Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.216.062
 
Là thế và không là thế
Võ Công Liêm

 

                     

 

       Gần như đây là một chỉ định từ, khẳng định một hiện hữu là và không là. Một mệnh lệnh như sấm truyền trong những vở kịch của William Shakespeare (1564-1616); Tiếng nói của phẩn nộ đứng trước một hiện hữu đau đớn của hai hoàn cảnh trong Hamlet và trong Romeo và Juliet. Kịch gia đưa tiếng nói: ‘To Be and Not To Be’ cho ta thấy một chọn lựa dứt khoát giữa Có và Không. Hiểu một cách thông thường con người là một sinh vật hữu cơ đến từ một hiện hữu có thực trước mọi thứ chớ không phải mọi thứ trên đời là một hiện hữu tồn lưu nhân thế có trước. Ngược lại; Rosencrantz (bạn đồng song của Shakespeare) nói khác: ‘Không, thực quả; chúng là không / No, indeed; are they not’.Ý muốn nói không có gì buộc phải ở cái thế Có và Không. Rứa thì nói lên cái gì đây? Cái sự lý cuộc đời. Đó là cả vấn đề  hiện hữu mà con người tiếp cận thường xuyên; đòi hỏi một sự nhận biết ở chính mình. Lý này nghe ra có gì mơ hồ chưa sáng tỏ cho nên chi chúng ta qui vào mệnh hệ con người về cái sống và chết của từng cá nhân. Cái chết của chàng hay nàng là một sự ra đi (passing-away) không trở lại mà là vĩnh viễn (eternity) để rồi đi vào vô tận (infinity). Thế nhưng qua tư tưởng của Aristotle cái sự biến đổi đó là một xảy đến ngoài ý muốn trong một vũ trụ như nhiên và cái sự thay đổi đó là hiện hữu của con người mang lại những gì đạt được trong nổ lực; thể loại ấy là thay đổi mà Aristotle gọi là sự quay về đến từ sự hiện hữu và ra đi là phân biệt từ những trạng huống thay đổi khác nhau –the special kind of change that he calls coming to be and passing away is distinguished from all other kinds of change. Đấy là sự biến đổi giữa ‘Là’ và ‘Không là’ gần như một điều kiện ắt có và đủ. Trong tất cả thể loại của biến đổi là luân phiên, tăng hay giảm qua từng phẩm chất, âm sắc và trọng lượng cho mỗi đặc chất của nó. Một sự biến đổi đặc biệt trong cái tự nhiên, chính cái tự nhiên đó làm ra nhiều thứ khó hiểu hơn là thay đổi theo dạng thường tình. Răng rứa? Có chi mô! Ta phải đào, quật nó lên trong cái thâm cung bí sử của tồn lại mà muốn tồn lưu thì giữ lấy nó, bám lấy nó là chuyện bình thường. Có chi mà ởm ờ, bởi; không có tồn lưu thì thế gian ăn nói ra răng đây, không nhẽ đem cái tồn loạt ra so sánh với tồn lại. Thì sự lý đó bất thành văn. Mà có thành văn là một sự trá hình, lừa dối ngữ ngôn.Vì vậy xử lý cái chất liệu ‘exist’ là cả một lý sự cho việc ‘là’ và ‘không là’ thành ra chưa đạt tới cái thâm hậu vô biên của nó mà cho là sàm sỡ, lợi dụng ngữ ngôn. Không! nhưng cần phải vượt thoát khỏi cái tư duy cạn cợt từ chương, tích cú để thoát tục thì hiện hữu của tồn tồn là chuyện hẳn nhiên như toán học –nghĩa là cho chúng ta bắt đầu những gì dễ dàng để nhận thức‘to be or (and) not to be’;tất phát sinh hay hủy diệt của những gì mà con người hiện hữu ở đời. Mỗi khi thoát tục chính mình, tức hiện hữu với thực thể tồn lưu. Cuộc đời là một triết lý giữa hữu thức và vô thức; chính yếu tố cấu thành ‘là’ và ‘không là’.Tợ như nói: Có hay Không là xác quyết.

 

Trong khi con người là một chuyển động liên tục từ nơi này tới nơi khác; giữa mở hay khép hoặc đổi thay vấn đề đều y hệt như nhau. Chỉ thay đổi khi sự việc được quan tâm, chú ý tới thì đó là phẩm chất được qui cho: nơi chốn, màu sắc và kích cở. Với những sắc thái như thế không lưu lại ý thức thay đổi toàn diện mà nó đã có trước khi nói: ‘là’ và ‘không là’ hay ‘thế là’ và ‘không thế là’ mà dữ kiện đã biến đổi trước khi nhận ra, và; cũng là một duy trì độc nhất cho từng cá tính riêng biệt. Những điều như thế là: vấn đề, thể thức, tiềm năng và thực chất đều thay đổi, biến dạng tùy nghi vào hoàn cảnh giữa được và không được, giữa nghi ngờ và tin cẩn, giữa giả dối và trung thực của cái gọi ‘Là’ và ‘Không là’; đó là lý do chính đáng để xác quyết, tức có một quyết định dứt khoát không còn ởm ờ hay ờ ởm; dù đó là nghĩa lý chính đáng, có thể nhận biết trong một sáng tỏ của một hứng khởi bao trùm (common-knowledge) và trong một tri thức hiểu biết tốt (common-sense); những từ ngữ tự nó chớ không phải từ ngữ chúng ta thường dùng trong hằng ngày nói đến –Though what they mean can be understood in the light of common; the words themselves are not words we use frequently in everyday speech. Rứa thì trong mệnh đề: Là và Không là nó trở nên một thành ngữ thông thường; trong cái thông thường đó hàm chứa một khả năng cần phải nói tới cho một tiềm lực thuộc về vật chất trong vấn đề. Nghĩa khác của tiềm năng là điều ‘có thể được’ –Another word for potentiality is ‘can be’. Nghĩa là nó đạt tới cái khác biệt lớn lao trong sự việc. Thí dụ: Bạn cho rằng có vài thứ làm ra cái ghế hoặc có thể coi đó là cái ghế. Những miếng gỗ đóng vào đó không gọi gỗ là ghế. Nhưng chúng được coi là cái ghế. Như đã mô tả; nếu những gì gắn vào đó là cái ghế, thời vật thể đó có thể chưa phải là cái ghế. Đưa ra thí dụ như vậy ‘là’ và ‘không là’ hợp lý và thông đạt vấn đề, bởi; ngữ ngôn vốn đã chứa cái có thể (can be) và cái không có thể (can not). Tuy nhiên; điều đó chưa hẳn xác thực vấn đề để xác định; chắc chắn là thiếu đi hình thể vật liệu làm nên, vật thể luôn luôn là tác động cho một năng lực để làm nên. Một thí dụ khác: thi sĩ Z. có đầy đủ nhân tố làm người (để yêu) nhưng không giống những người khác, bởi hồn và xác không phải là chất liệu để thích nghi cho một mãnh lực của tình yêu và một yêu cầu của tình yêu. Thế nhưng thi sĩ Z. vẫn cho rằng mình đã giành được nó, nhưng chắc chắn thể thức đó không bao giờ hiện diện trong chất liệu tình yêu, ngoại trừ nó chỉ là hình ảnh vắng bóng. Có thể là khiếm khuyết cái gì hoặc không là cái khó khăn về nó cho riêng mình – the lack or privation of it. Cuối cùng thi sĩ Z. lấy thơ làm người tình. Thời cái ghế hay người tình đều được coi là một. Có thay đổi hay không điều đó không cần thiết; nghĩa rằng chất liệu đó không phải là yếu tố năng lực cho sự chiếm đọat. Con người có thể làm ra cái ghế không có gỗ, nhưng không có khí và nước thì gỗ đâu ra ghế. –Men can make chairs out of wood, but not out of air or water…Thiết nghĩ hai thí dụ trên cũng đủ để xác nhận sự hiện hữu của vật thể và con người là năng lực cấu thành giữa Là và Không Là cho một mệnh đề có liên đới trong mỗi tư duy con người. ‘to be and not to be’ là dấu chấm than cho một xác quyết vấn đề của sống và chết trong Hamlet cũng như trong chúng ta. Đối tượng của cuộc đời là một sự thách đố giữa thực và giả. Phán quyết nằm trong ‘to be and not to be’ là thế đấy! Chớ đừng nghĩ tôi-là tức là-tôi. Cái tôi sa ngã của không-thể-là/not-to-be. Có thể đây là tư duy ngu xuẩn. Răng rứa? Bởi; không chịu tìm thấy đặc chất của ngữ ngôn, giờ đây chúng ta có thể tìm thấy thế nào trong bốn ngôn từ quan trọng: chất liệu (matter), thể thức (form) tiềm lực (potentiality) và hiện thực tồn lưu (actuality). bốn thứ đó liên đới để chiếm cứ những gì là cần thiết để làm nên chớ không thể bỗng dưng mà nên. Ngoại trừ thiên phú là khác. Ở đây xử dụng hai chữ chất liệu (matter và materials) một đằng chỉ rõ vấn đề và một đằng chỉ rõ sự vật; nó thuộc phạm trù của ngữ pháp trong cái dạng có thể biến đổi được để khỏi đụng nhau (interchangeably) ngoài ra; chúng ta có thể nói và phân biệt khác nhau từng thể loại của vấn đề: vấn đề là làm nên hay không là làm nên cho một vật thể hay cho cá tính con người. Ấy là bước đi giản đơn, có thể là lý do của chúng ta nắm trọn mục đích quan trọng khác –A simple step of reasoning enables us to grasp another important point. Thôi thì cứ cho điều ấy là đúng; là thế hay không là thế mà nghĩ đến những gì ta đã nói và đã làm: Coi đây; vấn đề vật thể không phải bất cứ hình thức nào có thể có một tiềm năng không hạn hữu, một vô hạn năng suất vì thể thức nắm được nhưng thiếu đi cơ cấu, nó có thể một thực thể trống không. Răng lại có cái chuyện trống không? Cái gì mà thực chất trống không là không tồn lưu –What is actually nothing does not exist. Rứa răng! chớ không nhẽ răng rứa thì đâu còn gọi tồn tồn nhân thế. Rứa cho nên nói về cái vô thể vấn đề là nói về những thứ mà những thứ đó không thể gọi là hiện hữu, không chừng nó không tồn lưu mà tồn lui. –Hence to talk about formless matter is to talk about something that cannot exist. Xưa Aristotle có nói tới ‘Là thế’trong tư duy mà ông cho đó là vấn đề nguyên trạng (pure matter),vấn đề vô thể (formless matter) là hai thứ hoàn toàn không hiện thực hoặc nói cách khác là rỗng, là trống không. Không một yêu cầu nào hơn mà ‘là’ hay ‘không là’ coi như xác quyết của ‘được/yes’ và ‘không được/no’. Cái sự lý có thể là tiềm tàng trong mọi thứ của những gì có thể là –It is potentially every possible kind of thing that can be. Rứa cho nên chi khăng khăng mà hỏi cho bằng được: vấn đề hay chất liệu vô thể là không hiện hựu tồn lưu nhân thế và như rứa là không-thể-là tồn lưu hiện hữu. Rứa thì cái gì là hiện hữu để đề cập đến hoặc nghĩ về nó? Triết gia Aristotle* trả lời là những gì đề cập tới có lẽ không cần phải đề cập về nó hay suy nghĩ về nó. Răng lạ rứa? Hay có một cái gì mâu thuẩn ở nội tại. Không! nếu chúng ta tự cho mọi thứ sinh diệt là lẽ tự nhiên thì việc đó không cần phải để tâm, vì; mệnh hệ đó là điều kiện bắt buộc. Vì vậy sự sống của con người là ‘common’ không có riêng ai. Chỉ có hay không là một quyết định chọn lựa. Chọn lựa là độc quyền, chớ đừng vin ‘của đồng lần thiên hạ tiêu chung’ (NCT) Thực ra; không có gì trên đời này là chung cả. Có nhiều thứ chúng ta cho đó là của riêng mình nhưng có một vài thứ khác mà chúng ta phải thừa nhận là không độc quyền của chúng ta –Not everything is common. There are many things we call our own, but there are other things that we recognize as not exclusively ours. Cho nên chi cần sang sẻ cho nhau. Chung lưng đấu cật là ‘common’ có nghĩa là chia sẻ cho nhau trong gia đình, trong cộng đồng hay trong xã hội, bởi; chúng ta là con người; tiêu biểu là hợp tác trong một nghĩa ‘là thế’ và những gì đứng ngoài của chung thì cái đó ‘không thể là’. Cuối cùng; cảm thức của chung là cảm thức ôm đầm lấy nhau; nghĩa rộng lớn của nó là: trao đổi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức hoặc nhân thức hiểu biết. Những thứ đó là chia sẻ cho nhau.Tri thức hiểu biết (common-sense) chỉ là khái niệm tư tưởng (common-notions) nhưng; cho dù không có một điều kiện đưa ra điều đó cũng có thể thực hiện được; vị tất không còn cái gì thuộc về ta (tôi-là, là-tôi)hoặc thành phần nào. Đó là tư duy ngã mạn ‘egoist’. Điều đó chắcchắn không thể làm nên dù có thay đổi dưới dạng thức nào đi nữa mà phải là ‘common’. Rứa cho nên chi đứng trước hoàn cảnh của hiện hữu là một chọn lựa xác quyết giữa ‘to be’ và ‘not to be’ là điều kiện mà chúng ta không thể chối bỏ mà coi đó như một mệnh đề xác quyết vấn đề hiện hữu.

 

Sự cớ đó, lý lẽ đó là lý do chính đáng để thành hình cho một xác quyết giữa hữu thức và vô thức, giữa riêng tư và độc quyền. Nhờ vào những tư duy đi trước, phân tích, lý giải thực hư giúp cho chúng ta nhận biết kinh nghiệm (common-experience) về giá trị cuộc sống; cho dẫu mỗi sự kiện khác nhau nhưng đã đóng góp. Trở lại tư tưởng Aristotle; ông vốn đã chứa đựng ít nhiều cảm thức hiểu biết nhưng không phải ngang đó là chấm hết, mà mỗi biến đổi cho mỗi thế kỷ. Ông đưa vào đó một tri nhận sâu xa với cái nhìn thấu suốt sự kiện và cái không nhận biết sự kiện chưa hẳn đã là cái chung cho tất cả. Aristotle  nhận thức về sự vật sâu xa hơn những gì của chúng ta, bởi; có một vài điều giữa ‘là thế’ và ‘không thể là thế’ là những bay vút lên cao.Vì rứa mà cái từ ngữ không hội nhập (uncommon) đi cùng với cái nhận biết (common-sense) là thế đấy. Phân loại được nghĩa trên tức cho chúng ta đả thông tư tưởng dễ dàng; nếu đem lại được ý nghĩ như thế thời ‘to be’ và ‘not to be’ không còn là thành ngữ mà danh từ chung ./.

 

 (ca.ab.yyc. cuối 10/2015)

 

* Aristotle: Triết gia Hy Lạp (384-322 BC).

SÁCH ĐỌC: ‘Aristotle- Difficult Thought Made Easy’ by Motimer J. Adler. Bantam Book. USA and Canada 1989.

TRANH VẼ: ‘Thiên Điạ Nhân / Heaven Earth and Man’ Khổ 15” X 20”. Trên giấy bìa. Acrylics + Oil-stick + Mixed. Vcl#25102015.

 

                                                                   

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2811
Ngày đăng: 01.11.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đạo văn hay không ? - Yến Nhi
Nhìn từ Festival Múa rối quốc tế lần thứ IV năm 2015 - Tuấn Giang
Đọc Thác Đố Sau Nhà và Nguyên-Vẹn của Võ-Phiến - Nguyễn Quỳnh USA
Đặc điểm sân khấu Thời hội nhập quốc tế - Tuấn Giang
KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh ? -7 (NHỮNG BÍ ẨN CUỐI CÙNG) - Đỗ Thế Cường
KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh ?-6 - Đỗ Thế Cường
Võ Phiến, một vài chung quanh. - Đặng Phú Phong
Nẻo về của Ý - Võ Công Liêm
KHÁM PHÁ BÍ ẨN: AI LÀ T.T.Kh ? -5 - Đỗ Thế Cường
Nói về, một bài Kệ của Phật Giáo - Thái Quốc Mưu
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)