Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.189
123.212.570
 
Chống quan tham sân khấu Sẽ phải “nghỉ hưu” theo chế độ hiện hành
Tuấn Giang

 

            Lâu nay, chưa ai phanh phui những bí ẩn góc khuất cuộc đời một nhân vật, chỉ biết sinh thời chú tự xưng là “Người Trời”. Ông ta huyênh hoang chống quan tham bất kể cấp nào, ở thời đại nào? Xưa –Nay. Nghe trướng tai gai mắt, là nhảy vào can thiệp. Tuy thế! ông khá uyển chuyển mềm mại đối nhân xử thế, dân làng đồng nghiệp ai cũng yêu thích.       

Biết đạo lý người dân Việt, đấu tranh không nói những lời như tát nước vào mặt nhau, không gân cổ cò, co cổ ngỗng cãi chày, cãi cối…Ông học ở cõi nhân gian cái đạo lý trước sau: “Trên kính dưới nhường”. Dù đấu tranh chống quan tham, một mất một còn, vẫn giữ thái độ ôn hòa: “Lời nói chẳng mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hiểu đạo nghĩa làm người, không thóa mạ kẻ lớn tuổi, học cao, kể cả quan tham. Như người cầm cân công lý, nhưng lại giữ chữ tình người dân Việt: “Một trăm bó lý, không bằng một tí cái tình”. Ông phân tích lý tình, phải trái phân minh, thấu tình đạt lý. Một mẫu người chống quan tham, mang biểu tượng bất tử trên sân khấu! Tương lai, nếu buộc phải làm “thủ tục nghỉ hiu” theo “chế độ” hiện hành, ông sẽ để lại nhiều tình cảm luyến tiếc, bao người yêu thích. Dù phải nghỉ hiu, ông còn để lại dấu ấn lịch sử, tuân theo quy luật muôn đời “ Không cố đấm ăn xôi, Xôi lại hẩm, Cầm bằng làm mướn mướn không công”...  Xưa nay, không ai biết ông sinh ra ở đâu, con nhà ai? Chỉ biết ông giáo trò thậm xưng:

Tôi vốn dòng dõi Thượng Thiên

Bởi hái đào tiên nên bị giáng xuống trần gian

Thấy thói đời bối rối đa đoan

Nên tôi xuống đây lo toan cái sự rối…

Nói thâm xưng thật oan uổng qúa! Bởi chú sinh thời không biết quê hương, cả đời đi ở đợ hết phường nọ đến làng kia. Cuộc sống gian chuân lắm! Mồ côi, không cha, không mẹ. Nghe nói người dân làng Nguyễn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình còn giữ “giấy khai sinh” mang hình chú để mọi người đến chiêm nghiệm. Ngày Chú trào đời, trước năm 1945. Chú đã cao 0.80m, đầu để tóc trái đào, ở trần đóng khố, bụng phệ, miệng cười tươi, ngực nở  khỏe mạnh cường tráng như một nông dân lực điền.  Người rắn chắc, cao lớn, hình ảnh chú thật đa diện, một thiếu niên, lại thật thà tốt bụng như người nông dân giàu lòng vị tha, chân thật sởi lởi vui tính. Ngày ấy, chú bước lên sân khấu cuộc đời, ngô nghê không biết nói. Chú đi ra ngó qua phải, nghiêng bên trái, toét miệng cười, cúi đầu chào, lộ cộ giơ tay, đi qua đi lại, chỉ thế thôi. Mọi người gọi trò ấy là: Tễu Múa. Không biết tự bao giờ, chú Tễu bỗng nhiên nói lời trò xưng danh tên tuổi nhận là dòng dõi Thượng Thiên. Nhìn lại lịch sử cầm ca dân gian, người hát xẩm, ca trù, hay huyễn hoặc đặt truyền thuyết, huyền thoại sinh ra là con rồng, cháu tiên, hoàng tử con vua…nhằm đề cao nghề, hoặc nhân vật mình yêu thích. Tễu không nằm ngoài truyền thuyết lịch sử, nhưng chú đâu có yên thân. Tễu bị biến đổi không ngừng, làm thân con rối để thiên hạ giật giây, điểu khiển đến nỗi mình không là mình. Chú nhiều ngày mất ăn, đêm không ngủ vào cái thời thiên hạ nhiễu nhương, họ lấp đầy mồm Tễu lời răn thế sự, nói không kịp thở, bao lần xít mất mạng, nhờ y học hiện đại mới cứu chữa một phần căn bệnh nói dài. Chú bức xúc lắm! ở xứ sở mình, vị quan nào cũng thích nghi thức dài dòng, giới thiệu hết ông nọ, bà kia, đọc diễn văn 30phút, một tiếng rưỡi…Quan chức thời nay, không học hỏi các nước bên cạnh mình, họ đâu có khai mạc diễn văn dài dòng. Các vị lại không học, không nhớ lời cha ông để lại câu châm ngôn: “ Nói dài, nói dai, nói dại”!... Tễu đau khổ vì bệnh nói dài không sao chống nổi, tại các nghi lễ đình đám hội họp.

 Tễu lại đau khổ hơn! Vì những biển thái đời mình họ bắt Tễu phải nói nhiều. Đầu tiên Tễu giáo trò chỉ múa, không dẫn lời trò, nhưng sau đó chú phải xưng danh khai rõ lý lịch trước bàn dân thiên hạ rằng: “Tôi xuống đây lo toan cái sự rối”! Bước tiếp theo, chú bị xưng danh như một anh hề chèo, cướp nghề kẻ khác:

                                     Chiềng làng chiềng chạ

                                    Thượng hạ tây đông

                                    Tễu tôi hôm nay ra đây giáo trò

Mở hội mừng xuân…

            Từ đồng bằng Bắc bộ vào năm 2007, Tễu xin vào làm thuê cho Nhà hát Múa rối nước Cố đô Huế, Nhà hát Múa rối nước Nha Trang, Nhà hát Múa rối nước Rồng vàng thành phố HCM. Ở Nhà hát này, Ban lãnh đạo họ bắt Tễu chống quan tham thời nay, thôn tính lời giáo trò sân khấu chèo, chú phải nói:

     Này bà con ơi!

     Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?

     Không xưng danh ai biết là ai? (tiếng đế)

      Chính tôi đây là Tễu…

Mang tiếng tranh cướp nghề người khác, Tễu không chịu nổi đành lăn lộn vào Nhát Múa rối nước đảo Ngọc Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang “gặp” PGSTS Giám đốc Nhà hát, sau “thỏa thuận” chú được vào nhận việc mới. Tễu diễn hài, gọi là trò:Tễu hài. Ông Giám đốc xuất thân cùng quê làng Nguyễn cho chú dáng hình xuất xứ nguồn gốc, nhưng Tễu lại thấy mình khác xa lúc sinh thời ở làng Nguyễn. Tễu thấy mình không còn là người thanh niên lực điền, hay thiếu niên tóc trái đào hiền từ cảm mến dưới con mắt người đời. Dù còn nét Tễu làng Nguyễn nhưng chú rất thời trang moden, nhiều nét thương mại hóa. Tễu bực lắm! “Cãi nhau” tay đôi với PGSTS, ông giải thích rằng nên ở đây làm việc vì tình đồng hương. Chú đi đâu bây giờ thế cả thôi! Cậu đừng quan niệm thương mại là xấu? Thời tòan cầu hóa, mọi sản phẩm văn hóa vật chất, tinh thần không biến thành thương hiệu sản phẩm bán ra ngoài thị trường, sản phẩm ấy không tác dụng vào đời sống xã hội. Tễu nghe PGS nói hợp tình hợp lý, không dám cãi lại, đành ngậm ngùi khăn gói về lại đồng bằng Bắc Bộ. Lăn lộn nhiều phường rối tìm hiểu lời nói của PGSTS mãi vang vọng bên tai. Quả không sai! Tễu thấy nhiều nơi diễn các trò múa rối dân gian: Đuổi cáo bắt vịt, Câu ếch, Cày cấy, đánh cá…bị chèo hóa, biến con rối diễn lời chèo. Các diễn viên thi nhau đua tài, tranh cướp diễn, hát chèo, không còn đất để con rối diễn. Chú “khóc đỏ mắt”, vì các trò múa rối nghệ nhân dân gian không còn múa rối, chúng đang bị chèo hóa múa rối. Tễu làm chuyến phiu liu mạo hiểm khắp Bắc-Trung-Nam, càng đi càng thấy múa rối đang bị lời chèo lấp kín trò diễn. Ngay trò diễn sáng tác mới: Thiếu nữ Chăm, hình thể đẹp, động tác diễn biểu cảm ngôn ngữ hành động kỳ diệu. Nhưng nghe âm nhạc Tễu “bật khóc”, bởi thiếu nữ Chăm múa trên nền nhạc hát chèo, đệm sáo, trống nhị…hòa tấu. Làm thế quá ẩu, coi thường người xem. Tễu tự hỏi: Sao họ không đưa âm nhạc Chăm vào? Tễu cố xem mấy trò sáng tác mới khác, lại khá hay! Trò Tiếng sáo gọi người yêu! Năm thiếu nữ Hmông múa đẹp, âm nhạc Hmông lấy từ bản Tiếng sáo HMông –Lương Kim Vĩnh, sáng tác năm 1983 thành bản nhạc khí kinh điển, làm nền múa rối trò Tiếng sáo gọi người yêu thật hoàn thiện. Nhạc và trò múa rối nước sáng tác mới trở thành tác phẩm kinh điển, phản ánh văn hóa con người vùng Cao Nguyên Đá truyền thống và đương đại. Chú lăn tăn suy ngẫm định ra về, cố ngồi lại xem tiếp trò múa rối Giã gạo chày đôi, khai thác chất liệu văn hóa con người Tây Nguyên. Âm nhạc lấy từ bài Suối đàn T.Rưng, sáng tác Trần Dũng, thật mỹ mãn âm nhạc và trò múa rối. Tễu mừng! Họ làm mới các trò múa rối nước khai thác chất liệu văn hóa các dân tộc đương đại để lại ấn tương, thành công hướng phát triển múa rối nước thời nghệ thuật toàn cầu hóa. Vãn trò, Tễu im lặng ra về, tìm đến phương Múa rối Đào Thục, Đông Anh, Hà Nội, xin vào làm chỗ dừng chân khám phá xem họ còn bảo lưu mình không? Đến đây, Tễu chóang váng nhận ra, ở đâu họ đều biến cách hình hài Tễu. Tễu thời nay đủ mọi dáng vẻ hình hài, giáo lời trò trữ tình như văn chèo. Lời trò mới nhiều chất thơ lãng mạn:

  Bà con ơi! Làng mình mở hội hay chưa?

  Đi xem múa rối ao chùa canh đêm

  Tễu cười toét miệng ngoi lên

  Trăng rằm rơi xuống in nền nước xanh…

Tễu chẳng thể than phiền, bởi cả bàn dân thiên hạ đâu đâu đều biến thái hình ảnh, ngôn ngữ giáo trò, không còn trò: Tễu múa như sinh thời làm thuê ở làng nguyễn Thái Bình. Tễu chỉ thắc mắc gần hết cuộc đời, mình bươn trải, biến đổi bao nhiêu thăng trầm, từ ao làng lên thành phố, đi khắp mọi miền đất nước đến các châu lục, cả hành tinh chưa biết mình bao nhiêu tuổi? sinh vào năm nào để xem tử vi, rút một lá số đoán vận may khi mãm chiều xễ bống, hưởng tuổi già. Bí ẩn cuộc đời Tễu, nhiều góc khuất còn tiếp tục bị phanh phui, truy tìm khám phá. Vì theo luật trời! Đấu tranh-Tránh đâu? Nhiều người sẽ truy tìm cuộc đời chú tìm cơ hội đánh ngã chú. Tễu muốn chứng minh cả đời trong sạch, lý lịch rõ ràng. Tôi sinh ra để chống quan tham, gỡ rổi xã hội, giữ yên lòng người. Nhưng nguồn gốc xuất thân lại không rõ ràng, chống quan tham thời nay nói là người Trời ai tin? Mất thiêng!

Tễu nhớ một cụ đồ nho giảng giải chữ “Tễu”, viết chữ nôm nghĩa là “tiếng cười”. Tễu không sinh cùng nghệ thuật múa rối ghi tạc trên bia Sùng Thiện Diên Linh, năm 1121. Thời ấy cách đây trên 1000 năm, nghệ nhân đã diễn rối nước, rối cạn hành đônhj điêu luyện, tiên cảnh múa rối thật mỹ lệ. Ngày ấy mình chưa trào đời, sớm nhất vào cuối thế kỷ XIX, cùng thời Thị Màu, Xúy Vân, Cu Xứt…kết bè phái chống xã hội phong kiến Việt Nam suy vong. Cái nông thôn làng xã Việt Nam ngày ây, toàn Lý Tóet, Xã Xệ, Phú hào quan tham. Cái đêm dài xã hội nông thôn Việt Nam u tối kéo đến những năm đầu thế kỷ XX, Chị Dậu trong cơn cùng quẫn chạy ra: “Trời tối đen như đêm ba mươi”...

Tễu sinh ra thủa ban đầu, chỉ có động tác ngô nghê trước khán giả làm trò cười, nhưng thời gian biến đổi từ trò: Tễu múa, chuyển sang dẫn lời giáo trò. Hình thức giáo trò này tương đồng xuất thân vai hài nghệ thuật chèo. Tễu xưng danh tự sự như nhân vật chèo. Tễu tự nói về mình trước bà con lối xóm rằng: Tôi vốn dòng dõi  Thượng Thiên… Tễu xuống mang lại sự công bằng, bình yên làng xã. Bước biến thái thiếp theo tạo hình nhân vật Tễu, mỗi phường một tính cách đặc trưng ấn tượng biểu cảm cá tính nhân vật. Tễu phường rối làng Nguyễn cao 0,80m, tươi trẻ hồn nhiên, thật thà chất phác, bộc trực cả tin, giàu lòng nhân ái vị tha, khỏe mạnh như người nông dân lực điền. Tễu làng Đống, tóc trái đào, để trần, bụng phệ, béo tròn, đóng khố, miệng cười tươi.

 

             Hình ảnh Tễu làng Đống.       Tễu Nhà hát Múa rối Rồng vàng.  Tễu phường Đào Thục

Nhiều phường lại đưa hình ảnh tễu như nhân vật hề chèo, đầu đội khăn, khoác áo nâu, hai tay cầm hai cái quạt giáo trò. Tễu phường Đào Thục, tóc để chỏm vểnh lên, vắt khăn sang hai vai, cổ đeo khánh bạc, cười mở miệng. Hình ảnh Tễu Đào Thục mang dáng dấp Tễu làng Đống. Tễu dân gian nhiều biến đổi, tạo hình tính cách nhân vật. Tễu biển đổi hình dáng, biến đổi lời giáo trò, đảm nhận nhiều chức năng sân khấu. Bước biến đổi gán lời chèo nhét đầy mồm Tễu. Còn Tễu Đảo Ngọc mặc đồ thời trang, múa như người diễn hài, gọi trò: Tễu hài.

Tễu Nhà hát Múa rối Đảo Ngọc- Phú Quốc-Kiên Giang.                  Tễu giáo trò.

 

Tễu biến đổi nghệ thuật tạo hình, tính cách nhân vật. Tễu dẫn các loại lời trò, dẹp trật tự sân khấu để mở màn đêm diễn múa rối nước. Tễu biến đổi nhiều trọng trách, tính cách nhân vật, chức năng sân khấu:

            Tễu đốt pháo khai cuộc, giáo trò.

            Chống tham nhũng thời phong kiến, quan tham thời nay.

            Tễu hài mua vui, giữ nhịp điệu sân khấu, ổn định người xem.

Nhân vật Tễu cổ nhân chỉ ra dẹp đám bằng cử chỉ ngôn ngữ hành động, không lời thoại. Tễu từng bước biến đổi quá nhiều chức năng theo tiến trình phát triển múa rối nước, và nhịp sống con người mới. Những biến đổi nhân vật Tễu, một minh họa quá trình phát triển nghệ thuật múa rối, mỗi nhân vật, trò diễn mở rộng chức năng nội dung sân khấu. Nhân vật Tễu một biến đổi múa rối nước truyền thống chuyển động đa chiều, nhiều nội dung chức năng sân khấu phong phú. Tễu trở thành nhân vật bất tử nghệ thuật múa rối nước dân gian! Sang thời đại mới, những năm đầu thế kỷ XXI, Tễu mất vai trò lịch sử, tương lai Tễu sẽ đến tuổi “làm thủ tục nghỉ hiu”. Các nhà hát: Múa rối Thăng Long, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát múa rối Rồng vàng, Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng, Đoàn Nghệ thuật Múa rối TPHCM… Nhiều chương trình diễn mở màn, khai cuộc không còn Tễu, người giới thiệu ra chào nói hai câu tiếng Anh ngắn gọn, hoặc một thiếu nữ áo dài trắng đoan chang cúi chào, lặng lẽ ngồi xuống hòa nhạc, trò diễn mở ra sân khấu Múa rối nước…

 Nhìn gương chú Tễu để thấy nghệ nhân phát triển múa rối nước truyền thống, từng bước từ đơn giản đến phức tạp, từ dân gian lên đương đại. Mỗi mẫu nhân vật Tễu biến đổi phản ánh giá trị thẩm mỹ, văn hóa con người thời đại. Tễu mỗi lần biến đổi, tiến gần lại đời sống xã hội đương đại. Tễu Nhà hát Múa rối đảo Ngọc, một bằng chứng thẩm mỹ thời trang nghệ thuật, Tễu diễn hài. Tễu theo thế giới quan mẫu người thời khoa học công nghệ, nhìn về nghệ thuật dân gian đương đại. Tễu tiếp cận đời sống hiện thực thương mại hóa, Tễu sử dụng nhiều mục đích đến tuổi xế chiều, “hết duyên ngồi gốc cây đa đợi chờ”... Trước khi nghỉ hưu, Tễu tôi chỉ một ước nguyễn, xin Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia, can thiệp trả lại tên gọi chính danh cho Sân khấu Múa rối nước.

                                    Trò múa rối nước: Thiếu nữ Chăm.

Trước đó, có một Hội đồng khoa học bắt buộc các đề tài nghiên cứu nghệ thuật múa rối nước không sử dụng khái niệm: Múa rối nước! Phải sử dụng khái niệm: Rối nước! Lúc sinh thời, Tễu tôi chỉ biết múa, không biết nói. Múa dân gian là mô tả, bắt trước hành vi đời sống con người, không xây dựng ngôn ngữ hình tượng, đặc tả biểu cảm ấn tượng bằng ngôn ngữ như múa chuyên nghiệp. Các phường diễn múa rối nước đều là ngôn ngữ múa dân gian, không lời thoại, hiện nhiều trò múa rối nước còn giữ lối diễn trò bằng nghệ thuật hành động. Một Hội đồng khoa học nào đó, các vị chỉ nắm cái ngọn đã gọi sai tên, hiểu sai bản thể chúng tôi, một việc làm nguy hại đến sự nghiệp múa rối nước sau này, các phường đua nhau thoại lời hát chèo. Trò múa rối nước chúng tôi hết đất diễn, mất công sáng tạo nghệ thuật con rối múa, là tài nghệ ngôn ngữ cử động mô tả múa rối nước. Quy định sai tên gọi, làm mất giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối sánh vai cùng ngôn ngữ hành động biểu cảm ký hiệu thông tin nền nghệ thuật thế kỷ XXI.

 

                                                Hà Nội 7-9-2015.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 5917
Ngày đăng: 10.09.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thiên nhiên ở Guyana - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Xu hướng biến đổi Nghệ thuật múa rối nước truyền thống - Tuấn Giang
"Bốn mươi năm thơ Hải Ngoại Chương 3" - Nguyễn Đức Tùng
Đính chính về tên gọi Năng Gù - Vĩnh Thông
Quê hương như một ngôn ngữ “Bốn mươi năm thơ hải ngoại. Chương 2” - Nguyễn Đức Tùng
Bạo lực học đường - nguyên nhân và giải pháp. - Tuấn Giang
Bốn mươi năm thơ hải ngoại - Nguyễn Đức Tùng
Văn Học Hải Ngoại: Quy Tụ Thơ Hoài Hương Vào Những Vùng Trọng Điểm - Trần Văn Nam
Kháu khỉnh áo dài Việt Nam - Đỗ Quyên
Văn hóa ẩm thực ngày tết trong tâm thức Vũ Bằng - Trần Hoài Anh
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)