Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, sinh hoạt làng xã thành “đất lề quê thói”. Mỗi thổ ngơi một tập tục làng xã, hình thành ra đời lề lối sinh hoạt lễ hội, văn hóa nghệ thuật mang màu sắc khác biệt. Những cái hay truyền từ Tổng này sang tỉnh lỵ kia. Rối nước, chèo một trong các thể loại sân khấu phổ cập khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Hai loại thể sân khấu này quan hệ song sinh trong âm nhạc, nhiều làn điệu chèo hát, hòa tấu dàn nhạc khi diễn rối nước mang hiệu quả cao. Đây hai thể loại sân khấu cổ truyền còn bảo tồn nhiều nét âm nhạc, sân khấu dân gian mang bản sắc văn hóa dân tộc bản địa. Rối nước một một thể loại sân khấu cổ nhất, ra đời sớm nhất. Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật Bản nêu ra rối nước xuất hiện trước công nguyên từ Ấn Độ truyền sang Trung quốc, nhưng hiện nay không thấy chỉ duy nhất Việt nam có rối nước. Còn theo huyền thoại truyền thuyết văn cổ dân ta: Rối nước ra đời năm 255 trước công nguyên khi An Dương Vương xây thành cổ loa. Truyền thuyết riêng về rối nước cổ xưa, nói rằng ta chẳng học ai tự làng xã sinh ra rối nước từ dân gian lên kinh thành. Khi xuất hiện trên bia đá chùa Đọi tỉnh Hà Nam năm 1121, là niên đại lịch sử bằng chứng rối nước trình diễn tinh xảo mang tính chuyên nghiệp. Điều ấy nói rằng rối nước sống dưới làng xã thành lề lối biểu diễn, ra đời một hình thức thức sân khấu sinh hoạt cộng đồng. Rối nước do đặc điểm sinh ra từ làng theo đất lề quê thói, mỗi thổ ngơi một hình thức bí truyền trình diễn điều khiển con rối, hòa tấu âm nhạc riêng. Dù đây là một loại sân khấu trao đổi, học hỏi lẫn nhau lan truyền thành phổ cập khắc đồng bằng Bắc Bộ đến nay lan tỏa xuống đảo Phú Quốc theo chân khách du lịch rối nước còn sinh sôi.
Rối nước là nghệ thuật trò diễn con rối, lấy mặt nước ao làng trước sân đình làm sàn diễn. Nét khác biệt rối nước con rối ra trò cử động, lồng tiếng nói hát, như người diễn viên diễn trên mặt nước sống thực. Nổi bật trò diễn điểm nhấn nhân vật chú Tễu, một biểu tượng hình ảnh rối nước Việt Nam. Chú Tễu tóc trái đào như cậu bé tuổi đồng dao ra đủ loại trò, chú khỏe mạnh như một lực điền vui tính, hồn hậu, thật thà chất phác. Tễu giáo trò, dẫn truyện, gây cười, đả phá quan tham, thói hư tật xấu xã hội, cung chúc làng xã nhân dân an lành… Tễu linh hồn trò diễn, cầu nối công chúng vào show diễn. Sau chú Tễu, âm nhạc giữ vị trí quyết định từng trò diễn, không âm nhạc rối nước không mang hồn nhân vật tích trò. Tuy vậy, âm nhạc mang tính phổ cập và đặc điểm riêng một vùng quê. Đặc điểm chung rối nước xử dụng hai loại nhạc:
Hòa tấu nhạc đàn.
Nhạc hát-Chèo-Tuồng-Dân ca làng.
Hòa tấu nhạc đàn phổ biến dàn nhạc chèo thường các nhạc khí: Nhị, sáo, đàn nguyệt, trống con…Nếu rối tuồng, nhạc thay bằng kèn bầu nhưng ít xuất hiện khi diễn rối nước, tính phổ biến dàn nhạc chèo. Dàn nhạc trong trò diễn rối nước chỉ là nhạc nền, phần nhiều hát làn điệu chèo, dàn nhạc tạo không khí. Dàn nhạc rối nước xưa ít hòa tấu nhạc không lời mang tính biểu đạt, phần hòa tấu chỉ đánh tòng theo người hát những câu nhạc lưu không. Nhưng mỗi đoạn diễn tấu câu nhạc lưu không ấy mang lại hiệu quả bất ngờ, tạo không khí trò diễn thậm chí cả show diễn. Dàn nhạc giữ vị trí quan trọng buổi diễn rối nước trước sân đình, những tiếng trống thúc dục, gọi mời người đến xem trò rối. Sau hồi trống cái thúc dục hiệu lệnh, kèn sáo, trống con, mõ sênh tiền… hòa tấu rộn ràng gọi mời công chúng đến xem trò diễn rối nước. Chú Tễu bước đi trong tiếng nhạc lời ca tưng bừng dọn giọng giáo trò, âm nhạc ngắt lặng mọi người lắng nghe từng lời chú Tễu cung chúc khán giả, dẫn người xem vào trò diễn. Chú Tễu như người cầm nhịp show diễn thì âm nhạc làm cầu nối từ linh hồn con rối đến người xem, từng hành động diễn dẫn vào tổng thể trò rối. Âm nhạc ngày xưa chỉ làm nền, tạo không khí buổi diễn nhưng sâu sắc đắt giá. Dù dàn nhạc chỉ làm nền show diễn, tạo không khí khán giả nhưng âm nhạc đã kết nối thành những mảng diễn đắc lực biểu hiện nhân vật rối. Tiếng sáo dưa hơi lồng điệu giọng hát diễn tả tâm trạng, tình cảm nhân vật ra trò biểu đạt linh hồn hình nộm, người xem cảm nhận như con rối hát. Đàn bầu nỉ non như miêu tả không gian làng quê trưa hè, hay một khung cảnh con rối đang nói lời diễn kể… Âm nhạc chỉ làm nền nhưng là cái nền vững chắc, kiến tạo trục không gian, thời gian âm nhạc để con rối uốn lượn biểu cảm sống động tình cảm vai diễn.
Bộ gõ dàn nhạc trợ giúp đắc lực thành công các mảng trò, những đoạn ngừng nghỉ vắng lặng để người nghe rót từng lời nhân vật, khi ồn ào vui tươi rộn ràng không khí hội làng. Trống mõ, sênh, chiêng…tạo nhịp phách gây không khí rộn ràng buổi diễn đầy phấn khích ấn tượng. Dàn nhạc chèo chuyển sang hòa tấu diễn rối nước hiệu quả bất ngờ, dù hai hình thức sân khấu khác nhau nhưng dàn nhạc lại diễn chung một làn điệu bài bản, đây đặc điểm tính co rãn nội dung phong phú âm nhạc dân gian. Nếu âm nhạc chuyên nghiệp không thể “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, nhưng âm nhạc dân gian là điều bất ngờ.
Sự bất ngờ nằm ở phần nhạc hát biểu đạt nội dung phản ánh đa chiều, những làn điệu chèo chia thành các nhóm:
Hệ thống nói vỉa.
Các làn điệu hát.
Hệ thống các điệu vui.
Các điệu buồn.
Hệ thống điệu hát ra trò diễn kể.
Đây đặc điểm nội dung phong phú các làn điệu hát chèo, từ nội dung tính chất âm nhạc mỗi nhóm làn điệu đủ làm nền tảng trò diễn rối nước lựa chọn vào vai diễn con rối. Hệ thống nói vỉa là giai điệu để chú Tễu hay nhân vật rối tự sự, những điệu vui mặc sức mỗi vai diễn nhảy múa…Các điệu buồn tâm trạng, hệ thống bài hát ra trò quân rói tha hồ tung hoành diễn kể. Khi bỏ lời ca, dàn nhạc hòa tấu giai điệu hát thành nhạc không lời, đây là lúc tạo các loại không khí phù hợp sân khấu rối nước. Phần dàn nhạc chèo đáp ứng hoàn toàn các trò rối nước mang hai đặc tính: Chất co rãn âm nhạc dân gian, nội dung phong phú âm nhạc hát, diễn kể nội tâm nhân vật. Một đặc điểm bao chùm lên hai loại thể sân khấu chèo, rối nước cùng trình diễn một hình thức âm nhạc bởi chúng cùng sinh ra từ làng do người dân quê đồng sáng tạo theo phương thức trình diễn nghệ thuật, âm nhạc dân gian. Đây điều kiện tiên quyết kết nói hai hình thức sân khấu khác biệt lại trình diễn chung một nền nhạc, âm nhạc dân gian.
Rối nước không chỉ trình diễn trên nền âm nhạc chèo, còn ca nhạc tuồng thì sao? Nhạc tuồng người ta thường nói là âm nhạc “bác học”, trong mỹ học nghệ thuật không mang khái niệm đối trọng dân gian với bác học, chỉ phân biệt dân gian với chuyên nghiệp. Âm nhạc tuồng mang tính dân gian chuyên nghiệp cao, một số làn điệu còn tên tác giả, cấu trúc giai điệu gẫy gọn nhưng còn đó âm nhạc dân gian. Tính dân gian các bài bản điệu hát tuồng là điều kiện vận dụng trò diễn rối, tuy vận không nhiều. Điều ấy chỉ phù hợp những vai diễn, trò rối nhân vật tuồng, qua đó cho thấy âm nhạc tuồng không thể hòa nhập như ca nhạc chèo vào sân khấu rối nước. Rối nước không thể chung một nền nhạc tuồng bao trùm sân khấu như ca nhạc chèo.
Nhạc hát các làn điệu chèo cùng trò rối nước diễn tả hòa nhập đặc tính âm nhạc dân gian làng xã, những nét sinh hoạt người dân quê đồng bằng Bắc Bộ hai trong một sắc màu văn hóa nông nghiệp.
Rối nước Bắc Bộ phổ cập diễn với ca nhạc chèo, ngay phường rối Đồng Ngư Bắc Ninh sinh ra từ làng Quan họ không thể hát quan họ thay các làn điệu chèo. Phường rối nước Đồng Ngư chỉ một nét riêng hát quan họ mời trầu, nay thành lề lối hát phổ biến tại các đoàn, nhà hát múa rối chuyên nghiệp đến phường rối dân gian. Rối nước cổ hòa nhập nhịp sống thời đại mới, âm nhạc đã biến hóa vào các trò diễn hát quan họ, ả đào, chầu văn, thậm chí cả dân ca vùng miền vì công chúng xã hội đương đại. Âm nhạc rối nước cổ chủ đạo hát làn điệu chèo, trừ phường Đồng Ngư không đâu hát quan họ mời trầu, ca trù, chầu văn. Âm nhạc rối nước cổ bao trùm sân khấu, trò diễn rối nước phổ cập trên làng chèo! Rối nước đang mai một bởi mỗi thứ sai đi một tí, lâu dần thì sao?
Hà Nội 4-2015.