Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.207.915
 
Những xuống cấp ở bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô
Tuấn Giang

                    

            Ai khám bệnh vào các buổi sáng đầu tuần mới biết nơi đây “đông vui như hội mùa xuân”, nhưng thật bất ngờ giữa những ngày hè nóng bức lại nghe các nhân viên, y tá, bác sỹ nói nhỏ nhẹ lễ phép giải thích với các cụ “cán bộ thành lão”. Không ít cụ 80-90 tuổi tự lập cập đến bệnh viện, nhân viên giải thích cứ tai nọ sọ tai kia: Hở- Hả…rồi cụ ngơ ngác bước đi. Nhiều nhân viên vẫn nhẹ nhàng giải thích, một lần cụ nhạc sỹ Hoàng Vân dỗi bỏ về vì lịch mổ sáng lại chuyển sang chiều, ba cô y tá ngăn cầu thang giải thích giữ cụ ở lại…

 

            Tôi đến nhiều bệnh viện trên đất Hà Thành, hình như chỉ ở đây mới thấy một thái độ y đức, một tinh thần khám chữa bệnh hết công xuất, quá tải. Tháng trước tôi vào phòng khám bác sỹ Tuyết Nga, cầm số 41 trên tay khám xong 12h, xếp hàng lĩnh thuốc vào 12h30, lúc ấy mọi người mới nghỉ ca. Bệnh viện giải quyết hết số khám bệnh phát ra mỗi ngày nhân viên mới nghỉ, trước kia các ca xét nghiệm phải đợi hai ngày  để nhận kết quả, nay trong một ngày tôi làm xong 14 xét nghiệm, soi ổ bụng, chụp 2 phim các lớp, một phim thường, khi ra viện thanh toán trong năm phút hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ. Đây là bước đột phá trong các thủ tục khám chữa bệnh của vị Giám đốc mới cùng các cán bộ nhân viên y tế bệnh viện, họ đã thực sự đổi mới công việc cải cách hành chính - Không còn: Hành là chính! Tôi đến khoa điều trị hậu phẫu, điều trị sau mổ… các bác sỹ luôn nở nụ cười với bệnh nhân. Nhiều nhân viên y tá nói ngọt ngào, khi nói to không thấy sự bức xúc nóng bỏng như y tá nhiều bệnh viện khác. Tôi từng thấy đa phần y tá các bệnh viện nói với bệnh nhân, hoặc người nhà người bệnh như “cha mẹ” mắng con cái, “dì ghẻ” quát con chồng. Thường một lần thay băng, hoặc tiêm, lót tay 10.000đ-20.000đ ( mười ngàn đồng), không có thì tiêm rất buốt, vừa thay băng vừa mắng bệnh nhân. Nhưng ở bệnh viện Việt Xô các nhân viên, y tá, bác sỹ ở đây họ nhận gì từ phía người bệnh? Lặng lẽ thay băng, tiêm, khám…không tiền lót tay, không một lời cảm ơn. Họ đã quá quen những công việc người thầy thuốc: “Không phải lương y kiêm sát thủ”! Câu nói người nhà bệnh nhân thời nay. Nhiều y tá phòng mổ: Cô Nhung, Thanh Thúy, Đỗ Quyên…các bác sỹ: Trường, Hồng, Long, Sơn…luôn thăm nom bệnh nhân. Tôi cảm giác nhìn thấy các anh, bệnh tình tan biến, hoặc giảm đi khá nhiều sau lời an ủi, mỉm cười. Khi ra viện, tôi nói với anh Long: Tôi nợ anh hai lần? Thực ra muốn bồi dưỡng anh chút ít nhưng anh không nhận! Thiết nghĩ, đây không phải làm hư hỏng bác sỹ mà chỉ là tấm lòng thôi, để người bệnh ra về khỏi lăn tăn…Những tấm gương y đức bệnh viện này còn nhiều không nói hết, chỉ mong sao các y tá, bác sỹ nhiều bệnh viện trên cả nước hãy ứng xử với người bệnh như ở bệnh viện Hữu nghi Việt Xô. Đội ngũ nhân viên ở đây họ lao động vì cái gì? Chắc cũng vì đồng tiền bát gạo cả thôi,” Lòng vả như lòng sung mà”, nhưng họ không lấy tiền đặt lên hàng đầu, không lấy tiền làm thước đo mọi giá trị khám chữa bệnh cùng văn hóa ứng xử. Điều đáng nói ở đây họ làm việc tận tình, không đòi hỏi, im lặng chịu đựng vượt qua nhiều bệnh nhân trái tính nhằm mang lại sức khỏe vì các cán bộ thành lão. Tuy vậy, khi ra về tôi chưa hết băn khoăn qua dư luận cho rằng: “Ở đây toàn con ông cháu cha, chuyên môn kém, lại coi thường thảo dân”. Chắc chắn đây chỉ là số nhỏ trong vô vàn người chuyên môn giỏi, tinh thần phục vụ cao.

 

Còn những xuống cấp tại bệnh viện này, dù đầu tư xây nhà nhiều phòng mới, lại có những nơi điều trị cũ không đạt chuẩn. Một số phòng không điều hòa, không chuông báo gọi bác sỹ vì bị hỏng rồi bỏ luôn. Đặc biệt tất cả khu vệ sinh sai quy cách: Đặt toalette trong phòng điều trị, từ đây mùi hôi thối bốc vào bệnh nhân tha hồ hít thở. Nhiều bệnh nhân “Thả bom” luôn tại giường đến cả tiếng đồng hồ chưa bay hết mùi ô uế, hôi thối lan tỏa khắp phòng…

 

            Đế nghị xây khu phụ riêng vào cuối dãy nhà điều trị, những ai “Muốn”, xin đẩy cả giường ra ngoài vệ sinh sạch sẽ mới cho vào phòng. Tuyệt đối không để bệnh nhân “Rải thảm” trong phòng điều trị, còn gì là vô trùng trong y học phòng bệnh. Từ những xuống cấp bên ngoài cấu trúc nhà cửa, bên trong có bác sỹ mặt như đâm lê, bệnh nhân đau gọi hai lần không thèm đến nói một lời an ủi. Tôi đã hai lần siêu âm tại đây cho kết quả tốt, không sỏi thận. Tôi đến 211 đường Giải Phóng siêu âm lại, kết quả sỏi tắc đường niệu quản. Lúc ấy tôi phải vào viện làm thủ tục tán sỏi, siêu âm lại công nhận có sỏi niệu quản…

 

            Trên đây là những sai số trong nghề nghiệp, mong sao bệnh viện sớm khắc phục hạn chế thiếu sót, vươn lên xứng tầm thương hiệu: Bệnh Viện Hữu nghị Việt Xô. Nơi có đội ngũ nhân viên y tá bác sỹ tay nghề cao, tinh thần y đức chuẩn mực đạo đức con người xã hội mới.

 

 

               Hà Nội 16-6-2015.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3731
Ngày đăng: 19.06.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
"Bốn mươi năm thơ hải ngoại Chương 5" - Nguyễn Đức Tùng
"Bốn mươi năm thơ hải ngoại Chương 4" - Nguyễn Đức Tùng
Tuần - Triệt và những dấu hỏi (trích trong cuốn TỬ VI KIẾN GIẢI / Đặng Xuân Xuyến ; Thanh Hóa ; 2009) - Đặng Xuân Xuyến
Nhà báo Trân Châu như tôi được biết... - Phùng Thành Chủng
Đêm Sài Gòn xưa - Huyền Chiêu
Hạnh phúc gia đình (Bài nói tại các lớp giáo viên PTTH ) - Tuấn Giang
Hội luận của Plato với giới tính con người - Võ Công Liêm
Elena Pucillo Truong và những tuỳ bút về văn hoá, con người Việt Nam - Lê Nhật Ký
Mắt biếc trong thơ Tuệ Sỹ - Tâm Thường Định
Biến điệu Lục Bát - Yến Nhi
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)