Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.214.574
 
Không có Thượng Đế
Võ Công Liêm

 

 

    Răng gọi là không có Thượng đế? Bởi; Thượng đế đã chết -God is dead- (Nietzsche) đó là lời phủ nhận sự hiện diện của thượng đế ở trần gian. Chối bỏ những gì gọi là: toàn trí, toàn năng và toàn lực của thượng đế. Thượng đế là con người bình thường như mọi người; quyền hạn đó chỉ có vua là ngự trị ở đời, biết thờ phượng và suy tôn như đấng cứu độ (God and King). Thượng đế chỉ là biểu tượng trước những kinh hoàng của vũ trụ. Niềm tin hướng thượng chỉ còn là ảo ảnh không hiện thực. Vua mới hiện thực; đấy là dữ kiện trước khi thượng đế có mặt. Đấy là sự kiện xác quyết và báo động hiện tượng của thượng đế là hình ảnh chớ không thực thể với đời. Thượng đế thực sự cứu chuộc chúng sanh ra khỏi bể khổ hay đẩy chúng sanh vào hố thẳm tội lỗi? Câu hỏi đó là nỗi tuyệt vọng vừa là thách đố của con người; cả hai dữ kiện là cả sự kiện mà nhân loại phải đối đầu.Trước bi thảm đó Thượng đế đã ngoảnh mặt. Là một chọn lựa giữa im lặng và hố thẳm, giữa thượng đế và con người. Sự ‘ra đi’ của thượng đế là lý do con người từ khước và vô thừa nhận thượng đế. Răng rứa? Cái sự tư kỷ của con người lớn hơn niềm tin thánh hóa, nghĩa là không ra khỏi một nội tại phản kháng; phản kháng có nguyên nhân, vì rằng; trong sự cứu chuộc là một chiếm cứ ngự trị và cũng là yếu điểm đánh mất niềm tin. Con người nhìn ngoại quan của thượng đế là hào quang của toàn năng không thể hiện thân dưới một vóc dáng con người bình thường, dẫu là phép lạ đi chăng để thừa nhận là vua nhân loại. Đấng thượng đế của ta là đấng toàn trí, toàn năng và toàn dũng, thần thông biến hóa. Và; trước đám bần dân, kẻ cầm quyền đã xách động quần chúng bằng quyền lực chống trả (vô thừa nhận ) để bảo vệ ngai vàng, mà coi thượng đế là một tai họa vĩ đại – Before God! But now this God is dead. God was greatest danger. Và; từ cái ngày Người đội mồ lên trời giữa ban trưa là chứng cớ cho một phép lạ phi thường mà con người vẫn chưa thức tỉnh. Bàng hoàng của con người; cho đó là ‘siêu nhân, siêu phàm / The Superior Man / Superhuman’ và thốt lên lời kinh ngạc: –ôi! Ngài (Lord!). Những kẻ cầm quyền chỉ liếc nhìn và không thừa nhận là siêu nhân. Chúng ta đều bình đẳng, ngang nhau ‘vua tôi’ đề huề, có trên có dưới và trước Chúa ra đời chúng ta là bình đẳng –The rabble will squint: ‘there are no superior men. We are all equal; man is man. Before God -we are all equal-’. Hai khiá cạnh, hai phương diện của  một chối từ và một ngoảnh mặt. Do đó sự thừa nhận vẫn còn hời hợt cho đến nay. Không có Thượng đế -Without God- là một phủ nhận quyết liệt không những hôm qua mà ngay hôm nay, bởi; không một chứng tỏ. Loài người đòi hỏi tuyệt đối nhưng tuyệt đối của thượng đế là niềm tin nơi con người. Đấy là thời kỳ không còn rao giảng, không giáo điều, không phép tắc ngọn nguồn. Con người làm chủ vũ trụ. Thượng đế chỉ là ảo ảnh cho một ý niệm gần như hoang đường không có thực. Trong tư kỷ đó con người tự phán xét lấy. Thiên điạ vô tư cho cái thời gọi là mạc-pháp, nghĩa là không còn ‘phật pháp tăng’, không còn ba-ngôi để thờ phượng hay cầu xin mà là dấu hiệu để gợi nhớ; hình thức đó chỉ là giáo điều, rao giảng ngụy biện để cho hình ảnh sống thực với thế gian là một biện chứng của sự thật. Im lặng và hố thẳm giữa Thượng đế và con người vẫn ngoài vòng cương tỏa. Thế nhưng điều đó vẫn réo rắc trong lòng (hearts reeling), vẫn còn trườn mặt với hố thẳm (abyss sprawling) và tiếng qủi dữ vẫn còn vang vọng (hell-hound brawling). Con người chỉ hướng tới, nghển cổ vào người siêu nhân, một khước từ vì Thượng đế đã chết: giờ đây chúng ta muốn có siêu nhân hiện hữu –Onward! Upward! Superior men! God died: now we want –the Superman to live. Thật quả; im lặng vô biên của thượng đế là cả một hoài nghi của con người, đưa tới phẩn nộ. Phẩn nộ bởi lòng tư kỷ (egoistic) của kẻ cầm quyền, phẩn nộ để xóa bỏ những gì tự nhận là thượng đế (con trời). ‘Hãy nghe đây nhân loại / Ecce Homo /Behold the Man’. Đó là lời phán xét của Pilate; buộc tội Jesus trước khi đóng đinh lên thập tự giá (John 19:5). Vị chi; quyền năng của thượng đế chỉ là ngụy trá, một thứ phù thủy không ‘cầu chứng’, một thứ thuốc phiện ru ngủ. Trước sự cố sanh ra bi thảm (The Birth of Tragedy) thượng đế đành chấp nhận để nhận tội như một sự cứu chuộc con người hay cứu chuộc theo mệnh lệnh của định mệnh đã an bài (set-up). Khởi từ đó cho ta một nhận định: thượng đế có thật hay thượng đế không có thật? Đấy là câu hỏi hàng đầu, quan tâm đến đấng tôn thờ của những giáo phái. Răng rứa? Thuở khai nguyên (trước khi có thượng đế ra đời) đã không nghĩ đến thượng đế mà chỉ nhìn vũ trụ là đấng như nhiên làm mưa làm gió. Kinh hoàng đó chính là sự thừa nhận. Do đó; sợ mất nguồn thượng đế mới thành lập tôn giáo, mở đạo để dẫn con người về với Thượng đế như một chứng thực sự hiện hữu của thượng đế. Quá trễ! lời cầu xin đó không ‘thấu trời’, bởi; thiên điạ vô tư, một sự im lặng vô biên là dấu hiệu đông cứng không tái xuất. Chính sự cớ đó làm cho Thượng đế khước từ thế gian chớ không phải thế gian khước từ Thượng đế. Nhưng; yêu cầu tối thiểu của thượng đế đối với con người là chữ-tâm: thánh tâm, tâm như; tất đó là sự hiện diện của Thượng đế giữa trần đời. Nói theo giáo điều: phải có niềm tin chính đáng thời lời cầu xin mới nhiệm mầu hay nói cách khác phải phát tâm thời mới ‘ứng’. Đó chỉ là lời rao giảng. Tin hay không tin ở tại lòng ta. Đạt được tức tự mình dẫn đường đến với thượng đế. Tôn giáo chỉ là hình thức chớ không cầu xin ở nơi tôn giáo; bởi trong tôn giáo có thể là nguỵ tín, có thể là một dự mưu khác cho việc truyền thừa đức tin dưới lớp áo khoe màu. Cái đó là Phật sự chớ không Phật tánh. Cổ Đàm nói: ‘một ngày nào đó có kẻ ăn nói như ta, y trang như ta nhưng không phải là ta’. Tiếng nói của Phật là một phản tỉnh, đánh động những kẻ tự xưng, mượn tiếng đời để hóa trị cuộc đời. Đó là hành động gián tiếp khước từ thượng đế. Tất không tin có thượng đế. Để rồi con người trở về ở chính mình bằng sự tha thiết cầu xin. Cầu xin cái chi? Không có gì nơi thượng đế để cầu xin. Răng rứa? Không rứa, không răng. Mà tự cầu xin cái bản thể ‘tự tánh’ ở chính mình; một bản thể mà trong đó có thượng đế là tốt và qủi ám là xấu. Khước từ là nhận sự im lặng của thượng đế và trước mắt con người là hố thẳm tội lỗi. Đó là chọn lựa của loài người. Mà xưa nay chưa một lần nhận diện thượng đế; chính vì không nhận diện cho nên loài người không tin có thượng đế. Đến khi thượng đế xuất hiện thì con người trở nên ngỡ ngàng, xa lạ và xem như không phải hiện tượng kỳ quan của loài người mong muốn. Cái nhìn chủ thể của con người khác cái nhìn khách thể của thượng đế; nghĩa là một đằng đòi hỏi và một đằng yêu cầu; trong hai sự lý đó đã đưa tới phản đề lẫn nhau. Rứa thì làm răng để hiệp thông giữa hai tư tưởng nghịch lý đó? Thượng đế muốn giải thoát con người ra khỏi đau khổ để trở về với như nhiên, về với vị tha lấy ‘tình thương xóa bỏ hận thù’, chủ trương lấy hạnh nguyện lợi tha để đi tới chân lý tối thượng. Lý do đó không thích nghi với loài người, vì; loài người là một đấu tranh trường kỳ và không bao giờ ngưng nghỉ. Răng rứa? Con người luôn mang nặng tâm tư tư kỷ, một dục vọng quấn quýt giữa cuộc đời đang sống. Nhu cầu của con người là dục vọng, không có dục tất không có sự sống. Dù đó là vực thẳm. Cuối cùng cả hai phương tiện đó không còn là cứu cánh để đạt tới mục đích mà đi tới khước từ. Cho nên chi lời rao giảng hôm qua chỉ còn lại tiếng kinh cầu trong hư vô của ngày hôm nay mà thôi.  

Xét ra tư duy đó không phải là lời phủ nhận một cách quả quyết mà chứng thực cái sự đến và đi của thượng đế hoàn toàn không để lại một dấu tích cụ thể. Có chăng chỉ là thánh hóa (deity) dưới hình ảnh thờ phượng (icon). Mãi cho tới nay đã có ai cảm nhận được thượng đế nơi mình chưa chớ đừng nói thấy? Đấy là sự nghiệt ngã của nhân loại đối với thượng đế. Rứa cho nên thượng đế ngoảnh mặt ra đi là để đẹp lòng thế gian với một sự im lặng vô biên để không bao giờ tái xuất giang hồ một lần nữa ở trần gian này. Thế nhưng; ngày nay loài người vẫn mong đợi sự ‘xuống thế’ để cứu độ chúng sanh.

Nietzsche nói: ‘Thượng đế đã chết’ là trong một hàm ý từ khước, bởi; không còn là phép lạ, tiên tri để có một dự phóng cho con người vào đời mà chỉ nói lên lời ‘im lặng’. Nghĩa khác; thượng đế không hiện diện để cứu chuộc lần thứ hai. Khước từ là một gián tiếp đuổi thượng đế ra khỏi vũ trụ loài người. Con người phán xét con người như một công lý không đợi sự phán xét cuối cùng. Cho nên chi ở phút chót con người hướng tới hư vô, hướng tới như nhiên để cầu xin. Xin cái mâu thuẩn nội tại giữa thượng đế và con người. Nghĩa là không có Thượng đế để xin. Đặc chất cầu xin có nhiều dự ước trong đó chớ không nhứt tâm hướng đến sự tôn sùng, bái vọng. Vì vậy mà hai tư duy là một đối kháng và mâu thuẩn; mâu thuẩn nội tại giữa hai bề mặt Có và Không. Không hẳn đây là lý lẽ phủ quyết để chống lại tôn giáo (dù là giáo phái khác hay chính trị, xã hội) Nietzsche trách cứ sự vắng mặt của những gì khác thường riêng biệt trong cái thời của ông được thừa nhận về đạo giáo (Cơ Đốc Tin Lành), quyền dân chủ, xã hội chủ nghĩa và được áp dụng quyền chọn lựa. –Nietzsche blamed the absence of exceptional individuals during his own time on Christianity, democracy, socialism and universal suffrage. Ông tin rằng giá trị thẩm định có thượng đế hay không là tự dâng mình hy sinh tất cả (self-sacrifice) của người có đạo giáo, một ngấm ngầm phát triển văn hóa; chính trị và xã hội (có nghĩa là giáo hội muốn nắm quyền chỉ huy) những thứ đó là hình thức đối đãi con người được bình đẳng, bị ngược đãi và đó là sự vụ dành cho cái quyền chọn lựa và phổ quát trong đại chúng. Tuy nhiên; cũng tùy nghi chấp thuận cho từng cách riêng của nó. Nietzsche hướng tới một tương lai cho một thế hệ mới có được những con người ‘siêu nhân’. Người siêu nhân có một tự do từ những suy tư tình cảm bị ngăn chận và đã sắp xếp…thường áp dụng vào những gì dữ tợn trong một kiểu thức mới mẻ, một thế giới huy hoàng –Free from sentimental inhibitions and prepared…to use violence in the building of a new, nobler world (trong Thus Spake Zarathustra / Zarathustra Thốt Thế Đấy). Nietzsche một lần nữa nói đến cá thể tối cao nắm trọn quyền kiểm soát thế gian (trong The Will to Power / Nắm lấy Quyền Lực) Cái đó là những gì mà ông cho là dành quyền ngự trị thế gian của thượng đế (masses!). Rứa thì Nietzsche muốn nói gì đây? Khước từ hay thừa nhận; ý ông muốn nói đến cái sự cố càn dở thống trị nhân loại mà cần thắp sáng ngọn đuốc cho một ngày phán xét đâu tốt và xấu (trong Beyond Good and Evil /Ngoài Tốt và Xấu) Cần dạy cho chúng sanh những gì vừa đủ lực để tác động trong nhiệm vụ làm người bằng một sự xuất hiện có luật tắc đạo đức.  Cái sự khước từ của Nietzsche có nhiều khiá cạnh khác nhau, có thể phát sinh từ giáo hội là một ngăn cách, đè nén, mặc khác; đã đi lệch hướng của thượng đế, thêm thắc những điều không chứng thực làm hao tổn niềm tin. Thượng đế đã chết là gióng lên sự im lặng vô biên. Con người tự phán xét lấy mình trên bước đường đi tới hố thẳm tội lỗi. Có thượng đế hay không có thượng đế không còn là vấn đề.

Tư tưởng của Nietzsche đưa ra đã làm bàng hoàng cho một số nhà đạo đức tôn giáo, một tiếng nói chối bỏ ảnh hưởng đến tín hữu, và; cho đó là một tư duy điên rồ. Chính quan điểm đó kéo dài như căn bệnh tâm thần cho tới ngày Nietzsche chết. Sự im lặng của Nietzsche là một biện chứng cho lý thuyết giữa hữu và vô hữu; xác định chức năng của con người yêu chúa, mến chúa xuất thân từ dòng dõi. Cái sự lý phủ quyết là một phản kháng có nguyên nhân. Thượng đế đã chết là một sự thật hiển nhiên. Đó là cái cớ để nói lên sự tuyệt vọng nơi thượng đế mà con người phải nhận lãnh hậu quả, một hậu quả bi thảm, bởi; mất quan điểm và hướng đi của thượng đế. Siêu lý của thượng đế là chỗ mù tăm của nhân loại cho tới bây giờ. Nhân loại đứng ngoài vũ trụ siêu hình của thượng đế. Nhân loại là con cừu lạc đàng trong tay thượng đế. Loài người luôn lo lắng và đặc vấn đề. Rứa thì làm răng chúng ta có thể bảo tồn cho con người? Chỉ có Zarathustra là người đầu tiên đặc ra câu hỏi đó. Làm răng chúng ta biết được người là chủ chăn? Nietzsche không nhìn vào thượng đế mà nhìn vào siêu nhân. Siêu nhân là gần với tâm –The superman is close to my heart. Đã gọi là siêu nhân tất không phải là người / not man. Rứa thì răng? Răng thì rứa: vì siêu nhân là ngoại hạng, không phải là người mà phải tuyệt đối: -Không quá gần kề, không bi thương, không thiệt thòi lớn lao, không nhất, không hơn –Not the nearest, not the porest, not the greatest suffere, not the best. Một gián tiếp không thừa nhận thượng đế , bởi; thượng đế vô ngã. Giờ đây thượng đế là ngoài cõi không (beyond). Cuối cùng siêu nhân là hình ảnh mà loài người mong đợi. Mong đợi làm vua thế gian , làm vua vũ trụ. Thượng đế là danh xưng về sau. Thượng đế ngày xưa đã chết; người đã về cõi vĩnh hằng. Còn ta là những kẻ chịu trận với đời, ‘sacrifice’ cho tới phút cuối cùng rồi đi vào cõi vĩnh hằng. Vị chi giữa thượng đế và ta ai là kẻ phải hy sinh, chịu đọa đày với thế gian? Thượng đế đi về cõi vĩnh hằng của nước trời, của niết bàn vô ưu chỉ còn lại con người trực diện điạ ngục trần gian với vực thảm tội lỗi; đấy là giải hóa trong một tư thức siêu hình vì con người là hiện hữu với vũ trụ. Rứa thì gọi cái gì cho hợp với thượng đế? Đó là tâm-như-nhiên / supernature. Một cái tâm duy nhất không vướng, không nhiễm, không đục, không vọng…thời tất đó là hoài vọng của ‘siêu nhân /superman’. Ngọn đuốc đó sẽ soi đường để loài người xác định ai là người và ai là thượng đế (in Beyond Good and Evil /trong Ngoài Tốt và Xấu). Nói như rứa thì chúng ta đang ở giữa cái vũ trụ quay cuồng; một vũ trụ già nua và biến mất cái sự mơ ước. Cái thời đến trong khi con người muốn xóa mờ ở đầu trán và con người cứ còn chà vào những gì cho tới hôm nay. Có nghĩa là muốn quên đi, không muốn nghĩ tới thượng đế. Vì; con người vẫn còn mơ, cái gì nhất và đứng đầu –People had been dreaming, and first and foremost. Kant nói: ‘Bởi phương tiện của phương tiện /By means of a means’có một khả năng nào đó như một bày tỏ (meant) có nghĩa là đạo đức thống trị /virtus dormitiva. Rứa thì ai là người tối cao đạo đức hay là mê say trong giấc ngủ mê đường –Quia est in eo virtus dormitiva / Cujus est natura sensus assoupire. Cái thời mà người ta đem thượng đế ra phán xét thử hỏi có điều-hợp cho cái sự lý tối trọng đó không hay bởi một vấn đề nào khác thời tại sao tin vào sự phán xét là cần thiết? –How are synthetic judgment a ‘priori possible’ by another question. Why is belief in such judgments necessary? Chúng ta không có quyền phán xét cho dù là tình trạng khẩn trương ‘priori’ lý sự đó không có thể là ‘be possible’ chính đáng. Những gì xuất phát từ cửa miệng chúng ta đều là ‘nghiệp khẩu’. Răng rứa? Bởi những gì do con người phán xét lồng trong đó một sự phản bội, lừa dối cho một sự cớ nào đó. Dĩ nhiên trong cái giả dối không chứa đựng gì cả mà chỉ có sự thật là niềm tin cần thiết. Trong khi ấy niềm tin có vẻ như thật và dấu hiệu bằng thị giác tùy vào viễn cảnh cuộc đời để đánh giá sự thật giữa Có và Không. Thượng đế không buộc chúng ta phải thừa nhận những gì Có và Không, bởi Sắc và Không là như-không. Bản thể con người vốn chất chứa tư kỷ; đánh bại nó ra khỏi con người là một thử thách (đối với thượng đế) nhưng thử thách vẫn không đánh đổ tư kỷ và đức hạnh cũng không đánh đổ cuồng si. Ngoài của tốt và xấu thế mà con người vẫn không ngã ngũ để giác ngộ. Chống chọi từ mọi hướng để vượt lên một định đoạt bằng cách ‘đóng đinh’ không phải coi đó là bản án tử hình mà đó là hành động chối bỏ sự hiện diện giữa thế gian. Những ngàn năm trước, trước khi thượng đế ra đời chỉ có kẻ thống trị mới là thượng đế. Cổ Đàm đã nói: ‘rồi sẽ có vô số Phật ở thế gian này, càng về xa hơn những tín điều không còn nữa, chính pháp không còn nữa và lời rao giảng cũng trở thành như không’. Hiểm họa ở thế gian là vực thẳm, một vực thẳm tội lỗi và chất chứa. Biết bao giờ hoằng pháp? Biết bao giờ thượng đế xuống thế? Không thể tắm trên con sông dơ hai lần. Sự chờ đợi một David, một Mohammed, một Bồ Tát xuống thế là hoài vọng của con người. Nhưng sự thật vượt ra ngoài trí tưởng của nhân loại. Sự thật là nhìn thấy, nhận biết do từ ý thức mà ra. Vì vậy; nhân loại muốn có một linh hồn tự do; nghĩa là không vướng tục, vượt ra khỏi những giáo điều, vượt ra những mệnh lệnh, có lẽ; rặp khuôn từ những truyền thuyết. Một thứ truyền thuyết có ít xít cho nhiều hoặc thần tượng hóa nhân vật hay đây là một biến thiên qua kinh nghiệm bên trong của con người đạt được cho tới ngày nay, cao siêu, thâm hậu và khoảng cách vô bờ của những gì kinh nghiệm đã qua –The human soul and its limits, the range of man’s inner experiences hitherto attained, the heights, depths and distances of these experiences. Ao ước của con người là muốn có một tư duy tự do  / libres-penseurs / free-thinkers  mà trong đó có đầy đủ mọi thứ tự do tinh thần và thể xác; không đi qua một thứ luân lý đạo đức ràng buộc, không hướng tới sự ‘cứu độ chúng sanh’ cho một thứ chủ nghĩa giáo điều. Răng rứa? bởi vì; những yêu cầu đó luôn luôn muốn có tự do đến với chúng ta; cũng chính đòi hỏi đó mà ta không thấy có thượng đế mà trong cái không có chính là cái có thượng đế. Cho nên chi con người và thượng đế vẫn là mâu thuẩn nội tại của đôi bên. Thượng đế thì muốn giải thoát để con người trở về với như nhiên, ngược lại con người lại ham sống, được tại thế và từ những qui luật đó, từ những định kiến tồn lại (prejudice) để tỏ lòng biết ơn thượng đế. Biết ơn để vượt qua được ước muốn tự do ở phiá trước và phiá sau linh hồn. Nói như rứa con người biết ơn và tin theo nếu đem lại những gì là yêu cầu; đã gọi không có thượng đế ở trần gian thời xin với khấn ai đây? Rõ ràng con người luôn luôn mâu thuẩn giữa thực và giả; cái đó phân tâm học cho là lòng tư kỷ dâng trào quên đâu là chính đâu là tà, quên luôn thánh-tâm nơi mình, quên tuốt để đạt cái trước và sau của dục giới. Không có thượng đế là ở chỗ đó. Phật giáo gọi là ngộ mới thấy được tánh không bằng không thì rơi vào cõi mê. Mê là chấp ngã chỉ có cái tôi (Self/Le moi), phiá đạo giáo (Christianity) thì hô hào tình thương nghĩa là quên mình để thực hiện chức năng của ‘xóa bỏ hận thù’ tức đi vào ‘ý thức Mạt-Na’. Răng khi không nhảy vô chuyện Phật pháp. Có dính dáng chi không? Có chơ; bởi Phật giáo là lý thuyết nói về vũ trụ của con người, nói về cõi Thiên, Điạ, Nhân . Là tam-giới: cái gì mà thế gian cho là ngã (Thượng đế) là không thật ngã. Nhưng giải thoát thế gian thì thế gian không thấy; thời đó là bản thể của thật ngã. Bản thể của thánh tâm. Rứa cho nên Mê và Ngộ là hai cái đối đãi với nhau để tìm lối thoát (Bồ Đề Đạt Ma). Mà thực; khi ngộ ra rồi thì tâm thức của Jesus thốt ra như thế này: ‘Domine non sum dignus /Ôi! Đức chúa Trời. Con không xứng đáng’. Nói như vậy là thượng đế không còn lối thoát để đạt nguyện vọng của kẻ thừa sai xuống thế, hoàn toàn bất lực với thế gian, có thể phiá sau thế gian là ‘qủi ám’ không thừa nhận sự hiện diện thời làm răng thượng đế giải thoát chúng sanh ra khỏi tội lỗi. Nietzsche phát thảo hai kiểu thức thuộc về luân lý đạo đức: đạo đức nhân nghĩa chủ nhân và giá trị đạo đức nô lệ.  Đạo đức chủ nhân sống trong tự do và cầm giữ những thứ khác trong chủ thể chiếm cứ; giá trị đạo đức nô lệ thì chịu sống trong cảnh nô lệ và chịu khuất phục (bị bắt) –the master morality lived in freedom and held others in subjection; the slave morality lived in slavery and subjection. Thượng đế được con người coi như nạn nhân nô lệ mà con người có quyền sai khiến. Lời tha oán của Jesus là lời than đứng ngoài vòng cương tỏa của sứ mạng và mệnh lệnh. Thành ra lòng hoài nghi của con người đã tích lũy trong ‘gene’ cho tới ngày nay. Nói thế là võ đoán cho tín hữu, cho giáo hội? Lấy gì để đo cái độ sâu đó. Bởi ai cũng là tín hữu: đi lễ hằng tuần và ăn chay trường hoặc tháng hai kỳ. Thượng đế không buộc chúng sanh phải ‘ngoan ngoãn’ như thế mà đòi hỏi cái sự dâng hiến trọn vẹn ở tâm (như đã nói ở trên) là tâm-bình-đẳng. Giải được là thấy được chân lý cội nguồn của mấy nghìn năm qua, dù cho có trước hay sau khi có thượng đế. Đó là những gì mặc khải của Nietzsche nói lên bi thảm cuộc đời, nói lên sự dấn thân cứu chuộc của thượng đế, một hiến tế, một hy sinh ‘sacrifice’ để chuốc vào người những lời miệt thị, phỉ báng, không nhận là con của trời; cuối cùng phải đóng đinh. Đó là bi thảm của bi thảm trong nỗi đoạn trường mà Nietzsche dựng lên nhân vật thay mình để phủ nhận quyền năng của thượng đế, đồng thời nguyền rủa loài người mất sự khôn ngoan tinh thông (trong Ecce Homo) nhân vật đó là Zarathustra con người tiên tri; nói trước những gì mà thế gian chưa nói hoặc không chịu nói. Có đoạn Zarathustra nói: ‘ta muốn dạy cho các người hiểu được ý nghĩa cuộc đời’ là nêu lên tinh thần tự do (free spirits) Hay Nietzsche muốn biến Zarathustra thành siêu nhân? Một siêu nhân trong trí tưởng. Nietzsche biết thực tế cuộc đời là bi thảm cuồng lưu dựng một thần tượng Zarathustra là một phỉ báng hay đây là nỗi bất khuất của người ngoan đạo (Nietzsche)? Với tất cả những gì nêu ra ở đây thời Zarathustra không phải là kẻ lôi cuốn dục vọng nhưng những gì nói ra như phán quyết cuối cùng rồi Zarathustra trở về trong nỗi cô đơn. Đó là nỗi tuyệt vọng của Nietzsche như một đối kháng bất thành. Nói một cách chính xác; thời đó là đối kháng của tất cả mọi đưởng lối, mọi thể thức, mọi chủng loại của những gì danh xưng cho đấng từ bi /sage hay các thánh / saint, đấng cứu chuộc vũ trụ / world-redeemer và những gì suy tàn về sau / decadent và điều đó có thể nói qua nhiều trường hợp khác nhau…Nietzsche không những chỉ nói về sự phân biệt để cho khác đời mà nói lên cái bản chất khác biệt – Nietzsche does not only speak differently, he is different…Zarathustra nói:‘Con người nhận thức lấy mà phải là điều có thể không những chỉ yêu kẻ thù của ta nhưng cũng có thể ghét cái tình thân hữu của ta’ “The man of knowledge must be able not only to love his enemies but also to hate his friend” (trong: Tại sao Tôi Khôn ngoan Mẫn cán / Why I am So Wise). Dựng nhân vật trong tác phẩm ‘Hãy Nghe Đây Nhân Loại /Ecce Homo’ là một đề cương phê phán của Nietzsche; phá hủy mọi định kiến xưa cũ, những gì thuộc siêu hình, luân lý mà thực sự trong tinh thần tự do là cả phủ nhận, chà đạp lên mọi khả năng của con người, dựng nên sự giả dối và niềm tin. Thành ra trong mọi điều ‘chẳng có gì là thực, tất cả đều được phép’ phải chăng đó là ý toàn năng hay toàn thiện để được xá tội cho một thứ luân lý (đức hạnh), bởi; đức hạnh (luân lý) này khác biệt với đức hạnh cũ’ là một khẳng định hơn là khước từ cho một trần gian tại thế và cuộc đời hiện thực. Không có thế gian nào ngoài thế gian này (khẳng định). Không có một giá trị nào gắn liền với hiện hữu thế gian (khước từ). Đòi hỏi duy nhất giữa thượng đế và con người là: đồng tâm nhất trí, đồng ý tương cầu; đấy là một cứu chuộc mới, đúng nghĩa cho một sự cứu rỗi. Toàn tập là lời khuyến dụ của Zarathustra như nhắn gởi, như miệt thị những tội ác mà con người phải nhận lấy. Nietzsche thừa nhận buổi Đại Ngọ /Great-Noon là đại Siêu nhân chớ không nhìn nhận là Thượng đế. Đó là sức mạnh siêu nhiên. Một con người vĩ đại mới gánh chịu; một mặc khải của Nietzsche. Mặc khải của sự trở về vĩnh cữu. Nietzsche lên án mọi thứ chủ nghĩa để trở về với như nhiên là nơi chốn tuyệt đối. Zarathustra thốt: “Tất cả thánh thần ma vương, qủi ám đều chết tiệt. Giờ đây ta muốn vạn tuế siêu nhân”. Kẻ sẽ ngự trị trần gian muôn đời, muôn kiếp không còn cảnh giới của buổi Đại Ngọ một lần nữa. Trần gian sạch sẽ, bụi bám cuốn đi và bình minh trổi lên giữa bóng tối phủ vây. Rứa thì cứ coi thượng đế chết rồi, không có thượng đế thì không còn ngại nghi. Giờ con người làm chủ và tự phán xét lấy những gì bên ngoài của thiện (good) và ác (evil). Đâu có thượng đế để xét xử!

Chú ý của Nietzsche là biến đổi tư duy trong một trạng huống tinh thần tự do, một nhận thức sáng suốt giữa Có và Không, giữa Thực và Giả. Cái đó là bi thảm cuộc đời. Phát sinh bi thảm (The Birth of Tragedy) là tội lỗi của loài người; bởi cái sự tồn lại, tồn lưu, tồn lễ và tồn loạt là mũi nhọn đâm vào hồn thượng đế và từ đó bi thảm truyền lưu trong muôn kiếp cô liêu không lối thoát, chất chứa những gì là vọng động. Động từ ta chớ không phải từ cây phiến vọng về.Ý thức như rứa là nghịch lý cho chính ta vì ta không thấy bên trong của ta mà chỉ thấy cảnh giới bên ngoài. Lấy hoàn cảnh ngoại vi để chối bỏ một nội tại tội lỗi. Không có những gì ở đời là nhứt thiết cả. Tạm bợ và phù du; đấy là cảnh đời nhân thế. Răng rứa? Xin đừng hỏi răng với rứa vì càng đưa ra chất vấn là còn lạc đường về với chính pháp. Mà đòi hỏi ở tự thức (self-conscious) thời may ra giải thoát ở chính mình để thấy như nhiên, để thấy tấm lòng của biển đối đãi thủy chung. Tất cả ở tại lòng ta; đừng kêu trời, kêu đất chẳng có ma nào cứu đâu. Không có thế gian nào ngoài thế gian này. Không có chi giá trị cả và không có chi hiện hữu ở thế gian này. Phẩm hạnh của con người đáng lưu tâm, khác đạo đức xưa nhiều lắm mà biết vận dụng hoàn cảnh của thời gian; đó là tư duy tinh tế, khôn ngoan mở đường đi tới giải thoát để về với như nhiên. (trong Tại sao Tôi quá Khôn ngoan Mẫn cán / Why I am So Wise). Tự do ở đây là một cảm thức công khai (ressentiment), giải thoát cũng liên quan tới cảm thức công khai. Đòi hỏi một kinh nghiệm lâu dài và trực chỉ sống dậy từ yếu hèn. Một cách chửa trị thực sự cho bản năng tự tại; để đi tới viên mãn tự do…

Không có một tác phẩm nào mà Nietzsche không nói đến chúng ta trong đó: “Archaic Torso of Apollo”

Chi rứa? -Bạn phải thay đổi cuộc đời bạn / You must change your life.Thay đổi tức là khám phá cái mới.

 

Tất cả là giả định, giả hợp. Giờ đây chúng ta hoàn toàn ở một vị trí khác biệt. Trong phương cách giải thoát là một điều khó hiểu thực sự về những gì thuộc vật lý tự nhiên và chiếm cứ thế giới hiện tượng. Nền khoa học của chúng ta đã trở nên thể thức của Maya (văn hóa ảo ảnh cổ) Một Maya thành công ở chỗ tạo cho ta hướng về như nhiên. Nhưng trong cảm thức hiện hữu là vắng bóng thượng đế. Rứa thì trong những gì xẩy ra đưa tới một sự va chạm với hiện hữu? Cùng một lúc; chúng ta nhận biết về Thượng đế, trước một sự phát triển trong đạo đức, luân lý là một nhận thức chứng minh cho một luận cứ, là việc tiên khởi và kết quả tốt đẹp tự nhiên của một trực giác nhạy cảm tồn lưu nhân thế; chính cái lực đó là năng động gián tiếp để thừa nhận hay khước từ như đã một đôi lần hiện ra trong trí tuệ của chúng ta bởi một mệnh lệnh đức hạnh của tri giác. Trái lại; chúng ta đến trong một ý niệm có từ ý thức nhận biết về sự kiện, lý do của con người đến gần với thượng đế -Human reason’s approach to God là khởi từ cội nguồn có nhân loại trên mặt điạ cầu, là một lý do tự nhiên; cái đó gần giống như tri giác tự nhiên hoặc cho đó như một tinh thần vô tư, là những gì thuộc tri thức của tri giác hiện hữu nhân thế, tri giác hiện hữu gói trọn một hiện thực tồn lưu giữa Có-với-Không / Being-with-nothingness một hiện hữu hư không, bởi; năng lực soi rọi do từ tri giác hiện ra. Một tri giác nhận thức nắm được qua trí tuệ trong sáng để thừa nhận hay phủ nhận chớ không phải nghĩa cử của cưỡng bách là phải tuân phục có thượng đế hay không có thượng đế. Dù cho thượng đế có hiện hữu, con người ngày nay vẫn nhìn dưới một lăng kính khác của hiện tượng. Thượng đế trở về trong cõi phi. Thế gian trở về trong vĩnh cửu. Rứa răng! Bây giờ chỉ còn hư vô, tất cả là như nhiên hiện hữu. Có hay không ở tại lòng ta. Đâu có Thượng đế ở trần gian mà đi tìm. Đó là bí mật giữa thượng đế và con người. Một giới tuyến vô hình và hữu hình ./.

 (ca.ab.yyc. cuối 2/2016)

Rút từ những tiểu luận, biên khảo và nhận định của võcôngliêm đã thực hiện từ 2010 đến 2015 gồm có:

-Zarathustra I (Bk) -Zarathustra Thốt Như thế ĐấyII -Nietzsche Sự thật và Viễn tượng (Tl) -Espitemology (Bk) -Heidegger và Nietzsche (Bk) -Hư vô Nietzsche (Tl) -Ecce Homo Nietzsch I, II, III (bk) -Ý thức Thức tỉnh (Nđ)-Phản kháng Tư tưởng (Tl)-Hư Vô Phản Kháng (Tl)

 

TRANH VẼ: ‘Tượng Bán thân Yoni / Bust of Yoni’. Khổ 12” X 16” trên giấy cứng. Acrylics+Acrylic-ink +Mixed.

* Yoni: [yo’nẽ] Âm-hộ. Biểu tượng tôn thờ thần Shakti của Ấn độ giáo. Ở Khmer và Champa Chàm cũng có tượng thờ  thần nữ Yoni.

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3254
Ngày đăng: 14.03.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về bản in lần đầu bài thơ "Bẽn lẽn" của Hàn Mặc Tử - Nguyễn Hùng
Vô thức và hữu thức - Võ Công Liêm
Thi ca đương đại - Võ Công Liêm
Nghệ thuật là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời - Du Tâm Nguyện
Cảm thức về nỗi nhớ cố hương trong thơ xuân Nguyễn Bính - Trần Hoài Anh
Đọc truyện: " chuyện xảy ra trong một giờ" Hiếu Tân dịch - Nguyễn Hồng Nhung
Đọc : L. N. Tolstoy: "Ông trời có mắt, nhưng còn đợi" - Nguyễn Hồng Nhung
Nghĩ về quan điểm hậu hiện đại - Võ Công Liêm
Sự cô đơn của cá nhân và linh hồn - Nguyễn Hồng Nhung
Sự trổi dậy của chủ nghĩa hiện thực giữa Thiên Đường và Địa Ngục. - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)