Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.214
123.206.536
 
Tình yêu triết học
Võ Công Liêm

 

 

 

     Răng lại có tình yêu triết học? Có chơ. Tình yêu có mặt trong con người từ khi khai thiên lập điạ. Dù chưa khai mở hẳn hoi và phát tiết rộng rãi về giới tính và cũng không đặc vấn đề vào mặt xã hội cũng như văn học nghệ thuật.Tình yêu chỉ là hình ảnh gợi ra trong tư duy của con người; nghĩa là chưa có một xác định rõ về chữ ‘yêu’, tình yêu xuất hiện từ đâu để rồi tạo nên một sức ép mãnh liệt nơi con người? Tác động tình yêu thường lồng vào đó một thứ dục tính giữa đôi bên gây nên xúc cảm, đó là tình yêu ‘nhạy cảm /sentimental’ qua khiá cạnh tâm sinh lý (theo phân tích của Freud), bắt nguồn từ đó tình yêu trở nên ‘thiêng liêng’ và cần thiết cho tinh thần. Một nhu cầu đòi hỏi giữa hai hệ phái, hoà hợp vào vai trò yêu thương, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhau ‘đã mắc vào đố gở cho ra’ (Nguyễn Công Trứ). Mọi sinh vật đều có tình yêu tinh thần và thể xác ngoại trừ động vật không có tiếng nói chỉ là nhiệm vụ sản sinh mà thôi. Đó là nói theo qui cách của chữ tình; chớ ngày nay tình yêu thời trang, một sớm một chiều và dùng tình yêu như để rao hàng hay mặc cả; một thứ được đời chú ý nhiều hơn; rứa cho nên chi giá trị thẩm mỹ của tình yêu không còn chân lý mà nó trở thành tình yêu thời thượng mới hợp với trào lưu nhân thế. Không ai gọi tình yêu triết học; nghe như pha chất hay tạo hiện tượng. Nhưng trong tình yêu vẫn được nhân cách hóa và lịch sử hóa để có giá trị và thăng hoa cho tình yêu. Thời tất; chúng ta thấy được lý tưởng của nó để thực hiện trong cuộc đời đang sống; một nghĩa cử luôn được trân qúy dẫu là bóng hạnh phúc qua mau nhưng để lại một tâm lý về tình yêu; ‘khi đã yêu’ thì lại khác hơn.   

 

Để có một lý luận cơ bản tình yêu triết học khởi từ thời kỳ đầu trước Thiên Chúa có hai triết gia tăm tiếng đặc vấn đề tình yêu trong triết học đó là Plato (429-348 BCE) và Socrates (469-399 BC). Cả hai triết gia người Hy Lạp nhìn tình yêu phát khởi nơi thành cổ Athens (Love in Ancient Athens) qua một định nghĩa khác có từ đâu và nguồn cơn tự sự ‘chữ tình’ của hai triết gia? Có hai chữ đúng nghĩa nhất để ghép lại cho tình yêu. Nguyên nghĩa cổ Hy Lạp lấy từ động từ ‘eran’ tức ngày nay gọi là erôs và động từ ‘philein’ tức là philia. Ghép vào nhau để trở thành erôs-philosophy=tình yêu triết học. Erôs có nghĩa là yêu (love) nhưng; trong erôs mang nặng tính chất tình yêu dục xác. Nói rứa tình yêu đều có dục xác? Dù tình yêu dưới sắc màu nào đi nữa, trong đó có cái hồn ‘thao thức’ rung động gây từ hồn và thể; đó là động lực thúc đẩy để làm nên tình yêu. Theo S. Freud: ‘Thế nhưng; chúng ta vẫn mong đợi ở chức năng tâm thần là một đòi hỏi cao độ trong mực độ đo được giá trị một cách dễ dàng và nó sẽ tìm thấy sự bộc phát của tình yêu, một ý thức tự tin hơn –we expect, moreover; that the higher any mental function ranks in our scale of value the more easily it will find access to consciousness assured to it…’.Rứa thì tình yêu ở nơi mô hay đợi khi có dục xác mới có tình yêu? Hỏi như rứa là thắc họng, vì; chưa một lần biết yêu và chưa một lần ‘khi đã yêu / fall in love’ thì làm răng mà lý giải trọn vẹn ý nghĩa của tình yêu, là vì; nó thuộc cảm thức của con người. Nói theo giọng văn của Vũ Trọng Phụng ‘khổ quá nói mãi’ là nhấn mạnh vào sự kiện chớ không còn là dữ kiện để đặc vấn đề. Vì vậy; mới có cụm từ ‘erôs-philosophy’ để hóa trị (chemotherapy) cái lý như nhiên mà con người cần phải có để điều trị cho trường hợp mất hoạt động của ‘sexual’. Thí dụ: Thi sĩ khi yêu; con người ủ rũ, sầu bi vì quá nhớ thương người yêu, muốn có một sự gì đó để chứng minh là được yêu, có thể chưa thỏa mãn nên gây cho tâm thần bất ổn, trằn trọc mất ngủ là ở chỗ đó. Không chừng lại rơi vào trạng huống thuộc bệnh tâm thần hay có thể là thứ tình yếm thế của kẻ cô độc ‘diện bích’ mà tự vấn thân mình. Xét ra hoàn cảnh này chưa thật sự yêu mà ý đồ chứng tỏ cho một tình yêu bị ngờ vực (sợ người yêu không thèm chơi, vì yếu cả hai mặt tâm sinh lý); một là ‘khi đã yêu’ hai là phớt lờ không yêu. Dạng này không ai gọi là tình yêu triết học. Răng rứa? Tình yêu triết học là thực chứng giữa hồn và xác để tạo nên tình yêu lý tưởng. Còn thương nhớ là dạng thức lớp dưới chưa đạt tới giá trị của nó thì cổ Hy Lạp gọi là ‘ma giáo’ tình yêu. Một thứ tình yêu của phường chèo.

Thuở xưa; khởi đầu thường gán vào tình yêu xác thịt –The former refers primarily to erotic love, the sort that makes one person passionately desire another as a sexual partner; nhờ vào thể loại đó mà làm cho con người ham mê, ao ước nhiều hơn như cùng nhau hưởng lạc thú. Thứ đến; là từ khi đưa đến ở thuở ban đầu một tình yêu bằng hữu hoặc một thứ tình yêu thông thường đối với cha mẹ, con cái và anh em. Song le; để cho sáng tỏ tình yêu của mình với người ‘chơi tình’; thời bình thường gọi đây là ‘philein’ hay gọi đây ‘philô-se’. Chi rứa? philô-se là: ‘tôi yêu em / I love U’. Triết học là diễn tả đơn giản nhưng phải chứng thực mới vực được đạo. Rứa cho nên chi gọi tình yêu triết học /erôs-philosophy là ở chỗ đó. Lý đoạn này mới thấy được hồn thi sĩ ‘khi đã yêu’. Thí dụ khác: Thời nay; có một vài văn sĩ hầu như nặng tư tưởng tình yêu thường lồng ‘cải lương’ vào truyện; lắm khi thầm yêu quá độ đặc điều hay nói xa nói gần cái tình ‘tôi’ vào đối tượng mà tác giả nghĩ tới;dẫu chưa một lần gặp gở để rồi mường tượng từ A tới Z, gọi tên cho đở nhớ rồi ví phỏng ngu ngơ chêm vào những từ ngữ sàm sỡ như phơi mở tâm tư. Thầm yêu là bệnh lý tâm thần trầm trọng nó sẽ phát sinh ra cái chứng mơ màng trong chăn chiếu (onanism); đến nỗi nói vu vơ chưa định nghĩa thấu đáo tình yêu thuộc thể loại nào; một thứ văn chương ‘ngầu-pín’. Rõ khổ! Thì làm răng gọi là tình yêu triết học. Răng rứa? như đã nói; văn chương thuộc tình yêu triết học là thực chứng và sáng tỏ còn hư cấu ‘phiạ’ là lếu láo, ba láp, đặt điều, nỗ sảng thời hoàn toàn khác biệt cho thứ ngôn ngữ truyện, thuật chuyện, phỏng vấn; rứa mà cứ duy trì chả đổi mới tư duy.

 

Cho dù; mỗi khi triết gia (Plato) dùng chữ ‘erôs’ là nhắm tới tọa độ của ‘philia’ chứa một hợp chất thân xác và hồn /ego-body and soul; ngay cả tình yêu thông thường đều đứng trên danh nghĩa cái tự có của nó. Tập quán cổ Hy Lạp nhìn dục xác là đánh dấu sự khác biệt từ những gì ở chính ta. Giới thượng lưu ở thành Athenian cho chuyện chơi bời là thường (normal). Nhu cầu ‘chơi tình hay làm tình’ như nhu cầu ăn và uống, không thể thiếu vì tế bào di-tính đòi hỏi thời khác chi dịch vị báo động; không có chữ tình con người ngu ngơ như cây không nước…Trường hợp này gần gũi với các nước Đông Á biểu lộ dục xác là một ân huệ, ơn sủng được Thượng đế ban cho ‘của qúy’ ở nam lẫn nữ. Ban ở đây là nối dõi tông đường, thứ đến là bù đắp vào sự lao nhọc của con người, vì rứa; đúc tượng để biểu dương, xây đền miếu tạc tượng âm dương lõa thể như thánh linh thay mặt Thượng đế (ở thế kỷ thứ 4 và 5). Không nhìn vào đó là phạm giới ‘thuần phong mỹ tục’ ngoại trừ loạn luân là phạm tội, thế nhưng; cũng không tránh khỏi dục xác đòi hỏi và yêu cầu qua thân thể. Những ai nói rằng đó là thứ uế tạp, thứ vô luân, phi đạo đức phải tránh xa dục giới. Láo! Không có sao có di truyền, không có sao ‘có sóng ở trong lòng’; thời làm răng có giống ‘người’ cho tới hôm nay(!) và làm răng để đền bù cái sự đau khổ mà con người gánh chịu. Rứa thì răng? Nó có cái lý của nó; nghĩa là phải sống cái đang có và chết sau cái đã có. Đấy là triết học.

Ở tuổi thanh niên; hắn ta sẽ trở nên người bạn trai (boyfriend / erômenos) đúng tầm cở của một người đàn ông (erastês) mỗi khi gần nhau thì lúc đó người tình bị động trong khi trao thân; không còn là cánh khép mà mở rộng vòng tay để đón nhận tình yêu. Theo lý thuyết; đúng ra khi trao thân thì đã có một sự giao thoa giữa những đôi chân mở rộng, chổng cọng dơ que đón nhận hồ hởi. –In theory; such intercourse was intercrural (between the thighs) và rồi hắn cũng chả khẩn khoản hay gạ gẫm cho xong chuyện và cũng chả làm thích thú (hắn không tỏ bày một hình thức giải quyết sinh lý mà tỏ bày điều kiện phải có của tình yêu; là sự đáng kính đàn bà). Đấy là trường hợp hay xẩy ra đối với trai mới lớn; tình yêu đến với chúng là khám phá, khi vượt qua rồi mới thực sự đi tìm tình yêu. Kẻ chưa yêu là một khó khăn từ bước đầu và về sau cho nên giao tình không còn là việc tiên khởi mà đi tìm một thứ giao hoan đúng nghĩa. Hy Lạp cho dục tính này không điều hòa giữa ‘ego-body’ và ‘soul’.Vì thế; giao hoan chỉ là nghĩa vụ (cho những trường hợp môn đăng hộ đối). Rứa thì đòi hỏi cái chi? Phải điều hòa hồn và xác vào nhau thì giao hoan mới đi tới cõi cực lạc. Còn bằng không thì ‘mua vui cũng được một vài trống canh’ là chấm hết cho một đoạn trường tân thanh của tình yêu triết học. Chơ bi chừ biết nói răng đây.

 

Ở mức độ cao nhất của lý tưởng hóa thuộc về tư duy, một sự quan hệ giữa ‘erastê/đàn ông’ và một ‘erômenos / trai tài gái sắc’ ngày nay được đưa vào trong giáo dục trước tiên cho việc dục tính. Học hỏi thế nào ở chính nó, học về tính dục giữa con người và thanh thiếu niên. Thêm vào đó những gì rắc rối, phức tạp thuộc hệ tính và dục tính là tình trạng cấu thành đó là dạng thức  thuộc về lãng mạn / romance. Nhân tố khác biệt trong cổ Hy Lạp là tìm cách ngăn ngừa một tư tưởng lãng mạn hóa tình yêu để quên đi hậu quả về sau, vì; mới quen nhau hay đã thành hôn ý niệm dục tính luôn khơi dậy như có sóng ở trong lòng là chủ đề chính; nghĩa là phải biết tiết điệu trong việc chơi tình hay làm tình. Cái khó của tình yêu triết học là không tha hóa mà phải ‘cho thanh cao mới được phần thanh cao’. Rứa răng! Đúng vậy.

Thế giới sắc dục được Plato xử dụng trong phần đối thoại như một biện chứng về lý thuyết của tình yêu. Dĩ nhiên; là nói lên thời đại của ông, dưới những gì có tính chất dâm ô, tục tĩu, thừa mứa của giới thượng lưu nói chung là tình yêu thời xa xưa ở thành Athens (Love in Ancient Athens). Nhưng; điều này có thể xác định được thế giới lãng mạn dâm dục tính; nếu như coi đó là lý tưởng, thời ít ra nó cũng được chuyển thể ngoài tầm thừa nhận bởi triết lý –But it is also;recognizably, the world of homoerotic roman; even if; as an ideal,at least, it is one transformed almost beyond recognition by philosophy. Thái độ chính của Plato hướng tới dục tính giao hợp (làm tình) giữa con người, thời coi như trái ngược cái sự thăng hoa lãng mạn kèm theo đó, là phủ nhận, nhưng; cũng có thể có một vài điều hết sức cà giựt; buông tha được. Thực vậy; quan điểm về tình yêu của Plato là rộng mở cho một trầm tư mặc tưởng vào tư tưởng Socrates và khả năng thuộc triết học của ông, một thông tục có tính chất mê hoặc, ám ảnh và bài bản. –Plato’s views on love, indeed; are largely a meditation on Socrates and the power his philosophical conversation have to mesmerize, obsess and educated. Rứa thì Socrates nói gì, làm gì với tình yêu mà Plato phải lắng đọng tâm tư? Có chơ. Đó là tình yêu triết học. Thứ tình mà Socrates cho là nghệ thuật của tình yêu (The Art of Love). Socrates nói: “Chỉ có một điều Tôi nói Tôi biết / The only thing I say I know” Ông nói và ông biết cái chi? Cái sự cố này hơi bí tỉ. Socrates chỉ nói với chúng ta trong ‘Hội thảo khoa học’ là những gì thuộc tình yêu mà ông nói là: ‘is ta erôtika’ nghĩa là erotics / dâm tính (trong tập Symposium). Những gì ông biết? là giống như ‘is ta phusika’ nghĩa là physic/tâm lý, còn ‘ta politika’ nghĩa là ‘statesmanship / chính trị quản lý’. Rứa cho nên chi từ ngữ ‘erôtika’ gợi cho ta hiểu đó là nghệ thuật làm tình  hay đó là mưu trí ái tình và tiểu xảo của tình yêu ‘the art or craft of love / hê erôtikê technê’. Đấy là những gì Socrates  nhận thức được như món quà từ thần ái tình Erôs ban cho (trong tập Phaedrus) thời đó là vấn đề nêu lên. Kỳ thực; giữa những gì nói đến tình yêu là sự kiện tình yêu rút từ danh từ (n) của yêu/erôs/love và động từ (v) hỏi vấn đề/erôtan/to ask questions tuồng như giữa danh từ và động từ là nguyên ngữ nối liền nhau (etymologically connected); đôi khi phản ảnh vào đó một sự sáng tỏ để lưu ý. Dẫn ở đây lý luận triết học trong tình yêu, có thể; lạc hướng tình yêu, có thể làm cho định nghĩa trở nên hỏa mù. Trọng tâm của Socrates diễn tả tình yêu là hợp chất giữa hồn và xác. Ông đã phân tích chi li ngọn nguồn để làm sao có một cảm thức dục tính, làm cho tình yêu khoái lạc và thăng hoa. Đến khi đó Plato mới nhận ra cái lý thâm hậu của Socrates; thời không thể nói không có dục vọng ở con người. Hình ảnh lõa thể là ấn tượng lớn đối với Cơ đốc giáo (Christian). Răng rứa? Giáo phái này ngợi ca tình yêu hết mình. Một thứ ‘bác ái’ bao la bát ngát. Cho nên chi cả hai triết gia đã thấy giá trị tuyệt hảo của tình yêu lý tưởng và thăng hoa trước khi Chúa ra đời. Thời có gì để nghi ngờ? Chính vì vậy mà Socrates biết về nghệ thuật tình yêu ở trong nghĩa cử đó –nhưng đó như là sự mở rộng; ông biết thế nào để đưa ra vấn đề, làm thế nào để nói ra cái biện luận hay đi tới vấn đề phản biện cho một cuối cùng –Socrates knows the art of love in that –but just insofar as; he knows how to ask question, how to converse elenctically. Nghe ra như thử chế ngự được tình yêu, nhưng; trong bao trùm ý nghĩa đó là ngữ cảnh của một phá hủy, tan biến (trong Lysis); ở đây tình yêu là sở dục mà sở dục nhiều khi không thỏa đáng, vô vị, nó còn có nhiều hơn nữa. Tất thảy là bước đầu trong việc sáng tạo của giáo hội. Một ý thức về những gì không biết đến những gì mà họ không hay biết –They are conscious of not knowing what they don’t know. Rứa thì những gì gọi là phá hủy thì đó là những gì chưa khôn ngoan mà ngược lại nhận ra một sự lý chưa sáng tỏ. Socrates đặc hoàn cảnh đó trên đường đi tới triết học; một triết lý tình yêu. Vượt qua những chướng ngại, những gì thừa thải vô vị là điều quan trọng của tình yêu, bởi; nó tạo ra cái sự thèm khát, ham muốn cho một sự sáng suốt. mặc dù sự thèm khát, ham muốn đó là cái không thể tự nó làm cho khuây khỏa được. Socrates tạo một ý thức ham muốn khát khao trong lòng, nhưng sự thật của ham muốn vẫn còn tồn lại trong cái chưa mãn nguyện. Dục giới đòi hỏi vô tận. Mà không đạt được đưa con người vào sa ngả: ‘nhan sắc nhiều khi là kỳ đà cản mũi cho đạt tới đức hạnh đạo đức và trở nên hanh phúc –is pretty much a stmbling block for reaching complete virtue and becoming happy’ (trong Symposium). Giữa nghệ thuật nói chuyện và nghệ thuật tình yêu như một khám phá cho một sự mất mát, thiệt thòi (trong Lysis), là một thể cách hùng biện và từ ngữ biện luận như trong đoạn của Phaedrus, nhưng; chỉ cần biết tại sao phải có và có như thế nào để cấu tạo một tình yêu lý tưởng thăng hoa và làm thế nào để thuyết phục được để người ta tin đó là một thứ tình yêu đích thực và sáng láng…

 

Quan niệm về tình yêu triết học đã đề cập trước đây cho một vài câu chuyện tình -chuyện tình tốt- là những thảm kịch bi thương (xẩy ra cũng do từ luật xã hội, giáo phái và khuôn phép tập quán tạo thành luật tắc/Laws như cấm kỵ phạm thuần phong mỹ tục) tất cả đã dính chùm vào nhiều thể loại khác nhau của tình yêu để làm sao tìm thấy cái đẹp của cuộc đời. Tình yêu triết học là phân tích qua từng trạng huống như phân tích tâm sinh lý học là hóa giải từ nghi ngờ này đến cản trở nọ. Đó là lý do để định nghĩa trắng đen thực và không thực mà con người nuôi dưỡng như con bệnh. Cuộc đời đến gần gũi bên nhau; có thể như là thiêng liêng (divine) là những gì đưa tới thành quả cho hạnh phúc, bởi; những gì tốt đẹp là sẽ sống mãi với chúng ta. Cũng có những chuyện tình khác đầy kịch tính và buồn cười: chuyện tình dính dáng vào những thứ nhỏ nhặt. Những thứ khác vẫn còn vướng mắc hay vung vãi vô cớ để tạo nên tình yêu (như kiểu văn sĩ hay thi sĩ (đôi khi) chưa một lần được yêu hay ‘fall-in-love’) có thể còn trong nghĩa cử của kẻ cuồng dâm (satyr). Những chuyện tình xẩy ra thường ở giới tính và khách làng chơi. Nói gọn lại; tình yêu triết học là một xác nhận sự thật của Yêu và Không Yêu qua cách thức chơi-tình và làm-tình là sự thật không hư cấu mà sự thật của diễn tả. Còn những thứ đứng ngoài tình yêu triết học là ‘ba chìm bảy nổi tám cái long đong’ nghĩa là còn hoài nghi mà lòng người thì chất chứa dục vọng, thời tất không gọi là tình yêu lý tưởng và thăng hoa; loại đó thuộc dạng tồn loạt, tồn lủi, tồn lui không có mặt trong một trào lưu mới của tình yêu triết học. Đám dân dã cũng có tình yêu triết học.Thiệt không? Thiệt chơ. Họ ăn ngay nói thật không hò hẹn, không trăng sao, không đóng kịch. ‘Khi đói ta ăn, khi mệt ta ngủ, khi thích ta chơi’ (Thiền). Đó là triết lý như nhiên và sự thật. Chúng ta còn học hỏi lâu dài, nhiều kiểu cách, nhiều kỹ thuật mới định nghĩa được tình yêu;đấy là con đường hướng tới tương lai, trong khi đó vũ trang những gì tâm lý khoa học hiện đại và hoa mỹ hùng biện để chống chế. Nó trở nên vấn đề cho những nhà chuyên môn thường hay nghiêng cứu về đường tình. Nhất là thứ tình triết học ./.

 

 (ca.ab. yyc. Bán nguyệt. 4/2016)

 

SÁCH ĐỌC: ‘Symposium; by Plato’ Edited by C.D.C. Reeve. Hackett Pub. Company,Inc. Indianpolis / Cambridge.2006. USA.

RÚT TIẢ: - Sex (T/l 2010) Ý thức mới trong Triết học Đương đại (B/k 2013) –Tư duy Triết gia hay Thẩm định của Triết học (B/k 2014) -Dục tính của D.H. Lawrence (T/l 2014) Đồng dạng và Giới tính (T/l 2014) Hội luận của Plato (B/k 2015) Thu tóm những bài trên để thành hình tác phẩm này. Ngoài ra những bài ghi trên hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/chỉ.

 

TRANH VẼ: “Tượng Bán thân của Người Đàn bà và Chim / Bust of a Woman and Bird”. Khổ 12” X 16”.Trên giấy. Acrylics+Pen.  Vcl#1022002.

 

 

 

 

 

 

    

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 5558
Ngày đăng: 28.04.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
TRIẾT HỌC NGHỆ THUẬT - Võ Công Liêm
Hương vị khác biệt của triết học - Võ Công Liêm
Tính triết lý của nhân vị trong Tưởng tượng và dấu vết của Uông Triều - Trần Thị Ty
Reading and Critique of Heidegger’s Phenomenology of Intuition and Expression: The case of history (Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks; Theorie der Philosophischen Begrifffbildung) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê-bình tư-tưởng của Heidegger về hiện-tượng luận liên-quan đến trực-jác và cách ziễn-tả quanh vấn-đề lịch-sử và con-người - Nguyễn Quỳnh USA
Hyperion Hungary (tiếp) - Nguyễn Hồng Nhung
Làm sao gây jống một con vật có khả-năng jữ lời-hứa: - Nguyễn Quỳnh USA
Băn-khoăn của Nietzsche về Cỗi-nguồn Luân-lí Part II - Nguyễn Quỳnh USA
Làm sao có thể đẻ ra một con-vật biết jữ lời-hứa: nỗi băn-khoăn của Nietzsche về nguồn-gốc luân-lí - Nguyễn Quỳnh USA
Quyền – Lực và Tự -zo Khai-Thác tận-cùng về thể-tính và về tính-sử trong nỗ-lực đi tìm quyền-lực và tự-zo của con-người I-niệm và thực hành :Bản mới (2013) - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)