Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.700
 
Thi ca đương đại
Võ Công Liêm

 

     Sao lại gọi thi ca đương đại mà không gọi Thi ca Tư tưởng tức Đi Vào Cõi Thơ của Bùi Giáng do nhà xuất bản Ca Dao (1969) và An Tiêm tái bản vào năm (1998)? Đó là; nói lên cái độc sản của thơ qua mỗi thi nhân mà tác giả gọi chung là thi ca tư tưởng; xét ra một tom góm đặc biệt qua từng vai trò của thơ và khơi dậy bề mặt những gì về thi tứ với nhiều đối tượng khác nhau giữa Đông và Tây; phơi mở những trạng huống tâm lý của thơ; giữa thơ và người, giữa người và thơ. Có rứa mới gọi là tư tưởng thơ.

Thực ra hai nghĩa khác nhau rõ rệt. Thi ca tư tưởng trở nên một cụm từ bao quát về ý niệm và cảm thức sống dậy bằng một tư tưởng hiện đại trong một tri thức giáo khoa / modern thought in education. Một suy nghĩ chín chắn, để tâm tới của một ý nghĩ nhứt thời / give it a moment’s thought. Một thần trí chiếm cứ sâu lắng trong tư tưởng / deep in thought. Một mảy may, tiết độ của thời gian và không gian, dù là thể thức nhỏ nhen đi nữa đã tác động vào hồn bằng cảm thức một cách cẩn thận có chủ tâm / to be a thought more careful. Những dữ kiện trên đồng nghĩa với quan điểm (idea). Tư duy (thought) là danh từ (n) tỏ rõ hành động tiến trình của suy tư: phản ảnh, trầm tư, suy ngẫm. Một lý do khác thuộc sở năng lý trí hoặc hình thành qua trí tuệ: tinh thần, ý niệm và cảm thức. Nó không còn là động từ (v) cho một ‘suy’ và ‘nghĩ’ trong dạng động từ của não bộ mà phát tiết bằng biểu lộ (appearance) tri thức. Rứa cho nên chi gọi cho đại sự văn chương là Thi ca Tư tưởng. Còn Thi ca Đương đại lại là khiá cạnh khác của thơ. Đương đại là thời gian tính (temper/tempus) là sống cùng thời gian hoặc xẩy ra cùng thời kỳ của thời gian, về tuổi tác, về những mẫu thức đặc thù (thơ) hiện diện hoặc mới hình thành. Có đôi khi người ta gọi đương đại (contemporary) hay đương thời (contemporaneous) xẩy ra như hiện tượng. Cả hai cùng nghĩa là hiện hữu tồn lưu, tồn lại nhân thế một sự kiện xẩy ra giữa lúc chưa xẩy ra. Răng rứa? Đương đại thường hướng tới hiện tại là gợi lên nhân vật hay tác phẩm. Đương thời như là biến cố, sự kiện cùng thời, cùng tuổi, cùng lúc vượt cả thời gian và không gian là khoảng thời gian xẩy ra điều gì là bao trùm toàn diện; đồng thời như một định giá có chuẩn mực cho một chuyển động trào lưu gần giống như dẫn tới của thời gian / the same brief interval of time. Thi ca tư tưởng hay thi ca đương đại đều nói lên cái tạng thể về thời gian lưu truyền, một cái gì thuộc tồn lưu nhân thế và một tồn loạt thế gian.

Ở đây như một cảm thức riêng hoặc ở đó như là tư thế đối với những ai chưa đạt tới. Đã gọi là đương đại là đặc thù còn những gì ‘ta bà’ chướng khí hay đứng ngoài vòng cương tỏa của thi ca đều là tồn loạt một thứ bí tỉ tư tưởng cho nên đã làm suy thoái, sa đọa thi ca. Bởi; thi ca là thanh cao diệu vợi dù một chữ thơ là cả một ý nghĩa đẹp còn dùng một chữ tục (như Đ.. hoặc C.. hoặc L..) nghe đã không thanh tao mà phàm tục dục giới của một số nhà thơ hiện nay. Hay do cuồng trí mà sanh động tư duy sinh lý? Ai cho đó là đương đại hay là thi ca tư tưởng? Hủ hóa, lạc hậu thiếu văn minh của ngữ ngôn. Chán gì chữ nghiã để dùng. Tục mà thanh như nữ sĩ Hồ Xuân Hương là tiếng nói để đời, là thi ca đương đại nghĩa là thơ đi vào hành trình của ánh sáng. Quả vậy; danh sĩ họ Hồ ‘dòm’ lui thấy đám thi sĩ ngày nay già trước tuổi, lụ khụ, trì trệ, lẫm cẩm. Có học; nhưng miệng mồm thuộc hàng cá, mực. Rứa có đáng gọi là đương đại? Hay là chơi chữ để trở nên hiện tượng? Không hẳn thế! Bởi; chưa biết vận dụng ngữ ngôn để thánh hóa (deify) ngôn ngữ thơ mà đó là ngôn ngữ chết (dead language) không phép tắc (disobedience) không tuân thủ, phẩm trật, vô luật lệ (unruliness) thì đâu còn chất thơ.Vì rứa mà thi ca tư tưởng và thi ca đương đại khó tìm thấy giữa lúc này. Có; nhưng ít. Mà có đi chăng thì cả thơ và người thơ ùm lên, ồn ào phá phách làm cho thơ không đi vào đương đại vì tư tưởng tự hào, háo sắc, háo danh làm cho thi ca ô nhiễm, mai một là ở chỗ đó. Thế nhưng đời vẫn cho đó là hiện tượng của những người chưa một lần hội nhập vào thơ. Nhất cử nhất động đều là thơ. Đúng! Nhưng phải chứa cái thức tỉnh và sinh động trong đó.

Đã gọi là đương đại tất là thời gian, là nhận thức lãnh hội thích hợp với mực độ của nó, tạo nên hợp lý, ước muốn hoặc khoái cảm từ những gì vượt qua được bởi những trộn lẫn vào nhau với những hình thức khác nhau, những hình tượng đối thể của ngôn ngữ: chất lượng, mức độ, chuyển hóa và chủ đề…

- Hiện hữu thời gian / For the Time Being: Gần như đây là đặc chất của thi ca đương đại –Most of the characteristics of contemporary poetry. Đặc chất của thứ thi ca này là vực sâu xa lià những hình tượng của hữu hình (tangible) và không sáng tỏ trong trí (intangible) mà đụng phải cảm thức ngữ ngôn một thể loại có giá trị về kịch tính trong tư thế đối kháng giữa thơ và ca (Fugal-Chorus) mà đòi hỏi của thi ca là trầm mặc vào những gì thanh cao diệu vợi của thơ. Cảm thức trong suốt và suy thoái nằm trong kinh nghiệm vật lý là một thông đạt hầu như linh động vi diệu và trong phương ngữ thứ ba của nhận thức trực giác –The sense of transparency and decay in physical experience is communicated most vividly in the third speech of intuition. Răng lại cho là thi ca suy thoái? Vì nó nói lên cái tự nó, đến cái đích của nó, cái sự tái diễn nhiều lần như phổ biến khắp nơi biết đến âm vang của nó. Sự thể như thế không còn chi để gọi là thi ca mà chỉ thấy ở đó một thể thơ ngã vị cho một tự kỹ, không còn hoà đồng hay hòa nhập vào quần chúng và thiên nhiên: giữa hữu thể thơ và vô thể thơ. Thi là thơ, kệ là kinh chớ không ai đem chuyện tào-lao, chuyện cúng tế, chuyện ma chay cưới hỏi, chuyện kể, chuyện ghi chép gọi là thơ... Đối xử của thi ca có tính lịch sử bởi lịch sử là thời gian mà trong đó có một cái gì ngấm ngầm phủ nhận về siêu tưởng của mình hoặc ngấm ngầm thừa nhận cái tư duy hợp lý của mình là đồng nhất. Kiểu thức của thi sĩ loại ấy là đứng trong vai trò chủ thể quên mất đối tượng khách thể cho nên chi lạc hướng thi ca đâu còn tư tưởng với đương đại. Cảnh tượng đó đi tới suy đồi, suy vong, suy thoái của thi ca đương đại.

Thi ca đương đại là truyền thừa (the Vehicle) đã thực nghiệm một vài đặc tính qua nhiều thể tài khác nhau; đặc thù của ngữ ngôn, đặc thù cách xử dụng con-chữ; một hình thức mới của thi ca vừa hiện thực vừa thời đại đó là thời thượng của thi ca đương đại. Sự cớ này hình như là vấn đề thường xuyên qua từng thế hệ thi ca (age of poetry) đã tìm thấy sáng tạo qua cung cách dụng ngữ của Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên hoặc một chối bỏ hiện hữu phù du đầy tinh vi phức tạp của con người, một tuyệt vọng tận cùng của Quách Thoại, Trần Dần hay Phùng Quán, một phù hư nhân thế của Nguyễn Tất Nhiên một trí năng thức tỉnh và hài hòa của Phạm Hầu. Đi qua mấy thập niên trong những gì thi ca đương đại vẫn là cái sự đưa vào cái mới mẻ mà vẫn tìm thấy nó như một cách mạng chữ nghĩa nhất là về thi ca, nảy sinh ý nghĩ như nghệ thuật làm thơ, chọn lựa con-chữ thích nghi với hình ảnh đầy sắc màu. Đương đại là thời gian của thế kỷ và trải dài cho mai sau, một trường kỳ của những gì là thơ mới, thơ tự do, thơ không vần và thơ siêu thực là thể hiện cụ thể còn những thứ thơ khác: thơ đúc, thơ chạm, thơ rờ, thơ trình diễn ngay cả thể tân hình thức hay thơ hậu hiện đại ngày nay là những vở kịch mới màu mè tự chủ chớ không đi sâu vào vũ trụ thi ca, nói ngay những loại như vậy vẫn còn đứng sau thơ vô nghĩa. Răng rứa? trong thơ vô nghĩa vẫn có cái nghĩa của vô nghĩa. Nghĩa là nó vẫn giữ trọn vẹn chất thơ, tìm thấy cái siêu thoát vô nghĩa thơ. Dẫn ở đây một bài thơ vô nghĩa (nonsence poetry) của Paul Verlain trong bài thơ: ‘Pantoum Négligé’với 16 câu toàn là vô nghĩa pha vào cái bâng quơ, vụng về, xềnh xoàng và vô nghĩa nhưng không ai thấy được ý bên trong. Trong thơ vô nghĩa vẫn chứa một sắc thái riêng biệt ở hàng ngũ thi ca :

“Ba cái bánh pa-tê nhỏ

Chiếc áo sơ mi của tôi cháy

Cha sở không thích ăn xương

Cô em bạn dì tôi tóc vàng . tên là Ursule

Sao ta lại di cư sang Les Palaiseaux”.

(Trois petits pâtés, ma chemise brule/Monsieur le cure n’aime pas les os/Ma cousine est blonde, elle a nom Ursule/Que n’émigrons, nous vers Les Palaiseaux) P.V.1984.

Nói chung thơ là cả kỹ thuật xử lý từ ý niệm của não thức, một khơi dậy của trí tuệ và tiềm thức; những thứ đó cô đọng thành thơ. Nhưng thơ phải đặc thù và sáng tạo mới xếp vào thi ca tư tưởng hay thi ca đương đại. Thơ ngó dễ nhưng khó-dễ vô cùng. Cho nên chi nói đến thơ là trí tuệ, một trí tuệ có trường lớp khác với người làm thơ theo dạng sở thích. Sự ngẫu hứng có trình độ của tri thức, chớ không phải đột xuất (spontaneous) để thành thơ như lớp dưới. Đấy là cái khó-dễ của thơ. Một thí dụ khác: Xuất hiện vào thời kỳ thơ mới (1932). Có bài thơ của Đoàn Phú Thứ là lối dụng chữ có kiểu cách, ngũ ngôn thơ nhưng vẫn giữ được phong vị bằng, trắc đề huề.Một chất thơ nói lên thời gian, thiên nhiên và con người:

“Duyên trăm năm đứt đoạn (t)

Tình muôn thuở còn hương (b)

Hương thời gian thanh thanh (b)

Màu thời gian tím ngắt” (t)

- Nghệ thuật làm thơ (versification): khởi từ khi có phong trào thơ mới ở nước ta (1930/1935) bung phá như cơn lũ ở Âu châu vào thế kỷ thứ mười chín của thể thơ vận âm tiết, một ngắn một dài (iamb) và giữa thập niên 50/60 thơ một chữ (Nguyễn Vỹ) đã gây chấn động hoặc thơ nhảy vọt từ một hai chữ như một biến thể (thơ mới) chế ngự thơ vần điệu –vì rứa mà có nhiều thi nhân có vẻ như là thừa nhận để noi theo. Nói cách khác cái thứ dụng thơ hay biến thể là nghệ thuật làm thơ, là cấu tạo thơ vừa hình thức vừa ý nghĩa cho thơ được nới rộng để dễ bề phổ cập, nhưng lấy mới nới cũ không chừng tụt hậu. Để rồi truyền thừa cho tới ngày nay biến dạng theo nhiều hình thức khác nhau: như thể là một câu văn xuôi trong truyện cực ngắn cắt khúc ra từng chi (đầu cánh cổ, tim gan lòng phổi) tạp-pí-lù thành thơ cháo lòng. Rứa mà có một vài thi sĩ thu tập và rập khuôn như thơ hình thức mới. Thế rồi cũng không khôi phục vào đường thơ. Cho nên chi thi ca đương đại có một khiá cạnh đặc biệt trong đó biết xử dụng thơ một cách độc đáo, đa dạng nghệ thuật của thi ca (The Art of Poetry) như họa phái và biết dụng ngữ để tìm thấy con-chữ hoạt động theo ý thơ; tất cả những yêu cầu đó là yếu tính cho con đường đi vào xã hội chủ nghĩa thơ đương đại. Tránh giẫm vào và nhầm lẫn của thơ văn-học-nghệ-thuật và thơ-chợ.

- Con-chữ (diction) là ‘chơi chữ’ bằng cách chọn từ để diễn tả tình ý của thơ; một thể thức có khuynh hướng quan trọng trong dạng thơ diễn đạt (poetic diction) bằng một sáng tạo con-chữ trong hầu hết bài thơ vừa kịch tính, giễu cợt vừa tự nhiên; một ngôn ngữ tự thức, tức ý thức không có mình trong đó (unself-conscious) đưa ra một cách nói riêng và thông thường. Hình thức và nội dung thơ là tạo được sự hòa điệu trong ngôn ngữ thơ. Đấy là đặc  thù của thơ đương đại. Một thể loại thông thường như muôn ngàn thể loại khác, nhưng; vận dụng được con-chữ ‘luyến láy’ và ‘âm điệu’ có nhạc tính. Đó là sự khéo léo, tài tình, trí tuệ, cảm thức mới thành thơ. Thông thường nhưng không thông thường (regularity and irregularity). Con-chữ của thơ là đánh dấu thời gian, bởi; nó hiện hữu với thời gian. Thứ thời gian vô biên sống mãi và tồn lưu. Dù đã qua hơn hai thế kỹ nhưng lời thơ của Nguyễn Du vượt thời gian không đứng lại giữa cõi đời. Thi nhân đã vận dụng con-chữ để tỏ bày. Đó là thi ca đương đại muôn đời:

“Ngại ngùng dín gió e sương” (Nguyễn Du)

Và; một thi nhân cận đại đã đưa con-chữ đi vào với thời gian để không còn là hoang phế hay suy tàn. Sống thực giữa đời, giọng thơ mang tính triết lý siêu hình, một ẩn chứa vừa tàng hình vừa hiện thực :

“Tin xuân lã chã xanh giọt liễu

Đáy đất rờn nghe liễu trở mình”. (Lê Đạt)

Rứa thì chức năng của thi ca đương đại làm gì? Là biết dụng ngữ và dụng ngôn. Có nghĩa là tìm cách vượt ra ngoài cái thực tại mà mình nhận ra. Nhà thơ vượt được là giải thoát được chỉ để lại cái siêu lý vô biên với thời gian. Đương thời nhưng là đương đại tồn lưu, tồn lại và tồn thể; một tác động của con người qua nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu chung vẫn là có nhau, vì xử dụng đúng phương thức, cách kiểu (modes) vừa ngụ ý của biểu lộ (indicatif) vừa giả định (subjonctif) nghĩa là nói lên lời đả thông về sự ao ước của mình, những gì chế tài ngoài quyền hạn của mình nhưng thuộc quyền hạn của tha nhân hay là của tự nhiên sinh ra. Thi ca đương đại không những chỉ suông là thơ mà hàm chứa một đặc chất cứng nhắc (concreted) vào trong thi ca, biến thể hay đồng chất đều nằm trong qui trình đó dù là đương thời nhưng đã đi vào của những gì là đương đại. Cho nên nghệ thuật của thi ca và con-chữ không thể thiếu trong thi ca đương đại, thời không nhận ra sự vận hành hay điều hòa vào sự vật. Thi ca đương đại là vượt lên cái đa tạp của cảm giác chủ quan để đi tới cùng với khách quan. Đối với thi ca đương đại là một gián tiếp thông đồng để tư tưởng thi ca độc lập ở vị trí chính đáng nghĩa là không đụng tới cái tạp nham, hồ lốn. Răng rứa? đã gọi là đa tạp tất nó ở thể loại của tồn loạt, tồn lùi, tồn tờ lờ mờ thì ai gọi là đương đại. Đương đại phải hiện thực cuộc đời và thời gian. Không một ai xác quyết thế nào là bắt đầu của thi ca, nhưng chúng ta biết chắc rằng điều đã gọi là tồn lưu (existed) tức xác quyết thi ca bắt đầu từ đó và nhìn vào đó như một tiếng nói bắt đầu giữa những gì trước khi viết thành thơ. Nói về thi ca đương đại không những nhấn mạnh vào thơ mà phớt lờ những gì là hình thức thơ (formal-poetry) hoặc là chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngữ ngôn nọ; ở vai trò này nó cũng có nhiệm vụ nói lên thi ca như một thông điệp diễn tả cảm thức của thơ một cách tự nhiên và gần gũi. Chuyển dịch từ thơ ‘ta’ sang thơ ‘tây’ liệu có lạc hồn thơ với hồn thi sĩ? hay đây là chức năng hòa hợp dành cho một sự phổ cập rộng lớn? Truyên Kiều của Nguyễn Du cũng đã đưa ra chuyển dịch nhưng mỗi bản mỗi khác (kể cả chữ và câu) không hòa điệu mà làm lung lạc ý và hồn thơ, không khoáng đạt chất thơ. Bởi; con-chữ và nghệ-thuật thơ là cá tính đặc biệt (characteristically) của nó; nhất là thơ. Nói thế có tính võ đoán cho thơ và không chừng không đả thông mà vòng vo tam quốc. Thành ra thơ ngó dễ (dịch) nhưng mà khó-dễ vô cùng. Dẫn ở đây một lối chuyển dịch khác mà cảm thấy như ‘thơ ta’ không còn là thơ tây hay thơ tàu. Do đó thi ca đương đại không chuyên đề cho thơ mới gọi là đương đại. Đương đại là thời gian thời thượng. Vì rứa; dịch là cả siêu lý trí tuệ mới thành thơ để từ đó xếp vào giòng thi ca đương đại. Đọc thơ dịch dưới đây để thấy hai ngả thơ là một, không còn cách biệt nhau mà sát với ngữ ngôn thơ; cái đó mới tài tình cho một tri thức biết vận dụng trí tuệ khi đứng trước một bài thơ ngoại ngữ hay ngược lại:

“Vị Thành triêu vũ ấp khinh trần

Khách xá thanh thanh liễu sắc tân

Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu

Tây xuất Dương Quan vô cố nhân”.

(Vương Duy/ Vị Thành Khúc)

Dịch sang Việt:

‘Vị Thành mưa sớm mù tăm

Cõi miền bụi ướt thấm đầm ngõ thuôn

Quán mờ liễu thắm xanh buông

Mời anh cạn chén rượu buồn tiễn chân

Tiền Trình quan ải tây phân

Đèo truông ra khỏi cố nhân không còn’.

(Bùi Giáng-Mùa Xuân trong Thi ca)

Theo lời người dịch với sáu câu dịch là: ‘cõi đạo vô ngần của ngôn ngữ Vương Duy’. Rứa thì dịch không so con-chữ để dịch mà phóng vào đó một nghệ-thuật-ngữ-ngôn. Quả là đương đại cho thi dịch!

Nói về nghệ-thuật và con-chữ trong thơ; đọc lại một vài câu thơ xưa để thấy ở đó là đương đại theo thời gian.Đương đại nghĩa là tồn lưu, tồn lại, tồn tới là để đời với thế gian, thi sĩ ngày nay muốn đạt tới thi ca đương đại là quên mình để cho thơ đi vào miên viễn với thi ca. Không đòi phải có nhiều sản phẩm, sản xuất cho nhiều thơ những thứ đó đều là trôi sông lạc chợ.Vô bổ! Rút ra cái ‘hậu bổ’ để thấy tì vị của nó:

cũng chừng đó chữ nghĩa, cũng nhảy vọt, lên xuống đề huề, vô ra đằm thắm, dịu dàng mà nghe sướng vô cùng. Cái sướng đó là thi ca đương đại vượt thời gian và không gian, vượt luôn tiếng động để đi tới ánh sáng. Răng lại có tiếng động và ánh sáng lọt vô đây? Đương đại ngày nay phải có chất liệu đó để gọi là thi ca kỹ nguyên (epoch of poetry) là đi trước của siêu thanh = ánh sáng+tiếng động (trường hợp này có thể ví thơ hiện thực của Hồ Xuân Hương) cái đó gọi là siêu lý vọng động của thi ca (sound of poetry); đôi khi chỉ có dzăm ba chữ thôi so ra trội hơn cả một trời thế kỷ. Mấy thể thơ thời sự hiện nay: tân hình thức, thơ hiện đại, thơ kể chuyện, thơ ghi chép, thơ cháo lòng, thơ tình lổm chổm, thơ nhớ, thơ thương thời không thể liệt kê vào thi ca đương đại. Mà chờ xét! Răng lại chờ xét? –Xét là sửa sai, coi đáng hay không đáng vì ba cái thứ hùm-bà-lằn là thứ ‘biệt-kích’ trù dập, là thi ca ‘thích khách’ một thứ khủng bố thời đại, bắn xối xả vào cái chất hiền lành, trầm mặc của thi nhân. Thành ra phải đề phòng cái đám vô loại này. Đọc lại bài thơ cũ đã một thời là thời thượng; pha chất thơ tự do và hình thức mới, cùng một thể mà tác giả diễn tả đa dạng có vần điệu dưới nhiều thể loại khác nhau mà vẫn đả thông tư tưởng :

“Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai

Suối tiển oanh đưa luống ngậm ngùi

nửa năm tiên cảnh

một bước trần ai

Ước cũ duyên thừa có thế thôi!

đá mòn rêu nhạt

nước chảy huê trôi

Cái hạt bay lên vút tận trời!

cửa động

đầu non

đường lối cũ

Trời đất từ nay xa cách mãi

Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng trôi”.

(Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu)

Đố họa sĩ nào vẽ nổi bức tranh này, dịch giả nào biểu diễn cái siêu thoát đó hoặc tài tình họa một câu thơ tương đương như thế; chắc chắn không còn gọi là thi ca đương đại mà gọi đại-siêu-nhiên (supernatural).

 

Có lẽ; thi ca bắt nguồn từ chỗ nghi lễ xa xưa (qua lời ca tiếng hát bộc phát) và từ đó người ta dùng nó như âm vang có nhịp điệu (rhythmical), lời hò là lời cầu xin thượng đế ban ơn.Vần điệu thuở đó gần như sức mạnh phù chú để làm tan đi sợ hãi. Ngay như bây giờ; thi ca vẫn còn tiếp tục đánh động và bày tỏ trong cảm thức về tôn giáo, vì; nó đã nổi bật trong việc thờ cúng đấng thiên liêng qua từ vần điệu nhịp nhàng của tôn giáo mà ra. Cũng chính cái sự đơn sơ, vô tình của vần điệu đã trở thành thi ca đương đại (tức những gì xẩy ra cùng thời) cho tới bây giờ đi vào thi ca không còn ngẫu nhiên; biến nhịp điệu để trở thành thi ca. Thi ca đương đại là chấp nhận mọi tình huống, mọi hoàn cảnh biết thức tỉnh và sáng tạo, xẩy ra như chưa xẩy ra. Thi ca phục vụ qua nhiều mục đích khác nhau. Bởi một chữ trong thơ là đưa vào đó ý nghĩa ngữ ngôn và cảm thức trong cường độ phát tiết có chiều sâu để thi ca có một hào phóng cho ngữ ngôn và tiết điệu. Thi ca đương đại phản ảnh chiều sâu đó. Không đòi hỏi thiết kế hay cấu trúc công phu cho thơ thêm mới lạ. Thơ là cảm thức, một cảm thức tràn đầy và siêu thoát cho một hiện hữu tồn lưu. Trong thi ca khước từ mọi tư duy tạm bợ mà sáng tạo nghệ thuật (thơ). Có nhiều nhà thơ ngày nay làm thơ có chiều hướng thời sự (gặp cái chi ‘ngộ’ là biến thành thơ làm mất tính nghệ thuật của thơ và con-chữ dành cho thơ). Do từ sự bí tỉ của trí tuệ không thoát tục làm thơ cạn cợt ý tứ. Nhờ đó mà ta thấy được cá tính, trình độ, thứ hạng của con người, kể cả mọi trường phái khác đều hiện ra như thế cả.

Để rốt ráo một thứ triết lý thi ca (Philosophy of Poetry) là nói lên cảm thức, nghệ thuật và chất liệu (con-chữ) để minh định đường lối thi tứ có trước và sau, cái gì xứng và không xứng để thừa nhận nó là đương đại. Chớ đừng vơ đũa cả nắm nghĩa là nghe rầm lên một cái cho là thi ca thời thượng, thi ca tư tưởng hay thi ca đương đại; mỗi một thứ có chỗ đứng của nó, nghĩa là nó sắm đúng vai trò trên sân khấu thi ca. Răng rứa? Xin đừng răng rứa. Vì răng rứa tức là ngã vị không còn nhập hồn vào thơ mà phải nhận ở nó như một chủ thể đối với khách thể; có rứa mới thấy được giá trị của nó. Chớ không phải thơ là thoát tục nhân thế, thơ là cõi phi, thơ là bất khả tư nghị, thơ không lý giải –Poetry without consolation cho nên chi thi sĩ ngày nay mạnh miệng, mạnh tư duy đem ra xổ óa với thơ hay nói theo triết học thi ca là một sự hóa thân sáng tạo –Poetry is a metaphor of creation. Vì rứa mà ‘sáng tạo’ dễ dàng. Còn nói theo phép nhà Phật ‘Prãjna’ thì thơ nó nằm trong tứ đại cảnh của Bát Nhã gọi là thơ siêu thoát là không vướng tục, bởi; thực tại của thi ca nhất là thi ca đương đại là có cái chất ‘realité physique’ nói cái ít ai thực hiện hay bộc bạch một hình thái bên ngoài nhưng tàn ẩn bên trong (như thể thơ siêu thực và vô nghĩa). Kiểu thức đó là ám thị tư tưởng (vision impaired) trong thơ mà hầu như thơ đều có trạng thái tâm lý đó. Rứa thì thi ca nói cái gì đây? Vì nó là ngôi thứ ba, đại diện ta và tha nhân. Ngôi ba của tinh thần (Holy Ghost) là một bày tỏ mơ mộng, viễn vông, ảo tưởng thể thức của nghệ thuật mà ra –For the third and most spiritual expression of the romantic form of art. Chúng ta phải quán sát nơi thi ca. Đặc chất khác thường của nó nằm trong cái lực của những gì gọi là giả định có từ trí tuệ và đó cũng là quan điểm, ý niệm, duy thức của thi ca, một dính dáng vào yếu tố dục giới bao gồm tất cả mọi thứ nghệ thuật. Thơ lại càng biểu hiện rõ nét dục giới đó (xưa một nhưng nay mười) nghĩa là hụych toẹt bằng ngữ ngôn văn chương thi ca chớ không bằng ngữ ngôn phường chèo. Âm vang của thi tứ là có lợi ích và hay ho ở tự nó (avails itself) chớ cần chi mà xử dụng ngữ ngôn đầu đường xó chợ. Cái thứ ngôn ngữ không còn là cảm thức thơ nhưng đó là dấu hiệu lẻ loi, tự nó, vô nghĩa (meaningless). Đấy là dấu hiệu đưa tới ‘tự sát’ không thể chấp chứa, chỉ chấp chứa một thể loại thi ca có năng lực, sâu sắc, ý nhị, một thể đông cứng thời không phải là hiếm của một tư duy về những gì định rõ nó là thơ hay không phải là thơ và những gì gọi là sắc tố và tầng lớp ‘nuance’ của con nhà tông không giống lông thì giống cánh. Nghĩa là âm sắc trợ cho con chữ (word) là lời nói mật thể của ý thơ. Hợp lại thành tư duy và tư tưởng. Đối với thơ; mềm nhưng cứng như tinh thần cứng nhắc hay du di theo từng đối tượng một tự thức qua từng vai trò và đặc tính của nó, những gì trong đó đều có một sự xuất thần (spontaneously) liên kết trong một không gian vô tận của tư duy là cái của nó với yếu tố thời gian (time-element) để lại trong thơ, bởi vì thi ca là xác quyết từ trí tuệ. Và; từ đó tất cả thể loại thuộc về nghệ thuật nói chung, riêng thi ca nó hòa hợp và trong đó một trạng thái lắng đọng để khai mở từ đó, độc lập ở chính nó dù cho bất cứ trường phái nào trong thi ca.

Thơ còn được gọi là vũ trụ thi ca (universal poetry) bao la và hào phóng, nói như rứa không phải là tùy vào những gì nhận thức của nó như vấn đề thỏa mãn giác quan nhưng cái sự đạt tới chỉ ở bên trong không gian và bên trong thời gian là cái sự đáng để tâm. Đương đại định mức ở tọa độ đó.

Nói tóm lại; thi ca đương đại đòi hỏi cái gì chứa đựng trong đó: nói lên cái gì cao điểm nhất, nghệ thuật của thi ca phải là vô biên và cách riêng, cũng cần có một chút phóng đãng để hài hòa nhân thế, vi vu tiết điệu vần xoay trong một cảm thức thỏa mãn của tri giác và giác quan; một phương thức hợp lý thời thượng thuộc về tinh thần và những gì đã qua nhưng còn sống thực. Thi ca đương đại có từ khả năng sáng tạo, một trí tưởng linh động cũng là một thể thức theo lối viết xuôi của tư duy.Thi ca được xem là cơ bản cần thiết và đem lại thỏa mãn, một phương thức dùng để bày tỏ, bởi vì thi ca là thuận buồm xuôi gió cho mọi cái gì đẹp để dựa vào đó mà nói lên điều ao ước (khi nhà thơ yêu ai thì thơ dành cho tình yêu không ngoài thứ khác); đó là yếu tố dành cho thẩm mỹ quan. Nói thế không nhất thiết là lạc quan trước cái nhìn của người làm thơ. Yếu tính của thi ca đương đại là khám phá cái siêu lý tư tưởng để xây dựng cho kỳ quan thi ca: đặc thù ở chỗ sáng tạo, mang tính chất nghệ thuật, biết vận dụng con chữ để làm sao đi vào tọa độ của thời gian và không gian, chiếm cứ để tất cả trở thành thuộc điạ thi ca.Có một không hai. Đấy là tư tưởng phát tiết dù một chữ của thơ cũng đủ sấm động cho mọi trường phái thi ca ./.

 (ca.ab.yyc. hạ nêu 14 /2/2016)

 

ĐỌC THÊM: -Nhận Thức về Nghệ Thuật / -Vào với Thơ I / -Vào với Thơ II / -Đi Vào Cõi Thơ / -Ý Thức Mới trong Triết Học Đương Đại

của Võcôngliêm trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.

 

TRANH VẼ: “Quá Khứ Đen / Black Past” Khô 12” X 16” trên giấy cứng. Acrylics+Acrylic-ink+Mixed. Võcôngliêm # 712016.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3127
Ngày đăng: 25.02.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nghệ thuật là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời - Du Tâm Nguyện
Cảm thức về nỗi nhớ cố hương trong thơ xuân Nguyễn Bính - Trần Hoài Anh
Đọc truyện: " chuyện xảy ra trong một giờ" Hiếu Tân dịch - Nguyễn Hồng Nhung
Đọc : L. N. Tolstoy: "Ông trời có mắt, nhưng còn đợi" - Nguyễn Hồng Nhung
Nghĩ về quan điểm hậu hiện đại - Võ Công Liêm
Sự cô đơn của cá nhân và linh hồn - Nguyễn Hồng Nhung
Sự trổi dậy của chủ nghĩa hiện thực giữa Thiên Đường và Địa Ngục. - Võ Công Liêm
Bàn tay nhỏ dưới mưa-một cách nhìn mới về thế giới hiện đại của Trương Văn Dân - Từ Sâm
200 tác giả, 8 thế hệ: Phê bình thơ Việt hậu Đổi mới - Đỗ Quyên
Đọc lại một số thi phẩm của Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - Phan Thành Khương
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)