Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
977
123.201.117
 
Trung tâm quốc tế Khoa học & Giáo dục...
Vũ Trọng Quang

 

 

 Cuối tháng 11/2015, Nguyễn Thái Dương, Linh Phương, và tôi làm một chuyến ngao du về Quy Nhơn - Bình Định (gọi chung như vậy vì Thành phố Quy Nhơn thủ phủ của tỉnh Bình Định). Chúng tôi đến gặp Ban Mai một người bạn thân thiết, chị hướng dẫn đi thăm những nơi đáng chú ý của tỉnh thành, dĩ nhiên bọn tôi đã đi qua và đã biết, anh Nguyễn Thái Dương còn biết nhiều hơn, vì Dương người con của miền đất Đập Đá; nơi khúc ruột miền Trung này không chỉ nổi tiếng có 3 anh em Tây Sơn, đặc biệt là anh hùng dân tộc Quang Trung và Hoàng Đế Thái Đức Nguyễn Nhạc với di tích Thành Hoàng Đế; có Hàn Mạc Tử, một thi sĩ tài hoa bạc mệnh sống trong tận cùng của đau đớn Maria Maria linh hồn con ớn lạnh, có con gái Bình Định, “Ai về Bình Định mà coi/Con gái Bình Định cầm roi đi quyền” còn dị bản hài hước khác “…cầm roi rượt chồng”; có rượu Bầu Đá, môt đặc sản mà Nguyễn Thanh Mừng nghêu ngao “Ai về Bình Định quê tôi/Uống rượu Bầu Đá mà coi bài chòi (Ca dao Bình Định)” ; có cầu Nhơn Hội dài 7km5, cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam; các địa danh: có Trung tâm Thành Đồ Bàn (cố đô của Vương quốc Champa) có Gềnh Ráng, Đồi Thi Nhân, Hầm Hô, Cù Lao Xanh “Bình Định có núi Vọng Phu/Có đầm Thị Nại có Cù Lao Xanh”, có biển Quy Hoà (dọc theo đường Quy Nhơn – Sông Cầu) có bệnh viện phong Quy Hoà, nơi Hàn Mặc Tử sống những ngày cuối đời tại đây; có tháp Cánh Tiên, tháp Bánh Ít, tháp Đôi, có bảo tàng Bình Định; có địa danh Bến My Lăng bước ra từ thơ Yến Lan huyền ảo tưởng tượng nhưng hiện hữu hiện thực; có hát bài chòi; có đặc sản Xứ Nẫu: nem chợ huyện, chả cá Quy Nhơn, mắm Nhum, cua Huỳnh Đế… Đó là những mảnh lớn khởi từ quá khứ đi đến hiện tại và kéo dài tương lai.

 Quy Nhơn còn một mảnh lớn khác: Trung tâm Quốc tế Khoa học và giáo dục liên ngành, tên tiếng Anh là Internaltional Center for Interdisciplinary Science anh Education in Viet Nam (ICISE), một trung tâm khoa học duy nhất tại Việt Nam. Chị Ban Mai hỏi tôi đến đó không, tôi hỏi sơ sơ vài câu và đồng ý ngay. Sở dĩ mau mắn muốn biết về trung tâm này, vì ngày xưa tôi mê khoa học nên vào học Đại học Khoa học Sài Gòn, sau khi hoàn thành chứng chỉ Toán Lý Hoá, tôi tiếp tục chứng chỉ Quang Học, lúc vào thi vấn đáp với thầy Nguyễn Chung Tú, thầy khuyên tôi nên theo môn học này chứng chỉ này ít người theo, (nhưng sau

tôi ngả rẽ sang lãnh vực văn chương), nhờ học Quang Học nên tôi hiểu thêm về ánh sáng, biết và ngưỡng mộ nhà bác học thiên tài Albert Einstein cha đẻ của Thuyết tương đối và phương trình nổi tiếng E=mc2 (*) (khẳng định vật chất và năng lượng có thể trao đổi với nhau); mới đây việc phát hiện sóng hấp dẫn, mở cửa mới sổ ra vũ trụ, chứng minh bí ẩn cuối cùng trong thuyết tương đối rộng của Einstein, vấn đề khiến giới khoa học quốc tế đau đầu suốt thế kỷ qua. Dĩ nhiên so với thần tượng nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ 20 tôi chỉ là con số rất vô cùng nhỏ epsilon (**). Tôi nói đùa với Ban Mai nếu hồi xưa ấy không mê văn chương thì bây giờ biết đâu tôi là nhà nghiên cứu khoa học.  

 Trở lại với Trung tâm Khoa học, một công trình kiến trúc mà tôi không đủ chữ mô tả cái hiện đại hoành tráng trầm mặc và tuyệt thẩm mỹ toạ lạc ở phường Gềnh Ráng, vị trí không làm chật chội Quy Nhơn còn rộng mở tầm nhìn ra thế giới, trên vùng đất tuy cách 7 km về phía nam so với tâm thành phố mang dáng vẻ miền quê, cái cầu gỗ dài 40m bắc qua sông Quy Hoà ngọt ngào xuôi ra biển lớn hoà cùng mặn mà đại dương để lại một Trung tâm Quốc tế sừng sững gieo mở dành cho các cuộc hội thảo khoa học; chỉ trong năm 2014 đã có 3 hội nghị quốc tế được tổ chức tại ICISE, tập hợp các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mỗi hội nghị kéo dài 3 tuần với các chủ đề khoa học cơ bản (vật lý học, thiên văn, vũ trụ) và ứng phó biến đổi khí hậu. Năm 2016 sẽ tổ chức 14 hội nghị khoa học từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2016. Những khám phá khoa học mới nhất sẽ được thông báo thường xuyên ở đây nhằm khuyến khích những nghiên cứu thông qua hợp tác và trao đổi thông tin quốc tế.

 Chúng tôi đến đây vào lúc không có các cuộc hội nghị nên Trung tâm không có vẻ náo nhiệt mỏng mà mang bộ mặt yên ắng thiền viện; đã có giảng viên sinh viên ở Sài Gòn đến ICISE xin được đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục đa ngành. Giáo sư Sheldon Lee Glasow, nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 1979 đã nói: Trung tâm ICISE kỳ diệu này được xây dựng dành cho giáo dục, là nơi truyền cảm hứng sáng tạo cho các thế hệ sinh viên và nhà khoa học trẻ châu Á.

 Rất tiếc ngày 4/11/2015 Trung tâm bỏ qua không tổ chức hội thảo kỷ niệm nhân 100 năm Thuyết tương đối rộng Einstein.

  Du khách đến Quy Nhơn mà không đến ICISE là một thiếu sót, anh chị trong Tập san Quán Văn giữa tháng 12/2015  đến Quy Nhơn nhằm thực hiện chủ đề về Quy Nhơn–Bình Định mà Ban Mai không hướng dẫn đến thăm quan ICISE lại càng thiếu sót. Trên Facebook của Thanhthuy Nguyen tức Ban Mai trang trí hình nền chiếc cầu thơ mộng trước khi vào ICISE thì biết chị mê trung tâm đến dường nào; chị Ban Mai cho tôi biết khi về hưu rời bục giảng ở Đại học Quy Nhơn chị sẽ xin về làm việc tại đây; Quy Nhơn tự hào về Trung tâm khoa học tầm quốc tế, sau này sẽ trở thành điểm du lịch, tận dụng sức hút của ICISE; hiện tại đang xây dựng khách sạn 4 sao kết nối với quần thể resort xung quanh.

 Chúc mừng cho ước muốn tương lai của ngày Ban Mai chắc chắn hiện thực.

 

 

 

 

(*) c2: không tìm được trên máy số mũ 2 để biểu thị c bình phương, xin hiểu cho đây là bình phương, c2 thì có nghĩa 2 lần c

(**) epsilon tức là số rất rất nhỏ, nhưng không bằng O

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                               

Vũ Trọng Quang
Số lần đọc: 2497
Ngày đăng: 03.04.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ghi chép FEBRUÁR- 2016 - Nguyễn Hồng Nhung
La Gi, xứ biển trăm năm! - Phan Chính
Đêm bềnh bồng tàu câu trên vịnh biển Botany - Phạm Nga
Bài tiễn biệt Đinh Cường - Lữ Quỳnh
Nhật ký hành trình: Đà Lạt, những ngày cuối năm - Trần Dzạ Lữ
Sydney ký sự - Trọng Huân
Ghi chép Oktober - 2015 - Nguyễn Hồng Nhung
Tôi Đâu Tháo Được Chiếc Gùi Trên Lưng Nàng - Nguyễn Hàng Tình
Dharamsala- xứ sở bình yên - Nguyễn Nhã Tiên
Một thời không dễ quên - Lâm Bích Thủy
Cùng một tác giả
Đi tới... (văn hóa)
Mở (thơ)
Sân ga (thơ)
Chữ (thơ)
Những Lài (thời trang)
Cà Mau (thơ)
Giá (thơ)
Đẹp ? (thơ)
Đạo (thơ)
Lông (thơ)
Women (thơ)
Con Báo (thơ)
Bịnh (thơ)
$ (thơ)
Màu (thơ)
Viết & Đọc (điểm sách)