Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.220.643
 
Phân tích tâm lý thuộc triết học tự nhiên
Võ Công Liêm

 

 

      Trước đây người ta thường gọi ‘triết học nhập môn’ thoạt nghe như thử là bước vào cửa Khổng sân Trình cho một thứ văn chương cổ điển, điển tích, điển cố xa xưa hoặc triết học là chuyên đề hay phạm trù dành cho một khiá cạnh riêng biệt nào đó. Rứa thì nhập môn là đi qua từng bộ môn khác nhau hay là đứng trước ngưỡng cửa của triết học? Triết học đã có từ ngàn xưa (cổ Hy Lạp) là những gì nói lên cái hay, cái đẹp mà con người đang sống, một luận thuyết phơi mở rộng rãi và sáng tỏ, một lý luận thiết thực có ngọn nguồn, một lý giải giữa hữu thức và vô thức, một hiện hữu mà con người đang sống không mập mờ hay ẩn ý mà là một chứng minh ‘nói có sách mách có chứng’. Nguyên thủy của triết học là dựa vào cổ tích, hoang đường thần thoại để lý sự hiện diện con người và coi đó như một chứng tích lịch sử về nhân bản; trong đó nêu lên một nền luân lý đạo đức, nêu lên những tệ đoan xã hội mà con người đang dấn thân là thực hữu như nhiên khi có loài người ở vũ trụ này. Và; từ đó phát sinh ra những luồng tư tưởng khác nhau như chứng cớ có hệ thống, một thứ hệ thống có khuôn phép, có cơ bản để xây dựng vào đó một lý thuyết chứng minh, định nghĩa được giá trị thực hư vai trò triết học. Lý do khác triết học thuộc phạm trù siêu lý đòi hỏi lý luận trên cơ bản ‘giáo điều’ để hợp thức hóa giữa tư duy và đời sống, đôi khi vượt quá tư tưởng hay tư tưởng vượt quá suy tư của con người. Chính điều đó cho ta phân tách thế nào là tâm lý trong triết học, phân tách để tìm thấy ở đó  có một thứ triết học khoa học và thiết thực đối với nhân loại.

Giờ đây qua mấy chục thế kỷ con người đã biến cuộc đời như một thứ triết học tư tưởng hay biện chứng cho một giá trị sống, không còn gọi là triết học nhập môn; cụm từ này như một hạn chế không trở thành cái ‘thuộc về’ của con người. Răng rứa? bởi; thuộc về triết học (philosophical) là phạm trù dành riêng không có tính chất phổ quát. Phân tách tâm lý thuộc triết học tự nhiên –The Nature of Philosophical Analysis. Nói chung đều chứa đựng và hòa nhập trong một lý thuyết để tìm thấy chân lý tối thượng ở chính nó như triết thuyết Phật giáo đã được truyền thừa từ muôn đời nay: là thuộc triết học tự nhiên.

Trong viện dẫn của Bertrand Russell miêu tả về lý thuyết như là vật mẫu (mẫu thức của quặng) phân tích tâm lý thuộc về triết học. Nếu lý thuyết đó thường được dùng như một luận chứng hay chứng minh thời đó là chỉ định cho sự diễn tả chớ không phải là chuyển dịch thuộc về căn nguyên / ‘is not a translation of the original’. Theo quan niệm mẫu thức của Russell đưa ra chỉ là nhận thức về khoa lý luận triết học của một số triết gia khác, cốt để điều hòa trong một tiết điệu thuộc những gì ngoại biên triết học của họ đưa ra, cho dù dưới một thể thức nào hay lý luận nào đều đả thông và nhận biết gần như ở cách thức tự nhiên / ‘in the most natural way’ của tự nó mà ra, cho dù; ông không nghĩ  rằng đề xuất những chuyển dịch là đúng hay sai. Ở đây Russell đã trả lời rằng đó là trạng thái mập mờ không thể tránh né có thể xẩy ra hoặc hiện ra tối nghĩa của một ngữ ngôn thường dùng vào những mục đích hằng ngày. Chính sự lý đó đưa dẫn ông đến cách xử sự cho một biểu hiện ngôn ngữ tự tạo không mấy tự nhiên trong một cơ bản chính xác (Pricipal Mathematica) đó là những gì thuộc về lý thuyết của ông đã miêu tả bao gồm vào đó dẫu cho lý thuyết  chưa xuyên thủng qua một thứ ánh sáng trong suốt, bởi; một sự bày tỏ, diễn đạt thông thường và cứ coi đó là mục đích quan trọng của triết học. Lý thuyết đôi khi lộ ra một thứ ngụy biện đưa tới cho những triết gia tin tưởng vào cái sự tồn lưu, tồn lại, tồn luân (subsistent entities) là lý thuyết dựng nên từ triết học, thế nhưng; lý thuyết sẽ có thể chứa đựng một chút ít những gì không chính xác chớ không nhất thiết triết học là bày tỏ một sự chính xác rõ ràng. Đấy là xác định cụ thể hai nguồn sáng thuộc về triết thuyết như nhiên (nature of philosophical) và một thuộc triết thuyết luận bàn (philosophical arguments). Cái sự lý tợ như của Russell cho ‘lý thuyết của miêu tả / theory of descriptions’ là đứng bên cạnh đó có cái thường có; phải chăng để vơi đi cái sự tồn lưu, tồn lại tồn luân –Similarly Russell’s ‘theory of descriptions’ has other uses besides relieving us of ‘subsistent entities’. Sự cớ như thế đã xâm nhập vào trạng huống không có lý lẽ vững chắc; không chừng đưa vào cõi u minh của triết học mà không nhận ra những gì thuộc triết học.

Phân tách tâm lý thuộc triết học tự nhiên: là một thứ triết học không chứa chấp để minh định một cách cụ thể; mà đòi hỏi sáng tỏ.Thực ra đó là những từ ngữ để diễn giải, nhưng; nhất thiết đó là minh định rõ ràng sự lý. Trong tập lý luận ‘Lý thuyết về miêu tả / Theory of descriptions’ của Russell như một thí dụ cho những gì thuộc triết học tự nhiên, xác định về những gì còn nghi ngờ qua biểu tượng, xác định về những gì cấu trúc luân lý. Chất liệu là những gì cấu trúc thuộc luân lý đạo đức ngoài cảm thức đồng tình (sense-contents) là những gì khác biệt của chất liệu về tư tưởng; cảm thức đồng tình mà chúng ta giải trừ thời gọi chung là vấn đề của tri giác, một giải pháp ngoài vấn đề của sự phân tách tâm lý thuộc triết học. Xác nhận về triết học là không có một thực nghiệm để xác nhận cho đường lối mà người ta đã dùng ngữ ngôn để diễn tả. Chất liệu cấu trúc là để nhập vào (enter) và có chỗ để thoát ra (exit). Đó là lý giải theo chiều hướng thuộc phép nhị-nguyên (nhà Phật) thời tất không còn thấy ngữ ngôn của nhập môn ở đây. Răng rứa? là chỉ sờ tới chớ chưa chạm tới thì làm răng hiểu thấu đáo và phân tách được đường lối chũ nghĩa tự do triết học một cách tự nhiên được. Đấy là triết lý đích thực mà chỉ có nhập môn để đi vào triết lý Phật giáo mà thôi. Rứa răng? –Chơ chi nữa; mà cứ răng với rứa. Là vì triết lý nhà Phật cho rằng ‘Môn’ là cửa có hai đầu trống không có điểm cuối (tợ cái ống rỗng hai đầu) nghĩa là nhập môn là đi vào cửa này mà không tới cửa kia, vì; có tới rồi cũng lui. Đạo Phật quan niệm giữa Có và Không là Nhứt Thể tức đạt được cái chân như của con người. Đó là môn (dựa qua tư tưởng Phật giáo của Nietzsche). Môn là cửa trước và môn là cửa sau. Hai cánh cửa này chỉ nhập và xuất chớ không hiện hữu tồn lưu. Lưu tồn hay tồn lại là do tâm thức nhận ra và nhập định để đi vào cửa của tánh không. Còn quan niệm triết học là dấn thân vào đời để tìm thấy chân lý hữu thức để đạt tới cái lý như nhiên của vũ trụ. Cho nên chi khoa tâm lý triết học tự nhiên là phân tách thế nào hữu sự và thế nào là hữu thể. Là hai tế bào rốt ráo cho một triết học tự nhiên; chớ bi chừ đòi cho ra sự cớ: môn này ở mô và môn nọ chỗ mô? Rõ ràng chưa đạt tới chân như của ‘nhập môn’ là gì cả; để rồi rơi vào vòng luẩn quẩn giữa Có và Không. Triết học tự nhiên là nhân tố tạo nên.

Rứa thì nhiệm vụ của triết học là cái chi chi? Triết học là những gì viết ra thành văn tự, đầy đủ những vấn đề đưa ra có chứng cớ và minh bạch mà những thứ đó hình như cho thấy sự thật nhưng lại là không –Philosophy; as it is written, is full of questions like this,which seem to be factual but are not. Rứa thì; những gì để thăng tiến về đối tượng chất liệu làm nên cho một triết lý tâm lý tự nhiên? -là chuyển từ sự thăng tiến để đạt tới cái cảm thức hòa hợp. Thí dụ: ‘làm cây thông đứng giữa trời mà reo’; là cây thông đứng hay người đứng? Rứa thì cây thông tự nhiên hay con người tự nhiên? Thời tất hai câu hỏi là một yêu cầu sáng tỏ và phân tách thế nào là tự nhiên theo phạm trù triết học. Như những gì chúng ta nhận biết; vì sự sáng tỏ là một thể loại độc hữu đặc biệt –for definitions of a peculiar sort. Dù cho có lầm đường lạc lối khi viết về vấn đề ngữ ngôn trong sự thật / factual. Nghĩa là phơi mở một sự thật bằng cách thuận lợi trong việc diễn tả ngắn gọn cũng đủ nói lên một chất liệu sống thực hơn là nói những gì xa vời thực tế. Như điều chúng ta đã xác nhận triết học là sáng tỏ chớ đừng có suy diễn chức năng của triết gia là biên soạn ra ngữ ngôn kể cả từ ngữ trong một cảm thức thông thường. Ở đó chúng ta tìm thấy tọa độ cho những gì gọi là minh định / explicit một cách sáng tỏ dù là ký hiệu biểu trưng hay đồng nghĩa và làm sao tự nhiên cho những gì phân biệt rõ nét nhất. Từ những điểm sáng đó soi rọi chúng ta một nhận thức giữa ‘factual’ và ‘explicit’ để đi tới cái mà chúng ta mong muốn một cảm thức đồng tình ‘sense-contents’. Nghe qua có tính chất nghịch lý nhưng tương quan và đồng nghĩa ‘synonymous’ trong cái gì mà triết học cho là tự nhiên. Giải cái khúc này nhiều khi tưởng là vòng vo tam quốc chí diễn nghĩa. Nhưng không; đó là sự lý như nhiên. Thí dụ: Nhậu là ăn. Ngủ là mê. Đéo là đú. Khoái là sướng. Phải hiểu một cách mực thước thì đó là lẽ tự nhiên. Triết học tự nhiên là phơi mở toàn bộ và biểu lộ cụ thể qua từng ‘con-chữ’ (word). Nó cung cấp ở đây những gì tiêu chuẩn; có thể với chúng ta là nhận ra những lời lẽ minh định quả quyết cho sự xác minh của đường lối triết học. Đặc biệt hơn; nó đáng giá để ghi nhận rằng có một sự tiến trình của định nghĩa và mục đích cho ‘per genus et differentiam’ mà dựa vào lý thuyết luân lý của Aristotelian như một chú ý. Còn theo Bertrand Russell thì cho đó là lý thuyết về miêu tả sự thật một cách cụ thể. Triết học tự nhiên là nói ngay, nói thẳng không úp mở, không cầu kỳ; đấy là cảm thức thông thường (ordinary-sense) xẩy ra thường ngày, ngoài ra; không viện dẫn lý lẽ để bảo vệ cho những gì không thật đối với triết học.

Thuở xưa; viết về triết học của một số văn nhân chuyên khoa triết hoặc nghiêng về triết thường nói ngoài đề của triết học, một đôi khi lý luận thiếu cơ bản và nồng cốt hoặc sao chép từ nguyên văn của những triết gia đi trước: chứng minh lý giải theo quan điểm chủ quan của mình hơn là do từ tư duy sáng tạo để vạch rõ đường lối chủ nghĩa triết học. Sự cớ đó nguy hại đối với những lớp người chưa lãnh hội về triết học. Họ đã xử dụng theo cách riêng như nói lên sự lý chính mình; cái kiểu này khác chi ‘lấy vải thưa che mắt thánh’ cho một lý thuyết của triết gia. Chính vì thế mà đời đã mô tê, răng rứa cho là ‘triết gia’ thậm chí ‘triết gia’phải nói ra rằng tôi là ‘nhà thơ’ hay tôi là nhà giáo, bởi; họ nhận ra được sự nhầm lẫn giữa từ ngữ triết thuyết và triết gia. Đấy là định nghĩa chưa sáng tỏ mà đem lại một ý thức mù mờ. Thức tỉnh của triết học là nhận thức để phân tách hữu thức và vô thức trong lý lẽ triết học tự nhiên.Thành ra triết học tự nhiên là phân tách cái giá thành phẩm chớ không phân tách cái giá tổng sản lượng để làm nên tác phẩm.

Sự kiện đó đã làm lệch hướng giá trị triết học thế mà vẫn duy trì, khẳng định là đúng lập trường mà thực ra họ chỉ chứng tỏ sự nhận biết của họ; đó là lối diễn từ chưa được hoàn hảo, vì; cái sự vụn vặt, tỷ tê của trí nhớ trong dạng thức siêu hình là kết quả thu lượm được trong một giả thuyết ngây ngô, khờ khạo mà cho là lối miêu tả chính xác, cụm từ đó là biểu lộ cho một ký hiệu tượng trưng mà thôi. Từ đó chúng ta thấy rằng đây là một trong những giả thuyết họ nói đến (dù là dựa vào hay sao y chánh bản) đều là giả tạo. Chúng ta có thể nói rằng có hai thứ giá trị cảm thức hòa hợp trực tiếp giống nhau hoặc cho là khác nhau nhưng thực ra không khác chi nhau mà giống nhau trong cái nghĩa gián tiếp. Và; chúng ta cho đó là thị giác (visual) mà ra hoặc do từ xúc giác sờ được (tactual) mà ra, cảm thức đồng tình (sense-contents) là trực tiếp nối tiếp trong khi đó tất cả tùy thuộc vào thành quả của não thức là hội nhập trong dạng thức nói lên sự thật hoặc có thể đó là lãnh vực cảm thức (sense-fields) thời không có chi là khác biệt hoặc ở đó chỉ là nguyên mẫu vô định (infinitesimal) hoàn toàn khác giữa cảm thức đồng tình và cảm thức lãnh vực. Lý cái nầy có thể đưa tới bí tỉ cho việc nhận thức về khoa triết học. Triết học là bày tỏ cạn ý để đi tới một lãnh hội trọn vẹn ý nghĩa của sự phân tách trong phạm trù triết học có tính chất tự nhiên, không còn là cục bộ đông cứng giữa triết thuyết và con người mà khai mở cho một hành trình đi vào triết học tự nhiên. Và rồi; kết quả đó đưa dẫn tới một tiếp nhận vào lòng tin những gì thuộc siêu hình, đúng ra; niềm tin đó nằm trong tồn lưu của bản chất vật thể hoặc là yếu tố cơ bản mù mờ không nhận rõ –And; as a result, they may be led to adopt some metaphysical belief, such as the belief in the existence of material substances or invisible substrata…Và; tiện lợi của những gì xác định thuộc triết học mà những thứ đó đã làm rối loạn, luẩn quẩn để thừa cơ từ chối; vì không đo lường được bởi chưa hiểu thấu đáo cái sự tầm thường đó.

Để tùy thuộc vào hoàn cảnh; người ta tránh nói những gì thuộc về triết học hay quan tâm tới ý nghĩa của biểu tượng hơn là xác định. Răng rứa? bởi nó có cái gì tối nghĩa trong cái nghĩa của nó đưa đến nhận thức không rõ ràng; phê nhận để phán quyết là kết quả yêu cầu thuộc triết học do từ tiêu chuẩn chớ không thể áp dụng vào đó được, nhưng; chỉ có một điều đòi hỏi là thực nghiệm; đấy là sự để tâm tới những gì thuộc triết học mà những thứ đó có tính chất biểu tượng. Thế nhưng; những gì nêu ra hoàn toàn cách biệt của từng vị trí, từng giai đoạn đều  yêu cầu một cách ‘lô-gic’ để tạo nên triết học (constitute philosophy). Cách nhìn của triết học là những gì chúng ta thu nhận, tiếp thu như một sự lý chính đáng, có thể; là lối miêu tả theo thể thức thực nghiệm chủ nghĩa (empiricism). Răng rứa? Xin đừng hỏi thêm mà trở nên bất khả tư nghị, tách triết học như một phạm trù dành riêng; phải hiểu cho triết học là nguồn tự nhiên nơi con người và vật thể xuất phát trong một dạng thức tiềm ẩn và siêu hình. Chính vì điểm đó mà phân tách cái lý như nhiên của nó do từ lý luận triết học mà ra. Cho nên vai trò thực nghiệm là tránh xa siêu hình, đứng trên điạ bàn đó mọi thứ phải trung thực, phải có một liên hệ đến cảm thức kinh qua (sense-experience). Nếu cho dù ý niệm thuộc khiá cạnh triết học (philosophizing) thì đó là phạm vi hoạt động của sự phân tách, cái sự vụ này không phải là khám phá, tìm tòi trong một tập truyền qua những lý thuyết của thực nghiệm; chúng ta tìm thấy những gì ngấm ngầm trong tiến trình thực hiện. Cùng lúc đó; điều làm nên cho một triết lý tự nhiên là sáng tỏ trong việc thực nghiệm. Ở đây không nêu ra hay đặc vấn đề vào niềm tin nào hay trong bất cứ những giáo điều, học thuyết nào thuộc về triết học mà là một liên kết thông thường với những gì thực nghiệm nghĩa lý của triết học. Cho dù; nếu đây là một chủ thuyết có hiệu lực, thời giá trị của nó có thể độc lập về giá trị chuẩn mực của bất cứ luận án thuộc triết học mà thôi –For even if these doctrines were valid, their validity would be independent of the validity of any philosophical thesis. Kinh nghiệm đã cho chúng ta nhiều lý do tốt, trợ vào đó một sự chân thật của tâm lý triết học tự nhiên thuộc siêu hình hoặc chân lý đạo đức thời đó là một sự thật phổ quát, nhưng; cũng không vin vào cái gì thuộc về mình mà bảo đảm đó là chân lý. Sự thật nếu chứng thực một cách sáng tỏ lề lối tự nhiên có nghĩa là hiện đại và sống thực, vì vậy; phân tách là chứng thực của sự kiện. Vì sự thực ở đây chỉ là thứ thực nghiệm giả định –For these ‘truths’ were only empirical hypotheses. Như đã nói ở trên cả hai cửa/môn đều trống cả, là giả hợp không có chi là đầu và chả có chi là đuôi; tất cả là vô-thể mà chỉ còn lại một nhất-thể của tâm thức siêu nhiên mới định rõ nguồn cơn đâu là như nhiên và đâu là lý lẽ (triết học). Giống như những gì đã lý luận hôm nay hay những gì làm tốt cho hôm qua tất thảy đều là giả định, giả hợp –Like all empirical hypotheses, they were theoretically fallible chúng là thứ lý thuyết không có gì tin tưởng cả. Vì; tiêu chuẩn của phân tách là xác nhận cái giá trị đích thực của nó; có thể theo sau một sự giản đơn để xác định được vai trò của triết học và điều kiện đã thực hiện một cách thỏa mãn bởi những gì đưa ra như một định đề thuộc toán học.

 

Phân tách tâm lý thuộc triết học tự nhiên là trình bày một ngữ ngôn minh định , ký hiệu hay biểu tượng là phản ảnh cụ thể đường lối chủ nghĩa triết học. Nêu ra những gì chứng thực của những gì trước đây chưa khai phá hoặc đã khai phá mà chưa trọn nghĩa của bộ môn triết học. Định nghĩa cụ thể con đường hội nhập vào sự thật của triết học để triết học trở nên như nhiên, thực hiện rốt ráo một thứ chân lý đạo đức làm người. Là những gì chúng ta muốn nói hôm nay như thời kỳ đầu ‘the a priori’ cho một triết thuyết mai sau; xây dựng trong một ngữ ngôn độc lập, nghĩa là không rập khuôn những gì mà các triết gia đi trước đã nói. Triết học tâm lý tự nhiên; sống thực với đời không còn từ chương tích cú, những thứ đó đã án ngữ cho triết học, bởi; triết học đòi hỏi lý luận có căn bản và chứng thực. Triết học tự nhiên là ‘ngộ’ chớ không ‘ảo’ mà trước đây đã có một số người định nghĩa lạc hướng (dầu đã xuyên qua trường lớp triết học). Kiểu thức đó là vi phạm đường lối thống nhứt của triết học, làm hư hại cả một triết thuyết lâu đời. Nói cho  ngay; điều đó chưa hẳn là cần thiết mà đó là ngữ ngôn để phân tách ra đây những gì khác biệt có từ ngôn ngữ phân tách. Nếu đã là thế; chúng ta có nghĩa vụ cung ứng, như Russell đã một lần nghĩ đến: ‘Mọi thứ ngôn ngữ có một cấu trúc liên can với nhau… / that every language has a structure concerning together…’ Trong ngôn ngữ tự nó có thể đưa dẫn đến sự cố của thứ luân lý nghịch lý. Nói chung; dù lý luận trăm phương ngàn kế để chế tài cho một luận thuyết; việc tiên khởi là thực hiện một tâm lý thuộc triết học, là; đòi hỏi tính tự nhiên chân thật trong ngữ ngôn cũng như trong lý luận là việc hàng đầu. Phân tách mang lại những gì thực tế, rồi sau đó bày tỏ những gì trong ngữ ngôn, điều này không có cái chuyện tự mâu thuẩn (self-contradiction) mà thường xử sự trong phương cách tự phân tách lấy nó. Cái sự cớ đó đánh dấu cho một tiến trình phân tách ngữ ngôn, là động lực thúc đẩy; nếu được coi là phân loại về thể thức của triết học, một thể thức nhân sự có hệ thống cấu trúc thành văn làm nên triết học tự nhiên ./.

 (ca.ab.yyc. cuối 3/2016)

 

SÁCH ĐỌC: ‘Language Truth & Logic’ by Alfred Jules Ayer. Dover Publications, Inc. New York. USA 1952

* Rút từ những biên khảo, tiểu luận, nhận định của võcôngliêm từ 2014 đến 2015. Thâu tóm, đúc kết cho biên soạn này gồm có:

- Phương thức Loại trừ hay Tiếp nhận Những gì thuộc Triết học (T/l 2014).

- Bản tính Tự nhiên về Phân tích Triết học (B/k 2014).

- Luân thường Đạo lý tức Luân Lý Đạo Đức (B/k 2014).

- Hương Vị Khác Biệt của Triết học (T/l 2015).

Những bài đọc ở trên hiện có ở báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c đã ghi.

 

TRANH VẼ: ‘Thiếu nữ và Sen / Girl and Lotus’ Khổ 12” X 16” Trên giấy bià. Acrylics+Mixed. Vẽ bằng tay và gai khươi ốc.Vcl# 2532015.

                                                                                 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2767
Ngày đăng: 07.04.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kinh Tuyến Bắc Giải của Henry Miller* - Võ Công Liêm
Nét đối lập độc đáo với hình tượng biển trong một nhạc phẩm phản đề: Đừng Ví Em Là Biển - Bùi Đức Hào
Cái Tôi và cái Tôi thuộc về mình - Võ Công Liêm
Bản lĩnh của sự lựa chọn - Hoàng Vũ Thuật
Không có Thượng Đế - Võ Công Liêm
Về bản in lần đầu bài thơ "Bẽn lẽn" của Hàn Mặc Tử - Nguyễn Hùng
Vô thức và hữu thức - Võ Công Liêm
Thi ca đương đại - Võ Công Liêm
Nghệ thuật là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời - Du Tâm Nguyện
Cảm thức về nỗi nhớ cố hương trong thơ xuân Nguyễn Bính - Trần Hoài Anh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)