Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.178
123.221.573
 
Kierkegaard "Nhật ký của kẻ mê hoặc"
Võ Công Liêm

 

                   

 

                    Sua passion’ predominante

                    è la giovin principiante.(1)

                   (Don Giovanani, No.4 Aria-Mozart’s)

 

    Đúng ra đây là dữ kiện ghi lại những tác động tình cảm về cuộc tình tan vỡ, dựa vào đó bằng một bộc phát thúc đẩy để viết lên những gì chất chứa trong tim của Soren Kierkegaaed* mối tư duy đó đã ghì chặt trong lòng của một con người đau khổ, dằn vặt cả thời gian dài. Khoảng thời gian đó như một dành dụm để phát sinh ra một vài điều có tính chất riêng tư và sâu sắc trong ngữ ngôn; một thứ văn chương chứa đựng một tư tưởng triết học và tôn giáo dù là hư cấu giữa không gian và thời gian, giữa tác giả và nhân vật, nhưng ở đó gợi lên một tư duy khác biệt để đạt tới vấn đề cho một sự sống của con người; cả hai vị trí này nằm trong một thế giới mà nơi đây có một tương quan đối với Thượng đế. Những tựa đề trong hầu hết tác phẩm của Kierkegaard là tựa đề trầm thống, hàm chứa bằng một ám thị đầy năng lực : ‘Sợ hãi và Run rẩy/Fear and Trembling’, ‘Đọa bệnh cho tới Chết/The Sickness unto Death’, ‘Đoạn kết một Phản đề/Concluding Unscientific Postscript’, ‘Những Bước Đường Đời/Stages on Life’s Way’. Với những bài viết dài dòng qua một thể cách gián tiếp mà Kierkegaard không đặc vào đó bất cứ một niềm tin nào, nhưng ít ra giới thiệu cho những chọn lựa khác, biến đổi cách biệt và tình trạng có thể là đưa tới một giảo nghiệm tâm lý, phản ảnh trạng huống và hiệu năng cho mỗi dữ kiện nêu ra trong tác phẩm. Mỗi một nhân sự có một niềm tin riêng, phải bất phân tính thời mới tìm thấy được sự thật riêng mình (của chàng hay nàng). Có một chút lạ lùng, kinh ngạc; đó là nỗi buồn của Dane lấy từ mẫu thức của Socrates; một lăng nhăng, mòi mọt, một con người lắm chuyện đời xưa, một kẻ mách lẻo chuyện hoang đường triết học và ngụ ngôn thần thoại –Each person, he believed, must ultimately find his or her own truth. Little wonder that this melancholy Dane took as his model Socrates, the gadfly, the great questioner or antiquity, the teller of philosophical fables and myths. Hẳn nhiên trong đó Kierkegaard cũng muốn tác phẩm mình có những bất ngờ, đặc biệt mang lại trong mỗi sự kiện một hình thức hoang tưởng ẩn danh (fanciful pseudonyms) qua nhân vật trong truyện như Victor Eremita và Johannes Climacus có nghĩa là ám thị tự kỷ, một giao thông với người vợ cũ Regine. Một biểu thị tức thời của tan vỡ giữa Kierkegaard và Regine. Vẫn còn bàng hoàng trong cuộc tình đầu của ông.Tuy nhiên; ông kỳ vọng vào đó như một bản văn tàn bạo (a cruel text) trong‘Nhật Ký của Kẻ Mê Hoặc/Diary of a Seducer’.

Rứa thì ở Nhật Ký của Kẻ Mê Hoặc nói lên cái gì? Kierkegaard vẫn khăng khăng một lòng với bản sắc phản biện cái dụng tâm mà không ai hay biết gì về những dự mưu, toan tính của người đàn bà; dữ kiện như thế có thể xẩy ra qua từng đối tượng hoặc dữ kiện khác có thể làm cho người ta nghi ngờ ở đoạn cuối câu chuyện của kẻ dụ tình có một cái gì hết sức bất ngờ vội vã không một lý do để giải hóa hay lý luận thuộc về triết học, nhưng cũng có thể lý giải được một trạng huống tâm lý khác, bởi; cái của tác giả là không có kinh nghiệm giao hoan để tìm lạc thú và say đắm vào mặt tính dục –Because its author had no experience of the pleasures and deeper aspect of sex. Dẫu có đứng vững; nhật ký chỉ là một cái nhìn tức thời như một miếng nhồi nóng hổi (hot-stuff) gây xôn xao dư luận cho một vụ tình (scandalous).

Nhật ký của Kẻ Mê Hoặc tức tốc trở nên thời thượng trong một phân đoạn luận của: ‘Những là / Hoặc là  / Either / Or = Enter / Eller’ là một tác phẩm lớn của Kierkegaard về những gì cho một phần thực chất đáng kể. Nói cho ngay đây là một tác phẩm hợp nhất trong tư duy tâm sinh lý đưa tới nhiều tranh luận khác nhau về ba đường lối hoặc đây là ‘bước đi/stages’ vào đời như đã mô tả qua từng phân đoạn luận.

Với 800 trang trong Những là / Hoặc là đã chia ra nhiều phần cũng trong mỗi phần lại chẻ ra hai đoạn phân tích khác. Thứ nhất là giảo nghiệm cái nhan sắc thẩm mỹ, thứ đến là mẫu thức luân lý tồn lưu –the first examining the aesthetic and the second the ethical modes of existence.Nhưng nhớ cho; Kierkegaard không thực sự xác nhận ‘những là’ thẩm mỹ ‘hoặc là’ đạo đức trong thẩm quan của vũ trụ giới, cũng chẳng phải là vấn đề để thuyết phục qua vai trò thuật chuyện của ông với mỗi bản văn. Thay vào đó; cứu cánh của Kierkegaard là miêu tả hết sức ‘bình dân học vụ’ dễ dàng thông đạt và diễn giải cụ thể sự kiện.

Nhật ký của Kẻ Mê Hoặc / Diary of a Seducer cũng được coi như lời xưng tha thiết, một lối tường thuật, kể lễ của một thứ văn chương hiện đại; có thể so sánh được cái ám ảnh, cái thương tích, cái nhiễu nhương phiền toái như những tác phẩm khác; đồng thể chất của Dostoevsky trong ‘Hồi ký viết Dưới hầm / Notes from Underground’,trong ‘Giấy dán vách Hoa tường vi/The Yellow Wallpaper’của Charlotte Perkins Gilman, của Albert Camus trong ‘Kẻ Xa lạ / The Stranger’,trong ‘Lolita’của Nabokov.

Là những gì phơi mở bóng tối đọa đày ở chúng ta, một nỗi đau trầm thống, khổ lụy như căn bệnh cho tới chết và những dự mưu để đánh lạc hướng cho bước đi vào đời. Nhật ký của Kẻ Mê Hoặc là một cảnh giác cho những ai mê hoặc vào đường tình. Mà hầu như là nỗi đau / most harrowing vấp phải ở đời này.

                                                                                                                

Dù rằng Soren Kierkegaard lừng danh như một lý thuyết gia, một nhà tư tưởng triết học và cũng là tác giả của một số tác phẩm (trong đó phơi mở về nhan sắc thẩm mỹ), một nhà thơ, một con người châm biếm lãng mạn, một người thông minh đầy sáng tạo ngữ ngôn. Nhật Ký của Kẻ Mê Hoặc lan rộng ở Đông Bắc Âu vào thời đó. Điểm sáng của Kierkegaard trong tác phẩm ‘Những là / Hoặc là’ phát hành 1843 trong khi tác giả chỉ mười ba tuổi (13) mà viết về một ‘Nhật ký’ có tính triết học là cả một trí tuệ phi thường. Đời nay hiếm, bởi; sở học có tính vượt không gian mà không có thời gian. Kierkegaard biết điều này. Dàn dựng cho tâp ‘Những là / Hoặc là’ là cả một phân đoạn; những trang cuối làm thành Phần Một. Biến dạng như thế nhưng không lạc hướng bằng một lối dẫn giải tinh tế sâu sắc của tâm lý. Khai phá của Kiekergaard gồm có ba giai đoạn: nhan sắc thẩm mỹ, luân thường đạo lý và giáo điều. Thời điểm viết ‘Những là/Hoặc là’ năm 1842; ông chuyển một phần con đường luân lý, đạo đức đi vào một cõi khác, sau đó ông mới mô tả đặc điểm thẩm mỹ chuẩn bị cho một viễn cảnh trong luận văn độc quyền của ông trước khi xác định con đường đi tới với tôn giáo và bày tỏ thế nào là tín ngưỡng; may ra có thể đạt tới. Do đó nhận thức ở Kiekagaard là đưa tới một thảo luận giữa thẩm mỹ và diện mạo của đạo đức, luân lý. Đấy là chủ đề của ‘Những là = thẩm mỹ. Hoặc là = đạo đức là những bước đường vào đời. Cuối cùng rồi Kiekegaard chỉ chọn: ‘Không hoặc là/Neither’.Nói như rứa có mâu thuẩn cho một triếy lý? Không! vì; ‘Không là/ Hoặc là hay Không hoặc là’ đều đi tới một tôn chỉ Có hoặc Không có. Chớ đòi cho được ‘cả vú lấp miệng em’ thì chỉ là nhất thời trong cái thế thụ động của chẳng đặng đừng. Rứa thì làm răng? Chỉ có một giải pháp duy nhất là tạo một bước nhảy vọt vô trong sự tôn thờ là ‘lối-về-của-ý’ tức là con đường vào đời –The only solution is to make a‘leap’ into the religious way of life. Kiekegaard biết sự vụ đó khi ‘đột nhập’ vào một cuộc tình vị thành niên. Rứa răng! Vì đó là hai chọn lựa của nhan sắc và luân lý. Kierkegaard đã thừa nhận (adopted) cho cái phương thức ‘đả thông tư tưởng’ là thái độ liên lạc gián tiếp (indirect communication) với người yêu cũ.Trong ‘Những là/Hoặc là’ thường xử dụng lối giải thích vừa phức tạp, vừa tinh vi qua một phương thức ngụy tạo trá hình. Cho dù có hợp lý chăng đi nữa thì đây chỉ là bản nháp, sơ thảo những gì của một người thanh niên trẻ tuổi ‘nhiệt huyết và thực lòng’ với một thẩm mỹ triết học của cuộc đời. Trong trang đầu cuốn nhật ký Kierkegaard thốt như thế này: ‘Tôi không thể che giấu một điều gì từ chính tôi / I cannot hide from  myself’. Ông còn ghi thêm : ‘Ghi chép để được tồn lưu/ Commentarius perpetuus No. 4’ để nhớ đời mà ông đã mượn ý trong nhạc kịch (opera) Don Juan của Mozart. Thời đó như lời xưng tội; còn đòi gì hơn ở ‘Những là/Hoặc là’. Ta có thể gọi ‘Hoặc là/ Hoặc là’ là chúng ta chấp nhận một thách đố mà Kiekegaard đã cố công tìm kiếm để giải thoát uẩn khúc. Bước vào đời của Soren lúc đó là lôi cuốn vào tình dục; đấy là một sự trinh nguyên và cũng là lòng say mê; đam mê ở tuổi dậy thì cho lần đầu đi vào tình yêu; mức độ đó là nhận thức tức thời ở Kiekegaard. Kiềm chế sự vụ là ở ‘nàng’ hơn là ở ‘chàng’. Cái sự tỏ ra của lôi cuốn (seduction) cho cả hai; chính lúc này đòi hỏi ở ‘Neither/Không là/ Either/Hoặc là’ để chận lại dục vọng không thể vượt qua được. Nhân vật trong truyện chính là sự ngã qụi của Kiekegaard. Nhật ký ghi lại nỗi uẩn khúc cho cuộc tình có những vội vã để đi tới tan vỡ.Tuy nhiên; con người lãng mạn của Kierkegaard vẫn còn hoài vọng, mặc dù dùng lời xưng như một cứu chuộc, nhưng vẫn tuyệt vọng …

Sự tình của Kierkegaard có thể có một tương quan, đồng dạng với ‘Les Liaisons Dangereuses/Nguy hại Tình dục Bất chính’ của tác giả Choderlos de Laclos. Khi mà Regine Olsen (vợ cũ) còn ở tuổi vị thành niên; cái đó là một sai lầm lớn lao đối với Kierkegaard. Kierkegaard không phải là con người mê hoặc. Rứa thì làm răng làm tình với Regine ở tuổi đó? (như đã lập lại nhiều lần ‘Không là/Hoặc là’ là động lực thúc đẩy ở ‘nàng’ nhiều hơn ở ‘chàng’ cho nên mới có Không là/Neither; nghĩa là không phải là cả hai) Mà nếu có thì đó là một hoan lạc (enjoyed) gợi dục tri thức (erotic-intellectual) là do từ trí tưởng mà ra.

Trong Nhật ký của Kẻ Mê Hoặc có những chương kể lại cảnh dụ tình, hấp dẫn, quyến rũ; đó là một phần đem lại giá trị tác phẩm. Mặc dù; cường độ ‘yếu’ nơi ông chính là Kiekegaard tự hiểu lấy để rồi trở nên lạc quan yêu đời và chính ông lại chế giễu lấy ông. Nói chung toàn nhân vật trong nhật ký ghi lại những hình dáng buồn cười. Âu cũng là sự nhận biết đầy đủ của con người sáng tạo một thứ văn chương mới.

 

 *Soren Kierkegaard (1813-1855) người Đan Mạch. Triết gia, lý thuyết gia, tên tuổi ông gắn liền với chủ nghĩa hiện sinh và cấu trúc ngữ pháp. Ông là con của một thương doanh giàu có ở Đan Mạch cầu hôn một thiếu nữ dưới tuổi vị thành niên tên Regine Olsen. Ngay sau đó; người trí thức trẻ tuổi nhận thức được việc hôn nhân này là một nhầm lẫn lớn lao: Với tật bẩm sinh sầu muộn và một cường độ xúc cảm mãnh liệt, nặng tư duy về mặt tôn giáo. Kierkegaard không giản đơn để cắt bỏ tình nghĩa vợ chồng. Hay là; có thể không cùng lứa, không cân xứng, không hội đủ là những gì, hoặc là và hoặc là không đẹp lòng đối với bất cứ phụ nữ nào trên cõi đời này. Phụ nữ yêu sách trong tư thế thụ động nhưng phản biện nơi gương mặt (face-talk) như một đòi hỏi thầm kín. Nhất là tình yêu. Được hỏi Olsen có chia sẻ và hiểu biết tinh thần bất ổn và đời sống bất hạnh đó? Nàng nhìn trời. Một năm sau (1841) ông đánh vỡ cuộc hôn nhân này; lúc ấy Kierkegaard ở tuổi 28 và sau một vài hỗn loạn là nỗi đau chồng chất suốt thời gian dài. Regine thông minh để nhận biết, chấp nhận lời cầu hôn qua sự ngưỡng mộ (một bên là nhan sắc, một bên là đạo đức truyền thống). Cả hai nhận thức được điều này và lặng câm trong nỗi bi suất bất tận; đó là giới tuyến đưa tới rạn nứt cho tới khi đoạn tuyệt. Nhưng người thiếu nữ trẻ không bày tỏ cảm xúc của mình cho Kierkegaard, ngay cả lần đối thoại cuối cùng. Họ đang chơi trò kịch tính tâm lý; trong đó Kierkegaard xử thế một thú chơi tàn bạo ‘cruel game’ với Regine. Qua một vài lần thách đố giữa đôi bên họ đi tới một dự ước ly hôn. Điều này thiết nghĩ cho một con người trẻ tuổi thông minh có những bản thảo viết về lý thuyết triết học thẩm mỹ cuộc đời. Thì tại sao lại rơi vào hoàn cảnh đau khổ? Hơn thế nữa; Kierkegaard con nhà giàu ăn chơi học giỏi, độc thân vui tính, chuyện bừa bải là bình thường –He is a wealthy man-about-town unmarried, and idle. Đó là lý do tâm sinh lý đưa tới sa ngã để tan vỡ (?). Thành ra toàn tập tác giả đã mượn nhân vật để nói thay mình, là; biện minh cho sự khước từ. Đứng sau sân khấu cuộc đời là con người không bao giờ để lộ tông tích, một con người với một căn cước đơn giản như Ông Năm, Chú Ba –His name is never revealed, he is simply identified as Mr. Nam, Uncle Ba… tất cả là thủ thuật giữa đời này. Kierkegaard đứng trong vai trò của nhân vật mà ông dựng nên trong Nhật ký của Kẻ Mê Hoặc. Còn nếu như chúng ta tìm thấy chủ nhân nhật ký trong đó là ‘phá rối trị an / disturbing’ thì Kierkegaaed đâu dám nhận đó là sự thật giữa tác giả và nhân vật chính trong truyện mà tác giả đã kể. Lấy thí dụ nhân vật trong: ‘Những là/Hoặc là’ để thấy cái tiềm ẩn của tác giả. Ông là Eremita, và; Ông Năm là Johannes và Chú Ba là thẩm phán William. Người viết nhật ký và Kierkegaard là tác giả của những bức thư tình gởi đến Cordelia. Ấy là những nhân vật xoáy quanh trong nhật ký. Khi nhận ra được tức người đọc hiểu được ít nhiều mạch lạc của nó. Tuy nhật ký nghe qua tưởng bình thường nhưng bút pháp của Kierkegaard là tinh xảo có màu sắc triết lý nhân văn như nhắn gởi. Còn đọc suông thì coi như ăn bún nước mắm trơn, thiếu ớt, tỏi thì đâu thấy chi là thi vị; bún theo đường bún, mắm theo đường mắm; ai đâu gọi là: ‘văn như Siêu Quát vô tiền Hán’ mà không chừng trôi lơ lững như con thuyền Nghệ An! Rứa cho nên đến với Kierkegaard là đến với văn chương thâm hậu. Còn không đạt thấu thứ triết lý đó thì về thổi cơm cho vợ. Mà thiệt; ngay khi đoạn hôn Olsen vẫn còn ngưỡng mộ tài năng Kierkegaard. Đấy là tập nhật ký với một sự sắp xếp công phu dù Phần-cuối là Phần-đầu. Nhưng trong đoạn cuối, dẫu đây là một lời lẽ hoà nhã của con người lý luận nhân bản, có thể không đủ để nói lên sự thật thiêng liêng cho một tín đồ ngoan đạo –But in the end, even this mild humanism would not be enough for the true spiritual pilgrim. Linh hồn đó chỉ có thể ngưng nghỉ ở một nơi nào đó, nơi vô tận, nơi tuyệt đỉnh, nơi về của Như-nhiên hằng cửu.Tức nẽo-về-của-ý là vậy đó! Nhật ký của Kierkegaaed là lời nhắn gởi, như đem ‘tâm tình viết lịch sử’. Nhật ký ai viết cũng được cả, nhưng; để đời mới là khó.

Tạo dựng được Nhật ký của Kẻ Mê Hoặc là một điều gì thân thương, gần gũi là mạch nối với Kierkegaard không những chỉ gắn vào đó một thứ tình lãng mạn trong bước đầu kết hôn với Regine Olsen. 10 năm tùng học về lý thuyết luận ở đại học Copenhagen. Kierkegaard người có tài ăn nói, dễ thu hút quần chúng, nổi tiếng là kẻ thông minh và có một ít dí dỏm. Chính những điểm đó đưa tới mối liên hệ với Regine (con gái cưng của quan thượng thư ngân khố) gặp nhau lần đầu vào mùa xuân năm 1837; nàng đã bị chàng thôi miên, lúc đó Regine mới có mười bốn tuổi (14) một sinh lực hấp dẫn hơn cả gái hai mươi. So ra giữa thể và lực của hai người khác xa. Cả đôi rơi vào tình yêu, đi tới hôn nhân cấp thời. Kierkegaard vượt thoát để có một quyết định bước vào đời không còn độc thân vui tính cấm kị tình dục. Ông cầm trong tay chứng minh thư hôn thú vào ngày 10 tháng 9 năm 1840; nhưng sau những ngày cưới Kierkegaard cảm thấy ăn năn. Có thể có nhiều lý do trong đối tượng hôn nhân mà thức tĩnh: khởi từ cá tính trầm mặc, từ những lằn biên tình cảm phá vỡ lý tưởng cho một người con gái nhẹ dạ, ngây thơ, từ chỗ yếu sinh lý đâm ra sợ hãi. Đó là sự thật; ông yếu về sinh lý tính dục và yếu cả thể tạng khi sanh nở (bởi mẹ ở tuổi bốn mươi lăm mới sanh ông) và sống trong một gia đình nghiêm khắc tôn giáo. Regine hiểu được tâm trạng của Kierkegaard qua những lần chăn gối đắm say (inebriated) và Kierkegaard đã có những cuộc đồng tình luyến ái với người em bà con. Cho dẫu có nhiều lý do nhưng ông đã quyết định bỏ ‘cuộc chơi’ và; từ đó hồn xác ông không còn rung động với phái yếu. Sơ lược ‘con đường tình ta đi’ thời tất ta nhận ra được linh hồn tập Nhật ký của Kẻ Mê Hoặc của Những là/Hoặc là đối với Kierkegaard.

 

 Kierkegaard không là kẻ mê hoặc –Kierkegaard was no seducer. Nếu có thời đó là hoan lạc dục tính tri thức –If he enjoyed the erotic-intellectual.Nó chỉ là hình ảnh trong trí tưởng –It was in imagination only. Có nhiều phần trong‘nhật ký’mà ta không thể cảm hóa để cho Kierkegaard vượt ra khỏi chìm đắm của ông –Out of his depth . Là những gì để lại cho một con người không bao giờ có kinh nghiệm dụ tình ./.

 (ca.ab.yyc. 31/8/2015)

(1)   Mênh lệnh dục xác của con người / là phá đời con gái trẻ (His ruling passion / is the fresh young maiden). Rút trong Mozart.

SÁCH ĐỌC : ‘Dairy of A Seducer’ by Soren Kierkegaard. Chuyển từ Đan ngữ sang Anh ngữ bởi Gerd Gillhoff. Continuum. New York. USA & London UK.. Frederick Ungar. Pub. Co 1966.

 

TRANH VẼ: ‘Chân Dung Của M / Portrait of M.’ Khổ 12’ X 16’ trên giấy cứng. Acrylics + House paint + Mixed.  vcl#3182015.

 

                                                                        

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3818
Ngày đăng: 05.09.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thân - Mệnh và những băn khoăn(1) - Đặng Xuân Xuyến
Thủ Đô Helsinki - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Có phải bài thơ "Độc tiểu thanh kí" của Nguyễn Du từng bị ngụy tác? - Nguyễn Cẩm Xuyên
Lời hứa của tình yêu vĩnh cửu - ổ khóa khắp thế gian - Nguyễn Hồng Nhung
Mười hai luật vũ trụ và hai mươi mốt phụ luật - Nguyễn Hồng Nhung
Giá trị thực của thi sĩ chắc chắn sẽ còn lại với muôn đời. - Lâm Bích Thủy
Những tác động ảnh hưởng các trào lưu âm nhạc bên ngoài vào giới trẻ. - Tuấn Giang
Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương - bản hòa ca về cái cô đơn của con người đương đại - Trần Thị Ty
Đi tìm thú vui - Võ Công Liêm
Lời khuyên của bảy nhà thông thái Hy Lạp - Nguyễn Hồng Nhung
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)