Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.198
123.208.592
 
Ý Nghĩa của Nghệ Thuật
Võ Công Liêm

 

                    

 

    Nói về nghệ thuật là từ ngữ bao hàm nhiều khiá cạnh khác nhau: nghệ thuật hội họa, văn chương, thi ca và triết học…nói chung những gì xuất phát từ con người và trong con người làm ra đều thuộc về nghệ thuật. Ở nghệ thuật có: ‘cognition, creation, comprehension’. Chi rứa? Vì trong đó có nhận thức, sáng tạo và lãnh hội tức nhận biết mới làm nên nghệ thuật. Đó là mặt tiền nói đến nghệ thuật nhưng thiết kế hay cấu trúc cho nghệ thuật là chuyện khác, bởi; trong mỗi bộ môn nghệ thuật tiềm tàng một chất liệu khó ‘phai nhạt’ để làm sống lại những gì thuộc tư duy của con người. Siêu lý hơn đó là cảm nhận tột bực, là đỉnh cao (high-end) mà người nghệ sĩ mong muốn. Không thể đơn phương định nghĩa nghệ thuật một cách riêng rẽ.Nghệ thuật là một xác định cụ thể không thể lờ mờ hay vô tình đột nhiên trở thành nghệ thuật. Nếu định nghĩa như thế là hàm hồ, phủ nhận bừa bãi là vi phạm truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc. Hành vi phê phán lệch hướng là tôi ác, một hình thức man trá làm thương tổn nghệ thuật. Xưa nay người ta tôn trọng và đề cao nghệ thuật; nói chung là văn học nghệ thuật, một thứ văn hóa được tuyên dương (nếu tác phẩm để đời). Ngay cả thời kỳ sơ khai người ta đã biết xử dụng nghệ thuật.

 

Đòi hỏi của nghệ thuật nơi con người có trí tuệ, có đam mê và chất liệu (sáng tạo). Nói như rứa tức nghệ thuật là trên hết? Không! Nghệ thuật là bao gồm, nhiều khuynh hướng và trường phái khác nhau. Người làm nghệ thuật phát tiết đã đành nhưng phải tập trung trong chủ đề đưa ra; không thể đột hứng nào đó để rồi đi tới kết luận ‘nghệ thuật ở đó’. Định nghĩa như thế là những người chưa đạt tới chân thiện mỹ của nghệ thuật. Chủ yếu nắm ở cái ý nghĩa / Getting at meaning là cốt tủy cho mọi thứ nghệ thuật. Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh? Lý được như vậy tất thấy được vai trò của nghệ thuật. Trọn gói cho cả hai bề mặt; chả vị ai cũng chẳng vì ai mà phải rốt ráo và tinh túy. Nó trong bóng đó là vị nghệ thuật, nó thanh cao diệu vợi đó là vị nhân sinh. Có rứa mới đi tới tồn lưu hiện hữu với đời còn cho có với đời chẳng vị chi thì cái thứ nghệ thuật sớm tàn vì chứa cái chất tồn loạt và tồn lủi; mà hai thứ đó hiện diện giữa đời chính là chưởi đời. Răng rứa? Có chi mô mà răng với rứa; đó là nghệ thuật háo danh, háo vọng chớ thực chất rỗng tuếch đâu thấy chi là nghệ thuật mà thấy ở đó hủ hóa, suy đồi cho thứ nghệ thuật vốn có từ muôn đời nay. Rứa thì làm răng? Giăng răng ra mà cười chơ biết làm răng bi chừ.

Có những thứ trong đời người ta yêu và có thứ người ta ghét. Nhưng; chắc chắn không ai ghét nghệ thuật. Chính nghệ thuật nuôi tinh thần con người, tạo cho con người yêu đời, mang lại hòa bình cho nhân loại, nghệ thuật giúp nhiều công lao cho kỹ thuật và khoa học. Thời cái đó vị nghệ thuật nhân sinh. Thế nhưng; có một thứ nghệ thuật khác mà làm cho con người ‘mê’ là giống tính (gender) và giới tính (sexual); nói ra tợ như đặc vấn đề dục tính chớ không đả động đến nghệ thuật. Có nghệ thuật chơ. Nghệ thuật dâm tính. Cái này nghe lạ tai. Không lạ; bởi mình chưa biết nghệ thuật là cái chi chi. Thể xác giờ đây hòa nhập vào nghệ thuật để cho đời phong phú hơn…Không phải đơn phương mà xác quyết chiều sâu hay chiều dài của nghệ thuật; ngược lại nó có một tương quan, gần gũi bên nhau của những gì thuộc quốc gia, thuộc đức hạnh, chính trị và tôn giáo; tất cả tuồng như nhận ra một vài thứ chạm vào ý nghĩa của nghệ thuật –All seem to have some impact on the meaning of art. Đời người có những cuộc tranh luận hấp dẫn qua mấy thế kỷ về ý nghĩa của một vài tác phẩm nghệ thuật. Đơn cử ra đây; nụ cười của Mona Lisa. Nụ cười của nghệ thuật; nụ cười gây ra tranh luận, chấp ngã thiệt hơn, giá cả vô ngần và phong tỏa như cung cấm (coi bằng mắt chớ bắt bằng tay). Nghệ thuật mang lại một thông điệp trong ngữ ngôn phải không? Rứa thì làm răng để chúng ta chắc lọc, rõ ràng trọn ý, trọn tình đúng nghĩa một tác phẩm nghệ thuật: sự thật bên ngoài đời sống của người nghệ sĩ hoặc sự kiện bên trong như thế nào để làm nên tác phẩm của họ? Và; chúng ta cũng không chỉ dưỡng mục vào một tác phẩm nghệ thuật? Dữ kiện này cho ta một nhận xét về hai lý thuyết chính của nghệ thuật. Lý thuyết diễn tả và lý thuyết nhận thức. –Considering two main theories of art; the expression theory and the cognitive theory. Nhưng; phải hiểu cho điều này; nghệ thuật là cách tốt nhất để nhận thức như văn hóa vậy. Không những thế; nghệ thuật có một ngôn ngữ riêng biệt và có một xã hội khác biệt. Ngôn ngữ của nghệ thuật không có nghĩa là dính dáng văn chương –Art’s language isn’t literal . Phải hiểu thấu đáo ngôn ngữ nghệ thuật giống như hiểu được tâm lý người khác. Hiểu được ý nghĩa của nó là nhận thức được giá trị của nó. Răng nghe lạ rứa? Không lạ! Yêu cầu, đòi hỏi của nghệ thuật là hiểu về ngữ cảnh và văn hóa trong nghệ thuật (context and culture) mới làm nên nghệ thuật, chớ khơi khơi mà gọi nghệ thuật là phạm tội trước Thượng đế, dù rằng; thượng đế không dính dáng vào nghệ thuật hay xã hội, nhưng rồi cũng đem thượng đế vào để xác minh sự thật chân lý: không man khai, gian trá trong cái nghĩa gián tiếp của nó. Thí dụ: đồng đô-la US ‘in God we trust’ là một chứng cớ bảo hành. Răng lại nhảy vô chuyện này? Vì màu sắc và chữ nghĩa có tính nghệ thuật chứng thực như đánh dấu ký hiệu và cầu chứng (trade mark). Thành ra trong lãnh vực văn hóa, tôn giáo, chính trị đều dựa vào nghệ thuật để miêu tả hay dẫn chứng sự thật. Đấy là thứ nghệ thuật vị nhân sinh. Giả như ‘copi’ tranh V. van Gogh thì nói của V.v G. Viết văn làm thơ lấy của ai thì ghi rõ xuất xứ; đòi hỏi như thế là vì ‘cái của’ của nghệ thuật buộc phải tôn trọng. Ngoài ra nghệ thuật phải thực chứng và sáng tỏ đấy là thứ nghệ thuật vị nghệ thuật. Nói vòng vo tam quốc cho ra cái lý như nhiên của nghệ thuật; chớ cứu cánh và mục tiêu của người nghệ sĩ là hoàn toàn khác biệt –But the artist’s aims and intentions are very different. Đúng ra; trong hai lý lẽ biểu lộ và nhận thức của nghệ thuật là nói lên cái sự truyền thông (communicates): truyền thông cảm nhận (feelings) và truyền thông cảm xúc (emotions) hoặc mang lại một tư duy hợp lý. Cái sự diễn giải là quan trọng. Răng rứa? Xin đừng hỏi. Vì; nghệ thuật là nó đã ‘nói’ ra thế nào là nghệ thuật trong đó; đòi hỏi người thưởng lãm phải có cái nhìn phân tách cả hai bề mặt chiều dài và chiều sâu thời tất mới đánh giá được nghệ thuật, còn bằng không xem cho vui mắt mà thôi; thì cái đó đứng ngoài vòng cương tỏa của nghệ thuật; không biết chi là nghệ thuật mà trở thành thứ nghệ thuật đạp đuôi, a-dzua, phá phách làm hư hại giá trị tuyệt đối của nghệ thuật. Nói ra có phần bí tỉ. Thí dụ: thi nhân ngày nay làm thơ theo thị trường, thị hiếu, sản xuất nhiều mặt hàng cho kịp buổi chợ, không còn thấy chi là trí tuệ thi ca. Làm cho có làm chớ không có cái thi vị của chất thơ. Thậm chí đưa người yêu đi ăn bún bò, bún bò cay thành ra bài thơ cay. Uống rượu sắn thì mắc mớ chi phải làm thơ cờ tây. Hoàn toàn không ăn nhịp vào hồn thơ.Thơ là nghệ thuật ở tâm thức, không hứng ẩu để thành thơ đó là phá phách lộng hành thơ hay là mượn thơ để nói về mình? Những thứ nêu trên không có tính chất nghệ thuật của thi ca. Như đã nói; nghệ thuật chất chứa ngữ cảnh và văn hóa thuộc về truyền thông. Dựa theo ý họa sĩ Arthur Danto; cho rằng ngữ cảnh trong tác phẩm nghệ thuật có tính chất chuyên về đặc biệt (specialized) như trường hợp của Andy Warhol tạo tác phẩm không có dạng thức đông cứng cục bộ (concrete situation) mà cung cấp phương tiện do chính tác giả để tạo tài năng cá biệt với một ý nghĩa vững chắc. Lối tạo hình của Warhol trở thành thứ nghệ thuật cách riêng hoặc những biểu tượng vật thể thương mại cũng được xếp vào nghệ thuật sáng tạo –‘This, too, can be art’. Đối với nghệ thuật hội họa là khai phá đường lối cho mình để đứng vững một trường phái mình muốn miêu tả. Thành thử những nhà phê bình đưa ra những lý giải cho người nghệ sĩ (họa sĩ) chính bản thân họ vẽ lên cái không chứng cớ thể loại nghiêng về phái nữ. Thí dụ: nghĩ rằng vẽ trần truồng, lõa thể, dơ đít, dơ bụ tùm lum, tà la giống như Renoir, Picasso và de Kooning là phản ảnh cách nhìn của con người tuồng như là thấy tất cả những gì ở phụ nữ trong tư thế buồn, vui, trầm lắng hoặc phơi mở ‘tòa thiên’ lộng lẫy của mình. Thì lấy cái gì là hợp lý hóa cho sự giải thích về tác phẩm? Nếu họa nhân không chịu giải thích thì làm răng đây? Thì tự giải lấy cho tác phẩm qua chức năng truyền thông: tư tưởng, cảm xúc và ý niệm. Tất cả những yêu cầu hay phán quyết cho một tác phẩm đều qui vào những yếu tố cần thiết của nhận thức, sáng tạo và lãnh hội cho tác phẩm làm nên. Nhưng đôi khi lý giải có thể là một chuyển hóa do từ tư tưởng kinh nghiệm hay từ một định kiến hay một nghịch lý nào đó đưa tới thưởng thức và cảm thông. Khó là ở chỗ đó, bởi; nghệ thuật đòi có ngữ cảnh và văn hóa, đòi phải có tri nhận. Thí dụ: người họa sĩ vẽ theo tư duy và cảm thức của mình nhưng không thấy nghịch lý của màu sắc, chất liệu, bố cục để xây dựng lên trên mặt bố (canvas) nhưng liệu sáng tác đó có hòa hợp hay phản đề dưới mắt người xem? Nhà văn cũng thế; xây dựng tác phẩm theo cảm quan của mình, chảy thành giòng qua tư duy độc hữu liệu tác phẩm đó có hòa điệu với độc giả? (có nhà văn nọ nghi ngờ ở chính mình nên mượn lời người khác thay mình để giải bày lý sự).Ngày nay; nhìn vào nghệ thuật khác biệt, kể cả mọi lãnh vực: nghệ thuật văn chương, nghệ thuật phê bình, nghệ thuật phỏng vấn…; tất thảy bắt nguồn từ văn hóa mà ra. Đúng! nếu ở đó chứa một văn phong ‘siêu thoát’ để miêu tả sự kiện hợp lý, phân tách chính đáng đâu tả, đâu hữu thì đó là lý tưởng cho nghệ thuật. Còn dựa vào phỏng vấn để đỏm dáng chữ nghĩa, khoe khoang, bày vẽ là điệu bộ nói lên cái tôi của mình thời tất đâu còn ngữ cảnh và văn hóa mà trở nên lạc đề vô duyên; khác chi què dẫn mù mà cả hai đang hóa trị tinh thần và thể xác để bình thường hóa, thế mà cứ tưởng sáng láng và thẳng thớm cho việc đối thoại. Thí dụ: người làm báo phóng sự là chuyên đề săn tin chớ đâu phải săn tin là phỏng vấn để miêu tả sự kiện mà lếu láo trong cái tôi tự hữu; thứ đó không thể sắp xếp vào văn chương nghệ thuật. Một thứ tệ đoan xã hội có truyền thống chủ nghĩa ngợi ca! Đó là cái khốn của người viết. Sợ chi! Một tác phẩm hay nằm trong bụi đời cũng móc ra, nhiều khi phơi ra mà không ai chịu móc thời làm răng mà ‘sướng’ được. Bên trong nghệ thuật chứa cái siêu lý của nghệ thuật khó tìm thấy. Ý nghĩa của nghệ thuật là thế; nó sẽ giúp cho ta hiểu được chức năng để làm nên. Nhưng; phải là người có óc thẩm mỹ trong từng bộ môn khi đó mới thấy được trí tuệ của nghệ thuật chớ khơi khơi để nhập vào với nghệ thuật thì hóa ra thằng chột giữa đám mù. Nói rứa là võ đoán, buộc phải? Không hẳn thế! Nghệ thuật là bao hàm cả ý nghĩa trong và ngoài tác phẫm. Nghệ thuật không thể giấu đầu loài đuôi, mù mờ, ma ám. Chơi kiểu đó là khinh mạng nghệ thuật. Rứa nghệ thuật là gì? -Là rốt ráo và tinh túy. Đòi hỏi như thế mới đạt tới chức năng sáng tạo văn học nghệ thuật.

Lý thuyết diễn tả / Expression theory là điều chúng ta muốn hiểu rõ về thứ lý thuyết này; cái đó chính là truyền thông nghệ thuật; đôi khi có trong thực tế của cảm thức và xúc cảm. Leo Tolstoy (1828-1910) người đã biện chứng cho viễn cảnh nghệ thuật trong tiểu luận nổi tiếng của ông: “Nghệ thuật là gì? / What is art?”.Tolstoy cả tin và cho rằng việc chính của người nghệ sĩ là bày tỏ và truyền đạt cảm xúc đến độc giả và người thưởng thức. Đó là nghệ thuật đích thực như một lý thuyết bày tỏ cảm thức của tác giả và tác phẩm mang tính nghệ thuật. Dẫn ở đây một đoạn trong phần nhận định lý thuyết diễn tả:

“Gợi lên một thứ gì ở chính nó qua cảm nhận của kinh nghiệm, gợi lên ở đó một dự định của chuyển động, đường nét, màu sắc, âm thanh hoặc dáng điệu được phơi mở trong tác phẩm để truyền đạt có từ cảm nhận để đưa tới cảm xúc. Đấy là phạm vi hoạt động của nghệ thuật…” (lời của L. Tolstoy).

Lý thuyết diễn tả là việc làm sẳn có dành cho người nghệ sĩ hoặc cho những thể cách nghệ thuật hoặc cho trường phái Biểu tượng Trừu tượng (Abstract Expressionism), mà tuồng như tất cả nằm trong bày tỏ cảm thức –which seems to be all about the expression of feelings.  Lý thuyết này nghe qua như mơ hồ, xa rời thực tế; mà nghệ thuật là phơi mở những gì thực và sáng tỏ. Đã rứa thì còn gọi lý thuyết làm chi? Nó có cái lý của nghệ thuật chớ đâu có khơi khơi mà viện dẫn; cho nên chi nói tới lý thuyết là chứng minh sự có mặt của nghệ thuật. Rứa đa! Thí dụ: tranh ở lỗ, ở truồng tùm lum, tà la của de Kooning (1904-1997) tuồng như họa sĩ phơi bày cái vừa yêu, vừa ghét và cảm thức phức tạp về người đàn bà, cả hai trạng huống đó như một cám dỗ khêu gợi, chọc sự thèm thuồng cái tòa thiên nhiên nhục xác của đàn bà; hẳn nhiên cũng có những hãi hùng và dâng hiến hết mình của người nghệ sĩ. Mark Rothko (1903-1970) tranh vẽ lên cái tăm tối, một sự lià trần để đi vào cõi ảo (trong ảo có thực) hình như tác giả bày tỏ cạn cùng của một tâm thức giao động giữa thể và vô thể, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thực và hư của cuộc đời đang sống. Và; F. Bacon (1909-1992) một lối diễn tả khác biệt (giữa người và ngợm) một đau đớn nội tâm, quằn quại (angst) của thể xác hoặc một sự tuyệt vọng tận cùng mà con người gánh chịu. Lựa ra đây ba họa sĩ tiêu biểu như một lý thuyết cho hội họa; một thứ lý thuyết bày tỏ không còn chi nghi ngại hay mơ hồ hay không thực, hay hư cấu (hội họa không hư cấu mà là hình tượng đưa tới chủ đề; xin nhớ cho điều này). Lý thuyết diễn tả / expression theory không riêng văn thi họa mà ngay trong âm nhạc cũng chứa cái lý thuyết đó. Nó như nhiên và cao siêu vời vợi của J.S. Bach (1685-1750) là một bày tỏ tinh thần Thiên Chúa (Christian) là tiếng vọng từ trời, cõi thiên đường cực lạc. Khác với W.A. Mozart (1756-1791) bày tỏ dục vọng là tiếng réo rắc tha oán, buông thả, gợi tình, dục xác trộn vào nhau như lời  ai oán, bi thương của kiếp người. Âm nhạc dự phần vào tiết điệu thay lời nói bằng lời nói của nội tâm. Âm nhạc đã xoáy vào đời, vào người như một triết lý của âm vang và đồng vọng. Tiếng cao ngất của vĩ cầm, tiếng trầm thống của dương cầm, tiếng kèn trống là nhịp thở của con tim; những thứ nhạc khí và lời ca là lời mời gọi mật thể tuồng như chứa một sư bày tỏ vừa tha oán vừa kêu gào đau đớn sau cuộc đại phá –which seem to express a post-nuclear scream of agony. Nói ra đây để chứng minh nghệ thuật có lý thuyết chớ không đơn thuần như ta thường nghĩ: ‘nghệ thuật là nghệ thuật’. Nói như rứa là chọc gan thiên hạ. Răng lại chọc gan? –ăn cơm là ăn cơm. Rứa thì nói làm chi cho mệt tâm tư. Gạo mới thành cơm là văn minh lúa gạo, là mắm ruốt, rau muống, giá sống là cả lý thuyết tràn giang đại hải; chớ đâu có khơi khơi mà định nghĩa một cách suồng sã như rứa được. Còn cứ khăng khăng định nghĩa như ‘củi mục chấm mắm nêm’ thì coi như đi lui thời lập điạ mà tiền cổ vẫn trọng vọng nghệ thuật; thứ khơi khơi đó là thứ tồn loạt, tồn lủi, tồn lui hết chỗ chứa. Đưa nghệ thuật đi vào thế giới vị ngã bởi tồn lui là nói cái riêng mình không còn chi là đại đồng thế giới dành cho nghệ thuật. Nhưng đôi khi cũng có cái đối nghịch lẫn nhau giữa phải và trái giữa có và không đều đưa tới lý thuyết bày tỏ cái lý của mình.

Lấy trong phê bình của Toltoy: ‘một vài lý thuyết gia chỉ chú ý tới người nghệ sĩ không cần có cảm thức trong qui cách bày tỏ’. Những người nghệ sĩ (họa, văn, thơ, âm nhạc…) cần có cảm thức mới thành tác phẩm (dù kiệt tác hay bình thường) đều qua một ý niệm của lý thuyết. Nghệ thuật điện ảnh là một chứng minh cụ thể: vai trò, hoàn cảnh và sự kiện đều qui vào lý thuyết bày tỏ. Nói chung mọi thứ trên đời là triết lý, là lý thuyết không có mấy thứ đó không làm nên cuộc đời. Cuộc đời làm nên nghệ thuật hay nghệ thuật làm nên cuộc đời? Hỏi như rứa là chưa lãnh hội được nghệ thuật có từ phương hướng nào và từ đâu có nghệ thuật mà nghe qua như thách đố ai ‘tà’ ai ‘chính’. Trong hai câu hỏi là một, vì; cả hai đều ở trong nhận thức sáng tạo và lãnh hội. Không thể có một mà làm nên nghệ thuật.Vậy hỏi cũng thừa, vì; chưa đạt tới cái chân thiện mỹ trong lý thuyết diễn tả của nghệ thuật thì câu hỏi đó trở nên cắt cớ mà thôi. Rứa làm răng đây? Phải nhận thức, sáng tạo và tri nhận trước ngữ ngôn của nghệ thuật.

Nói rộng nghĩa; theo Freud cho dục tính và  sự thăng hoa là một thứ lý thuyết diễn tả khác, nghĩa là thấy được nghệ thuật như là kẻ tiên phong mở đường cho khoa phân tâm sinh lý. Giữa hai cái nhìn của Tolstoy và Freud có cái chốt (nghệ thuật) khác nhau; họ vẫn tin nghệ thuật là cảm nhận trong một ý thức của vô thức –cái mà người nghệ sĩ có thể không thừa nhận có. Nhưng; phải thừa nhận trong nghệ thuật có dục và thăng hoa /on sex and sublimation. Chính Freud miêu tả sự lý này trên cơ bản sinh vật học tức sinh lý thỏa mãn. Cả hai nằm trong vị trí của hữu thức và vô thức; đó là viện dẫn cho cái sự lý làm nên, đó là khai mở trong tất cả những gì mà con người đặc để vào như vết lăn trầm –that allegedly develop in all human along predictable paths. Ông cho rằng, bởi; trí tuệ và diễn tả trong nghệ thuật là có ảnh hưởng, liên đới với nhau. Freud thấy nghệ thuật là hình thể của sự thăng hoa trong đó, một sự hài lòng thỏa thê là chuyển đổi cho một tồn lại (actual) là điều thích thú của vấn đề sinh lý để đạt tới ước muốn. Ngay cả đòi hỏi là do những gì thuộc cơ quan sinh dục /such as the desire for genital pleasure. Chính sự cớ đó là động lực gián tiếp thúc đẩy do từ cơ năng của con người nhìn tới đối tượng của dục tính xác thịt (libido) để sáng tạo những gì người ta ham muốn trong cuộc đời hào phóng đầy ảo giác; từ những trạng huống đó có thể là con đường dẫn tới lọan trí –On to the creation of his/her wishes in the life of fhantasy, from which the way might readily lead to neurosis (Freud giải thích). Nói rứa thì ai nghĩ tới dục xác đều thất thần, mất trí? Đó là phân tách về phân tâm sinh lý của con người để chứng thực một phần trong con người nghệ sĩ, chớ không phải ai nghệ sĩ là thánh thiện đều có chứa cái chất đó (ít hay nhiều) nhưng phải có nó mới làm nên cuộc đời, mới thăng hoa cuộc đời. Người nghệ sĩ đứng trước hoàn cảnh đó đừng để tâm thần chao động bởi cái chi li ảo ảnh (elaborating fantasies) hay mơ màng (day-dreams) hóa tinh yêu, quỉ ám mà nhập hồn vào đó bằng một sự vừa ý của nghệ thuật là tốt đẹp hơn cả.

Nói tới phân tách, nhận định hay lý thuyết cho rằng dục xác (trong văn chương cũng thế) là thứ ô nhiễm, đồi trụy không còn thánh thiện cho nghệ thuật. Nhận thức chiều thẳng (vertical) là hợp lý cho lý thuyết nghệ thuật? Hay chiều ngang (horizon) là hợp lý cho nghệ thuật? Cả hai lý luận này không hợp cho trào lưu tiến hóa và cũng không hợp lý, hợp tình cho lý thuyết diễn tả. Răng rứa? Theo những nhà phê bình nghệ thuật đương đại cảm nhận rằng nếu phơi mở thân thể một cách rõ nét qua từng sợi lông chưn của hình ảnh hay tượng thể trần truống thì cái sự tương ứng đồng khí tương cầu của Botticelli qua kiệt tác Venus hay lừng lẫy của Michelangelo qua David; đều là ô nhiễm? Những nhà phê bình không thể nào tìm thấy cái đẹp nào khác hơn hoặc ngay cả những gì thuộc luân lý đạo đức cho là thứ nghệ thuật phi nhân trong những tác phẩm của Serrano một hình ảnh phỉ báng, ô nhục Thượng đế qua bức ‘Đái vào Mặt Chúa / Piss Christ’. Rứa thì những tác phẩm vĩ đại không có tính nghệ thuật hay cho đó là phi nghệ thuật? Những gì đã phân tách ở trên là để tìm thấy chân giá trị của nghệ thuật. Chớ đừng đơn phương mà phê phán vô chứng cớ do từ sự ích kỷ của dục xác thúc đẩy. Tranh hay tượng là một lý thuyết diễn tả do từ tâm thức mà ra. Thì; những thứ nói trên phạm tội với nghệ thuật? Nhìn như thế là rơi vào cái bí tỉ nghệ thuật, vì; không có cái nhìn thẩm mỹ nghệ thuật. Mà là cái nhìn phi nghệ thuật, nghĩa là không có ý thức thế nào là nghệ thuật, không thấy chi là sáng tạo và cũng chẳng có chi mô răng rứa của nghệ thuật mà duy trì trong một tâm thức hủ hóa, rừng rú, man rợ, cà răng căng tai gây ra một thứ vô thức trước nghệ thuật mà trong đó bao gồm cả văn chương thi họa và âm nhạc. Rứa thì làm răng bi chừ? chả phải làm răng mà thêm ngu xuẩn và phạm tội cái của trời ban cho. Để có một cuộc tranh luận tối hậu là đứng trên vai trò khách quan chủ thể mới thấy được cái tinh hoa nghệ thuật, còn đứng trên vai trò chủ quan độc hữu là có tính cách đánh đập nghệ thuật thời không có chi mới mẻ cho mọi chiều hướng đưa ra trước đây mà phải có cái nhìn cấp tiến, vượt không gian và thời gian trong nghệ thuật mới đạt chân lý tối thượng; tránh xa những tị hiềm, thiển cận, mối mọt. Chính sự cớ đó làm hư hại nền văn học nghệ thuật.

 

Ý nghĩa của nghệ thuật là nói lên những gì chất chứa bên trong và bên ngoài tác phẩm, minh định và sáng tỏ. Nghệ thuật là thực tướng, không pha chế, không mù mờ mà chứng tỏ vai trò và chức năng của nó đem lại nhận thức sáng tạo và lãnh hội; ba yếu tố đó là cung cấp cho một ‘giải thoát /enlightenment’, một giá trị tiến trình và chứng tỏ một nền luân lý, bởi; trong sự lý đó nói đến lý thuyết của con người kinh nghiệm về nghệ thuật và những gì trong mỗi thứ có một cái nhìn khác biệt. Trong bất cứ lý thuyết của nghệ thuật (hoặc ; đúng ra bất cứ diện mạo về tự nhiên nơi con người). Tác phẩm nghệ thuật là cốt tủy dựng nên bởi hồn và xác phơi mở toàn diện nhiều bề mặt khác nhau để đưa tới một ngôn ngữ dành cho nghệ thuật. Một sự chuyển dịch như giải thích (interpretation as explanation). Luận được ý nghĩa đó tất chúng ta tìm thấy lý thuyết diễn tả (expression theory) và lý thuyết nhận thức (cognitive theory). Đấy là lối diễn nghệ thuật một vai trò chủ chốt trong việc truyền thông giữ người và nghệ thuật. Chính điều này đã làm nên một chuyển dịch quan trọng; bởi cả một cố gắng để thực hiện những gì sáng tỏ và mạch lạc điều này thuộc của người nghệ sĩ hoặc do từ sự truyền thông ở tác phẩm nghệ thuật. Lý thuyết diễn tả là tọa độ vào những gì mà người sáng tác bày tỏ trong tác phẩm. Tợ những đề xuất qua cái nhìn giống như Tolstoy và Freud; sở dĩ nhắc lại là nhấn mạnh những gì bày tỏ có từ cảm thức và lòng mong muốn mà ra (một trong ý thức và một trong vô thức) để đi tới nhận biết cho nghệ thuật. Thế nhưng; cũng có một số người đã lý thuyết hóa vấn đề nghệ thuật cho đó là cơ bản ý nghĩ nghệ thuật là cành nhánh trọn vẹn trong sinh hoạt của con nggười xuyên qua những gì mà con người với trí tuệ có thể là truyền thông trong vấn đề chuyển dịch cũng như giải thích. Giải thích ở đây cho một lý thuyết nghệ thuật, vẽ ra một thứ triết học và cũng là khoa học nhân văn; đúng như nhân bản vị, xã hội học và tâm lý học. Lý thuyết nghệ thuật của Freud là mở rộng để lý giải về trí tuệ hơn là bản năng. Tất cả những gì thuộc lý thuyết nghệ thuật có thể gợi lên tánh tò mò thích thú ngấm ngầm bởi một mở mang mới trong dục tính mà khoa học mới thừa nhận. Những dẫn chứng nêu trên là một chuyển dịch và phân tách  như một lý giải cho nghệ thuật, để tìm thấy một thứ nghệ thuật đích thực và sống động; có thể làm mới cuộc đời như dự cuộc chơi đầy thích thú. Một giải phóng toàn diện để đi tới chân như nghệ thuật qua nhận thức từ trí tuệ, sáng tạo một ngữ ngôn riêng dành cho nghệ thuật và một nhận thức toàn triệt thế nào là chân thiện mỹ không còn ràng buộc, câu nệ hay đã kích mà coi đó là một truyền thông đồng điệu trong nghệ thuật. –Art reproductions are ubiquitous. Nghệ thuật tái xuất và sinh sôi là hiện diện qua mọi thời đại đang sống; nghĩa là nghệ thuật thoát tục để đạt tới toàn thiện trong và ngoài tác phẩm dựng nên ./.

 

 (ca.ab.yyc .vô hạ 4/2016)

* Rút từ những biên khảo, tiểu luận, nhận định của võcôngliêm từ 2012 đến 2016 qua tác phẩm nầy. Gồm có:

-        Sắc thái Trừu tượng và Siêu hình trong Văn chương (B/k 2012)

        -       Lịch sử Nghệ thuật (T/l 2012).

-        Triết học Tâm lý (N/đ 2012).

-        Đồng dạng và Giới tính (T/l 2014).

-        Ý thức Nhận biết (T/l 2015).

-        Cảm nhận Nghệ thuật (N/đ2015).

-        Triết học Nghệ thuật (T/l 2016).

Số bài trên hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.

 

TRANH VẼ: “Mona Lisa # 3032016 ” Khổ 13” X 18” Trên giấy bìa. Acrylic+Acryic-ink. Vẽ bằng tay+gai khươi ốc+dao cạo râu.

 

                                                                                    

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 7795
Ngày đăng: 14.04.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Khảo cứu về hò khoan Lệ Thủy (phần 2) - Đặng Ngọc Tuân
Khảo cứu về hò khoan Lệ Thủy (Phần 1) - Đặng Ngọc Tuân
Đẩy nhanh nhân tố sân khấu thị trường Hướng tới nền nghệ thuật hội nhập toàn cầu hóa - Tuấn Giang
Duy cảm khái niệm ( Sensual Concepts) - Tuấn Giang
Bài 2/ Thêm Sáu Hình Bìa Bản Nhạc Của Họa Sĩ Duy Liêm - Trần Văn Nam
Bài 1/ Kỷ Niệm Thơ: Gặp Lại Vài Bài Thơ Cắt Báo Từ Thời 1950 - Trần Văn Nam
Nhàn đàm với nghệ thuật - Nguyễn Huy Lộc
Trích dẫn văn của Kafka trong bản dịch "Lâu đài" (Thử Nêu Ra Chi Tiết Kỹ Thuật Viết Phức Tạp Qua Thứ Tự Các Chương Đoạn Của Tác Phẩm) - Trần Văn Nam
Gặp tác giả "Em ơi! Hà Nội Phố" ở quê nhà - Trần Trung Sáng
Tử vi Ai Cập - Nguyễn Hồng Nhung
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)