Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.215.756
 
Barack Obama khuyên tuổi trẻ vứt bỏ tâm trạng bi quan và tương tác với những người có niềm tin khác, nếu họ muốn thay đổi thế giới.
Hiếu Tân

 

 

 

 

Aisha Gani*

Hiếu Tân dịch

Trong ngày cuối của chuyến đến thăm Anh lần cuối cùng với tư cách tổng thống Hoa Kỳ của ông, Obama nói chuyện với 500 lãnh đạo trẻ tại một cuộc họp mặt ở toà thị chính London. “Tôi đến đây để nói với các bạn rằng hãy vứt bỏ cái quan niệm là có những sức mạnh chúng ta không thể kiểm soát được. Như J.F. Kenedy đã nói, những vấn đề của chúng ta là do con người tạo ra và có thể được giải quyết bởi con người.”

“Các bạn chưa bao giờ có những công cụ tốt hơn (bây giờ) để tạo ra sự khác biệt,” ông nói với những sinh viên hạng A trong chương trình trao đổi Anh-Mỹ, tại một cuộc thảo luận (Hỏi & Trả lời). Hãy vứt bỏ tâm trạng bi quan, yếm thế và biết rằng tiến bộ là có thể. Tiến bộ không phải cứ thế diễn ra, nó đòi hói đấu tranh, kỉ luật và niềm tin.”

Nhưng Obama thừa nhận những thách thức đặt ra trước tuổi trẻ. “Không thể nói thế hệ các bạn sẽ dễ dàng, trong một thời kì mà thay đổi diễn ra ngoạn mục, từ 9/11, 7/7 ...và trong thời đại thông tin và Twister, nơi luôn có những luồng tin xấu.”

Cử tọa hoan hô khi tổng thống được giới thiệu nói về những chính sách của ông, từ chăm sóc sức khỏe, quyền của giới đồng tính, và giáo dục.

Ông thuyết phục cử tọa tương tác với những người có những niềm tin chính trị khác với họ: “Tìm những người không đồng ý với bạn, điều ấy cũng sẽ giúp bạn dung hoà hơn.”

Trong phần đặt câu hỏi, một phụ nữ Hồi giáo người Anh lai Pakistan, Maryam Muneerah, cầm lấy micro và bước ra như một người “lưỡng lự giới tính” (non-binary).

Trả lời câu hỏi của chị về quyền của người chuyển giới, Obama nói: “bạn nên cảm thấy các thái độ cổ vũ của xã hội đang thay đổi, không có nghĩa là nó đủ nhanh, nhưng các bạn nên thúc đẩy nó, và một phần nó nhờ vào những hành động can đảm của những người trẻ như bạn.

Khi được hỏi về di sản tổng thống của ông, Obama nói ông tự hào về những cải cách y tế, câu trả lời này được cử tọa hoan hô rầm rộ, rồi ông nói về cuộc khủnh hoảng tài chính năm 2008 “Cứu được thế giới khỏi Đại Suy thoái, thế là quá tốt.”     

Ông cũng liệt cuộc thương thuyết ngoại giao với Iran và đối phó với thảm họa Ebola như những điểm sáng trong nhiệm kì tổng thống của mình. “Tôi tự hào; tôi nghĩ tôi đã thành thực với bản thân trong qúa trình này.”

Nhưng ông nói thêm: “Đừng bỏ cuộc và chịu thua thái độ yếm thế nếu sau năm năm chưa nhổ được bật rễ nghèo khổ. Như thế là được. [Martin Luther] King nói rằng cầu vồng của vũ trụ [đạo đức] dài nhưng nghiêng về phía công lí.”

Được hỏi về hiệp ước Đối tác Đầu tư xuyên Thái Bình Dương gây tranh cãi, ông nói: “Câu trả lời cho Toàn cầu hóa  không phải là kéo chiếc cầu-cất lên và cắt điện,” mặc dầu điều chủ yếu là chú ý đến các quyền của công nhân.”

Trước khi Obama đến, Tanya Williams, một nhân viên hoạt động cộng đồng nói với the Guardian: Tôi yêu Michelle nhưng tôi thích Obama và thật là hứng thú có dịp nghe một người đã thay đổi nhiều đến thế và gây phấn khích đến thế những bạn trẻ chưa một lần đi bầu.

Oliver Sidorczuk, 26, một luật sư điều hợp viên ở nhóm vận động bầu cử the Bite the Ballot nói: “Mọi người cực kì phấn khích được nghe những gì ông ấy nói. Tôi định hỏi ông ấy về các quyền bầu cử và hỏi xem ông có thể tham gia vào cuộc vận động của chúng tôi yêu cầu David Cameron về tự động đăng kí hay không.”

Kết thúc cuộc họp Obama nhận một câu hỏi từ  một cư dân London trẻ theo đạo Sikh, hỏi về vấn đề khai báo chủng tộc ở các sân bay và bị nhầm với một người Hồi giáo.

Ông nói mặc dầu có những người có “hệ tư tưởng điên rồ”, đa nguyên là quan trọng. “Cách đây mấy tháng tôi có thăm một thánh đường Hồi giáo và nói những đồng minh lớn nhất của chúng tôi là những người Hồi giáo Mỹ, họ là những người đoàn kết nhất và rất khá giả về kinh tế.”

Furqan Naeem, một người vận động bầu cử ở Manchester, nói: “Gần đây tôi đến thăm Hoa Kỳ thông qua chương trình các lãnh đạo cộng đồng của đại sứ quán Hoa Kỳ và trực tiếp thấy những công việc thật sự quan trọng mà tổng thống đã làm để khích lệ tính đa dạng Mỹ và liên kết các cộng đồng với nhau.”

Obama rời cuộc họp để nghe điện thoại từ Clash’s London , và mọi người xúm lại quanh ông để chụp ảnh “selfie”.

Kenny Imafidon, giám đốc điều hành của tổ chức thanh niên ClearView Research, nói sau đó: “Đây là một cơ hội rất tốt và sẽ còn mãi với tôi khi ông nói về gặp những người có chính kiến khác bạn, và phải biết dung hòa. Cả những điều ông nói về thế nào là một lãnh đạo tốt, và việc tìm kiếm tài năng lớn cũng vậy.”

Cuối ngày thứ Bảy, sau nhiều ngày chưa quyết, tổng thống sẽ gặp lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn. Một cuộc gặp giữa tổng thống Hoa Kỳ và lãnh đạo đối lập vốn là thông lệ trong chuyến đi thăm ba ngày, nhưng lãnh đạo Công đảng vẫn chưa xác nhận một cuộc gặp mặt như thế.

Trước đó Obama đã đến thăm nhà hát Hoàn cầu ở Southwark để tham dự lễ kỉ niệm 400 ngày mất của William Shakespeare.

Tại một sân khấu ngoài trời, dựng lại nơi đã từng công diễn nhiều trong số những tác phẩm vĩ đại nhất của Shakespeare, Obama đã xem một loạt cảnh trích từ Hamlet, để kỉ niệm 400 ngày mất của nhà viết kịch.

 

 

 

 

 

 

______________________

*Aisha Gani là một phóng viên tin tức của Guardian.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2763
Ngày đăng: 06.05.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhật bản loan báo Kế hoạch 7 tỉ dollar cho Phát triển Khu vực Mekong - Hiếu Tân
Diễn văn Habana - Hiếu Tân
Danh tiếng Kundera ngày nay ra sao? - Hiếu Tân
Nhà thơ Tomas Transtromer: Thợ rèn chữ nghĩa - Lý Đợi
Có cần phải sợ Trung Hoa không ?* (tiếp theo) - Hiếu Tân
Có cần phải sợ Trung Hoa không ?* - Hiếu Tân
Gót chân Asin của Putin - Hiếu Tân
Tân Cương đang đến gần khủng hoảng - Hiếu Tân
Tân Cương đang đến gần khủng hoảng - Hiếu Tân
Những người lãnh đạo cuộc phản kháng của Hong Kong ra cho chính phủ hạn cuối cùng của Cải cách là 1 tháng Mười - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)