Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.200
123.205.231
 
Ghi chép Május - 2016
Nguyễn Hồng Nhung

                                               

 

 

 

 

 

 

Đọc sách không dễ. Hoặc sách xé nát và tiêu hủy linh hồn mi, hoặc sách cho mi mượn đôi cánh tinh thần bay lượn (chốc lát) trên trời cao im lặng, tồn tại (dù chỉ khoảnh khắc) như các vì sao... Đọc sách cần thái độ như sống: trầm ngâm suy tư, câm lặng lãnh đạm để duy trì mức độ (đủ) với tất cả hiện hữu....chỉ thế mi mới hiểu ra và...sống tiếp...( 2016. április. 25)

…………………………….

Chiều xuân muộn lạnh cóng màu ghi, cây đứng im phăng phắc sau một ngày gió quật. Giọng chim trò chuyện không trong trẻo véo von mà thì thào nhột nhoạt. Cây dẻ dại kiên nhẫn đỡ những ngọn nến vươn lên trời,  lắng nghe tiếng cười khúc khích của mình... đang đọc Szabó Lőrinc.....đẹp quá!....thì dịch...

"Trong đôi tay, tình yêu ngọt ngào hôn say đắm
khi những ngón tay mình lạc bện vào nhau."

( Szabó L.- Tặng người yêu)

"Ai hiểu nỗi khổ sở của ta, nếu không phải là ta?
Nhờ cậy được vào ai, nếu không phải vào chính mình?
vào sự phân vân vào niềm lo lắng
vào xác thân ta vào linh hồn ta,
hai đầy tớ tội nghiệp, kẻ duy nhất là quyền lực
là chiến binh, là nhân dân, là vương quốc của ta?"

( Szabó L.- An ủi)

"Anh ngắm bầu trời đến tận bình minh,
phương Đông hồng hào đột ngột
kéo thật mạnh, thật nhanh
chiếc rèm sót vài ngôi sao run rẩy-
Trong tim anh khuôn mặt em cười vui trong trẻo
anh tràn ngập Em.”

( Szabó L.- Tình yêu của anh)

„Tôi không có niềm vui trong bất cứ niềm vui
bởi Thượng đế đã rời tôi đi mất
tôi đang trong vô tận ngục tù
như xác chết, ôi sao đơn độc.”

( Szabó L.- Một mình)

„Ta kẻ nô lệ giữa muôn vàn bí mật,
cái có tên gọi: TÔI”

( Szabó L.- Tự vấn)

( 2016. április. 26)

…………………………………………….

Nhận ra tại sao mình thích thần học: chứa đựng trong đó tất cả những gì bí hiểm của khao khát người. Và chất thần học lớn nhất của lịch sử châu Âu nằm trong Thiên Chúa giáo. Chỉ có điều, con người đã TỔ CHỨC những guồng máy, lợi dụng tính chất cao cả của tính thần  học trong đời sống người quay lại đàn áp chính tinh thần của con người. Ôi, các loại tổ chức lúc đầu vì nhân tính, dần dần đều trở nên PHI nhân tính! Tại sao? vì quyền lợi đầu tiên là quyền lợi vật chất, một nhóm người dựng ra tổ chức đã THA HÓA bởi nhận ra lợi thế của vật chất , và sự tha hóa này được  nâng lên cấp quốc gia và sau cùng, toàn cầu hóa. ( 2016. április 27.)

…………………………..

Tối nay ngồi nghe những bản nhạc của Chris Rea mà trước kia mình rất thích  nghe những khi buồn. Trời ơi, sao hồi trẻ lúc nào ta cũng buồn đến thế, tê tái, sâu sắc, không biết làm gì với nó ngoài….chịu đựng!

Còn bây giờ? Vẫn buồn đấy chứ, chỉ mang  sắc thái khác thôi. Trước kia ta để nỗi buồn tung bay tứ phương như  để mặc một dải lụa mênh mông trải dài khắp trái đất nơi ta sống, không „thèm” biết rằng nó sẽ quay trở lại, dải lụa buồn tung bay ấy, nó sẽ quay lại và quấn chặt lấy chính ta, đừng hòng thoát….

Giờ đây nỗi buồn là hơi ấm cafe lan tỏa khắp căn phòng vắng, là ánh mắt lưu luyến khi quay đầu lại nhìn con đường rộng vừa đi qua, là trang sách cuối cùng vừa đọc xong sắp gấp lại….Nỗi buồn này đã chắt lọc bằng tất cả những nỗi buồn đã đi qua, bởi thế nó nặng trĩu hơn tất cả, cùng lúc, óng ánh như  vàng và dịu dàng như hạt sương. Ta không gọi nó là nỗi buồn nữa, chưa tìm ra tên gọi cho mi, thầm lặng ơi, trong suốt ơi, dù thoáng tiếng thở dài…( 2016. április 28.)

……………………………………………..

Mình tin rằng một lần nữa Thượng đế muốn con NHN mở mắt: không chỉ là lý thuyết nữa, lần này mày sẽ được kiểm chứng niềm tin, kiểm chứng tri thức thông qua câu hỏi lớn nhất của mọi thời đại: vai trò của Thiên Chúa giáo. Không phải ngẫu nhiên xuất hiện nhân vật này, hiện tượng này, mối quan hệ này…tất cả như muốn bảo: giải đáp được bản thân mày, sẽ giải đáp được cả người khác nữa, bởi thông qua vấn đề của người khác, mày đã nhìn thấy vấn đề của mày.  Các tôn giáo khác ( đạo Phật) liên quan như thế nào đến TCG? ( 2016. április 29.)

…………………………….

Ta lại muốn quay về những nỗi buồn-đúng hơn: những trạng thái buồn, nghĩa là lại một mình, cô đơn chỉ biết viết và viết. Lâu lắm rồi ta đã tháo sợi dây quấn trói quanh mình bằng những nỗi buồn, giờ đây ta tự nguyện chui vào lại ổ kén đó và….nằm yên. Hỡi thế gian! cho ta chết vài khoảnh khắc….để sẽ sống tiếp, ta ơi! ( 2016-05-01)

……………………………

Cả buổi chiều đi với hội trẻ con học tiếng Việt. Tối về đọc hết cái nọ đến cái kia, bắt đầu quay trở lại cảm giác trước lúc tham gia fb: bình an, không có bất cứ cái gì để vấn vương hoặc quan tâm nữa. Sau hơn nửa năm chơi fb thấy: sau cũng còn đọng vài dăm bảy người (đúng là) có thể cùng chú ý đến nhau, một đám đông mới, vậy thôi, người nào cũng tự phát biểu hoặc làm những cái họ thích và cả lũ chú ý đến nhau. Điểm đặc thù: ngày nào ai cũng nói, bởi vậy phần lớn không có thời gian suy nghĩ, hoặc chỉ có thể nghĩ ngắn, cuối cùng sẽ tạo ra một thói quen”mỳ ăn liền” nghĩa là chẳng ai buồn cả (có bầy đàn) nhưng cũng chả ai làm cái gì sâu sắc, và sâu sắc cũng chả để làm gì vì đám đông không có thời gian và hứng thú”tiêu hóa” những cái sâu sắc. Thế là còn lại cái gì? một đám đông nho nhỏ tụ họp, tự biểu dương lực lượng với mục đích duy nhất: cho qua đi từng ngày sống. Hết. Đấy là fb (2016. május 02.)

………………………….

Mỗi ngày sống đều mang một màu sắc rất kỳ lạ, những ánh hào quang nghịch lý lấp lánh...Tỉnh dậy giữa đất trời bình yên trong vắt, hoa nở rực rỡ trên cây và trong các chậu cảnh trên ban công, gió mang hơi lạnh của trận mưa đêm qua rải đều những đóa hoa kamilla trắng nhỏ xíu ẩn hiện giữa đám cỏ xanh mướt mắt xa xa....

Đọc một bài thơ tràn đầy KHÁT VỌNG, thoạt như chỉ nói về nỗi buồn, sự đắng cay, cái chết....nhưng thực ra gói trọn cả một tâm tư thầm kín hướng tới tình yêu SỐNG trong sạch mãnh liệt, run rẩy biết bao....nào đâu vương chút ưu tư buồn bã tuyệt vọng chán chường nào đâu Nhung?.... Chỉ ÂN SỦNG hiện hữu....

Thế là bắt tay vào dịch ngay bài thơ của Juhász Gyula: Cuộc sống là một giấc mơ ngắn ngủi. (2016. május 03.)

……………………….

Ôi, phải từ bỏ cái thế gian trần trụi này đến với thế giới mê hoặc diệu kỳ của đám phù thủy Digan thôi Ta ơi.....Thật ra, con người biết, giỏi, và thực hành được sự biết và giỏi đó vào đời sống của nó, thế là trở thành phù thủy rồi.... Đời sống trần trụi trở nên kỳ lạ, huyền ảo đầy phép màu, chính nhờ mức độ thực hành "phép thuật" của con người thôi, trừ chính nó ra, ai hóa phép nổi đời sống của chính nó đây Ta ơi? (2016. május 04.)

………………………………………………….

Chúng ta không VIẾT thơ, chúng ta SỐNG thơ
(Hamvas Béla)

( 2016. május 06.)

…………………………………………………..

„Kẻ nào không biết trải qua niềm vui, sự đau đớn của người khác, kẻ không biết hóa thân vào linh hồn người khác, kẻ chưa từng sống qua cảm giác  người khác là một thế giới độc lập- kẻ đó chưa biết YÊU. Linh hồn hẹn trước những cuộc gặp gỡ quan trọng nhất, khi thể xác chưa hề nhìn thấy nhau….”      (Hios Tatios -368-289 trước Công nguyên)

( 2016. május. 08)

………………………………………………………

Lâu lắm rồi mới ở trạng thái này  mà người đời cứ thích diễn tả bằng từ: YÊU. Một thứ tình yêu muốn dấu đi, từ bỏ, muốn quên đi, và vì thế buồn trầm lặng trong tim….Những ngày dài dằng dặc đã qua đi như thế, cái Đẹp của bộ mặt thần chết khiến đôi mắt buồn, nhìn đâu cũng thấy sự dấu diếm trong tim….nhưng hỡi ôi, thật dịu dàng, thật thanh khiết, như lời một bài hát thật đẹp, giai điệu thật êm đềm không muốn biến mất, mà cứ còn lại mãi mãi….

Nó đã trở thành hình dáng của chữ YÊU thanh thoát, bay bổng trong không gian…chỉ có tiếng đồng hồ tích tắc trong đêm bên trang sách sột soạt…sao lặng ngắt thế, nỗi chờ đợi này?

Để rồi một ngày, không hề chờ đợi, đất trời trả lời, trở về, mát lạnh như giọt nước mùa xuân đọng trên cánh hoa xinh đẹp mở mắt vào buổi sáng trong lành….

Không muốn xóa đi chút nào ấn tượng êm đềm này…như thể nhìn thấy một nụ cười…như thể một người khác soi thấu vào tận tim…cái gì đấy, nỗi mơ màng phi trạng thái, bồng bềnh này?

Hay chỉ là tự do tỏa nghi ngút vô hình như hương thơm của của hoa? ôi, sao vậy, có phải cần tiếp tục có TÌNH YÊU? hay ra đi, ra đi….trả lời cho ta đi cuộc đời hỡi….( 2016. május 9.)

https://www.youtube.com/watch?v=hA3JElbaTZs

……………………………………………………..

Há chẳng phải tất cả chúng ta đều sống vì bí ẩn này?

Làm sao khám phá ra bí ẩn lớn nhất của đời ta-Thượng Đế- đây?

Và tôi đã làm gì, để giải quyết điều bí ẩn là chính bản thân tôi?

Để không chỉ tin mà còn hiểu về nó nữa?....”( Wass Albert)

( 2016. május. 12)

……………………………………….

Hoa tượng trưng cho lễ Linh Hồn Thánh Thần, người Hungary gọi là hoa hồng Pünkösd (Pünkösd: tên ngày lễ Linh Hồn Thánh Thần), thực chất là loài hoa hồng có họ hàng với hoa mẫu đơn của Trung Quốc. Hoa mẫu đơn từ ngàn đời nay tượng trưng cho sự vương giả, cao quý ở Trung Quốc. Còn hoa hồng Pünkösd được cho là loài hoa báo hiệu sự khai sinh ra Nhà Chung-Thiên Chúa giáo.

Lễ Linh Hồn Thánh Thần ghi nhớ ngày thứ năm mươi sau lễ Phục Sinh Linh Hồn Thánh Thần bay xuống với các thánh. Thông thường ngày lễ này dao động rơi vào giữa ngày 10.5- 13.5. Cũng là ngày những người Do Thái ăn mừng đạo luật của họ trên núi Sina.

Lễ Linh Hồn Thánh Thần theo Thánh kinh (Biblia): Chúa Jezus sau khi bay lên trời, đến ngày thứ năm mươi thì Linh Hồn Thánh Thần hiển hiện xuống với các thánh môn đệ. Lúc đó các thánh đang hội tập, bỗng một cơn gió bão nổi lên và Linh Hồn Thánh Thần hiện ra với sự đa dạng của các ngôn ngữ truyền xuống cho các thánh. Lúc đó thánh Peter bắt đầu thuyết giảng, nhiều người chăm chú lắng nghe, tổ chức Thiên Chúa giáo bắt đầu hình thành như thế.

Tóm lại: lễ Linh Hồn Thánh Thần là sinh nhật của Nhà Chung- Giáo hội. (2016. május 15.)

………………………………………….

Một người hành hương già bước từng bước chậm rãi trên con đường ngoằn ngoèo giữa dãy núi Himalaja....trong gió lạnh buốt những hạt mưa bắt đầu rơi ngày mỗi mau hơn. Một chủ quán trọ gọi ông: - Bố già ơi, làm sao bố có thể đến đích trong cái thời tiết này? Ông lão VUI VẺ trả lời: - A, trái tim của ta đã ở đích rồi, bởi vậy các phần còn lại trong xác ta dễ dàng đi theo nó thôi....  (Anthony de Mello- Một tu sĩ gốc Ấn)

( 2016. május. 17)

…………………………………

 

Mày vẫn chỉ là đứa mơ mộng, nhưng nhân ái, từ bi… ôi làm sao làm khác được? ta là như thế….Tối hôm qua đi ngủ sớm, ngủ một đêm rất dài, 10h. Sáng nay dậy tỉnh táo và muốn đọc. Tình cờ giở đúng cuốn: Ánh sáng linh hồn của Alice Bailey- từ lâu lắm rồi mình đâu có đoái hoài đến những cuốn sách như vậy, nhưng không phải ngẫu nhiên tự dưng hôm nay nó rơi vào tay ta để…cần đọc.

Vài ý chính của cuốn Ánh sáng linh hồn:

Với giống dân thuần túy thể chất đầu tiên Lemurian cần Hatha yoga-yoga của thể xác, bắp thịt, các bộ phận thể xác. Vào thời châu Atlantis có Laya yoga-yoga về các bí huyệt. Có Bhakti yoga (yoga sùng tín) làm nền tảng cho thuyết thần bí và sùng tín trong giống dân thứ 5 là chúng ta( Aryan). Nay, trong giống dân Aryan nhờ thực hành Raja yoga có thể khắc phục được thể trí và sử dụng trí tuệ để đạt được mục đích cuộc điểm đạo thứ 5 là trở thành Chân Sư. Trong giống dân Aryan đỉnh cao là phương Đông và yoga truyền sang phương Tây với đỉnh cao sẽ là năm 1965 và 2025.

Sự thúc đẩy sắp tới sẽ nhắm vào cung Hai chứ không nhắm vào cung Một. Các thúc đẩy cung Một xuất hiện vào một phần tư đầu thế kỷ và một phần tư cuối thế kỷ ấy. Nên có 3 cuốn sách:

1/ Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita)  Trong 18 chương mô tả linh hồn, chính là Krishna, ngôi Hai là Thượng Đế biểu lộ trước mặt mọi người như linh hồn của vạn vật và điểm linh quang bị che dấu dưới muôn sắc tướng.

2/ Kinh Tân Ước mô tả trọn vẹn Con Thượng Đế, thực tướng của linh hồn thoát khỏi các màn che đang vân du trên trần thế. Nghiên cứu cuộc đời của Chúa Jezus có thể thấy rõ các quyền năng của linh hồn, đạt được giải thoát và trở thành một Thượng Đế toàn năng trên trần thế.

3/Yoga Sutra thể hiện các định luật để ta có thể trở thành như vậy, từng bước giải thoát và trở nên hoàn hảo như Cha, như Thượng Đế.

( 2016. május. 19)

………………………………………………………………………

Theo Ấn độ giáo có 7 trạng thái tri thức, hay 7 biến thái của nguyên khí suy tư:

1- Muốn hiểu biết: chính điều này đẩy linh hồn vào cõi trần (hão huyền) để tạo thu kinh nghiệm sống.

2- Muốn tự do: kết quả của kinh nghiệm tạo ra khao khát dữ dội muốn biết một tình huống khác và thoát khỏi bánh xe luân hồi.

3- Muốn hạnh phúc: một tính chất căn bản của con người dù bộc lộ theo nhiều kiểu khác nhau. Cơ sở của nó là năng lực phân biệt có sẵn để đối chiếu nhà của”Cha” với hiện thực đang có trong một ký ức mơ hồ về một thời kỳ toàn phúc. Phải đạt được trạng thái này trước khi biết đến sự thanh thản.

4- Muốn làm tròn bổn phận: Ba biến thái trên của nguyên khí suy tư đưa ta đến động cơ sống là chỉ còn lại sự hoàn thành thiên trách (dharma). Sự khao khát tri thức, tự do, hạnh phúc đã đưa con người tới một trạng thái cực kỳ bất mãn. Chẳng có gì mang lại niềm vui, sự thanh thản chân chính trong việc kiếm tìm hoan lạc cho chính mình. Con người nhận biết ý thức trách nhiệm với người khác và bắt đầu làm tròn bổn phận với những người mình tiếp xúc. Đây là sự khởi đầu của một cuộc đời phụng sự.

5- Sự phiền não: Con người càng tinh luyện thì sự ứng đáp của thần kinh hệ đối với các cặp đối lập (đau khổ-hoan lạc) càng lớn lao. Ý thức giá trị của kẻ tầm đạo trở nên nhạy bén hơn, nên kẻ đó thường đau khổ hơn người thường. (khả năng đau khổ của nhân loại chính do sự phát triển và tinh luyện thể xác, cũng như sự tiến hóa của cảm xúc)

6- Sự sợ hãi: không phải sự sợ hãi bản năng của thể xác đối phó với đời sống trần thế, mà là sự sợ hãi của trí tuệ vốn có cơ sở là trí nhớ, óc tượng tưởng, năng lực hình dung. Những điều này thật khó khắc phục, chỉ có thể được khống chế bởi linh hồn chân ngã.

7- Sự nghi ngờ: đây là một trong những biến thái lý thú nhất vì liên quan nhiều đến nguyên nhân hơn là hậu quả. Con người nghi ngờ chính mình như một kẻ quyết định chính vận mệnh của mình, nghi ngờ bản chất và phản ứng của đồng bạn, nghi ngờ Thượng Đế (một nguyên nhân bản sơ) mà bằng chứng là các cuộc tranh cãi tôn giáo, nghi ngờ vũ trụ, và đây là động cơ khiến con người tìm hiểu không ngừng và sau rốt nghi ngờ chính trí tuệ của mình. Khi đã bắt đầu nghi vấn năng lực của trí tuệ dùng giải thích, chứng minh và thấu hiệu, thực ra con người bắt đầu cạn kiệt vốn liếng tri thức trần thế của mình, và bắt đầu tìm kiếm ở những điều cao siêu hơn đời sống trần thế của nó……( Alice Bailey: Ánh Sáng Linh Hồn)

 

( 2016. május 20)

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2278
Ngày đăng: 28.05.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trung Hoa đáng sợ - Nguyễn Anh Tuấn
Góc trời Tam Đảo! - Phan Chính
Hai năm thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh biền biệt... - Trương Văn Dân
Trung tâm quốc tế Khoa học & Giáo dục... - Vũ Trọng Quang
Ghi chép FEBRUÁR- 2016 - Nguyễn Hồng Nhung
La Gi, xứ biển trăm năm! - Phan Chính
Đêm bềnh bồng tàu câu trên vịnh biển Botany - Phạm Nga
Bài tiễn biệt Đinh Cường - Lữ Quỳnh
Nhật ký hành trình: Đà Lạt, những ngày cuối năm - Trần Dzạ Lữ
Sydney ký sự - Trọng Huân
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)