Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.209.807
 
Bồ Đề Đạt Ma "Thiền Tổ đầu tiên"
Võ Công Liêm

 

                      ‘Ý nghĩa cuộc đời là nhận biết’

                     (Lục tổ Huệ Năng)

 

      Bồ Đề Đạt Ma; Phật thứ 28 thuộc Thiền Phật giáo. Xưa nay không ai biết chính danh của người. Rứa thì danh xưng Bồ Đề Đạt Ma có từ đâu? Dựa vào Phạn ngữ (Sanscrit) để tìm thấy nguồn gốc của vị khai sáng Thiền phái: Bồ-đề (Bodhi) là ánh sáng, hư không, đấng giác ngộ tồn hữu (lit, sans, one enlightened in essence). Đạt-ma (Dharma) là đạo pháp hay còn gọi là định-niệm (Dhyana) một hiện hữu tồn lưu (being, existence).Và; từ đó có tên là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma). Thực ra; do phân tách ngôn từ hoặc phiên bản từ một cỗ ngữ để trở thành tên Phật, hoặc có thể là Pháp danh hay Phật danh (Thích Bồ Đề Đạt Ma). Tổ là người đạt tới một luân lý tối thượng, một trí tuệ siêu đẳng và được gọi là tâm-như-phật toàn trí, toàn lực –A patriarch who has achieved great moral, spirit wisdom and is a potential Buddha. Nhưng nhớ cho Phật ở đây chủ trương Tự-tính (le soi/self) và Tự-ngã (atman/itself) là điều vô minh, mê vọng đầu tiên của chúng ta. Nhận biết của Bồ Đề Đạt Ma là niệm, là ý thức, là giác ngộ về quá trình diễn biến của hiện tại, quá khứ, vị lai là một định luật nhân duyên, vượt lên tuyệt đối vô điều kiện; cho nên chi vô-chấp là giải thoát, ngã-chấp là vô minh.Ý thức của Bồ Đề Đạt Ma là ý thức phản tỉnh tư duy về sự vật là tri thức về lẽ Không (Sunyata) là Bát Nhã (Prãjna) để đi tới Tính-Không trong Thiền Phật giáo. (Tính-Không đúng nghĩa của nó nằm trong ‘Tứ-Cú’ nghĩa là Có, Không, lại Có Không mà chẳng lại Có Không) Đó là luận đề mà Bồ Đề Đạt Ma muốn đem vào giáo lý của mình trong một ý thức thức tỉnh như lẽ đạo là vậy.

 

Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ sư đầu tiên của Thiền phái –Bodhidharma: First Patriarch of Zen. Theo truyền thuyết Thiền: sư người Thiên Trúc (Indian monk) râu tóc bù rối có tên là Bồ Đề Đạt Ma (ca.470-532) vào khoảng đầu thế kỷ thứ 6; con thứ của vua Hương Chi (Brahmin) xứ Nam Vực Thiên Trúc (Southern Indian). Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa như một người khách lạ: nửa thực, nửa giả, nửa tỉnh, nửa say không phải là dáng dấp của một đạo sĩ, bởi; tướng mạo, phong cách quái đản, đôi mắt trợn tròng như giận dữ, râu tóc bù rối như người điên, thời đó gọi ngài là Bích-Nhãn-Hồ (Rợ mắt xanh). Thế nhưng; ngài là đấng tuyệt thế, trí tuệ siêu đẳng; quyết tâm hoằng dương và mở ra con đường đốn-ngộ trong việc tu… Xuất hiện vào một ngày đẹp trời  ở đất Phương Nam thuộc thành phố bến cảng Quảng Châu (Canton) vào khoảng năm 520. Và; khởi hành từ đó xuống đông bắc để tới Nam Kinh (Nankin) gần cửa khẩu dòng sông Giang Tử (Yangtze River).Vũ Đế (Wei) đời nhà Lương (Liang Dynasty) là vị vua mộ đạo Phật.Sau những lần vấn đáp nổi tiếng giữa sư và vua; mà trong câu chuyện chúa, tăng có vẻ bất đồng, bất kính, bất tôn. Bồ Đề Đạt Ma lặng lẽ rời khỏi cung điện Vũ vương với thái độ khoan dung, mỉm cười ra đi. Bồ Đề Đạt Ma quyết tâm hướng về miền bắc trung tâm Phật giáo;người trú ở chùa Thiếu Lâm (Shao-Lin) trên ngọn Tung Sơn (Mt. Sung) cho 9 năm tỉnh lự diện bích –for nine years of meditation staring at a wall. Dâng hiến hết lòng vào con đường tỉnh lự, mang theo một số kinh kệ có trước là những phẩm kinh được truyền thừa vào Trung Hoa. Về sau được tôn vinh là cha đẻ Thiền phái của người Trung Hoa. Tỉnh lự; người Trung Hoa gọi là ‘Ch’an’ hay còn gọi là ‘Ch’an Na’ (Thiền Na) một lối phát âm trẹo chữ của Phạn ngữ (Sanskrit).

 

Bồ Đề Đạt Ma lôi cuốn vào những tư duy trong sáng về Đạo (Taoism) là tôn giáo cổ ở Trung Hoa. Đạo (Tao) là nằm dưới bóng của vũ trụ như nhiên (underlies all nature),trong những năm người tòng sự tu học và được coi là bước đầu biên niên thuộc lịch sử, ghi lại những lời rao giảng thành kinh, kệ; vượt qua hằng trăm năm sau, một dữ kiện đơn thuần về phép thực hành tỉnh lự. Và; đời đã thần thánh hóa cuộc đời ngài như một huyền thoại của Thiền Phật giáo; cũng có thể những lời nói vô hình nhưng hữu hình, thâm hậu mà trở nên công-án (Konan)(?) Chưa một ai nói đến Tâm/Ch’an mà có một âm vang gần gũi với người Hoa; dần dà thấm nhuần đạo lý của Bồ Đề Đạt Ma và được tôn vinh là đấng sáng lập đầu tiên về phép tu Thiền và khai mở ở Trung Hoa như một giáo phái: Thiền Phật giáo. Một tôn giáo không có kinh điển.

 

Bồ Đề Đạt Ma là con người với một trí tuệ tuyệt hảo, sáng ngời và soi rọi khắp vũ trụ. Bồ Đề Đạt Ma ước vọng  đưa giáo điều này vào trong tinh thần Phật giáo Đại thừa (Mahayana), một tôn giáo đại chúng. Con người và thể cách của một nhà sư thế tục, chỉ mong cầu đạo và gieo vào đó một hiện hữu thánh ý Phật (holiness). Bồ Đề Đạt Ma thực hành phép tu chính niệm và một tâm thanh tịnh trong nghệ thuật tu tập về Thiền. Ngài nhận ra được giá trị trung thực của những gì quan trọng trong con đường tỉnh lự. Thấu triệt những gì trong và ngoài; nghệ thuật tu học là đức hạnh tối thượng hơn cả mẫu thức vũ trụ giới –inside, outside he was transpicuous, his virtures were more than a model to the world. Ngài vận dụng trí tuệ để triệt hạ những gì chính thống đã làm hư hại đôi phần Phật pháp. Sự cớ đó đã cấu thành cho một hành trình đi về Đông phương nơi chứa chấp một tư duy sương mù và huyền ảo. Đó là điểm hẹn của Bồ Đề Đạt Ma.

 

Ra đi của Bồ Đề Đạt Ma là một ý niệm dứt khoát, bởi; suy vi Phật giáo ở Ấn Độ vào thời ấy (khoảng 520). Đi là lối-về-của-ý (Path) một tâm như thánh thiện vị tha để hoàn thành sứ mạng của một ‘đệ tử Phật’ sứ mạng của tâm niệm chính pháp, hành trang bằng một tâm-thức; cái Tâm chính yếu của con người, cái tâm-vô-trụ, hướng tới tâm-như-nhiên, tâm vô-thức để kiến tánh (thành Phật) là hướng chỉ đạo của Thiền.

 

Thiền của Bồ Đề Đạt Ma là tâm phóng khoáng không câu nệ, thiệt hơn; một giáo lý huyết mạch qui tụ trong Kinh Lăng Già (Lankavatara Sutra). Có nhiều lối về của ý, nhưng nói gọn hơn chỉ có hai lối. Một là ‘Nhập bởi Trí năng’ (Entrance by Reason) và mặc khác là ‘Nhập bởi Hành đạo’ (Entrance by Conduct).

 

Bước đầu cho lối về của ý là Nhập bởi Trí năng, một diễn tả chính xác, nhận thức trong sáng, thấu triệt mọi sự vật. Lối về của ý gần như là một hòa nhập giữa Phật giáo và Lão giáo, bởi; mỗi phẩm kinh thường được dùng như truyền thừa đưa dẫn con người cho bước đầu vào tỉnh lự và rồi đi tới cái vô văn tự (nonliterary) mà chỉ là trạng huống nhận thức trong tất cả những gì có tính cách đối ngẫu (dualities).Mọi trạng huống đều thuộc cảm thức nhận biết tự chính nó như một phần có từ thế giới đang sống; mà tất thảy đã được xóa bỏ chỉ còn lại một tâm như nhiên mà thôi. Đấy là lời biện minh cho đối tượng của Thiền.

 

Bước hai cho lối về của ý là Nhập bởi Hành đạo; có nghĩa rằng chúng ta thực hiện một tinh thần Phật tính gần như dựa vào kinh điển cổ để truyền dạy cho một kinh nghiệm thiện xảo và nghệ thuật về Thiền. Để rồi chúng ta đạt đến một niềm tin như-nhiên đúng nghĩa; ấy là một cách duy nhất và giống như một tri nhận hiện hữu –We then come to have a deep faith in True Nature which is one and the same in all sentient beings. Lý do đó không không có nghĩa là biện chứng cho một biểu lộ, một điều không thể nghi hoặc hay lấy đó để chứng minh ở tự nó là thích đáng cho cái vỏ bề ngoài của chiếc áo cà sa với một tư duy siêu lý để đánh bạt những tư tưởng sai lầm (chưa hẳn kinh điển là thực chứng cho giáo điều). Trong khi con người bỏ rơi sự sai lầm và ôm đầm vào sự thật cho một tư duy tầm thường. Bồ Đề Đạt Ma thấu triệt lẽ tự nhiên , thấu triệt lẽ nhân duyên để đi tới một tỉnh lự nguyên dạng thể hoặc tự vấn ở chính mình bằng đôi mắt không đóng lại trước hư không ‘wall-gazing’. Người không dẫn chúng sinh đi vào những gì văn vẻ, kinh điển, giáo điều mà hướng tới tính không . Răng rứa? là vì tính không là một nhất thể của Tâm, cái tâm vô lượng đại bi, một giao thông trực tiếp giữa con người và như nhiện để kiến tánh. Bồ Đề cho rằng trong cái sự truyền thông vắng lặng đó là phép chính yếu tự nó; dẫu là gì trầm lắng trong tỉnh lự là cao qúy hơn phải nói thành lời, một giải thoát để tới ‘tự do’ từ những ý niệm khác biệt. Đó là những gì Bồ Đề  Đạt Ma đòi hỏi tĩnh lặng và không-hành-động –Bodhidharma is serene and not-acting. Bồ Đề đã cho một thách đố trong việc tu bằng kiểu thức sáng tạo về cái việc ‘pi-kuan/diện-bích/wall-gazing’ nhưng thực ra điều đó có nghĩa là dự đoán do người đời nghĩ thế. Pi-kuan đôi khi được hiểu như một ẩn dụ (metaphor) dựa trên dự tưởng ngầm để có một đối đầu của trí tuệ trước những rào cản gây ra từ những hiểu biết. Chính những rào cản đó đưa người ta đạt tới giác ngộ. Một nẻo về khác (hoặc Tao/Đạo) được miêu tả qua lối về ‘Nhập bởi Hành đạo /Entrance by Conduct’ là lối cầu khấn viện dẫn nguồn cơn Phật giáo Ấn độ. Miêu tả về ‘Hành/Conduct’ được chia ra bốn phẩm mà mỗi phẩm đều liên hệ lẫn nhau là bao gồm tất cả có thể coi đó như thể loại tu tập cho những người tu Phật. Rứa thì bốn phẩm đó là gì? Gồm có: 1- là làm sao thay vào lòng ghen ghét (tức vị tha). 2- là tuân phục định mệnh nghiệp báo. 3- là không tham, si. 4- hiện hữu trong nhất tâm với Pháp. Trong bốn phẩm trên người tu Thiền phải rốt ráo, nhận thức qua trí năng, tiêu diệt uẩn khí đề có thanh khí cho một tinh thần trong sáng; ấy là đạo tu, một đạo đòi hỏi cái tâm là chính yếu. Vai trò của Thiền là lắng đọng để thấy được thân tâm đang đối diện trước ngoại giới không chi phối nội giới; nội giới chính là tâm-như-nhiên không vướng đục. Vì rứa mà có những vấn đáp cầu kỳ không để cho tâm động trước sự vật, dù là sự vật không có thực. Tâm trong bóng của Thiền là thế đấy!

 

Thiền là tinh thần toa rập khoa Yoga Ấn Độ và khoa Đạo Dẫn Trung Hoa. Khi đạo Phật tràn vào Phương Đông (vào khoảng đầu kỷ nguyên) đã đưa triết lý của hai khí công để hoà hợp vào trong Thiền. Thiền là trạng huống cực cao của ý thức, vì vậy mỗi khi nói tới Thiền  tức thời có Định là Thiền Định, một trạng thái trầm tư mặc tưởng để tinh thần và thể xác lắng đọng, hoàn toàn tinh khiết không chút ô nhiễm, thể xác không còn đọng lại (cảm giác) mà hồn phách chìm trong trạng thái thần hóa (mystique). Giữa Thiền Định (Dhyana) và Tam Muội (Samadhi) là một hỗn hợp trong thuật Yoga. Thiền định là trầm-tư. Tam muội là mặc-niệm nghĩa là hai phép tu này không làm cho tri thức minh bạch về điều gì trong tinh thần để phân tách thế này là thiền và thế kia là niệm; vì tất cả nội dung của hai phép tu chứa ít nhiều chất liệu của ảo giác; đã thế thì làm gì có thế giới ý niệm phản chiếu vào sự hiểu biết mà tập trung trong một ý thức thuần trực. Rứa cho nên con người giữa vũ trụ này chỉ để lại mê muội trong cuộc đời, bởi; mọi nơi, mọi chốn chúng ta nhận ra là bừng lên lòng ham muốn, tức còn dục, thời còn bụi bám –Men of the world remain unawakened for life; everywhere we find them bound by their craving and clinging. Điều này gọi là vướng tục, mắc dính vào nhau. Vượt ra khỏi những trạng huống đó thời tất tâm ta thanh tịnh đại hải, một cõi riêng tuyệt hảo. Những gì đã vận hành vào là những gì ray rức đau khổ mà luôn luôn ý thức về những gì thuộc KHÔNG, bất luận những gì thuộc hiện tượng luận mà trong những gì tìm thấy đều không được thỏa lòng, không thích thú say mê…Trong kinh sách có nói: ‘Tất cả đau đớn xuất xứ từ chỗ bám vào; niềm vui thực sự mọc lên từ chỗ cách xa không vướng tới’ (All sufferings spring from attachment; true joy arises from detachment). Nhận biết một cách trong sáng là hạnh phúc riêng mình là sự thật của nẻo về của ý của lẽ Đạo –To know clearly to bliss of detachment is truly to walk on the Path of the Tao. Giáo pháp không có gì khác hơn Trí năng/Reason mà đó là tính chất tinh lọc. Trí năng trong bóng là hình thức vô-thể của tất cả mọi thể; là thoát tục từ mọi ô nhiễm, mọi hệ lụy và được biết về cái không ‘ngã’ và cũng không ‘phải ngã’ –It knows of neither ‘self’ nor ‘other’. Cái sự cớ này nằm trong luật tắc của Hành đạo/Conduct. Đây là một hợp nhất của ngã vị với thế giới bên ngoài. Bồ Đề Đạt Ma gọi đây là tâm-như-nhiên hoặc là trí năng trong sáng/ pure reason. Theo biên niên ghi lại, có lẽ; Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa vào năm 520, người ta cảm nhận và ngợi ca phép tu tỉnh lự của ngài và coi danh nghĩa này như phép kinh mật-thể, cũng có thể đây là một thức tỉnh và có một ý nghĩa tối thượng của Phật giáo Trung Hoa. Đấy là một trong những thành quả thu nhận được trong sứ mệnh truyền giảng đạo pháp của Bồ Đề; ngoài những gì mà ngài nhận ra được, một hình ảnh trong sáng và phản chiếu. D.T. Suzuki tóm tắc về điều này: ‘Giữa lúc này không có gì đặc biệt hơn Thiền trong giáo lý của ngài về Hai Nhập và Bốn-hành’ là pháp quyết định. (While there was nothing specifically Zen in his doctrine of ‘Two Entrance and Four Acts’) .

 

Phương thức ‘diện-bích/pi-kuan/wall-contemplation’ là phép tu tiên khởi do Bồ Đề Đạt Ma lập ra, vị tổ sư đầu tiên của Thiền Phật giáo Trung Hoa. Suzuki lý giải về cái sự đối diện bức tường là đưa cái tâm vào trạng huống vô lự, mà trong tỉnh lự đã chất chứa lý lẽ trí tuệ để đạt tới một sự bừng dậy toàn diện –Suzuki interprets pi-kuan as referring to the mind in a thoughtless state, in which meditation has permitted the rational mind to be suppressed entirely. Tỉnh lự là mục đích đi tới để thấy được cái tâm ở chính mình thay vì phải phát triển những gì thuộc về huyền ảo. Thiền-Na/Dhyana vốn đã có trước đây, nhưng nay tìm thấy  cái thâm hậu sâu sắc, một phép tu mới đem đến cho Trung Hoa bởi Bồ Đề Đạt Ma. Và; từ đó lôi cuốn vô số đệ tử tu học theo phương thức của ngài. Trong thời gian ở Trung Hoa Bồ Đề Đạt Ma đã đối chất và ngẫu hứng trong lúc tu luyện; trong số đó có Huệ Khả (Hui-K’o) (487-593) để lại những lời đối chất nổi tiếng như một giá trị chứng thực trong phép tu Thiền của Bồ Đề Đạt Ma. Sự gặp gở giữa Huệ Khả và Bồ Đề Đạt Ma là một tri nhận, bởi; thái độ giữa thầy trò là thái độ cùng cực, thái độ của bế tắc trước tình huống; cái khó của hai tâm trạng không còn thấy lối về của ý mà đang dẫm chân trên lối mòn (path) thế tục. Một nhận và một khẩn cầu. Hoàn cảnh của tha nhân không vin vào sự tu mà vin vào giải thoát đó là thách đố trên đường về của ý, của hạnh nguyện lợi tha. Huệ Khả không đến để khẩn cầu hay tìm đến hiếu-tri của một hiền giả mà tìm đến của con người tuyệt vọng cùng cực. Huệ Khả đến với tấm lòng vô hạn, một tâm như thoát tục hoàn toàn đang còn vất vơ giữa trần đời. Huệ Khả đại diện cho tha nhân như để ‘cứu chuộc’, kẻ đang đi trong đêm tối với ngạ qủy. Huệ Khả đứng suốt đêm dưới tuyết, chặt tay chờ Bồ Đề Đạt Ma an tâm. Huệ Khả ngộ chứng trong những câu vấn đáp ít ỏi đó mà chứa đựng cả một trời hư vô giữa thầy và trò. Chúng ta không cần phải đòi hỏi, lý giải cầu kỳ mà chứng thực từ câu chuyện huyền thoại đó để có một tri nhận qua tinh thần ‘tôn giáo’ Thiền. Khi nhận ra được tức ngộ là giải thoát ở chính mình không cần nhờ tới Phật. Cầu Phật ngay ở ta. Răng rứa? Vì; ‘đạo lý của Phật chỉ có thể cầu được là sau khi trải qua sức tinh cần nhiều kiếp, chịu đựng những gì bức xúc nhất và phải đương đầu trước hoàn cảnh chớ đem cái đức nhỏ nhen, kể lể với đầu óc cạn cợt để cầu đạo vô thượng thì nhọc công và chẳng được gì cả’ (lời dạy của Bồ Đề Đạt Ma) Thiền không vòng vo tam quốc. Rứa Thiền là cái gì? Là phát hiện trở lại tự tánh, một tự tánh siêu việt đã phủ lấp bởi vọng niệm. Rứa thì tu Thiền để làm gì? để thấy tâm thực, tâm như phật là lối về của ý tức thực hiện được sự trở về. Về trong ý niệm nhân tâm. Rứa thì Thiền đo cưa, đòi hỏi thì đâu còn gọi là tâm-nguyện (Ch’an)? Mục đích rốt ráo của Thiền  là Thức-Tỉnh. Trí tuệ thức tỉnh là nhận thức đúng về một thực tại hóa thân (metamorphosis). Hóa thân là tội lỗi chất chứa (tham sân si, vọng huyễn) trong mỗi con người. Ấy là điều phải vượt thoát để tìm lối về của tâm-đại-bi (Mahakãruna). Thiền là dập tắt mọi vọng niệm, mọi hư ảo để đi tới Không. Chính cái lý đó là thâm hậu của Thiền mà Bồ Đề Đạt Ma đề xuất qua lời kinh rao giảng, truyền khẩu để đi vào thân tâm mà không qua kinh điển. Trong kinh Tượng Đầu Tinh Xá của Tỳ Ni Đa Lưu Chi: “Tất cả là KHÔNG chỉ lấy BÁT NHÃ làm nơi an trú”. Thực ra trong Thiền chẳng có gì nên mà cũng chẳng có gì không nên. Ngay cả Ngũ Uẩn là trống không và Tứ Đại là giả hợp. Đó là lý do tại sao Bồ Đề Đạt Ma chỉ có nói Không mà không nói Có. Vì Có, Không là một mà chỉ kêu gọi Đạo/Tao (nhập vào Đạo của Trung Hoa) để có ‘tâm bình thường’. Đạo ở đây ngụ ý là vô-thức, tác động thường trực trong ý thức chúng ta. Bình thường thì không có chấp trượt, chấp trượt là huyễn hóa. Thiền cần có một tâm thanh tịnh, quán chiếu để giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng. Tối hậu của Thiền là thức tỉnh, là tuệ giác vô biên, lòng bi mẫn vô hạn và năng lực là cứu cánh là phương tiện; ấy là mục đích của Thiền. Thiền không nói nhiều, không văn tự mà chỉ cần niệm để mở ra con đường sáng tới chân như. Tánh-không của Thiền nằm trong đó. Rứa thôi!

 

Để phù hợp với những huyền thoại khác nhau về Bồ Đề Đạt Ma. Ngài chết vì trúng độc thọ 150 tuổi và được chôn cất dưới chân núi Hồ Nam (Honan ) không bao lâu được đổi thành tên là Tung Sơn (Mt. Sung). Có sách nói ngài đã hồi hương (Ấn Độ) mang theo nhiều phẩm kinh. Có người lại gặp ngài trên núi Tung Sơn ăn vận cẩu thả, râu tóc trắng phau đi chân trần, vát gậy trúc trên vai với đôi dép cỏ. Sau những năm tháng vắng bóng, qua hằng thế kỷ người Trung Hoa cũng như những nước cận Đông tu tập phép tu Thiền của Bồ Đề Đạt Ma như lẽ đạo. Sơn Dương (Sun Yun) đệ tử của Bồ Đề tường thuật thêm rằng: trở lại viếng mộ thầy thấy người ta đào mồ Bồ Đề Đạt Ma để biết thực hư chỉ thấy ở áo quan trống rỗng với đôi giày vải… Rất nhiều câu chuyện kể về huyền thoại này. Đều tìm thấy câu trả lời không thực vấn đề như đã nói; tợ nhau cả. Rứa thì làm răng? Có răng hay không có răng như lời Bồ Đề nói: ‘Tất cả là Không/ Nothingness/ Néant’. Nếu như Bồ Đề Đạt Ma không hiện hữu ở đời thì việc đó có thể là tối cần đối với người sáng lập ra giáo phái này; dẫu là hư cấu (fiction) hay không hư cấu (non-fiction), dẫu là huyền thoại hay lịch sử. Quan trọng là ta bước tới, luyện tới, tu tới với một nhận biết về Thiền. Ấy là đạo vậy ./.

 

(ca.ab.yyc.  9/9/2015)

 

SÁCH ĐỌC: ‘Zen Experience’ by Thomas Hoover. New American Library. New York. NY 100019 USA 1980.

TRANH VẼ: ‘Bồ Đề Đạt Ma / Bodhidharma’ Khổ 10’ X  14’. Trên giấy cứng. Acrylic+House-paint. Vcl#792015

                                                                                 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3300
Ngày đăng: 14.09.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kierkegaard "Nhật ký của kẻ mê hoặc" - Võ Công Liêm
Thân - Mệnh và những băn khoăn(1) - Đặng Xuân Xuyến
Thủ Đô Helsinki - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Có phải bài thơ "Độc tiểu thanh kí" của Nguyễn Du từng bị ngụy tác? - Nguyễn Cẩm Xuyên
Lời hứa của tình yêu vĩnh cửu - ổ khóa khắp thế gian - Nguyễn Hồng Nhung
Mười hai luật vũ trụ và hai mươi mốt phụ luật - Nguyễn Hồng Nhung
Giá trị thực của thi sĩ chắc chắn sẽ còn lại với muôn đời. - Lâm Bích Thủy
Những tác động ảnh hưởng các trào lưu âm nhạc bên ngoài vào giới trẻ. - Tuấn Giang
Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương - bản hòa ca về cái cô đơn của con người đương đại - Trần Thị Ty
Đi tìm thú vui - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)