Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.188
123.217.756
 
Bạo lực học đường - nguyên nhân và giải pháp.
Tuấn Giang

                       

                                               

            1.Đặc điểm xã hội Việt Nam hiện nay.

 

Chúng ta đang sống trong môi trường bạo lực: Bạo lực gia đình - Bạo lực học đường - Bạo lực xã hội, nguyên nhân từ nhiều phía. Hãy nghiên cứu nguồn gốc một hiện tượng bạo lực phát sinh từ đâu? Đầu tiên khám phá môi trường xã hội, con người Việt Nam truyền thống và đương đại.

Mỗi người sống muốn biệt lập nhưng không thể tách rời con người với xã hội, vì nhu cầu tồn tại. Chúng ta đã đi qua nhiều giai đoạn phát triển đất nước trước, sau đổi mới, mỗi giai đoạn để lại những thành quả riêng, hình thành nhân cách văn hóa ứng xử con người thời đại nhưng chưa bao giờ nóng bỏng bức bách như hiện nay, đó là nạn bạo lực học đường. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó những ảnh hưởng xã hội hiện đại không nhỏ, thử tìm hiểu cấu trúc xã hội Việt nam sau đổi mới - Thời toàn cầu hóa.

 

1.1.Đặc điểm xã hội:

Tính thống nhất một thể chế hệ thống chính trị Đảng cầm quyền.

Tập chung dân chủ.

Thống nhất từ TW xuống địa phương.

Thống nhất mục tiêu: Dân giàu nước mạnh - Dân chủ văn minh.

Từ mục tiêu xã hội thiết lập văn hóa ứng xử người với người, nhưng đang tồn tại nhiều bất ổn. Vì cấu trúc xã hội mới làm nẩy sinh các cộng đồng dân cư mang quyền lợi riêng mỗi nhóm người như Tập đoàn Dệt may, Dầy da, Công nhân lắp ráp sản phẩm công nghệ…Ngày nay không thể, có chăng chỉ thống nhất một nhóm người cầm quyền, nên luôn xẩy ra các vụ biểu tình đòi quyền lợi: Công nhân bãi công, nông dân đòi đất, mới nhất là vụ Công ty Pou Yuen tại Sài Gòn phản đối điều 60 luật bảo hiểm xã hội…Hiện nay đang tồn tại những bất ổn nhiều mặt, chủ yếu từ cấu trúc xã hội mới không phù hợp thể chế cũ cần tiếp tục đổi mới nhằm giải quyết mâu thuẫn nẩy sinh đáp ứng người dân Việt. Hãy tìm hiểu đặc điểm con người Việt Nam qua các sách trong nước, nước ngoài từ xưa từng nhận xét: Sách Đại Việt Sử ký toàn thư, riêng 300 trang nói về người Việt, Xứ đàng trong của Cristoforo Borri năm 1621 …Thời pháp: phong tục Việt nam - Phan Kế Bình, Văn minh nước Nam - Nguyễn Văn Huyên…Hiện nay: Người Việt xấu xí- Vương Trí Nhàn, các báo nước ngoài nhận xét: Muốn du lịch mạo hiểm đến Việt Nam, khám phá kỳ quan thế giới đến Việt Nam… đều nói về giao thông. Qua các sách báo, tổng quan mấy đặc điểm người Việt.

 

1.2.Đặc tính người Việt:

Thói xấu:

                        Tính hai mặt: Nói xấu sau lưng.

                        Háo danh - hiếu thắng.

                        Khôn vặt, bảo thủ, thiếu chủ động suy nghĩ, đốt vàng mã.

Cờ bạc , nghiện chất kích thích.

 

Tính tốt:

                        Trọng nghĩa tình, hiếu khách.

                        Chăm chỉ - Nhẫn nại.

                        Vọng ngoại - Thích đổi mới.

                        Thông minh, cầu tiến vươn lên.

Trong các nhận xét xưa không sách nào nói người Việt Nam ưa bạo lực, hiếu chiến, nhưng thời nay nhiều người nước ngoài bắt đầu ghi nhận hay giải quyết bằng bạo lực, ít nói lý lẽ. Đây một trong những cái mới nhận xét về người Việt Nam sau đổi mới, thời toàn cầu hóa.

 

1.3. Những tác động xã hội vào tuổi học đường.

 

Xã hội hiện đại phát triển nhanh nhiều mô kinh tế, chính trị đổ vỡ gây bức xúc hậu quả nặng nề tâm lý bất ổn. Người lớn lao vào kiếm tiền chạy đua ham muốn: Nhà lầu, xe đời cao, hưởng thụ bản thân, bỏ rơi con cháu.

Con trẻ thiếu nuôi dưỡng chăm sóc tình cảm, giáo dục văn hóa nề nếp gia phong gia đình. Những gia đình con ngoan thành đạt họ giáo dục rất bài bản, công phu nuôi người băng tình thần, vật chất, còn đa phần các bậc cha mẹ hiện nay chỉ lo được một bên. Một số vụ bạo lực: Dẫn báo NHÂN DÂN ra ngày 20-9-2013 dẫn: Năm 2011các vụ bạo lực 8.589 vụ, 2012 cả nước 8.820 vụ. Theo Bộ công An THCS chiếm 41,8%, PTTH là 31,9%. Riêng thành phố HCM: 5.000 vụ. Còn theo Tin tức.vn, ngày 25-12-2014, bạo lực chưa bao giờ giảm, số vụ là  14.032 vụ…Thủ Phạm là ai tiếp tay bạo lực học đường?         

Tác động xã hội:

                        Các trò chơi Game, đồ chơi, phim bạo lực.

                        Tâm lý con người bạo lực biểu hiện mọi nơi.

Sự chuyển đổi tâm lý tuổi học đường hay tiếp nhận cái xấu từ xã hội đương đại.

Những tác động xã hội dương đại dẫn đến bạo lực tuổi học đường, theo gương những gì các em thấy từ thực tiễn đời sống xã hội. Các em hình thành lối sống tính cách trong môi trường xã hội cần cách ly: Bạo lực gia đình, bạo lực xã hội, ứng xử thiếu học như vụ Công viên Nước Hà Nội…. Vì thế cần nhiều quan tâm chăm sóc gia đình- là cha mẹ, người bạn, người gương mẫu dẫn đường hành động văn hóa trước con trẻ.

 

2.Nguyên nhân:

 

            Nguyên nhân bạo lực học đường đang lẩn trốn, gia đình đổ tại thầy cô, dư luận xã hội đổ tại đổ vỡ giáo dục, thầy cô đổ tại học sinh? Vậy ai chịu nỗi đau này!  Nguyên nhân nào cũng đúng! Phải tìm ra bệnh mới trị khỏi nỗi đau không của riêng ai. Nguyên nhân cơ bản:

                        Giáo dục tại gia đình, tác động xã hội.

Nguyên nhân đầu tiên lỗi từ học sinh.

                        Định hướng sai phương pháp giáo dục tuổi học đường.

Giáo dục gia đình cánh cửa đang bỏ ngỏ, nạn học sinh có hoàn cảnh khá nhiều, các em bị bỏ rơi sống cô đơn giữa xã hội vô cảm. Từ đây đổ vỡ tâm lý, mất niềm tin, bỏ học, ăn chơi đua đòi: Vũ trường, thuốc lắc, sống gấp, bạo lực gia tăng. Các em chán sống sẵn sàng bạo lực, một số vụ bị bắt tại vũ trường các em mỉm cười vênh mặt trước máy quay…Hỏi tại sao? Em trả lời: Để ổng bà ấy biết! Vì bà đi suốt ngày kiếm tiền, ông say xỉn qua đêm. Tôi thèm một bữa cơm gia đình nhưng chưa bao giờ thấy.

            Nhiều nghiên cứu của các nhà giáo dục học không nhận lỗi về ngành giáo dục, còn tôi cho lỗi tại ngành giáo dục:

                        Giáo dục thiếu thực tiễn với học sinh, học nhiều, học lệch.

                        Áp lực học tập quá nặng gây tâm lý bất ổn cho học sinh.

                        Chất lượng thầy, trường lớp chưa đạt chuẩn.

 

            Nhân đây tôi xin đưa ra theo một tác giả công bố về điều tra XHH của tổ chức Pew tại Washington - city Mỹ, tổ chức điều tra cải cách giáo dục trên toàn cầu năm 2014 có 195 nước tham gia, đạt mục tiêu đào tạo 127 nước, còn 68 nước không đạt. Việt Nam là nước không đạt, họ nhận xét cải cách giáo dục như sau:

            Mục tiêu chưa cụ thể, chưa thiết thực.

Nặng tuyên truyền cải cách quá nhiều, lại thiếu chiều sâu chưa đáp ứng thực tiễn xã hội.

            Chưa đáp ứng nhu cầu học, đào tạo con người làm việc hiện nay. Như

các thầy các cô đã biết các nhà chính trị, hoặc làm chính sách thường nói: Định hướng Xã hội chủ nghĩa, hay Định hướng giáo dục xã hội chủ nghĩa, hoặc định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa, Định hướng nghệ thuật XHCN…Đây là câu nói mơ hồ khẩu hiệu thiếu cụ thể về mục đích định hướng công việc. Nhưng nó được coi là “bùa” hộ mệnh cho các nhà thực hiện chủ trương đường lối cải cách kinh tế, giáo dục, văn hóa nghệ thuật, bởi căn bệnh giáo điều, tư duy chính trị che đạy thông tin khi chỉ đạo công cuộc cải cách xã hội, làm hại đất nước kéo lùi lịch sử còn nặng nề chưa thể giải thoát. Những lủng củng này, dẫn đến nhiều sai phạm quá trình thực hiện cải cách giáo dục thiếu chuẩn, nhân cách học sinh yếu kém dẫn đến bạo lực học đường tăng nhanh.

 

            3.Giải pháp ngăn chặn hiện nay.

 

            Theo nhiều nhà nghiên cứu đưa ra:

Kết hợp gia đình với nhà trường và xã hội.

Giải pháp đồng bộ giáo dục con người.

Nâng cao nhận thức học sinh.

Dậy đạo đức công dân, văn hóa ứng xử của học sinh…

Giải pháp còn nhiều, nhưng đa phần mang tính lâu dài, theo tôi muốn ngăn chặn ngay, giải pháp trước mắt là:

        

Giáo viên chịu trách nhiệm trong lớp các tiết học từng thầy cô, cả giờ ra chơi, sau bàn giao lại thầy cô mới, xảy ra giờ nào người ấy chịu trách nhiệm.

Cô chủ nhiệm tổng hợp thông tin mâu thuẫn học sinh, giải tỏa ngăn chặn ngay.

Thành lập tổ chống bạo lực tại mỗi lớp để các em tự quản, trực thuộc cô chủ nhiệm.

Mỗi giờ lên lớp, thầy cô nhắc học sinh: Chống bạo lực, dạy các em văn hóa ứng xử: Pairplay!

 

                        4. kết luận.

 

                        Đạo đức làm thầy: Uy-Ơn.

                        Học trò:  Kính-Nghĩa.

                        Mối quan hệ này nếu bị phá vỡ, sẽ không còn gốc thầy trò, nền giáo dục sụp đổ. Hãy đào tạo thầy chuẩn, dạy trò tri thức thực tiễn xã hội ứng dụng ngay. Dạy trò kính lễ nghĩa- văn hóa ứng xử đẹp trong cộng đồng xã hội.

 

 

                                                          

                                                            Hà Nội 4-2015.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3413
Ngày đăng: 06.05.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bốn mươi năm thơ hải ngoại - Nguyễn Đức Tùng
Văn Học Hải Ngoại: Quy Tụ Thơ Hoài Hương Vào Những Vùng Trọng Điểm - Trần Văn Nam
Kháu khỉnh áo dài Việt Nam - Đỗ Quyên
Văn hóa ẩm thực ngày tết trong tâm thức Vũ Bằng - Trần Hoài Anh
Văn học Miền Nam(Chủ Đề Của Một Tạp Chí Về Người Lính Trong Văn Chương Và Nhà Văn Đô Thị Trước 1975) - Trần Văn Nam
Liên Hoa Kinh/ SADDHARMAPUNDARÌKA SÙTRA / LOTUS SÙTRA Đại Thừa Kinh / MAHÀYÀNA SÙTRA / GREAT VEHICLE SÙTRA Và Bồ Tát / BODHISATTVA - Võ Công Liêm
Qua Phố Hiến nghĩ về lễ hội Việt Nam - Hoàng Xuân Hoạ
Nhân hai bài thơ của Pháp Thuận, nghĩ đến Hình ảnh Văn hóa và Văn hóa hình ảnh - Thi Vũ
Thượng đế có hay không? - Cư sĩ Minh Đạt
Tôn giáo bị khoa học quật đổ - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)