Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.204.493
 
Ca nhạc sân khấu cải lương Những tương đồng khác biệt
Tuấn Giang

                                                

 

1.Nguồn gốc ca nhạc cải lương.

Ca nhạc cải lương, một hình thức âm nhạc sân khấu khác âm nhạc tài tử Nam Bộ, dù chung nguồn gốc hay ca nhạc sân khấu cải lương từ nhạc tài tử phát triển lên sân khấu cải lương. Sự khác nhau đầu tiên là tên gọi, sau đến nội dung âm nhạc và mục đích sử dụng. Mỗi loại thể một nội dung âm nhạc, mang mục đích sử dụng riêng.

            Từ tên gọi mỗi thể loại đã xác lập tính nội dung âm nhạc. Âm nhạc tài tử là nhạc phong tục, nhạc thiêng ra đời từ vốn dân ca Nam Bộ, cấu trúc thang âm điệu thức riêng có ngôn ngữ thổ âm, tâm lý bản ngữ người Nam Bộ. Mục đích ca nhạc tài tử, hòa tấu dàn nhạc theo yêu cầu phong tục nghi lễ các địa phương…Sau này phát triển thành hai dòng:

                        Hòa nhạc nghi lễ tục thiêng.

                        Hòa nhạc vui chơi thưởng thức đàn ca tài tử.

Hòa nhạc thích phòng mang tính giải trí, còn tính ca nhạc tài tử Nam Bộ của người dân phương Nam. Ca nhạc tài tử giải trí lên ca nhạc cải lương, là âm nhạc biểu diễn,  cấu trúc thang âm điệu thức riêng vì mục đích nhân vật kịch bản sân khấu. Đây những khác biệt cơ bản hai hình thức âm nhạc: Ca nhạc tài tử, Ca nhạc sân khấu cải lương.

            Ca nhạc tài tử thường cấu trúc thang âm âm nhạc dân ca Nam bộ, dân ca Nam Bộ do những người Bắc vào khai hoang lập miền quê mới họ đã tạo dựng nền âm nhạc riêng không phải từ dân ca xứ Bắc. Điều này càng chứng tỏ chân lý âm nhạc hình thành, ra đời từ tâm lý bản ngữ con người mỗi vùng miền. Theo nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc Nam Bộ Lư nhất Vũ, Văn Hoa, Kiều Tấn, Hồng Thịnh, Tô Vũ…họ tìm ra hệ thống thang âm ngôn ngữ âm nhạc riêng không giống thang âm dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Nhà nghiên cứu sưu tầm âm nhạc Lư Nhất Vũ, sau nhiều năm nghiên cứu dân ca các tỉnh: Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, Cần thơ, Cửu Long, Kiên Giang… Ông khẳng định: Dân ca Nam Bộ không sử dụng những thang âm quen thuộc dân ca Bắc Bộ như Đồ rề pha son la đố, Rề mì son la si rế, Rề pha son la đô rế…Dân ca Nam Bộ thường cấu trúc thang bốn, năm âm:

                                    Rề pha son la.

                                    Rề pha son la si.

            Theo tôi còn thang bốn âm nữa: Rề son la xi. Âm si là âm đặc trưng dân ca Nam Bộ, tạo quãng khác biệt với dân ca Bắc-Trung. Dân ca Nam Bộ sử dụng nhiều điệu Oán như Lý kéo chài, Lý chim chuyền, Lý con sáo, Lý con cua, Lý cây bông…Điệu Oán Nam Bộ cấu trúc quãng màu sắc khác điệu Oán ca nhạc cung đình Huế. Điệu Oán Huế nhấn nốt si, điệu Oán dân ca Nam Bộ nhấn âm Mì, la, là những quãng đặc trưng từng điệu Lý…

            Vốn dân ca Nam Bộ là nguồn gốc âm nhạc tài tử Nam Bộ mang cấu trúc âm nhạc thổ âm: Tâm lý bản ngữ người dân phương Nam. Đây đặc trưng phong cách ca nhạc tài tử, dân ca Nam Bộ. Từ ca nhạc tài tử lên ca nhạc cải lương, là bước phát triển ra đời sân khấu cải lương. Ca nhạc cải lương tiếp nhận nhiều trào lưu ca nhạc mới: Nhạc Bắc Bộ, Nhạc Tầu, Nhạc Tây, nhạc dân ca các dân tộc…Đây là tính đồng đại tương đồng của ca nhạc sân khấu cải lương.

            2.Tính đồng đại ca nhạc cải lương.                

            Tính đồng đại dễ nhận dạng, nhưng những tương đồng, khác biệt trong ca nhạc cải lương, là nét đặc trưng không thể tìm thấy trong âm nhạc sân khấu Việt Nam, đó lại thêm một khác biệt ca nhạc nghệ thuật cải lương. Dù âm nhạc sân khấu mang những nội dung giống nhau: Âm nhạc mở màn, nhạc tính cách tâm lý nhân vật, nhạc cao trào, nhạc diễn tả tình huống tính kịch, nhạc biểu hiện, mô tả không thời gian sân khấu, nhạc kết màn, chuyển cảnh, nhảy múa, kết vở. Nhưng âm nhạc cải lương lại cho sự tương đồng về các cảm xúc âm nhạc sân khấu, tính thời đại tương đồng và những khác biệt.

            Mối quan hệ âm nhạc với mỗi loại hình nghệ thuật thường chọn lựa một hình thức âm nhạc đáp ứng nội dung hình thức thể hiện: Sân khấu Tuồng chọn làn điệu Tuồng mang tính kinh điển, đa phần mô hình âm nhạc khép kín gẫy gọn khó thay đổi, ít hoặc không tương đồng với các thể loại, hình thức âm nhạc khác. Nghệ thuật Chèo chọn làn điệu mang tính dân gian nhiều mô hình mở dễ thay đổi theo phương thức dân ca: Bẻ làn, nắn điệu, lồng điêu. Hình thức âm nhạc này gần với ca nhạc sân khấu cải lương, nhưng không thể mang tính tương đồng, khác biệt. Nghiên cứu đến đây có thể kết luận: Tình đồng đại sân khấu nào cũng có, vì tính đồng đại mà các hình thức sân khấu dân tộc truyền thống tiếp tục tồn tại, luôn phản ánh nội dung nhịp sống con người xã hội đương đại. Nhưng tính tương đồng lại không thể có trong các loại thể sân khấu Tuồng, Chèo.

            Tính tương đồng ca nhạc sân khấu Cải lương nằm ngay trong hệ thống bài bản làn điệu ca nhạc, đó là tình thích nghi, uyển chuyển giai điệu âm nhạc. Nếu chỉ một nhận định: Tính thích nghi, uyển chuyển trong làn điệu bài bản thì làn điệu Tuồng Chèo sẽ không khác biệt. Điều các hình thức âm nhạc sân khấu Tuồng, Chèo không thích ứng uyển chuyển như ca nhạc Cải lương. Bí quyết này nằm trong hình thức cấu trúc mô hình âm nhạc làn điệu bài bản Cải lương. Mô hình làn trong nhạc Cải lương rất ít không nhiều làn như Chèo, nhưng các hình thức bài bản làn điệu Cải lương lại cấu trúc mở. Cấu trúc ca nhạc Cải lương gồm hai bộ phận:

Hệ thống điệu lý, bài bản cổ nhạc, hình thức nói lối vào câu Vộng cổ xuống hò.

Những điệu lý, bài bản cổ nhạc là hình thức âm nhạc khó thay đổi, hoặc không thể thay đổi cấu trúc câu  đoạn khó tương đồng với các hình thức âm nhạc khác. Muốn tương đồng cùng các hình thức âm nhạc khác, các nghệ sỹ biểu diễn vận dụng kỹ thuật ca: Ca chắp điệu, ca nói lối gối bài ca.

            Lối ca chắp điệu giống hình thức ly điệu, chuyển điệu trong âm nhạc chuyên nghiệp (nhiều người thích dùng từ kêu: Âm nhạc bác học).

 Hình thức “nói lối gối bài ca”, kỹ thuật hát mượt mà ly điệu, chuyển  gối bất kể bài hát nào mà người ca muốn. Hai hình thức Ca cải lương này mở toang cánh cửa các bải bản, làn điệu ca nhạc Cải lương mang tính tương đồng. Tính tương đồng khiến người nghe cảm nhận E Cải lương, hơi nhạc điệu  Lý, hay ca Huế, Kim tiền, Cổ bản… hát sang ca khúc mới, hay vào câu Vọng cổ cứ ngọt ngào hấp dẫn không chênh phô, chệch điệu tính khác lạ, nghe chướng tai…Bí quyết ca nhạc cải lương nằm tại hai đặc điểm:

Kỹ thuật hát ly điệu, đưa hơi vuốt chữ mượt ngọt tạo Eca nhạc Cải lương.

Hình thức cấu trúc một làn nói lối gối bài ca, từ đây gắn kết tất cả các bài hát ca Huế cổ nhạc, với các điệu Lý dân ca các miền, đặc biệt nối với ca nhạc đương đại các loại Rock, Ráp, Hiphop, nhạc Sàn, nhạc Điện tử… theo lối Cải lương hóa những giai điệu âm nhạc khác lạ tạo E Cải lương trong tổng thể ca nhạc sân khấu Cải lương.

Ca nhạc, sân khấu Cải lương mang tính tương đồng khác biệt từ Đặc trưng ngôn ngữ sân khấu Cải lương. Đây tên đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tôi thực hiện năm 2004. Khi tranh luận trước Hội đồng khoa học, một vị GSTS nói: Tôi thấy cải lương chẳng có ngôn ngữ gì? Bởi nó Kịch nói một tý, Tuồng một tý, nó là “cái dạ dày trâu”… Ý kiến này được cả hội đồng gật gù như một phát hiện hay, đánh đổ đề tài tôi đưa ra. Tác giả đành Chí Phèo một câu:

Vâng! Nếu cải lương không có ngôn ngữ, hãy để tôi thực hiện đề tài chứng minh rằng Cải lương là “cái dạ dày trâu”* thì đây một đóng góp khoa học giúp đào tạo sinh viên, còn nói võ đoán là chưa thuyết phục ( *Câu nói nổi tiếng của đạo diễn Doãn Hoàng Giang).

Sau đó, các chuyên viên Bộ Văn hóa, vị Chủ tịch Hội đồng khoa học đồng ý cho tác giả thực hiện đề tài. Công trình viết hoàn thành dài 213 trang vi tính khổ A4, năm 2006 do NXB Đại học quốc gia TPHCM phát hành sách dày 614 trang chứng minh Đặc trưng Ngôn ngữ sân khấu Cải lương: Ca và Bộ. Đây ngôn ngữ khởi thủy nghệ thuật Cải lương ngay khi ra đời sân khấu Cải lương. Hệ thống ngôn ngữ đặc trưng ấy đến nay không thay đổi, nếu không có đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, sẽ đánh mất sân khấu Cải lương. Khi xuất bản thành sách mang tên gọi: Nghệ thuật cải lương. Do đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật Cải lương ra đời sau cùng trong vôn sân khấu dân tộc, đã tạo ra diện mạo sân khấu riêng: Tính tương đồng khác biệt.

            3.Tính tương đồng, khác biệt ca nhạc, sân khấu Cải lương.

                        Tính tương đồng theo khái niệm: Là sự gặp nhau cùng hòa hợp bên cái khác biệt trong ngôn ngữ Cải lương mang giá trị cấu trúc ngôn ngữ ca nhạc, ngôn ngữ hành động sân khấu nghệ thuật Ca ra Bộ. Ca là nghệ thuật ngôn ngữ âm nhạc bao gồm âm thanh giai điệu, cấu trúc thang âm, điệu thức làn điệu bài bản, kỹ thuật ca cải lương. Bộ là hành động ngôn ngữ sân khấu, ngôn ngữ nhân vật nghệ thuật biểu diễn Cải lương trong mối quan hệ thống nhất logich: Ca và Bộ.

            Tính tương đồng âm nhạc Cải lương, dù có hệ thống làn điệu bài bản riêng đầy đủ tính kinh điển, dân gian đương đại, nhưng mang ngôn ngữ tương đồng với các hình thức thể loại ca nhạc khác. Tính tương đồng âm nhạc chung hòa, hay hòa đồng với các hình thức ca nhạc đương đại. Bí quyết này nằm trong lối ca chắp điệu. Ban đầu cô Ba Đắc ca chắp điệu Oán với bài Cổ bản, sau nghệ sỹ Tư Chơi phát triển thành nghệ thuật Ca tân cổ dao duyên. Đến đây, sự hoàn chỉnh tính tương đồng ca nhạc cải lương. Tương đồng cổ nhạc với tân nhạc, tương đồng bài bản với dân ca các miền, ca nhạc Tầu, nhạc Tây đương đại theo phép hóa giải: Cải lương hóa những hình thức ca nhạc mới.Tính tương đồng ngôn ngữ nghệ thuật ra bộ, xuất xứ từ cô Ba Đắc hát nhạc tài tử nghe người xem nói: “Ca phải ra bộ mới hay”! Từ đó, cô rời bộ ván tứ đứng dạy ca diễn ra bộ. Nghệ thuật ngôn ngữ diễn bộ cải lương minh họa lời ca đến biểu cảm nội tâm tình cảm lời ca, sau này thành hành động ngôn ngữ sân khấu cải lương. Ngôn ngữ ra bộ cải lương khác Tuồng bởi mang tính minh họa hiện thực cuộc sống con người, nó tương đồng cùng loại ngôn ngữ biểu cảm nhân vật kịch bản sân khấu. Đây là loại hình ngôn ngữ hành động diễn viên sân khấu, mỗi loại một ngôn ngữ hành động diễn riêng.

Ngôn ngữ hành động sân khấu Tuồng: Ước lệ- Tượng trưng.

            Ngôn ngữ diễn viên Chèo: Cách điệu-Ước lệ.

            Ngôn ngữ diễn xuất sân khấu Cải lương: Ca- Bộ-Minh họa hiện thực.

            Những hình thức phát triển ngôn ngữ tương đồng, khác biệt các hình thức sân khấu dân tộc truyền thống tạo phong cách đặc trưng các loại Tuồng Chèo Cải lương. Sự tương đồng sân khấu, ca nhạc Cải lương tịu chung lại ba đặc tính: Tương đồng ngôn ngữ ca nhạc.

                        Tương đồng ngôn ngữ hành động diễn viên.

                        Ngôn ngữ sân khấu nghệ thuật cải lương.

            Ngôn ngữ ca nhạc, kết nối hòa đồng các hình thức âm nhạc dân gian đương đại bằng lối hát chắp điệu-Tân cổ giao duyên. Phi ca nhạc Cải lương không loại ca nhạc nào có kỹ thuật hát độc đáo này. Tương đồng ngôn ngữ hành động diễn viên, là nghệ thuật minh họa hiện thực cuộc sống, người diễn viên Ca và Bộ. Nghệ thuật diễn bộ khác Tuồng, Chèo, Kịch nói, đây nét đặc trưng ngôn ngữ sân khấu Cải lương. Ngôn ngữ sân khấu Cải lương tạo dựng tông màu Cải lương từ ca nhạc đến trang trí sân khấu, hành động diễn xuất người diễn viên. Sân khấu Cải lương có thể tìm thấy nét tương đồng những lớp diễn như Kịch nói, nhưng không bao giờ là Kịch nói, bởi nó diễn bẵng điệu bộ cải lương mềm hơn Kịch nói mang tính hiện thực tự nhiên như thực. Thường những lớp diễn đối thoại tranh luận kiểu Kịch nói lại ca Sàng xê, mâu thuẫn xung đột nội tâm căng thẳng khác Kịch nói. Đây những tương đồng, khác biệt ca nhạc, sân khấu Cải lương.

            4.Những khác biệt.

            Sự khác biệt sân khấu Cải lương nằm trong tổng thể loại hình, thể loại sân khấu, qua ca nhạc, hành động ngôn ngữ diễn viên, ngôn ngữ nghệ thuật sân khấu. Sự khác biệt ấy nằm trong câu tuyên ngôn nổi tiếng của nghệ sỹ, tác giả Cải lương Năm Châu: Sân khấu Cải lương đẹp phải thật, thật phải đẹp! Đây bản thể nghệ thuật Cải lương: Thật! Không thật mà thật. Nói một cách lãng mạn: Sân khấu, nghệ thuật Cải lương là màn sương giăng.                               Còn gì đẹp hơn hình thức diễn tả hiện thực cuộc sống qua lăng kính sân khấu Cải lương đưa người xem vào thế giới ảo giác, để trở về hiện thực thơ mộng là những khác biệt:

            Tính óng chuốt mượt mà bay bổng, ngọt mùi ca nhạc Cải lương.

            Tính lãng mạn huyền ảo, hiện thực hồn nhiên ngôn ngữ biểu cảm.

            Cải lương hóa, cải biến nội tại bản thể nghệ thuật Cải lương.

            Sự hòa nhập, những khác biệt bản sắc nghệ thuật cải lương.

            Ca nhạc sân khấu Cải lương nhiều nhân tố bản sắc riêng, hòa nhập tương đồng, vì hai đặc tính tương đồng, khác biệt. Nghệ thuật Cải lương đã phát triển trên ba miền đất nước như Tuồng, còn chèo không thể. Ca nhạc sân khấu Cải lương chiếm vị thế người xem đông nhất, trở thành nghệ thuật ca nhạc Cải lương được công chúng cả nước yêu thích. Ca nhạc Tuồng, Chèo dù phát trên đài Phát thanh theo chương trình ca nhạc nhưng không thể gần gũi người nghe như ca nhạc Cải lương. Những tương đồng khác biệt ca nhac, nghệ thuật Cải lương làm cầu nối đến các loại hình nghệ thuật mới, lại giữ vững bản sắc nghệ thuật ca nhạc sân khấu Cải lương.

 

     Hà Nội 22-6-2015.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3489
Ngày đăng: 25.06.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cô Bảy Phùng Há – từ cuộc đời đến sân khấu - Trần Trung Sáng
Lịch sử cải lương 10- hết - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 9 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 8 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 7 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 6 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 5 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 4 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 3 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 2 - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)