Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.214.575
 
Chủ nghĩa lý tưởng và khoa hiện tượng học
Võ Công Liêm

 

                       

 

     Đây là điều có lợi để chúng ta quay lui một vài bước trong bản năng tự tại và cung cấp một số dữ kiện để làm giảm đi vấn đề có tính chất lý trí, mặc khác những tư tưởng gia quan tâm thực hiện tỉ mỉ và chính xác cho một đối kháng trực tiếp giữa lý tưởng thuộc duy tâm và hiện tượng thuộc những gì phi thường. Hai trạng huống đó luôn tồn lưu, tồn lại trong một bản thể của con người -Idealism and Phenomenology- giữa chủ nghĩa lý tưởng và khoa hiện tượng học.Theo Bishop George Berkeley (1685-1753) đưa ra một tranh luận giữa hai khía cạnh và cho đó là vật thể không có hiện hữu với nhân thế mà chỉ có một giá trị nhất thời để lưu giữ như cứu cánh ‘vật thể’ hoặc ‘đồng tình’của trạng thái thuộc năng lực tri giác về ý thức trí tuệ. –argued that material objects have no existence save as the ‘object’ or ‘contents’ of the perceptual state of conscious mind. Đặc vào đó một cái gì nghe đơn sơ và tầm thường; tuy nhiên trong tư thế thuộc thế giới vật chất thì không có chi cả nhưng có một cái gì dính dáng đến ‘mơ /dream’. Nếu người ta cầm giữ nó như một vật thể hàng đầu thì đó là những gì thuộc thế giới vật chất là chuyện đơn thuần cho một ước mơ của con người và từ đó nhìn như đối tượng chủ thể của người duy tâm -subjective idealist-. Nếu người ta cầm giữ được như Berkeley đã làm, thời đó là thế giới vật chất, là giấc mơ mà trong đó chúng ta chia sẻ: như thế con người chỉ là sự tồn lưu thực thể cho một tri thức khách thể của người lý tưởng-objective idealist- Ở trường hợp khác; cơ bản chính là chất liệu của hiện hữu tồn lưu, thời tất không có vấn đề. Từ đó có một khái niệm chuyên môn, một thuật ngữ của chủ nghĩa lý tưởng và khoa hiện tượng học.

Đây là một chuyển động khởi đầu và một ảnh hưởng ngấm ngầm giả định. Chúng ta đã đưa ra câu hỏi để suy luận về vai trò ‘khách thể’ thế giới vật chất như một hiện hữu không có nhiều hơn cả cảm thức về Thượng đế. –Material world as being nothing more than the ‘sensorium of God: the material world stans to God’s mind in same relation that your sensory experience stand to your own mind. Trí tuệ cùng một tương quan qua kinh nghiệm cảm thức vững chắc nhất ở nơi chúng ta. Tất cả những gì của chúng ta là người dự phần trong một hiện hữu tồn lưu nhân thế, một đôi khi; giấc mơ thần thánh đó chính là giấc mơ tâm lý vũ trụ quan (physical universe). Đây là một giả định có thể cho thấy được một vài thứ nhạt nhòa, mờ ảo trong giấc mơ không mấy ‘mộng đẹp’, nhưng; chúng ta có thể nhận ra hình ảnh là dấu hiệu nghiêm trọng có thể chứng minh được điều đó. Trợ vào nhau có nghĩa chúng ta cung cấp chi tiết cho một sự ‘giải bày’ của thói tính, cách đối xử và vấn đề tạo nên; giải bày là nền tảng cho những gì giả thiết thuộc về lý thuyết, một thứ thành hình, thiết lập về tư tưởng. Lý tưởng chủ nghĩa có thể bắt đầu nhìn một cách chân thật, hợp lý không giả dối, phiạ ẩu mà thực chất rỗng tuếch, một thứ trừu tượng không ăn nhập vào những gì tương quan giữa lý tưởng hóa và hiện tượng hoá, đôi khi quá ‘mơ’ để làm sống thực sự kiện như ‘có thật’. Chính sự cớ đó đưa tới huyễn hóa vấn đề. Cái thứ mơ hồ trừu tượng chính là bệnh lý thuộc tâm thần, biến sự thật trở nên không thực. Một thứ biện chứng phá phách, tạo hiện tượng sống thực để không thấy đó là giấc mơ giả hiệu. Cho nên chi đứng trước một hình ảnh lý tưởng (duy tâm) và thần tượng (hiện tượng) Trong sự kiện không thực thường đem ra giải bày hay ngợi ca của cái thứ đã có như thường có cho việc cung cấp, và; như vậy chủ nghĩa lý tưởng chẳng còn chi để nhận thấy sự so sánh thiệt hơn để không còn nghi ngờ những gì cho là hợp lý –mà đó là một sự giải bày hướng tới cái khác –In fact; nogenuinely useful explanations of this sort have ever been provided; and so idealism remains comparatively implausible –Explanation in the other direction. Thí dụ: thi sĩ hay văn sĩ thường có một tương quan về việc thần tượng hóa nhân vật. Cả hai sống trong cái chết của giấc mơ ‘dead dreaming’ nghĩa là mượn tiếng người khác để nói về mình như thể làm cái việc ‘gợi giấc mơ xưa’ để chứng thực nguồn cơn tự sự mà mình đã tham dự. Thứ lý tưởng đó trở nên lạc hậu giữa thời đại này, nó trở nên hình ảnh siêu tưởng cho một trí tuệ (mind) vụng về, thế nhưng; không triệt tiêu được vì lẽ nó nằm trong hai trạng huống thuộc bản thể nhân vị của lý tưởng và hiện tượng. Lối gán ép đó thuộc trường phái ‘tiểu tư sản’ của những kẻ ở lớp dưới, một trình độ văn hóa còn tiệm tiến chưa đạt tới nhu cầu của nhận thức. Răng rứa? Có chi mô! Họ sống trong cái mộng không thành thực; một thứ ảo hóa của lý tưởng vì quá say mê, một thứ hiện tượng xa sự thật. Cho nên chi mấy ‘sĩ’ đó là con ngựa đuổi theo con tàu (mà con tàu không có bến đậu). Nguy hiểm! vì quá đặc nặng và ham danh cho lý tưởng và hiện tượng; thứ hiện tượng của ‘kỵ sĩ không đầu’ có làm nên chăng cũng là thói đời, một thứ trào lưu không có chứng từ, nó nằm trong phạm vi hạn hẹp để đề cao. Nhưng khổ thay mấy con ‘mã’ con ‘sĩ’ nuôi tham vọng cho một giấc mơ chết. Giấc mơ đó nằm trong máu lệ của hoài cố nhân. Lạ thay! Vì lý tưởng mà đào lên, bới xuống ‘chuyện tử sinh’ như một tác phẩm để đời mà sự thật giấc mơ để đời không có một dấu tích đáng giá cho thuở đó cũng như thuở nay; mà chỉ ghi chép ngày tháng năm sinh, sống chết mà thôi. Lý tưởng ngu xuẩn là một ý thức của vô thức mà đến nay vẫn có ‘đệ tử’ thế truyền: ‘ghi và ký’ để trở thành văn của thơ (versify). Hình thức đó là sa đọa tư tưởng, mất luôn cả chùy lẫn chài, thứ chủ nghĩa duy tâm làm băng hoại ngay cả văn chương bình dân dành cho bình dân văn chương; trong khi bình dân văn chương đang hướng tới lý tưởng chủ nghĩa, vì vậy; không tạo một lý tưởng hay hiện tượng cho việc làm tiên khởi cũng như cái giá cho hôm nay.Vô bổ! Một thứ khách quan tiêu diệt lý tưởng và hiện tượng. Một thứ hiện tượng tâm bịnh theo cách khác trong ngữ điệu quan hệ anh em, bà con máu mủ là thuộc hiện tượng tâm lý –of various mental phenomena in terms of physical phenomena. Đó là thực chất đáng kể. Chúng ta cần nghĩ tới điều này, duy nhất chỉ có lý thuyết tiến hóa mới làm nên sự việc còn bằng không nói qua loa chơi cho vui thôi chớ chẳng nêu lên một tư duy nào thuộc lý tưởng cả chớ đừng nói có hiện tượng hay không có hiện tượng. Rứa thì lý tưởng là gì? và hiện tượng là gì? Ngó rứa mà hai cái đối nghịch nhau, nó có một lằn biên rõ ràng. Lý tưởng là duy tâm hướng tới điều mơ ước. Hiện tượng là hướng tới cái chưa ai có hoặc vốn có của bẩm sinh (ngoại trừ là thiên tài). Vì rứa mà đời cứ vòng vo tam quốc không định nghĩa một cách mạch lạc mà gom chung vào một. Giải cái sự lý này nghe ra có phần bí tỉ. Thí dụ: Một nhà văn kiêm thi sĩ tăm tiếng (đã khuất) mang một hoài bão lớn, bỗng lâm bệnh suy nhược tinh thần và thể xác, mất lý trí, mất luôn bản ngã tự tại; thế gian cho là bệnh tâm thần (điên), vô hình chung bệnh lý đó trở nên hiện tượng; và rồi đem hiện tượng ra làm mấu chốt, cột chung vào nhau, vừa lý tưởng vừa hiện tượng. Thậm chí quên luôn khả năng trí tuệ mà chỉ nhắm vào bệnh trạng (điên) như bằng chứng ‘vang bóng một thời’. Dạng thức đó gọi là chủ nghĩa ngợi ca vô cớ. Ngu xuẩn! Lạc hướng đi giữa hai bờ vực của trí tuệ và ý thức nhận biết. Dựa vào đó cho ta thấy rằng đó là sự hiểu biết tự tạo (artificial intelligence) và đó cũng thuộc về khoa học hệ thần kinh (neurosciences) não bộ để thấy được sự rộng rãi tư tưởng (the breadth) đối đầu những gì đưa ra về vật chất chủ nghĩa; trong đó chứa chất liệu của tham vọng làm mất giá trị của lý tưởng, mất luôn thực tướng giá trị của hiện tượng. Đáng ra hai mẫu thức này được đề cập để mở rộng khuynh hướng cho chủ nghĩa. Đấy là nghịch lý do từ nhận thức, đòi hỏi lớn lao trong việc định nghĩa chức năng từng bộ phận là có một trí tuệ minh mẫn để nhận biết, còn xét quan điểm trên vai trò thứ yếu thì không phải là việc đưa ra nhận định đâu là lý tưởng và đâu là hiện tượng. Khổ nổi! cứ đạp lên nhau mà chạy chớ có biết chi mô răng rứa. Cái đó là căn bệnh thời đại. Rứa nên chi xử dụng ngữ ngôn của hai khuynh hướng trên có phần lệch lạc là ở chỗ đó.

Tuy nhiên chỉ là một thời; trong khi đó những người theo chủ nghĩa lý tưởng giải bày thế giới vật chất  tuồng như không đụng tới lý tưởng hay hiện tượng. Lý cái này cho sáng tỏ vấn đề. Theo Immanuel Kant (1724-1804) viết trong ‘Phê bình của Lý do Trong Sáng /Critique of Pure Reason’ cho rằng: sự quen thuộc con người rút từ kinh nghiệm thế giới vật chất là nằm trong mực độ rộng lớn ‘thiết kế’ bởi tác động trí tuệ con người –In the Critique of Pure Reason; that familiar human experience of the material world is in large measure ‘constructed’ by the active human mind. Kant đã thấy điều đó; bẩm sinh thuộc thể thức là cảm nhận tri giác của con người và bẩm sinh thuộc hạng thứ là nhận thức hiểu biết của con người, ấn tượng mạnh bất biến là ghi dấu một sự lộn xộn vào trong cảm thức. Kant nghĩ rằng những gì xẩy ra là một điều không thể tránh xa được hiệu quả của tác động trí tuệ. Là; một ý niệm cho đó là tồn lưu –is an idea that survives.Chủ thể vật chất nằm trong thiết kế kinh nghiệm của chúng ta may ra là một thử nghiệm thực tế (thực tế qua kinh nghiệm con người). Nhưng không cần nằm ngoài giới hạn của thế giới vật chất  (transcendentally real) và cũng có thể thực tế (có từ quan điểm thần thánh) để hình thành. Để phù hợp tư duy của Kant, một chức năng thuộc triết học thì thế gìới cảm thức bên trong là một thế giới cảm giác đầy thích thú vừa là tư duy vừa là xúc cảm; cả hai nguyên cớ đó đưa tới một thế giới thiết kế xây dựng cho lý tưởng và hiện tượng, bởi; coi như phương tiện đưa tới tiếp cận vào cái thế giới bên ngoài, tiếp cận gần gũi tự nó là một trung gian hòa giải ngang nhau  bằng một cấu trúc và góp phần vào ý niệm. Dù cho đó là một thực nghiệm thực, thế nhưng; trí tuệ không đòi hỏi thực sự ngoài giới hạn của thế giới vật chất thực sự. Theo Kant thế giới vật chất là một siêu nghiệm tự nhiên của trí tuệ-trong-chính nó, là làm lu mờ siêu nghiệm tự nhiên của vấn đề-trong-chính nó mà ra –For Kant; the transcendental nature of a mind-in-itself is as opaque as the transcendental nature of matter-in-itself. Đấy là niềm hy vọng của hiện thực khoa học (scientific realism) cho nên chi cái gì thuộc triết học là một viễn cảnh đặc sau những gì hiện hành, phổ biến thuộc về triết học và sự tìm kiếm về khoa học não thức (neuroscientific). Khoa hiện tượng học là tập truyền, tư duy đó cũng là một cái nhìn lạc quan về cái điều tự-nhận-thức; lấy ra đó cho một cái gì đáng phải quan tâm chú ý tới một viễn ảnh khác biệt. Nguyên nghĩa của từ hiện tượng là danh xưng của những gì thuộc tập truyền triết học trong lục điạ Âu châu. Ngọn nguồn đó có từ học thuyết triết học Kant (Kantian) nghĩa là từ gốc tới ngọn là một lề lối, chính sách có nhiều mặt khác nhau nhưng tất cả thỏa thuận rằng sự thật của nhận thức có từ trí tuệ tự nhiên mà đó chỉ là thành quả cho phương cách cơ bản sâu sắc khác hẳn từ những gì hướng tới một khoa học tổng quát. Lý do đó là vị trí vững chắc lấy từ nguồn gốc trong một phần của lý thuyết nhận thức để rồi ôm đầm vào những gì gọi là hiện tượng. Ở khâu lý luận này có thể đưa tới mơ hồ hay chưa sáng tỏ thế nào là ‘vật chất’ thế nào là ‘thiết kế xây dựng’ đấy là tư duy ngoài tầm nhìn của lý tưởng và hiện tượng. Mở cái gút này qua một thí dụ khác: Nhà văn tiểu thuyết bị xoáy trong vòng tư duy vật chất để hình thành cho một tác phẩm; một tác phẩm mà nhà văn nghĩ là lý tưởng và sẽ phổ biến rộng rãi qua tư duy, nhưng ‘thiết kế cấu trúc’ hoàn toàn lệch hướng vì không nói lên lý thuyết chính đáng, nó nằm trong trạng thái lu mờ, hờ hửng mất tính sáng tạo…Nhưng tư duy vật chất là nhu cầu đòi hỏi của nhà văn muốn đi tới lý tưởng hóa và tạo hiện tượng hóa; nhưng không nhận ra đó là vật thể để đề cao (hiện tượng) đâm ra vòng vo mượn người khác nói lên lý tưởng của mình. Đấy là hình thức gián tiếp của tham vọng, một ích kỹ của tự tại. Răng rứa? Vì khi viết thành văn họ đứng trong thế chủ quan hơn là khách quan (lý tưởng chủ nghĩa xâm nhập làm cho trí tuệ lu mờ mà vẫn khăng khăng duy trì; đó là tác hại cho đường lối chủ nghĩa để rồi đi vào lãnh vực khác (dịch hay làm báo).Cái đó nặng tư tưởng phô diễn hơn là thực chất vai trò.Hay dở do từ nhận thức trí tuệ mà ra. Đấy là viễn cảnh đặc sau hiện hành. Tất cả biện chứng đó không làm nên lý tưởng thì làm răng làm nên hiện tượng. Mất luôn cả hai bề mặt.

Tánh khí bẩm sinh là thể thức thuộc năng lực tri giác, một hình thức hiểu biết rộng có từ hệ thống cơ sở ở bề mặt của ý niệm nhận thức là một tập hợp thân thuộc qua một trí thông minh (common-sense) bằng một cảm nhận nhạy bén; cái đó gọi là thế gìới cuộc đời (life-world) rất hiếm ở những gì thông thường. Nhưng; xác quyết cho rằng hiện tượng là một xây dựng tiến trình làm nên mà trong thành quả đó chính là ưu việt trên lãnh vực nhưng phải hiểu cho: tiến trình thuộc về tri giác chớ tiến trình không đưa tới thành quả do nhận thức xuất phát từ trí tuệ. Trí tuệ là ‘tác giả’ của tất cả những gì đã tác động trong thiết lập dựng lên. Rứa cho nên tiến trình một cách đơn giản lấy từ trí tuệ, biến thể và biến thể để tiếp dẫn vảo nguyên trạng hiện tượng. Sự lý này có thể có do từ trí tuệ đưa tới một cảm nhận bén nhạy từ trực giác đó là tất yếu tự nhiên, khởi từ khi phản vào những đối chiếu khác nhau để nhận thức về những gì liên can đến thực thể không dính dáng vào suy nghĩ, cảm thức hay não thức hoặc có thể là một mong mỏi để tìm kiếm điều đã xẩy ra, hoặc trực chỉ hoặc không giải quyết như một phương tiện để tiếp cận hai mặt của lý tưởng và hiện tượng mà phải hiểu rằng cả hai chiều hướng đó là đỉnh cao và độc lập của những gì đem lại sự nhận biết; chính sự cớ đó có thể là tiến trình hết sức cần thiết cho việc thiết kế xây dựng và tiến trình có lợi ích của một thứ khoa học thông thường. Đây chỉ là phát thảo chớ không phải đây là pháp lý về những gì thuộc tập truyền qúi giá và không phải đây là tập truyền nói về tầm cở của nó mà có thể là phản biện trong đoạn mở đầu –The brief sketch does not do justice to what is a very rich tradition and no tradition of its magnitude can be refuted in a paragraph. Để tâm vào nội quan trong một vài thể thức hoặc trong một vài đặc tính quan trọng của tập truyền về những gì thuộc về khoa hiện tượng. Ý tưởng đó có thể là vượt ra ngoài tính chất khoa học (suprascientific) nhận biết của tự nó; nhưng đôi khi có một vài thể thức đặc biệt khác của nhận biết đi qua một thiết kế xây dựng thể hiện cụ thể vai trò khách quan qua hình thái nhận thức là một điều gì thông thường xuyên qua tập truyền; điều này là nhận biết của con người thuộc thế giới ngoại quan.

Nếu tất cả nhận biết là chắc chắn xảy ra thì đó là vấn đề xây dựng nhận thức và có tính chất diễn giải suy đoán, tuồng như đó là một tiếp cân đặc biệt (special access) đến yếu tố tự nhiên (essential nature) của trí tuệ tìm kiếm cho những gì thuộc khoa hiện tượng mà chỉ là mơ mà thôi và đó chỉ là phương pháp tiêu chuẩn của  khoa học thực nghiệm (empirical science) tạo thành mà chỉ còn nơi trí tuệ có một nhận thức phân định ở tự nó cho một lý tưởng và hiện tượng. Và; như vậy không cần có sự cản trở hay loại trừ việc tìm kiếm những gì thuộc hiện tượng như vậy mọi sự tìm kiếm hay khám phá cho những gì gọi là đặc biệt hoặc một cái gì độc nhất thuộc tình trạng khoa học luận mà thôi, nằm ngoài những giả thuyết khác.

Trở lại ‘phương thức tiêu chuẩn của khoa học thực nghiệm’ thì đây không hẳn là việc đưa tới một sự đồng nhất tức thời, thế nhưng; đó là kiểu cách cạnh tranh hơn thua khác nhau trong khái niệm nhận thức của những gì gọi phương thức tiêu chuẩn và coi đây là phân đoạn luận sẽ được bày ra như một khám phá để nói cái giá trị đích thực của những gì xem là lý tưởng và cái gì đáng đề cao là hiện tượng mà chúng ta tìm thấy khác lạ giữa thế giới loài người. Thành ra xưa nay cứ nói ‘mơ’ là lý tưởng, đuổi theo lý tưởng, chạy theo lý tưởng; nhưng sự thật của chủ nghĩa lý tưởng là cái nhìn đích thực của hiện trạng chớ không còn mơ để trở nên hiện thực (như lý tưởng). Còn hiện tượng trở thành khoa học thực nghiệm trong sự tìm kiếm một điều gì phi thường vượt ra ngoài nhận biết bình thường. Thời tất mới tạo thành siêu lý của nó ./.

 

 (ca.ab.yyc.  4/2016)

SÁCH ĐỌC:

- “A Materialist Theory of the Mind” by Armtrong, David . (London: Routledge&Kêegan Paul.1968.

- “Matter and Consciousness (Philosophy of Mind)” by Paul M. Churchland. Bradford Book. Cambridge , London, England 1990.

 

TRANH VẼ: “Tĩnh vật Bàn tròn / Still-life on the Round Table” (sau G. Braque: ‘The Round Table’ 1929). Oil+Oil-stick+cát+than.

Khổ 13” X 18” Trên giấy dầu (tar-paper). Vẽ bằng tay, đinh vít, nĩa. vcl#1342013.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2488
Ngày đăng: 10.05.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tấn thảm kịch tình yêu trong bối cảnh toàn cầu hóa - Nguyễn Văn Thành
Cần sòng phẳng trước lịch sử và nghệ thuật! - Thế Thanh
Giác tâm trầm tịch cõi thi ca - Tâm Nhiên
Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu - Cao Thị Hồng
Muốn đổi mới thơ cần đổi mới cảm thức của nhà thơ - Từ Quốc Hoài
Tôi và Bàn Tay Nhỏ Dưới Mưa - Ngô Thị Mỹ Lệ
Phân tích tâm lý thuộc triết học tự nhiên - Võ Công Liêm
Kinh Tuyến Bắc Giải của Henry Miller* - Võ Công Liêm
Nét đối lập độc đáo với hình tượng biển trong một nhạc phẩm phản đề: Đừng Ví Em Là Biển - Bùi Đức Hào
Cái Tôi và cái Tôi thuộc về mình - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)