí nhạc; và ông đã hoàn thành bản nhạc giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam có tựa đề là “Quê hương”. Trong bản giao hưởng này, với bút pháp tài hoa, ông đã sử dụng chất liệu của 9 ca khúc cách mạng và 2 bài dân ca để xây dựng nội dung tư tưởng và ngôn ngữ nghệ thuật. Qua 4 chương của tác phẩm, Hoàng Việt đã nêu bật truyền thống bất khuất của dân tộc và hiện thực cách mạng sôi nổi của miền Nam trong mấy năm đầu đánh Mỹ. Với bản giao hưởng này, Hoàng Việt đã tốt nghiệp hạng ưu Nhạc viện Sofia. Một buổi công diễn long trọng đã được tổ chức tại sân khấu của Nhạc viện. Bạn bè âm nhạc ở Bulgarie chân thành chúc mừng Hoàng Việt và bản giao hưởng ''Quê hương''.
Năm 1964, Hoàng Việt về nước và công tác tại Hội Âm nhạc Việt Nam. Không lâu sau đó, Hoàng Việt có buổi trình diễn báo cáo bản giao hưởng “quê hương” ở nhà hát lớn Hà Nội và thành công vang dội. Cũng thời diểm ấy, Hoàng Việt xin được trở về miền Nam chiến đấu; nhằm góp phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của cả đần tộc; đồng thời thu thập tư liệu, chuẩn bị cảm xúc để viết bản giao hưởng thứ hai, phản ánh cuộc sống, chiến đấu ác liệt, hào hùng của quân dân miền Nam trên chiến hào đánh giặc ngoại xâm và bọn tay sai bán nước.
Sau ba ngày Tết Nguyên đán năm 1966, Hoàng Việt cùng với hơn 30 văn nghệ sĩ khác, do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và nhà văn Nguyễn Quang Sáng chỉ huy, hành quân vượt Trường Sơn về miền Nam thân yêu. Tuy sức khỏe kém, nhưng ông vẫn cố gắng bám theo đoàn với bao niềm háo hức và lạc quan. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng kể lại: “Biết Hoàng Việt mảnh khảnh, ốm yếu, nên mỗi lần xuất phát, bao giờ tôi cũng xếp anh đi đầu, bên anh là họa sĩ Nguyễn Tấn Lực vốn to lớn, khỏe mạnh đỡ đầu anh. Sắp xếp như vậy, nhưng mỗi lần leo núi, anh vẫn tụt lại phía sau. Không đủ sức dẫn đầu và không thể để anh em vì mình mà cả đoàn phải chậm bước; đến lúc đuối sức, anh đứng nép qua một bên, nhường đường cho người đi sau vượt lên. Anh lại đi sau cùng. Về đến trạm, thường vào lúc trời sập tối. Mỗi người hoặc mỗi nhóm tự lo củi, lo bếp, lo nước nấu lấy bữa ăn. Cơm xong, khi mọi người lên võng rồi anh Hoàng Việt mới về tới. Thấy cái bếp lửa muộn nhất rực lên dưới bóng đêm của khu rừng, nhìn cái ánh lửa bập bùng lên mặt anh, tôi tự hỏi anh nghĩ gì về ánh lửa mà anh đã hát ở chiến trường miền Đông năm xưa: ''A! Lửa bốc cao, kia lửa bốc cao, sáng khu rừng đầy ánh tưng bừng...''. Tôi nghĩ, ngọn lửa đang đốt sáng tâm hồn anh, tôi và bạn bè. Cuối cùng, sau hơn ba tháng, anh vẫn đuổi kịp theo đoàn, với đôi chân mảnh khảnh đã đưa anh, trái tim anh và đời anh về đến quê hương''.
Ở chiến trường miền Đông Nam bộ, Hoàng Việt công tác ở Đoàn Văn Công Quân giải phóng miền Nam. Với kiến thức âm nhạc bài bản và đạt trình độ cao, Hoàng Việt đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ các nhạc sĩ trẻ trong việc sáng tác các ca khúc. Thời kỳ này, với bút danh Lê Quỳnh, ông việt ca khúc “Bài ca thanh niên miền Nam thành đồng” và vở nhạc kịch ''Bông Sen'' (viết chung với Nguyễn Vũ và Huỳnh Minh Siêng). Các tác phẩm của ông đều toát lên sự hừng hực của tinh thần tiến công cách mạng, có tác dụng động viên quân dân miền Nam xông lên chiến đấu, đánh bại kẻ thù xâm lược, giải phóng miền nam và thống nhất Tổ quốc.
Ngày 30/10/1967, Hoàng Việt từ căn cứ Đông Nam bộ lên đường về Mỹ Tho (Tiền Giang) với ý định là sẽ viết bần giao hưởng số 2 và các ca khúc
từ thực tế chiến trường. Trong thư gửi nhà thơ Bảo Định Giang, ông viết: ''Dự định tôi đi Mỹ Tho là để tìm khía cạnh đặc biệt của con sông Cửu Long và sẽ viết trong dự án dài. Cái số 2 sau cái số 1 vừa rồi năm 1965. Cái số 2 này sẽ có ba phần: Chiến thắng, Hạnh phúc, Xây dựng. Nhưng dài theo đường đi kỳ này, nhất định tôi sẽ có một tập bài hát kịp thời theo thể ký sự âm nhạc, ghi chép thực tế sẽ gặp. Tập này ít nhất cũng mười bài ngắn, nêu lên đủ góc cạnh của Đông Xuân 68 này''. Trong khoảng thời gian này, Hoàng Việt sáng tác rất hào hứng và sung sức. Ông viết thư cho Bảo Định Giang: “Tính sổ 1967, tôi viết đều tay chứ không tắt. Vở ''Bông Sen'' đã xong tất cả và anh Tư Siêng (tức nhạc sĩ Lưu Hữu Phước) sẽ gởi ra Bắc cùng với lá thư này. Vậy thì năm 1967, tôi viết một vở ấy l02 trang Piano và 12 bài hát tính từ tuyến lửa Đông Xuân 66 – 67 đổ đi về cái sức viết anh tin rằng, tôi còn rào rạt chưa tắt mà đang sôi nổi trong óc ngày đêm… Tôi tự hào là đã có đóng góp được từ khi về đây cho đến nay. Anh em cứ tin rằng, tôi luôn luôn xốc tới''.
Đầu tháng 12/1967, Hoàng Việt đặt chân lên quê hương Cái Bè (Tiền Giang) yêu dấu sau bao năm xa cách. Lúc bấy giờ, chiến trường Cái Bè hết sức ác liệt. Giặc chà đi xát lại từng giờ, từng ngày. Điều kiện làm việc của ông hết sức khó khăn, gian khổ và nguy hiểm. Hầu hết mọi sinh hoạt đều diễn ra dưới hầm trú ẩn. Mặc dù vậy, ông vẫn hăng say sáng tác. Đề cương của bản giao hưởng số 2 gồm có 3 trang đã được cơ bản hoàn thành dưới ánh đèn dầu tù mù và mưa bom, bão đạn của quân thù.
Nhưng giờ phút định mệnh không mong mà lại đến. Sáng ngày 31/12/1967, du kích xã Mỹ Thiện (Cái Bè) bắn cháy chiếc trực thăng chiến đấu. Chiếc trực thăng ấy lại đâm đầu xuống bờ kênh Á Rặc, gần hầm núp của Hoàng Việt. Với tự ái kiểu Mỹ, bọn chúng cho một đoàn trực thăng đến bắn hủy diệt chiếc trực thăng rơi, để phi tang chứng cớ thất bại. Hàng chục viên hỏa tiễn từ không trung được bắn dữ đội vào một địa bàn thật nhỏ hẹp. Hầm trú ẩn của Hoàng Việt trúng hỏa tiễn; và thế là, ông không còn nữa trừ một dúm tóc bạc còn sót lại. Hoàng Việt đã hy sinh anh dũng trong sự tiếc thương vô ngần của bao đồng chí, đồng đội và đồng bào. Tuy đã trở về với đất mẹ nhưng Hoàng Việt vẫn sống muôn đời với hồn thiêng sông núi như những ca khúc vượt thời gian của ông.
Do có những đóng góp to lớn vào nền âm nhạc nước nhà, Hoàng Việt được Nhà nước ta truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.