Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.167
123.223.494
 
KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh ? -5
Đỗ Thế Cường

 

                                                    

1-Sự kiện bà Vân Chung bị tiết lộ “Thân phận”:

Đầu tháng 9 năm 1994 trên báo Thanh Niên xuất hiện loạt bài đăng nhiều kỳ nhan đề T.T.Kh Nàng là ai? Và bài viết tóm tắt câu chuyện trên của tác giả Thế Nhật in trong tập san Nghệ thuật thứ bảy của nhà xuất bản Văn nghệ tp.HCM,trước khi in thành cuốn sách cùng tên (Sau này, khi NXB Văn hóa thông tin-2001 tái bản chỉ đổi tên tác giả thành Thế Phong).Qua sự tiết lộ vô tình của bà Thư Linh một người bạn gái “vong niên” của bà Vân Chung,làm xôn xao dư luận bạn đọc yêu thơ trong & ngoài nước,dẫn đến phản ứng khá gay gắt của người trong cuộc là bà Vân Chung qua bức thư ngỏ gửi bà Thư Linh đồng thời cũng gửi đăng trên Nguyệt san văn hóa số 9/94 & báo Thanh Niên vào tháng mười một cùng năm.Mặc dù trước đó,ngày 20/9/1994 bà Thư Linh cũng đã viết thư gửi sang Pháp cho bà Vân Chung nhằm thanh minh cho một sự việc đã rồi: “Chị Vân Nương thân mến,em in xong tác phẩm Những dòng thơ hoa chưa kịp gửi tặng chị thì được anh Thế Phong & Trần Nhật Thu (Thế Nhật là tên ghép từ chữ lót của hai tác giả ở lần xuất bản đầu) đem tới tặng tập T.T.Kh Nàng là ai?.Em giở ra đọc mới hay: Chỉ vì coi bài thơ Hoa Tim trong tập Những dòng thơ hoa mà ra chuyện! Xin Chị đừng buồn nhé.Em xin Chị bình tĩnh đọc lại những diễn biến vì sao em nói ra T.T.Kh là ai?Sau khi ở nước ngoài về,em có ý định ở lại nước nhà,bạn bè hay lui tới tụ họp nói chuyện văn chương.Hôm đó có anh,chị Như Hiên-Thanh Vân,Thế Phong,Quốc Văn & một vị nào đó nữa.Em nghe anh Thanh Vân nhắc tới T.T.Kh rằng anh ấy đã tới thăm tại nhà,khi nghe ai đó hỏi: -Nay T.T.Kh còn trẻ không?anh Thanh Vân nói:-Già & không còn đẹp nữa,thơ thì xuống lắm,xem rồi cũng không hay.Em thì chị lạ gì,rất thẳng thắn,hơn nữa T.T.Kh em coi là thần tượng nên em nhíu mày nói:- Có thể T.T.Kh anh quen là giả đó vì tôi cũng được biết T.T.Kh,thơ nay vẫn tuyệt vời & còn đẹp lắm!anh Thanh Vân cứ nhất định cãi người Anh quen là T.T.Kh thật & hỏi em:-Người chị biết là ai?.Em bực bội nói là:-Chị Vân Nương chứ ai!thế rồi câu chuyện đứt quãng vì có người mới tới,Thanh Vân & Như Hiên ra về.Đêm đó em ngồi viết về chuyện tình của T.T.Kh với tựa đề Hoa Tim & chú thích: Gửi người chị thơ phương xa Tôi vô cùng mến yêu,ý em gửi tặng chính Chị vì em vẫn chưa thể quên năm anh Chấn chưa đi cải tạo về,một chiều mùa thu chị lên chơi, em cùng chị luận bàn về sắc thái của các Nữ sĩ,khi nhắc tới ba bài thơ về Hai sắc hoa tigôn,em nhớ trước đây chị bảo em chị ở Thanh Hóa.Chị nhớ có lần em đã hỏi một chị bạn cũng ở Thanh Hóa có biết T.T.Kh là ai không?Chị ấy bảo không biết nhưng nghe người ở Thanh đồn tên cô ta là Chung đẹp lắm & giỏi thơ,nhưng đã lấy một ông quan huyện.Lúc đó em mới hỏi chị:-Tên Vân Nương là bút hiệu hay chính tên chị?Chị bảo:-Tên mình là Trần Thị Vân Chung.Chị có nhớ  em nói ngay:-Thì ra T.T.Kh là chị rồi! Chị cười:-Ai nói với Thư Linh thế?Em trả lời có người nói lâu rồi (ý bà Thư Linh muốn nói đến lời chị bạn ở trên?)Nhưng sao nghe nhiều bài nào là Nguyễn Bính,nào là Thâm Tâm nhận…vậy là ai?Chị lại cười:-Họ nói bậy thôi!...Chị còn cho em biết:-Cách đây ít lâu Anh bạn cũ ấy vào Nam tìm chị mãi không thấy,sau tìm được nhà chị Minh,chị Minh sang kêu chị (lúc đó anh Chấn còn bị giữ ở ngoài Bắc) Chị sang tới nơi,khi gặp nhau,không hiểu sao chị khóc,Anh bạn xưa có nói rằng tìm mãi không được tin tức chị,nhiều khi lên cả xe bus tìm chị nữa,em bảo rảnh sẽ viết về chị.Chị bảo:-Thư Linh đừng viết,anh Chấn hay ghen lắm,nên em hứa sẽ không viết.Có những mẩu chuyện rời rạc như anh Thế Phong hỏi:-Chắc khi xưa chị Vân Nương đẹp lắm?Em trả lời: Nếu không đẹp sao anh Chấn chỉ thấy hình đã mê quyết tìm cho ra xin cưới?Em đâu dè Thế Phong & Trần Nhật Thu viết thành tác phẩm T.T.Kh Nàng là ai?Căn cứ (cả) vào bài thơ Hoa tim của em.Có nhiều chỗ họ hư cấu như nhắc thời gian đó Chị ở nhà bà Mộng Tuyết,còn chỗ Chị & người ấy gặp nhau,em chỉ thuật là đã khóc,vậy mà họ dám tầm bậy là đã…Em & Chị đã ra ngoại quốc thì bạn bè thân ở xa gặp ôm hôn để tỏ lòng mến thương cũng chuyện thường thôi,nhưng trong bài thơ em đâu có nói ôm hôn,nên em phôn đòi cải chính thì sách đã in mất rồi!Mấy đêm nay em thức trắng bực mình giận anh Thế Phong đã không bỏ những dòng vớ vẩn đó,em tin Chị cũng sẽ bực mình & giận em….Hôm qua em gặp chị Như Hiên,chị tỏ ra bất bình về chuyện này nói sẽ gửi đăng bài một tờ báo lá cải nào đó,phóng tác từ tập T.T.Kh Nàng là ai?của Thế Nhật để gửi sang bắt chị phải cải chính.Như Hiên còn nói chỉ có Như Hiên mới có quyền được nói về chị thôi.Em hiểu Như Hiên,tức vì chị ở trong Quỳnh Dao sao chị không tâm sự với chị ấy mà em là người ngoài Quỳnh Dao lại được biết!Đời có những người quen nhau mấy chục năm mà vẫn không thể coi nhau là tri kỷ được.Em không biết tình chị đối với em từ nay như thế nào?có giảm đi không?Nhưng riêng em lúc nào cũng kính yêu chị & coi chị là thần tượng của lòng em,dù vì chuyện này mà chị có giận em thì em cũng xin tạ lỗi cùng chị.Em tin rằng các cháu đã sống với văn minh Âu Tây sẽ hiểu & luôn kính trọng yêu quí mẹ.Người con gái lớn lên gặp người ý hợp tâm đầu,yêu nhau nhưng hoàn cảnh phải xa nhau,mối tình tuổi thơ thật trong trắng.Khi lấy chồng chị vẫn yêu chồng,yêu con,không hề có điều khuất tất thì mối tình đó rất cao thượng có chi đâu mà phải cải chính,làm như chị không hay biết,đó là chị đã thấu chữ vô thường vậy & như thế là chị đã không giận em…Chị Hỷ Khương rất cảm thông với em về chuyện này,riêng Như Hiên tỏ vẻ khó chịu nói:-“Nếu không phải là em thì chị ấy đã viết báo cải chính rồi” Em thì chị lạ gì,em bảo:-Cứ viết để em cũng sẽ viết theo những gì em đã biết.Nếu vụ này rùm beng lên thì âu cũng là do bài thơ Hoa tim mà ra,đúng là nghiệp thơ của em chị ạ.Một lần nữa em mong chị đọc kỹ cả hai tập thơ & hiểu cho em rằng vẫn luôn tôn trọng chị chứ không có ý gì khác…”

Đến đây chúng ta hãy tạm thời “quên” những phân tích,chứng minh ở các phần trước để cùng lý giải cho những câu hỏi mới phát sinh từ lá thư này.Trước hết,lá thư được viết vào năm 1994 bà Vân Chung đã 75 tuổi,thế mà bà Thư Linh lại viết thơ nay vẫn tuyệt vời & còn đẹp lắm! Mới đọc qua thì thấy có vẻ hơi vô lý,nhưng nếu ta để ý đến tâm lý phụ nữ một chút thì sẽ thấy rằng ai mà chẳng thích khen đẹp,dù có là một bà già?Vì thế đây chỉ là một lời khen có tính chất xã giao của bà Thư Linh cũng là điều dễ hiểu.Câu hỏi thứ hai là:-Dựa vào đâu mà bà Thư Linh biết được T.T.Kh quê ở Thanh Hóa mà đi hỏi chị bạn?Lý giải cho điều này chúng ta phải lưu ý đến câu thơ cũng đã tốn khá nhiều giấy mực: Ở lại vườn Thanh có một mình…xoay quanh địa danh này như chúng ta cũng đã biết có nhiều cách giải thích khác nhau,nào là Thanh Giám ngoài Hà Nội,nào là đất Thanh Miện-Hải Dương rồi lại Xứ Thanh-Thanh Hóa…của nhiều thế hệ nhà thơ cũng như bạn đọc yêu thơ & bà Thư Linh còn là một người làm thơ tất nhiên cũng không thể không biết về câu chuyện đó,cho nên khi đọc được tất cả những “xuất xứ” của câu chuyện về thơ T.T.Kh bà cũng tò mò không kém mọi người,nhưng khác với những người chỉ yêu thơ mà không có khả năng làm thơ bà hiểu thế nào là cảm xúc cũng như hoàn cảnh cần phải có để một nhà thơ có thể sáng tác được những bài thơ buồn đến nao lòng như thế,vì lẽ đó khi đọc Nguyễn Vỹ kể về Thâm Tâm có thể cũng làm bà ngờ ngợ nhưng không lý giải được,tuy không sinh hoạt cùng trong nhóm thơ Quỳnh Dao nhưng bà cũng thường xuyên tiếp xúc với họ,cùng nói chuyện,bàn luận về văn-thơ.Phải chăng những lần như vậy với khả năng tâm lý của người phụ nữ họ cũng không mấy tin vào những gì mà ông Nguyễn Vỹ đã viết?Hơn nữa khác với ngoài Bắc những năm chiến tranh,ở trong Nam vẫn đều đặn xuất bản những sáng tác chủ yếu về tình yêu đôi lứa của các nhà văn,nhà thơ nhất là của các văn thi sĩ miền Bắc di cư,việc họ dùng từ Xứ Thanh để chỉ đất Thanh Hóa là không hiếm gặp chứ chưa có ai gọi đất Thanh Miện,hay Thanh Giám là Xứ Thanh bao giờ.Như vậy vì đã không mấy tin câu chuyện của Nguyễn Vỹ (dù không có đủ tư liệu như ngày nay để phản bác) & cái từ Vườn Thanh lại có vẻ “gần gũi” hơn với từ Xứ Thanh thì cũng giúp cho bà Thư Linh tạm thời “loại” được hai địa danh đầu,vì thế chỉ còn lại Thanh Hóa là khả dĩ nhất với trường hợp T.T.Kh,cho nên điều đó đã tạo “động lực” để bà đặt câu hỏi “nghi vấn” với chị bạn quê Thanh Hóa chứ không phải câu hỏi khẳng định là hoàn toàn hợp lý.Tiếp theo những phân tích ở trên, lại là chị,em  thân thiết lâu ngày qua những lần tiếp xúc,tâm sự dù bà Vân Chung có khéo che dấu đến mấy thì cũng phải có lúc vô tình bộc lộ về cuộc sống vợ-chồng không được hạnh phúc mà với một người cùng giới lại vốn có sự nhậy cảm của một nhà thơ thì không khó để bà Thư Linh “nắm bắt” được điều đó,cho nên khi nghe bà Vân Chung nói rõ tên mình,cộng với lời kể của chị bạn thì bà Thư Linh gần như khẳng định ngay: -Thì ra T.T.Kh là chị rồi! là điều có thể chấp nhận được.Một câu hỏi nữa lại được đặt ra:-Sao đã khẳng định… là chị rồi! mà bà Thư Linh lại còn hỏi: Nhưng sao nghe nhiều bài nào là Nguyễn Bính,nào là Thâm Tâm nhận…vậy là ai?Tâm lý chung, trong chúng ta khi một sự việc đang trong “tầm tay” thì có ai mà lại không muốn được nghe chính người trong cuộc khẳng định lại với mình? Vả lại đây là câu hỏi nghi vấn chứ đâu phải là câu hỏi khẳng định.? Vì thế điều này cũng là hoàn toàn hợp lý.Nhưng tại sao chị,em đã chơi với nhau khá lâu mà bà Thư Linh không biết tên thật phải để đến lúc đó mới hỏi lại?Cũng rất đơn giản là,dù có cùng là dân miền Bắc nhưng sống lâu ngày ở miền Nam thì ắt bà Thư Linh cũng phải “nhập gia tùy tục” vì ở trong này họ không gọi tên “cúng cơm” mà là gọi theo thứ tự (sinh trước,sinh sau trong gia đình) cho nên hiếm có ai dám đường đột đi hỏi tên người ta bao giờ nhất lại là người thuộc lớp “cổ xưa” như bà Vân Chung, hơn nữa ở miền Bắc hay miền Nam thì các cụ gia đình khá giả cũng thường hay gọi theo tên Hiệu…cho nên việc bà Thư Linh nhân dịp đó mới hỏi tên thật của bà Vân Chung cũng không có gì là lạ.Câu hỏi cuối cùng,một câu hỏi vô cùng quan trọng & ít nhiều cũng góp phần khẳng định về thân thế của bà Vân Chung- T.T.Kh là: Người ở Thanh đồn tên cô ta là Chung đẹp lắm & giỏi thơ,nhưng đã lấy một ông quan huyện liệu có đáng tin?.Như chúng ta cũng đã biết,thị xã Thanh Hóa ngày xưa vốn nhỏ bé nên ắt hẳn có nhiều người biết về mối tình giữa bà Vân chung & ông Thanh Châu cũng như việc bà Vân Chung bị ép gả chồng như thế nào,hơn nữa ở một thị xã dù là nhỏ bé thì cũng không thể chỉ có một mình nhà bà Vân Chung là giầu có,suy rộng ra thì chắc chắn cũng không phải chỉ có mình bà Vân Chung mới đọc Tiểu thuyết thứ bảy & Phụ Nữ mà còn có nhiều người khác cũng biết & đọc những tờ báo này.Vì thế khi truyện ngắn Hoa tigôn của ông Thanh Châu ra đời & mấy tháng sau lại xuất hiện hai bài thơ ký tên T.T.Kh thì chắc chắn nhiều người ở Thanh Hóa cũng đọc được,trong số đó có người nhận ra ông Thanh Châu cùng quê hương mình & cùng nhau xì xào bàn tán nhưng chỉ ở phạm vi hẹp,có lẽ thời gian đầu sự việc cũng chỉ dừng lại như vậy.Thế nhưng khi Bài thơ đan áo đến tay bạn đọc thì người ta mới xâu chuỗi các sự kiện & nhận ra rằng,cô gái vừa lấy chồng nhà giầu,người yêu cũ của ông Thanh Châu chính là T.T.Kh cứ thế tin đồn lan rộng ra,đến nỗi T.T.Kh đã phải thảng thốt “kêu” lên trong Bài thơ cuối cùng: -Là giết đời nhau đấy biết không? Hoặc: -Nếu không yên được thì tôi chết mà quên cả giữ ý tứ,đây là câu thơ khiến nhiều thế hệ bạn đọc chê dở vì quả thật là ta không thấy được “chất thơ”ở trong đó.Và cũng trong tâm trạng hoảng loạn ấy  T.T.Kh như ngầm nhắc người yêu hãy chấm dứt câu chuyện này:  

                                                    Giận anh em viết dòng dư lệ

                                                    Là chút dư hương điệu cuối cùng.

Còn việc bà Vân Chung giỏi thơ  khiến nhiều người biết cũng không có gì là lạ,bởi vì với tâm hồn lãng mạn của những cô gái gia đình khá giả,lớp “tân học” thời bấy giờ hay tìm đọc Tiểu thuyết thứ bảy & báo Phụ Nữ thì bạn bè cùng trang lứa thường tụ tập cùng nhau xướng họa văn thơ cũng là điều bình thường & câu chuyện đồn đại đến tai bạn bà Thư Linh có lẽ là ở giai đoạn sau này khi chồng bà Vân Chung đã ra làm quan tri huyện.Đến đây chúng ta có thêm cơ sở để khẳng định rằng việc Bài thơ đan áo xuất hiện ngoài ý muốn đã làm bà Vân Chung không những giận người yêu cũ vì “cho đi” bài thơ bà tặng riêng ông & chị gái mình mà nỗi lo sợ việc bại lộ danh tính không phải chỉ là “thần hồn nát thần tính” nữa mà  đã là sự thật.Những phân tích ở trên cũng như từ các phần trước đã góp phần cho chúng ta hiểu ra rằng tại sao ba bài thơ sau lại không hay bằng bài thơ đầu Hai sắc hoa Tigôn,bởi lẽ với cảm xúc khác nhau,hoàn cảnh ra đời khác nhau theo từng “cung bậc” tình cảm  & thực tế diễn ra như chúng ta vừa diễn giải đã chứng minh điều đó & đến đây điều thắc mắc bấy lâu nay của nhiều thế hệ đọc giả cũng đã được giải đáp một cách thỏa đáng!?...

Sự việc bà Như Hiên bảo:-chỉ có Như Hiên mới có quyền được nói về chị thôi. Cũng đã được bà Thư Linh lý giải khá đầy đủ trong lá thư rồi,ở đây chúng ta chỉ nói thêm một chút về tâm lý thường tình của một nhóm bạn chơi chung với nhau,nhất lại là phụ nữ thường ít khi chấp nhận việc người khác “thân” với người kia hơn mình,tâm lý muốn mình luôn được chú ý,được là nhân vật “trung tâm” hay ít ra cũng được coi là gần gũi với người nào đó nhất trong nhóm so với những người khác,nhất là người đó lại là bạn “đến sau” đã thế lại còn biết về những điều bí mật trước cả mình thì phản ứng đó của bà Như Hiên cũng là điều không mấy lạ lùng & tâm lý,tính tình con người ta là rất khác nhau cho nên bà Thư Linh được Chị Hỷ Khương rất cảm thông với em về chuyện này cũng là rất đời thường vậy…

2-Tác phẩm “T.T.Kh Nàng là ai?” trong con mắt bạn đọc:

Khi tác phẩm T.T.Kh Nàng là ai?của tác giả Thế Nhật xuất bản,hầu hết ý kiến của độc giả cho là chuyện “lá cải” để câu khách.Tại sao lại thế?Chúng ta cùng đọc để xem người “ngoài cuộc” Phan Đức nói gì: “Cảm tưởng đầu tiên của tôi khi đọc cuốn T.T.Kh Nàng là ai? của Thế Nhật do NXB Văn hóa thông tin ấn hành là:-Cuốn sách chưa kết thúc được một nghi án văn học tồn tại hơn nửa thế kỷ,thì lại tạo ra một nghi án mới:-Tác giả Hoa tigôn có phải là người tình của T.T.Kh? & Nữ sĩ Vân Nương có phải là T.T.Kh hay không?Trước khi cuốn sách của Thế Nhật được xuất bản,tôi được đọc một bài,cũng của chính tác giả Thế Nhật in trong tập Nghệ thuật thứ bảy (9-94)của nhà xuất bản Văn nghệ tp.HCM nhan đề: “Chưa ai biết.Chưa ai viết:-Nữ sĩ T.T.Kh thực sự là ai?.Ở đây,tôi không đề cập tới nội dung bài báo trên của Thế Nhật.chỉ nói một điều :-Người viết quá ẩu.Trong bài viết,tác giả đã cho công bố một bức ảnh(ở trang 4) & chú thích:-“ Bà T.T.Kh & người bạn chụp trong vườn cam tại Mỹ Tho năm 1984-Bà T.T.Kh cầm trái cam” Sự thật người cầm trái cam là nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương.Nhưng có lẽ Thế Nhật cố tình chú thích sai đi để có thể viết câu sau đây:  “Bà T.T.Kh tay cầm trái cam mà tôi nghĩ đó là trái cấm của EVA đã đưa cho chàng ADAM” (trang 9).Chi tiết trên dù nằm ngoài cuốn sách T.T.Kh Nàng là ai?nhưng người ta vẫn thấy sửng sốt,nghi ngờ sự trung thực & thận trọng của tác giả Thế Nhật trong lúc lấy tài liệu.

Mới đây,tôi có dịp gặp chị Phạm Minh Chi sinh năm 1954,là con gái thứ ba của ông,bà Hà Thượng Nhân (Phạm Xuân Ninh) & Trần Thị Anh Minh (em gái bà Vân Chung).Chị Phạm Minh Chi hiện ở 333/14/8 Lê Văn Sỹ-Q.Tân Bình-tp.HCM gọi bà Vân Nương bằng bác,chị Chi trước là giáo viên dạy Pháp văn,nay đã nghỉ.Chị cho biết:-“Sau khi đọc cuốn T.T.Kh Nàng là ai?Tôi thấy sách viết thiếu đứng đắn & sai quá nhiều.Ví dụ,gia đình bác Vân Nương có tám người:-Bác cả rồi đến một bác gái,bác Vân Nương là thứ ba…vậy mà sách nói sai nhà chỉ có năm người,bác Vân Nương là trưởng nữ.Hay như đoạn sách nói sau giải phóng,bác Vân Chung “ở Sài Gòn buôn bán nhỏ,chạy vạy tảo tần nuôi con”Kỳ thực lúc đó,các anh chị của tôi đã thành gia thất cả rồi & có người sống ở nước ngoài.Đoạn nói “Phu quân (tức Bác trai) mê một thư ký ở văn phòng Luật sư,nơi ông làm việc” là hoàn toàn bịa đặt,bôi nhọ cả người đã chết.Đoạn tả ông Thanh Châu vào tìm xin gặp bác Vân Chung ,vừa viết sai sự thật vừa viết theo lối rẻ tiền,câu người đọc.Cuộc gặp diễn ra ở nhà bác Vân Chung,sách lại bảo ở nhà tôi.Người Cô họ tôi dẫn ông Thanh Châu đi gặp bác Vân Chung sách lại nói Mẹ tôi dẫn Bác đi gặp ông Thanh Châu,những chi tiết,sự việc đơn giản ấy về gia đình Bác tôi rất dễ kiểm chứng mà người viết còn viết sai sự thật,huống hồ tin làm sao được chuyện tác giả Thế Nhật bảo bác Vân Chung là T.T.Kh” Vậy Thế Nhật căn cứ vào đâu để đưa ra những thông tin ấy?...Tác giả Thế Nhật khẳng định: “Chúng tôi phải cảm ơn bà Đ.T.L nhiều,bởi vì không có bà thì sẽ không có cuốn sách này” (trang 84).Vậy nguồn thông tin gốc là nơi bà Đ.T.L theo bài trả lời của bà Nghiêm phái-Thư Linh (tức Đ.T.L) đăng trên trang 24 & 25 Nguyệt san Văn Hóa (số tháng 9/94)…Ngày nay,ai cũng biết giữa tác giả Hoa Tigôn với bà Vân Chung từng có một tình cảm cao thượng & trong sáng,như ông Thanh Châu xác nhận: “Đó là chuyện một thời với bạn bè cùng sinh trưởng ở thị xã quê cũ Thanh Hóa”. Nhưng chuyện đó không có nghĩa là T.T.Kh nhất thiết phải là Vân Chung.Tôi cho rằng ngay từ đầu,bà Thư Linh đã ngộ nhận từ sự “không phủ định” của bà Vân Nương để rồi cứ trượt dài trên con đường ngộ nhận & tác giả Thế Nhật đã căn cứ vào một “tài liệu giả tưởng” để viết nên cuốn sách.Cần phải nói thêm rằng,cũng trên tờ Nguyệt san văn hóa số 9/94,lời tòa soạn cho biết,từ bên Pháp “Bà Vân Nương đang phản ứng gay gắt về những điều đã biết qua tập sách kia” (Tức phản ứng bài viết của Thế Nhật tóm tắt nội dung cuốn sách T.T.Kh Nàng là ai? In trên Nghệ thuật thứ bảy!).Thế là ngày xưa,bà Vân Chung đã không nhận mình là T.T.Kh,còn bây giờ Bà đang “phản ứng gay gắt” Ta hãy chờ xem,nếu bà Thư Linh kể đúng sự thật & Thế Nhật viết đúng sự thật thì hà cớ gì bà Vân Chung lại “phản ứng gay gắt” nhất là đối với bà Thư Linh,một người “quen biết lâu đời”?”.

Đọc xong những gì ông Phan Đức viết ta thấy nổi bật lên những ý sau:- Cả hai người,Phan Đức & chị Phạm Minh Chi đều không tin Vân ChungT.T.Kh cũng như cùng lên án nhiều điều bịa đặt trong tác phẩm T.T.Kh Nàng là ai?là do lỗi của chính tác giả Thế Nhật,có lẽ cũng chẳng cần phải bình luận gì nhiều,bởi trong bài viết nêu trên ta đã thấy họ phản bác gần như đầy đủ rồi… Thế Nhật đã phạm phải một sai lầm khó cảm thông & tha thứ bởi tác giả đã không tuân thủ một điều sơ đẳng của thể loại “điều tra” là không bao giờ được khẳng định những điều mà mình mới chỉ được “nghe kể” mà lại không qua kiểm chứng,nhất là những sự kiện liên qua đến nhân thân của người trong cuộc…Trong thể loại này,người viết chỉ có thể dùng chính những dữ liệu,sự kiện mà hầu như ai cũng biết là các bài thơ của T.T.Kh,các tác phẩm-bài viết của ông Thanh Châu & của nhiều người khác có liên quan đến câu chuyện,hoặc tốt nhất là tiếp xúc được với những người trong cuộc để từ đó so sánh,đối chiếu,nêu ra những câu hỏi,những giả thiết,những ví dụ nhằm chứng minh hay phản bác để tìm ra “đáp số”có tính thuyết phục nhất,lôgich nhất chứ hoàn toàn không được áp đặt sự việc vốn có theo ý mình,ta chỉ có thể khẳng định khi đã chứng minh được những câu hỏi cần có từ chính những nguồn tài liệu nêu trên mà thôi. Đặc biệt cũng trong thể loại “điều tra”này là tác giả tuyệt đối không được hư cấu,bịa đặt theo chiều hướng thiếu tôn trọng những người trong cuộc & có liên quan,thông thường người ta chỉ có thể bỏ qua & thông cảm cho những sơ xuất nhỏ do nhầm lẫn vì sự kiện xảy ra đã lâu ngày hoặc nghe kể lại mà cũng không làm ảnh hưởng tới danh dự người khác hay bản chất của câu chuyện chứ không thể bỏ qua sự bịa đặt cố tình như là một giải pháp nhằm đánh vào sự tò mò vốn có của độc giả để câu khách,cho nên trong trường hợp này đối với tác giả Thế Nhật thì “một sự bất tín,vạn sự chẳng tin” là hoàn toàn chính xác & việc mọi người không tin câu chuyện ông viết thì tác giả chỉ có thể tự trách chính mình mà thôi !....

 

                                                còn tiếp...

Đỗ Thế Cường
Số lần đọc: 2182
Ngày đăng: 04.10.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nói về, một bài Kệ của Phật Giáo - Thái Quốc Mưu
Đôi điều với "Phỏng vấn với Đinh Linh" - Bùi Hoằng Vị
Nỗi lòng của con nhân ngày giỗ cha là thi sĩ - Lâm Bích Thủy
Bồ Đề Đạt Ma "Thiền Tổ đầu tiên" - Võ Công Liêm
Kierkegaard "Nhật ký của kẻ mê hoặc" - Võ Công Liêm
Thân - Mệnh và những băn khoăn(1) - Đặng Xuân Xuyến
Thủ Đô Helsinki - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Có phải bài thơ "Độc tiểu thanh kí" của Nguyễn Du từng bị ngụy tác? - Nguyễn Cẩm Xuyên
Lời hứa của tình yêu vĩnh cửu - ổ khóa khắp thế gian - Nguyễn Hồng Nhung
Mười hai luật vũ trụ và hai mươi mốt phụ luật - Nguyễn Hồng Nhung