Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.187
123.211.795
 
Giải pháp quản lý nghệ thuật biểu diễn
Tuấn Giang

       

 

 

 

1.Đặc điểm nghệ thuật biểu diễn

 

Nghệ thuật biểu diễn là loại hình ngôn ngữ[1] biểu tả cảm xúc động của người nghệ sỹ, tái tạo lại văn bản tác phẩm trên sàn diễn phục vụ đời sống tinh thần mỹ học của khán giả. Nghệ thuật biểu diễn một loại hình khó quản lý, không thể chủ động ngăn chặn người nghệ sỹ đứng trên sàn diễn. Những quy định chỉ là giải pháp mang tính pháp lý cảnh báo giới hạn, còn tinh thần thực hiện chủ động do nhân cách văn hóa thẩm mỹ người nghệ sỹ.

 

 Nghệ sỹ lên sân khấu luôn muốn biểu hiện hết mình vì người xem, vì niềm đam mê cháy bỏng nghệ thuật. Mỗi nghệ sỹ còn muốn bộc lộ cá tính năng lượng dư thừa, “đốt cháy” tác phẩm nghệ thuật trước người xem. Nghệ sỹ biểu diễn người tái tạo lại tác phẩm sáng tạo lần thứ hai, nâng cảm xúc khám phá phát hiện cao hơn hình thức văn bản ban đầu, làm cho nó sống động trước người xem. Mỗi loại hình nghệ thuật một phương pháp, phong cách thể hiện cái tôi vì nội dung tác phẩm, tôi vì những sáng tạo nghệ thuật không bến đỗ. Sáng tạo nghệ thuật của người biểu diễn mang lại hiệu quả thành công ngoài sức tưởng tượng người xem, ngoài những thành công ngay người viết ra tác phẩm đôi khi bị bất ngờ trước những sáng tạo nghệ sỹ trên sàn diễn. Biểu diễn thuộc hai khoảng trời, không gian nghệ thuật: Không gian sân khấu, sự sáng tạo trước người xem đồng biểu cảm tác phẩm. Các dân tộc trên thế giới luôn tồn tại ba loại hình nghệ thuật biểu diễn:

            Nghệ thuật dân gian tỳ hứng.

            Nghệ thuật đương đại chuyên nghiệp-Chuyên nghiệp hóa.

            Những sáng tạo ứng diễn tại chỗ của nghệ sỹ.            

Nghệ thuật dân tộc gồm ca nhạc dân ca, những sáng tác mới mang âm điệu nhạc dân ca, hoặc kịch bản mô phỏng chuyện cổ tích dân gian, hòa tấu nhạc không lời bằng nhạc khí dân gian. Sân khấu dân tộc gồm: Múa rối nước, rối cạn, Tuồng Chèo Cải lương, kịch Dân ca. Nghệ thuật đương đại gồm các loại biểu diễn ca nhạc: Pop, Rock, Rap, Hiphop, Dan ce, Hauce, nhạc Didây, nhạc EDM…Kịch nói, Nhảy múa, kịch Hình thể, Nhạc Vũ kịch, Nhạc kịch Broad Way, biểu diễn Thời trang...

Nghệ thuật dân tộc trong các chương trình ca múa nhạc hầu như không hoặc hiếm thấy bị xử phạt gây bức xúc công chúng, dư luận xã hội. Thời gian từ năm 1993 đến 2015, nhiều chuyên ngành: Múa rối, tuồng chèo, cải lương không hoặc ít vi phạm quy chế biểu diễn. Nguyên nhân, những người quản lý luôn tuân thủ quy định sáng tạo nội dung tác phẩm nghệ thuật, vì giá trị thẩm mỹ chân chính, vì lợi ích dân tộc và đất nước. Những nghệ sỹ diễn viên nghệ thuật dân tộc luôn sống theo gương nghệ nhân, giữ nhân cách gia phong truyền thống đạo đức cha ông, không phá cách xa đà, ít tiếp cận các trào lưu lối sống xa lạ văn hóa truyền thống. Nhìn sang nghệ thuật đương đại nhiều vụ scandan sai phạm: Không biểu diễn theo trương trình, thiếu tên tuổi hạng sao, hoặc mượn danh nghệ sỹ lừa người xem vì mục đích doanh lợi. Không ít nghệ sỹ, diễn viên phục trang biểu diễn hớ hênh, lộ hàng, hoặc tuyên bố sex, thả rông vòng I, biểu hiện tình yêu khác giới, đồng tính ngay khi diễn. Từ năm 2010 đến 2015, nhiều vụ vi phạm tại các tỉnh thành trên cả nước: Năm 2010 Công ty Cổ phần Truyền thông Điện ảnh Phương Nam diễn tại Lào Cai , quảng cáo mạo danh diễn viên Cá sấu chúa Quỳnh Nga bị phạt10.000.000d. Năm 2011, Công ty Cổ phần Truyền thông và Sự kiện Hiệp hội Ca sỹ Việt Nam bán vé vô tội vạ, nhiều người phản ứng gây mất trật tự trị an (nguồn báo Lào Cai: 11-12-2015). Một số đơn vị cấp giấy phép biểu diễn bị lợi dụng mang danh trẻ em khuyết tật để gây quỹ…Các ca sỹ âm nhạc đương đại, sân khấu kịch nói, sai phạm trang phục biểu diễn, không ít vở diễn đôi cảnh gây phản cảm, hoặc chạy theo thị hiếu mất thẩm mỹ văn hóa dân tộc.

Qua thực tiễn nghệ thuật biểu diễn luôn diễn ra phức tạp, khó lường khi người diễn viễn đứng trên sàn diễn. Tuy vậy, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã soạn thảo nhiều văn bản mang tính pháp lý để ngăn chặn những sại phạm trong biểu diễn mang lại hiệu quả cao. Nhằm hướng tới một môi trường nghệ thuật biểu diễn “sạch”, đưa nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật dân tộc đến công chúng cần mô hình quản lý biểu diễn thời hội nhập quốc tế, xã hội khoa học công nghệ.

       

2.Mô hình quản lý biểu diễn.

 

Tìm mô hình tổ chức biểu diễn phù hợp khả năng sáng tạo người nghệ sỹ từ phục trang đến diễn xuất, là một thực tiễn khó quản lý bởi người diễn viên luôn thể hiện cái tôi. Họ muốn tạo nhiều khác biệt trong tổng thể một con người đến phương thức xử lý tác phẩm… tuân thủ luật chơi nghệ thuật thị trường. Nhưng lời giải đã xuất hiện nhiều năm qua ít vi phạm quy chế, luật biểu diễn nghệ thuật.

Từ thực tiễn quản lý ở tầm vĩ mô, các môn biểu diễn nghệ thuật đương đại cần điều kiện mới. Đó là tổ chức hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, quản lý nghệ thuật theo mô hình. Biểu diễn là nghệ thuật động: Động trong không gian, thời gian, động trong diễn xuất biểu cảm tính cách nhân vật, thay đổi phục trang, động tác hình thể, ngôn ngữ ca từ, đối thoại… Những đặc điểm chuyển động ngôn ngữ hình thể trong các loại hình nghệ thuật biểu diễn, là điều kiện tạo cơ hội người diễn viên ứng tác tùy hứng dẫn đến vi phạm cảm xúc thẩm mỹ. Hoạt động biểu diễn dù có nhiều văn bản pháp quy, chế tài xử phạt sai phạm trong biểu diễn vẫn chưa thể an toàn. Thực tiễn nhiều sai phạm nghệ thuật biểu diễn ở các loại hình nghệ thuật đương đại: Ca múa nhạc, biểu diễn thời trang, hoa hậu…tính từ năm 2012 đến 2015 mức độ sai phạm trong biểu diễn đã suy giảm nhiều. Do những chế tài quy định mới về nghệ thuật biểu diễn đến nay khá an toàn, đảm bảo tính nghệ thuật và thẩm mỹ văn hóa. Thực tế số đơn vị bị dư luận lên tiếng đã giảm những sai phạm đáng kể, nhưng có nơi chưa khắc phục nổi. Nguyên nhân từ con người, các diễn viên, nhà quản lý chưa rèn luyện tác phong lao động tư duy khao học. Đó là lao động công nghệ, hệ điều hành Window, hướng đến nền kinh tế tri thức. Nghệ thuật lập ra các mô hình biểu diễn: Marketing, bán vé, tiếp thị sản phẩm…dựa vào trí tuệ con người phát triển khoa học công nghệ cao. Cấu trúc sản xuất, phân phối sản phẩm qua hệ thống kênh thông tin, là động lực phát triển văn hóa nghệ thuật. Hiện nay, quản lý mô hình, là văn minh khoa học hiệu quả. Ngay soạn thảo văn bản đã mô hình hóa biểu thi các vecto và đồ thị, nhờ đó quản lý mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Quản lý biểu diễn có thể dựa theo các mô hình: Mô hình tháp truyền thống, mô hình phẳng, mô hình tích hợp... Mô hình tháp khá phổ biến, đó là một đầu mối quan hệ và trách nhiệm. Mô hình phẳng định dạng sản phẩm, chủ sở hữu chịu trách nhiệm một đầu mối. Mô hình tích hợp, đây là hình thức  quản lý các nước Mỹ, Hàn, Anh, Pháp… từng phát triển. Suy ra mô hình nào thì mục đích cuối cùng là: Chủ thể quản lý-Đối tượng quản lý-Hiệu quả chất lượng quản lý! Nhưng cần quản lý theo mô hình áp dụng khoa học công nghệ văn hóa tri thức vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, hiệu quả tiện ích.

3.Giải pháp khắc phục những sai phạm trên sàn diễn.

 

Nói đến sàn diễn các nhà quản lý phải nâng cao mình, yêu cầu mọi người lao động nghệ thuật chuyên nghiệp-Chuyên nghiệp hóa. Muốn hạn chế tối đa căn bệnh lao động tác phong nông nghiệp, cần thực hiện mô hình tích hợp trong quản lý nghệ thuật biểu diễn bằng các giải pháp:

1.Chuyên nghiệp hóa theo hệ thống tổ chức quản lý nghệ thuật mô hình, áp dụng chính quyền điện tử.

2.Người quản lý nghệ sỹ, diễn viên cam kết thực hiện những quy định  hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

3.Kiểm tra kỹ các chương trình, tiết mục trước khi lên sân khấu, nhắc nhở người biểu diễn...

4. Thường xuyên nâng cao tác phong lao động, tư duy chuyên nghiệp, nhận thức thẩm mỹ nghệ thuật, văn hóa văn minh.

 

Theo ý kiến riêng: Cần nâng cao dân chí, nước ta còn quá nặng nề về sinh hoạt cá nhân, trang phục…của người nghệ sỹ. Mỗi người đến sàn diễn sao không xem nghệ sỹ diễn gì? Trừ phi những cách diễn thiếu nghệ thuật, hoặc tùy hứng ra ngoài tác phẩm. Khi hội nhập nhiều kênh nghệ thuật nước ngoài mở ra, không thể cấm mà mỗi người phải tự biết phân khu thẩm mỹ với mình và giải thích con cháu từ bỏ những loại hình nghệ thuật không phù hợp lứa tuổi, thẩm mỹ phong tục dân tộc. Quản lý biểu diễn đòi hỏi người phụ trách show diễn, đêm diễn tư duy khoa học thị sát từng chi tiết trò diễn chuẩn bị trước lúc lên sàn. Đây chỉ là giải pháp tình thế theo lối cũ, khi quản lý nghệ thuật mô hình và dân chí nâng cao sẽ là vô nghĩa. 

Hà Nội ngày 28-5-2016.



[1] Theo các nhà ngôn ngữ định nghĩa:Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu thông tin thể hiện bản chất từng loại hình, thể loại. Ngôn ngữ trình diễn dưới dạng đời sống xã hội mà đời sống là đối tượng mô tả, biểu hiện. Ngôn ngữ là trình diễn, còn nghệ thuật là biểu diễn có các trạng thái tồn tại tĩnh và động.

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 4224
Ngày đăng: 02.06.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đến sự hiện đại hóa thơ Việt từ “trường phái trường ca Việt” - Đỗ Quyên
Khảo cứu về hò khoan Lệ Thủy (phần 3) - Đặng Ngọc Tuân
Ý Nghĩa của Nghệ Thuật - Võ Công Liêm
Khảo cứu về hò khoan Lệ Thủy (phần 2) - Đặng Ngọc Tuân
Khảo cứu về hò khoan Lệ Thủy (Phần 1) - Đặng Ngọc Tuân
Đẩy nhanh nhân tố sân khấu thị trường Hướng tới nền nghệ thuật hội nhập toàn cầu hóa - Tuấn Giang
Duy cảm khái niệm ( Sensual Concepts) - Tuấn Giang
Bài 2/ Thêm Sáu Hình Bìa Bản Nhạc Của Họa Sĩ Duy Liêm - Trần Văn Nam
Bài 1/ Kỷ Niệm Thơ: Gặp Lại Vài Bài Thơ Cắt Báo Từ Thời 1950 - Trần Văn Nam
Nhàn đàm với nghệ thuật - Nguyễn Huy Lộc
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)