Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.210.899
 
Cảm thương thầy Đồ Chiểu
Trần Đồng Minh

Đúng là Nguyễn Đình Chiếu lớn lên giữa thảm họa nước mất nhà tan! Một cuộc đời rất đau mà cũng rất đẹp. Tôi trân trọng kính yêu, cảm thương con người trong cơn bĩ cực đã vượt lên những bất hạnh để làm được ba công việc thật hay và thật khó: viết văn,trị bệnh, dạy học.

 

Nào ngờ đến hôm nay tôi và những người yêu văn chương lại phải xót xa cảm thương tác giả Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhưng cảm thương theo một nghĩa khác.

 

Không thương sao được khi có học sinh vào loại giỏi văn của Hà Nội được hỏi về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã trả lời " thật sự em không hề thích tác phẩm này"..."vì nó quá cứng nhắc khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương"? Mà đó là trả lời bằng văn bản trong kì thi học sinh giỏi của thủ đô năm 2005! Thí sinh này còn quả quyết '' chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có tới 9 người cũng không thích tác phẩm này"! Một học sinh khác, cách đây chưa lâu, cũng là học sinh giỏi văn của trường chuyên tại thành phố Hồ Chí Minh, khi làm bài đã viết luôn câu thơ " Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm" của thầy Đồ Chiểu thành '' Chở bao nhiêu gạo thuyền không khẳm”. Sao có thể nhầm lẫn tác cười, tai hại như vậy? Hỏi thì cô giáo dạy em cho biết em cố tình viết sai để khỏi phải tiếp tục học văn,thi học sinh giỏi văn?

 

Không thương thầy Đồ Chiếu sao được khi có giáo sư đại học sư phạm viết sách giáo khoa cho học sinh phổ thông học rằng câu thơ '' Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương nổi tiếng trong truyện Lục Vân Tiên là của Xuân Diệu?

 

Không thương thầy Đồ Chiếu sao được khi mới đây còn có chuyên viên chỉ đạo môn văn của sở giáo dục-đào tạo thành phố Hồ Chí Minh soạn thảo hướng dẫn chấm bài thi học sinh giỏi môn văn, đã giải thích bằng văn bản hai chữ quan trọng trong câu thơ Nguyễn Đình Chiếu: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khằm./ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" là: "tà": xấu, ''khẳm": chìm.(!) Thực ra ai cũng biết ở đây ''tà'' có nghĩa "cùn, mòn" và ''khẳm'' là "đầy". Vậy là cả thí sinh lẫn giám khảo đều bị buộc hiểu sai từ ngữ và ý thơ của người xưa !

 

Đau lòng thay, học sinh giỏi văn ở hai thành phố lớn nhất nước mà học như thế, nghĩ như thế, làm bài thư thế thì các học sinh bình thường hoặc học kém môn văn nơi vùng sâu, vùng xa sẽ còn học, nghĩ và làm bài như thế nào? Giáo sư đào tạo ra người dạy văn, cán bộ chỉ đạo văn ra đề, định hướng cho bao nhiêu thầy cô mà hiểu và viết thư thế, thì các giáo viên phổ thông sẽ ra sao?!

ÔI thương thay thầy Đồ Chiếu, thương thay cho văn chương và cuộc đời khi học sinh ''không có một chút xúc động hay xót thương'' trước hình ảnh hào hùng, cảm động của nghĩa binh Cần Giuộc nghèo khó tự nguyện nổi dậy đánh giặc Pháp xâm lược và tinh thần dũng cảm, hi sinh muôn vàn lần đáng kính đáng thương của những người nông dân ''ở trong làng bộ'' đó. Phải vô tình, vô cảm đến mức nào mới không chút xúc động, xót thương trước những câu văn bình dị, đẫm nước mắt của thầy Đồ Chiếu: ''Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều. Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dỡ trước ngõ"...

Thương thầy Đồ Chiếu biết chừng nào khi con thuyền chở đạo của thầy bị biến

thành thuyền '' chở gạo"(!), khi thầy bị tước đoạt mất câu thơ tâm huyết " Bởi chưng

hay ghét cũng là hay thương"(!)...

Thầy Đồ Chiếu ơi, kẻ hậu sinh xin mạrl phép mượn thơ thầy mà nói lên nỗi lòng

mình: .

Thương thầy Đồ Chiếu tài lành

Gặp cơn vãn mạt cũng đành phôi pha.

 

 

 

Trần Đồng Minh
Số lần đọc: 3822
Ngày đăng: 28.05.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
"MỜI TRẦU" hay "MẮNG TRẦU " ? - - Trần Mạnh Hảo
VĂN MẪU hay VĂN DỎM ? - Trần Mạnh Hảo
Một bài văn VĂN MẪU LÀM GƯƠNG XẤU - Trần Mạnh Hảo
Một số đề văn KHÔNG CHUẨN XÁC - Trần Mạnh Hảo
Hội chứng “ VĂN MẪU " :SOS (!) - Trần Mạnh Hảo
Có thật :" VĂN CHƯƠNG LÀ VẬT VÔ TRI " ? - Trần Mạnh Hảo
Lang thang cùng - Võ Tấn Cường
Nhân chuyện NGUYỄN PHI THANH phản ứng BÀI GIẢNG " VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC"- NGHĨ VỀ VẤN NẠN CỦA MÔN VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY - Trần Mạnh Hảo
Sau đồi vọng cảnh. - Trần Kiêm Ðoàn
Một bài thơ - Dấu ấn của thời đổi mới. - Triệu Xuân
Cùng một tác giả
Một thời in dấu (truyện dài)