Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.191
123.212.877
 
Viễn cảnh hậu hiện đại (vấn đề trong nghệ thuật đương đại)
Võ Công Liêm

 

 

      Nghe ra có tính chất đặc thù cho một thứ ngữ ngôn phê nhận về văn học nghệ thuật. Thực ra đây chỉ là cái nhìn xa hơn vào một trào lưu hiện đại đã xẩy ra trước đây của những phong trào, trường phái và chủ nghĩa; kể cả mặt nghệ thuật, chính trị, tôn giáo. Là vấn đề trong nghệ thuật đương đại –Issues In Contemporary Art. Bối cảnh của thời kỳ gọi là Hậu-hiện-đại (Postmodern Perspectives). Nói chung cái thời được coi là tiên phong và xóa bỏ những tàn dư ‘Avant-Garde and Kitsch’ cố cựu thuộc nghệ thuật và ngữ ngôn; mà trong đó chứa đựng một đặc chất lòe loẹt, nặng từ ngữ, phá hoại chữ nghĩa qua một văn phong mù tăm, khó hiểu với quần chúng. Cho nên chi hậu hiện đại là xét lại đường lối chủ nghĩa của ngữ ngôn. Răng rứa? -Bởi những gì của ngụy biện là gây ra phức tạp, ngổn ngang, gò đống, choáng đường để mở ra một trí tuệ sáng tạo và để nhận thức được đường lối trong những gì của ngữ ngôn và có một hệ thống ngữ ngôn (hiện hữu nghệ thuật là một trong những gì của hệ thống ngữ ngôn /art being one of these systems). Vì vậy; thu tập của phê phán, bình phẩm trở nên thăng tiến có lợi ích thuộc điạ hạt nghệ thuật. Quả thế; đúng cho một văn chương phê nhận; chứa toàn phần nghệ thuật và thẩm mỹ nằm trong đó. Có nhiều cách mà trong mỗi cách phê bình là điều kiện kinh nghiệm thuộc về nghệ thuật –có tính chất thẩm mỹ, luân lý, học thức một thể lệ có luật tắc. Phê phán giờ đây hết sức thông thường, phổ quát không còn trong tính cách nhận định hay lý giải nguồn cơn tự sự mà đến để nhận biết nghĩa là trung gian thuộc về văn hóa, một sự thăm dò, khảo sát vào những gì rất tự nhiên và cấu trúc về nghệ thuật, tổ chức xã hội, hiểu biết và bản chất con người –criticism now generally has come to be seen as a means of cultural intervention, a probing into the very nature and structure of art, society, knowledge and the self.

Lý thuyết nghệ thuật của những người theo chủ nghĩa hình thức là có cái nhìn trải rộng, đồng nhất với chủ nghĩa hiện đại và có ưu thế vào thời kỳ 1950 và 60 đã thay thế vào một số trào lưu thành hình và thay vào đó một vị trí phê nhận thông thường để định mức cơ bản vào những gì ảnh hưởng tới lý thuyết và quan điểm thuộc triết học. Bởi thời điểm đó có những trào lưu xuất hiện mà người ta đã vồ chụp như một lý thuyết chính đáng, dựa vào ‘hàng hiệu’ làm điểm tựa cho những lý thuyết về sau; tệ nạn buổi giao thời của phân chia Nam Bắc ở nước ta (của 1954 mãi đến cuối 1974). Lý thuyết đó đã vây quanh trong môi trường mới phát triển và mới tiếp cận vào văn hóa hiện đại Tây phương; coi như đây là tiêu điểm. Hai mươi năm ròng rã nuôi dưỡng một tư duy bí tỉ chưa thoát tục ngay cả ngữ ngôn để rồi đi vào một bản chất cứng nhắc không lối thoát, dẫu có đi qua trường lớp nhưng mẫu thức cục bộ để rồi trở nên tư duy cố cựu không phản tỉnh đâu là lý thuyết và đâu là triết thuyết mà gieo vào một thứ từ chương, tích cú. Không có ‘exit/ lối thoát’ để đi tới phê nhận cho một lý lẽ sáng suốt và minh định. Nhận định khác biệt thuộc tư duy nằm trong tọa độ của họ, tất cả thái độ, hoàn cảnh là hướng tới phê bình như một chức năng, nhiệm vụ rộng lớn về mặt xã hội và cơ năng thiết bị cho một nền tảng văn chương đã được phê nhận. Rứa cho nên chi vấn đề trong nghệ thuật đương đại là đưa dẫn đến hai khuynh hướng, quan điểm Hiện-đại (Modernism) và quan điểm Hậu-hiện-đại (Postmodernism). Những phê bình gia và văn gia đứng trên nghệ thuật thường dùng thuật ngữ ‘Hiện-đại’ để cho đó là nghệ thuật và tự nhận để chứng tỏ cho thấy một sự kiện đặc biệt và cụ thể của thời kỳ lịch sử của chúng ta; lịch sử đó bắt đầu ở Pháp vào cuối thế kỷ thứ mười chín. Nghĩ về điều đó là xử sự không giản đơn để qui cho hầu hết nghệ thuật mới đây, mà qui cho nghệ thuật với đầy đủ nhân tố làm nên, một sản phẩm hết sức đặc biệt, đó chính là áp đặt vào một phần có từ truyền thống nghệ thuật, mà là bước tiên khởi coi như cống hiến tự nhiên mà thôi. Với sự khai phá, mở mang của nghệ thuật hiện đại và lý thuyết là chú ý đến sự tăng trưởng, tất loại bỏ những gì đại diện trong nghệ thuật mà chỉ nhìn vào giá trị thành phẩm như một hiện diện thực thể. Nghệ thuật không chấp chứa một thứ đại diện như thế; vì rằng nghệ thuật đương đại đã là hiện đại. Chủ trương của hiện đại là nói lên ‘nhân tính’ thời đại phát sinh của cái gì gọi là đặc thù –nghĩa là; trong sản phẩm trừu tượng phải có hình dạng (tạo hình, đúc, nặn, chạm…) (shape) đường nét (line), màu sắc (color). Đó là cấu tạo cho một kết quả có giá trị thẩm mỹ và óc phán quyết về những gì nghệ thuật đến từ căn nguyên trên thể thức phẩm chất và tác phẩm nghệ thuật bắt đầu nhận ra như một vật thể đặc biệt có từ chủ hữu ở chính mình cái đó không tùy thuộc vào sự  mô phỏng, nhại lại tự nhiện thôi. – Modernist aesthetic values and judgments about art came to be based on these formal qualities, and the work of art began to be seen as a discrete object having its own properties that were not dependent upon imitation of nature. Đó là biện chứng dựa trên cơ sở phê nhận.

Trong phạm vi nghệ thuật; tức thời có sự bất đồng quan điểm Hiện-đại là công bố về ý niệm, tư duy của Hậu-hiện-đại là khởi đầu một cuộc tấn công vào cái sự cố đã hiện ra cho một sự nông cạn đường lối chủ nghĩa văn chương và thu hẹp, tom góm vào lý thuyết của nghệ thuật; điều đó đã rời xa một ít hoặc không có nơi nương tựa cho một cảm xúc riêng tư của từng cá thể và không thích đáng vào vấn đề thuộc xã hội.  Hậu-hiện-đại trong nghệ thuật bắt đầu một sự thách đố đến tư duy Hiện-đại về thể thức, giá trị thẩm mỹ và xác quyết tự chủ đường lối đúng nghĩa của nghệ thuật . Trong khi đó được coi như vấn đề  thuộc tư tưởng hiện thực đã góp phần vào giá trị văn hóa; sự cớ đó sớm phát triển để đi vào những gì phê nhận, phán quyết của tất cả những gì thuộc văn học Tây phương là một phản ảnh mang lại một lý thuyết đa nguyên văn hóa. Trong những thập kỷ gần đây; nhận định về Hiện-đại đã phát sinh ra một thứ tư duy khác biệt thuộc vị trí phê bình /critical positions; có nghĩa rằng những gì hiện đại là những gì mới mẻ hơn cả. Không hẳn thế; mà đó là dấu hiệu chứng tỏ rằng đây là thái độ đúng đắng cho việc phê nhận (critical position)là một tương quan và mở rộng tư duy, quan điểm, ý nghĩa cho một đánh động chung với những gì là thẩm mỹ và cho những ai chuộng hình thức phê bình; đặc biệt sau Thế chiến II lại là thời kỳ phát động chủ nghĩa, khuynh hướng, niềm tin và cải tổ một xã hội mới... Răng rứa? Xin đừng hỏi răng với rứa; suốt cả hành trình của Hiện-đại và Hậu-hiện-đại là cả tranh luận trường kỳ giữa hai đối lập tư tưởng. Do đó; thế chiến xẩy ra là một trưởng thành tư tưởng (ý thức hệ chiến tranh đã để lại cho con người một ý thức cách mạng làm người) chớ còn hỏi răng rứa, rứa răng là chưa hội nhập vào trường phái, chưa đã thông tư tưởng mà hóa ra vòng vo tam quốc, trở nên chuyện xe cán chó, chó cán xe là chuyện đâu đâu không ăn nhập vào nhau, không có chi là hiện đại với thời gian để làm nên sự kiện nhất là sự kiện vấn đề. Thí dụ: thi sĩ Z. viết văn; lấy ký sự để mô tả sự kiện là chuyện bình thường như cơm với cá thì đâu gọi là tân hiện thực của văn chương, chớ chưa nói hiện đại với hậu hiện đại, thành ra viết văn theo mô thức rập khuôn (imitate), a-dzua không có tính sáng tạo tư tưởng mà trở thành chuyện vớ vẩn cho lối văn tự sự của việc đã thành hình.

Thí dụ khác: Nhà văn Y. (chuyên viết truyện ngắn gần giống như ‘feuilleton’) xử dụng thứ văn phong nửa quê, nửa tỉnh, pha chuyện thời sự không ăn khớp vào xã hội và tình người; đặc điều, đặc chuyện, ú ớ hội tề làm cho mạch văn không thoát mà khư khư cứng nhắc, ngột thở (nhà văn này khởi sự cầm bút khi còn ở trại cấm). Tuyệt nhiên; không thấy chi là sáng tạo ngữ ngôn văn chương, một lý lẽ chính đáng dành cho truyện (truyện ngắn chớ chưa nói truyện dài); lối viết mang nặng tính chất lộng ngôn ‘chọc quê’ của một trình độ chưa đạt tới trung học thì làm răng trở nên Hiện-đại? Nhìn lui; thời kỳ 1930 đã nhận ra được Hiện-đại trong văn học nước ta. Truyện của Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm 1922) đã cho thấy đổi mới tư duy, một cuộc cách mạng văn hóa vào thời kỳ của văn chương hiện đại. Thế mà vẫn không thoát khỏi lề lối của ngữ ngôn, bởi; câu nệ tập quán, thói quen và truyền thống mà làm hư hại cho một trào lưu Hiện-đại và Hậu-hiện-đại. Mãi tới khi có lằn biên phân chia; miền Nam lúc đó khơi mào một sự trổi dậy, đồng khởi hít thở không khí mới, tiếp cận một trào lưu hiện đại trong đời sống và trong văn chương; ảnh hưởng đôi phần vào văn học nghệ thuật Tây phương và từ đó văn chương ngữ ngôn thực sự khai quật những gì là tàn tích, cổ lỗ sĩ; đánh đổ một lối viết cục bộ, pha chế một thứ ngữ ngôn ‘tiểu tư sản’. Dẫu là gì; thời đó lý thuyết, triết thuyết hay hiện đại đều cho là thời thượng. Đó là cái nhìn thiếu sót. Chưa khai mở đúng đường lối xã hội chủ nghĩa văn chương. Rứa mà đến nay nhà văn Y, thi sĩ Z và một số nhà văn khác vẫn trở về cái cũ như sợ đời quên cái ‘hiện-đại’ của họ. Thực ra ‘nhớ nước đau lòng con quốc quốc’ cho một hoài niệm, chớ cái sự đó không tha thiết mà hóa ra thoái trào. Răng rứa? Vì họ đi trong con đường mòn hủ hóa mà ngỡ là đại lộ văn chương…Hoàn toàn không thấy chi là hiện-đại của thời đại  này.Vô hình chung thấy được ‘văn tức là người’, đánh giá được giá trị của phê nhận và làm mất tính hiện đại là ở chỗ đó.

Phê nhận Hậu-hiện-đại phải thừa nhận sự phê phán của những người yêu chuộng hình thức được coi như một căn cơ phản đề; đấy là quan điểm mới phải nhận thấy ở đó –Postmodern criticism must recognize formalist critical thought as a ground against which the new ideas must be seen. Bởi hình thức và hiện đại là hai giới tuyến của ý thức thuộc văn chương đã đưa ra nhiều tranh luận để rồi cải cách một Tân-hiện-đại đúng nghĩa là Hậu-hiện-đại đối với những người yêu chuộng hình thức (là muốn giữ lập trường của hình thức cũ) vì khai phá cho một tư duy mới có nghĩa là ‘against’ lập trường xưa cũ. Chống tức cố vị, cục bộ.

Phê nhận Hậu-hiện-đại là lấy cái nhìn khảo sát vào nghệ thuật và một sự chuẩn mực thuộc về phê nhận ở nó. Là phân tích cái ngữ văn như bày tỏ sự ‘non-rơ’ và yếu nhược của sai lầm như đã có, và; để thấy thế nào là chức năng nhiệm vụ của nó –Postmodern criticism has taken to scrutinizing art and its critical apparatuses, ‘deconstructing’ them, as it were, to see how they function. Nói cho chân chính; thì đây là một biến đổi của trạng thái thuộc về hình thức chủ nghĩa, một tầm cở có liên can giữa nghệ thuật và tập truyền, một vài dẫn dụ bởi quan niệm tiên phong /avant-garde và từ đó đem lại ý niệm những gì có giá trị thẩm mỹ để rồi thừa nhận một cách sáng giá cho quan điểm hiện đại. Tuy nhiên; ngày nay ý tưởng của hậu-tiên-phong /post-avant-garde và Hậu-hiện-đại tỏ ra một ý niệm về thẩm mỹ hợp thời đại và mỡ đầu cho kỷ nguyên về sau. Như Octavio Paz (nhà thơ Mê-Hi-Cô) đã nói: “chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm cuối cùng của ý niệm là thuộc nghệ thuật hiện đại / we are experiencing the end of the idea of modern art”.

Nhận định của Paz không đi xa tầm nhìn của chúng ta; định mức được giá trị thẩm mỹ, đánh giá được đường lối chủ nghĩa văn chương: Hiện-đại và Hậu-hiện-đại là một giao lưu tư tưởng, cải tạo con người, học tập tốt để sớm đoàn tụ gia đình…đấy là ngữ ngôn thẩm mỹ trong văn chương. Nó không phản đề/against mà hợp thời /modernity, không còn những gì cho người yêu chuộng hình thức chủ nghĩa mà là thực thể để con người tiếp cận giữa trào lưu tư tưởng; đôi khi nghe qua có tính cách nghịch lý ngữ ngôn nhưng trong cái nghịch lại là lý của hậu-hiện-đại mà cho tới nay chúng ta vẫn còn nhai lại và lập ngôn chưa chịu tìm thấy. Hiện-đại hay Hậu-hiện-đại là cảnh tỉnh để không còn giậm chân tại chỗ mà vượt thoát.

Người theo chủ nghĩa hình thức phê nhận là căn cứ vào lý thuyết mỹ ngữ (aesthetics) là thời kỳ quá độ bước lên chủ nghĩa Hậu-hiện-đại có từ yếu tố thể thức mà ra: đường nét, vóc dáng và màu sắc còn hơn là đại diện thay mặt của chủ nghĩa mà đó chỉ là nguyên lý cơ bản bao gồm vào lời tường thuật dẫn giải, mô tả hình tượng (iconography) hoặc thần thánh hóa (iconology). Nguyên thủy của lý thuyết thẩm mỹ có thể tìm thấy ở thế kỷ thứ mười tám hầu như một chứng minh rõ rệt và hệ thống hóa nơi triết gia Đức: E. Kant. Trong tập luận văn ‘Phê bình về Xét xử / Critique of Judgement’ (đã viết 1790). Đối với Kant; sự hoà giải về những gì mà ở đây nhận ra được mâu thuẩn giữa chủ thể và khách thể; đấy chính là điều chúng ta tìm thấy trong việc quan sát một cách chắc chắn sản lượng của chủ thể nghệ thuật. Đó là phẩm chất; Kant đã đặc niềm tin như là qui tắc. Trong phân đoạn Phê bình về Phán xét Kant đã viết: ‘Trong hội họa, điêu khắc và trong mọi sự kiện của tất cả những gì về việc cấu thành nghệ thuật, trong kiến trúc và điền viên đều xem như một thứ mỹ thuật, thiết kế nghệ thuật [mẫu thức] là những gì cần thiết. Ở đây không nói lên cái gì hài hòa, thỏa mãn trong khoái cảm nhưng không có gì hơn bằng một thể thức; đó là nồng cốt là tiên quyết cho sắc tố thẩm mỹ’. “ In painting, sculpture, and in fact all the formative arts, in architecture and horticulture so far as they are fine arts, the dsign [form] is what is essential. Here it is not what gratifies in sensation but merely what pleases by its form that is the fundamental prerequisite for taste”. Tư duy của Kant là phản ảnh co một khuynh hướng phát triển để nhận ra dạng thể trừu tượng như một tín hiệu truyền thông cho một giá trị toàn bộ. Điều đó trở nên trung tâm vấn đề trong nghệ thuật và và phê nhận vào thời điểm cuối thế kỷ thứ mười chín cùng với Hậu-Ấn-tượng (Post-Impressionist) đều coi như tan rã. Rứa cho nên vấn đề trong nghệ thuật đương đại là xây dựng một hình dáng /form riêng biệt trong phê nhận Hiện-đại và lý thuyết thẩm mỹ học. Như đã nói ở trên ‘thể chất / form’ là hình dạng, một dạng thức chứa đựng chất liệu làm nên nghệ thuật, chất liệu kết cấu cho một bố cục thiết kế, cấu trúc văn chương đều nằm trong dạng thể chất : đường nét và màu sắc liên hợp trong một phương cách đặc biệt, chắc chắn một điều hình dạng và sự tương quan thể chất, quậy vào những gì cảm tác đến thẩm mỹ của chúng ta…Đây là thể thức chuyển động thuộc thẩm mỹ được gọi là ‘thể thức nghiêm trọng’ (Significant Form) một thể thức nghiêm trọng mà trong đó là phẩm chất chung cho tất cả những tác phẩm của mắt nhìn nghệ thuật (visual art).

Sự trưởng thành và lớn dần là tác động quan trọng cho thể thức trong những gì thuộc phê nhận Hiện-đại và lý thuyết thẩm mỹ; hai chức năng, nhiệm vụ này là một cống hiến cho nghệ thuật và văn chương. Ít nhất cũng đem lại đôi phần hữu ích cho việc nhận định giá trị ‘nhân phẩm’ của nó. Đấy là hoàn cảnh để nói lên những gì thuộc nghệ thuật và thuộc lịch sử. Sản phẩm là thể chất/form cung cấp cho một căn bản thuộc lý thuyết và phê nhận; bảo vệ và đánh giá sự gia tăng sản lượng mơ hồ của nghệ thuật hiện-đại –Formal qualities provided a theoretical and critical basis for defending and evaluating the increasingly abstract qualities of Modern art. Không những thế; thể chất này cũng thuộc về chính trị và xã hội như một lý thuyết cải tiến tức hiện-đại hóa cuộc đời bằng một lý thuyết minh định. Vì rứa mà cho thấy phê nhận đã đưa tới một hiện-đại hóa trong văn chương ngữ thuật mà còn là một lý thuyết hữu ích cho mọi mặc. Phê nhận không còn thuộc phạm trù dành cho văn chương, nghệ thuật mà tạo thành một lý thuyết riêng biệt cho từng bộ môn. –The acceptance and development of formalist theory and criticism. Trở lại tư duy của Kant là những biến cố có thể xẩy ra như là một hiện hữu để trở nên một đặc chất liên hiệp vào nhau không những chỉ lý thuyết thẩm mỹ hình thức nhưng còn cho chính quan điểm Hiện-đại. Đồng ý những gì Kant đưa ra là tinh tế cho phương pháp của phê nhận; có nghĩa rằng tư duy thuộc triết học của Kant là một yêu cầu cần thiết; thường là phương thức luân lý đạo đức để thiết lập cho một hạn hữu của việc rèn luyện, giáo dục đạo đức; đạo đức luân lý thường được đưa ra bình phẩm luân lý /logic was used to criticize logic. Cái sự này gọi nôm na ‘tự phê /self-critical’ tức tự-giác, giác-tha. Răng lại lọt cái thứ kinh điển vô đây? -Nhờ có phê nhận và lý thuyết mà cải tạo đôi phần tinh thần chấp nạp vô thừa nhận của con người. Bởi; phê nhận là nhận ra đường lối chủ nghĩa của trí tuệ; đó là nhận thức được phải trái giữa đạo đức luân lý và vô luân lý để chúng ta chọn lựa. Lý được điều này tức tin vào những gì Kant đưa ra; đó là cách thức luyện trí đạo đức (discipline) mỗi một phương thức tu luyện thường là phương pháp đặc thù. Răng rứa? Đã nói ở trên răng rứa là còn hoài nghi, lạc đường trần mà chỉ hiểu ‘trên răng dưới dế’ một cách thờ ơ, tạm bợ chưa sát vấn đề nghệ thuật đương đại mà chúng ta đang nhìn tới một Hậu-hiện-đại cho vấn đề phê nhận; đó chính là tôi luyện –to criticize that discipline. Nghe ra như có một cái gì thuộc tôn giáo trong vấn đề nghệ thuật đương đại? Đúng! bởi; nghệ thuật là tri nhận. Thấy được phương pháp tự phê của Kant là điều thiết yếu cho quan điểm Hiện-đại. Kant nói: “cái sự cố đầu tiên bình phẩm nghĩa là tự nó có quan điểm về phẩm bình /was the first to criticize the means itself of criticism” Nhận định của Kant là việc nhận định đầu tiên cho một thực thể của Hiện-đại mà về sau Hậu-hiện-đại không chuyển đổi gì hơn mà chỉ làm sáng ra mà thôi. Thí dụ: Nhà thơ X. chuyển đổi ngữ ngôn để tạo hiện tượng ngôn-ngữ-thơ nhưng không làm cho thơ trở nên khuynh hướng thơ-mới hay cho đây là quan điểm Hâu-hiện-đại (mặc dù thời điểm đổi mới thi ca 1930 cho đến nay vẫn chưa xếp hạng là giòng tư tưỏng của Hậu-hiện-đại) mà đó chỉ là lối dựng cho một phương thức ngữ ngôn mà thôi. Nhưng nhớ cho viễn cảnh Hậu-hiện-đại là vấn đề trong nghệ thuật đương đại mà nhà thơ quên rằng từ ngữ mù tăm (abstract form) đã làm cho nhà thơ đi lạc hướng của hai quan điểm nêu trên. Do đó Hiện-đại hay Hậu-hiện-đại là tập trung trong một sáng tạo nghệ thuật chất chứa một nghĩa lý chưa từng có, chất chứa tính đặc thù thuộc ngữ ngôn văn chương nghĩa là không lạc đề tư tưởng mà phải sòng phẳng trước một tư duy làm thơ. Thơ ngó dễ nhưng không phải dễ cho người làm thơ.

Vì vậy; Hội họa thuộc về Hiện-đại (Modernist Painting) là quan điểm rộng lớn hơn cả nghệ thuật và văn chương. Đối với thời nay Hiện-đại hay Hậu-hiện-đại bao gồm hầu hết những gì sự thật của đời sống và văn chương của chúng ta. Hội họa mô tả cảm nhận của thực tế, sống với thực tế dù trong hình tượng nhưng hình tượng đã nhập vào tiềm thức để chờ cơ hội sống dậy. Người nghệ sĩ hội họa có hai nhận thức trực tiếp vào tác phẩm là mắt và trí để từ đó xây dựng tác phẩm qua một bố cục của đường nét (line), màu sắc (color) và thể cách (form). Nghệ sĩ hội họa diễn tả bằng ‘màu’ tả chân bằng bản chất chất phác, thật thà, ăn sao nói vậy, không mị, không xảo, không dối gian. Mà vẽ là sống thực với tâm thức; người họa sĩ chân chính đúng nghĩa nghệ thuật khác với thứ nghệ thuật sao chép, bày bán. Họa là diễn tả được cái hồn bên trong như một cái gì thuộc tính lịch sử và mới lạ. –very much of a historical novely. Như trường hợp của Willem de Kooning, Picasso hay Renoir tả thực cho tới sợi lông trên con người. Thì mới gọi là hội họa thuộc về Hiện-đai. Rứa thì vẽ là gì? -Huỵch toẹt, không ơ hờ, không úp mở, không bâng quơ mà phải làm nên lịch sử. Văn minh Tây phương không phải là đầu tiên để quay về những vấn đề vốn đã thành lập, nhưng đặc thù sự củng cố của nền văn minh có trước; hiện-đại hay sau-hiện-đại là những gì tiến xa vượt mức trong những gì để lại. Quan điểm Hiện-đại là những gì có tính cách sâu rộng, phổ quát, hầu như  làm cho ra vẻ đại sự của những gì có xu hướng cái gọi là tự phê, tự giác, giác tha, những từ ngữ  đó bắt đầu từ ngữ ngôn của nhà triết học Kant, bởi; ông đưa ra những gì thuộc phê nhận vấn đề nghệ thuật, văn chương đầu tiên cho một sự phê nhận của sự thật. Ở điểm này chúng ta cần suy ngẫm một cách thấu đáo: tự-phê của quan điểm Hiện-đại là phát triển, mở mang chớ không phải như tự giác, giác tha để được giải thoát –as the self-critical of the Enlightenment. Đó là phân tích giữa hai cách giải thoát; giải thoát của nhà Phật và giải thoát của cảm thức nghệ thuật. Tuy hai mà một đều là hiện hữu của giải thoát. Giải thoát của quan niện Hiện-đại là vượt thoát để dựng nên cái mới trong sáng, không vẩn đục để toàn thiện một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Răng rứa? Xin đừng hỏi rứa răng của ‘Champa’ trong phạm trù văn học nghệ thuật. Rứa thì làm chi? Làm chi là làm chi: -Nghệ thuật có thể cứu lấy chính nó từ mọi mặt (xã hội, đạo đức, tri thức, nhận biết…) đều được coi là ngang nhau (leveling) mà việc này chỉ là mô tả, giải bày; đó là những thể loại của kinh nghiệm, là sự cung cấp để tạo nên giá trị ở chính nó và không hẳn là điều đã nắm bắt được bất luận một tác động nào khác trong nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật nhất là trong ngữ ngôn đòi hỏi nhận thức,đòi hỏi một tri nhận để lý luận có cơ bản; còn phiên dịch chỉ là hình thức gián tiếp việc sao chép và không mang lại ý thức nhận định hay phê bình. Trên cương lĩnh này dịch thuật cũng đòi hỏi một nhận thức sâu rộng có tính triết lý thời phiên dịch không còn phiên dịch, mà nó trở thành ngữ ngôn hóa để làm sống thực sự kiện qua nhận định. Người dịch thơ hay dịch văn không thể gọi là dịch gia. Vì rằng; họ chỉ là người sao chép nguyên văn hay nôm na cho đó là chứng chỉ thế vì khai sinh cho người viết ra nó mà thôi.

Do đó; mỗi thứ nghệ thuật có thể là làm nên một cái gì trong sáng/pure đơn sơ và một cái gì thuộc thể chất tinh khiết/purity thời lúc đó mới tìm thấy được một sản phẩm bảo đảm về chuẫn độ của nó, đồng thời độc lập ‘không đụng hàng’ ngay cả những gì nằm trong nghệ thuật đương đại. Rứa cho nên chi tinh khiết (purity) nghĩa là tự  định nghĩa một cách rõ ràng (self-definition) và cũng là điều khó khăn để tự-phê (self-criticcism) mà trong nghệ thuật tự động giải thích ý nghĩa của nó như một gián tiếp phản đề cho một lý lẽ.

Rút lại; viễn cảnh của Hậu-hiện-đại là nói lên nghệ thuật Hiện-đại; một thứ nghệ thuật đương đại. Lập lại nhiều lần để thấy rằng nghệ thuật không phải là gợi ý hay đề xuất vào đó một tư duy luận chứng thuộc lý thuyết mà đó là một biến đổi dạng thể của mọi thứ thuộc lý thuyết, có thể là một trải nghiệm duy nhất và cũng là một tác động thử thách; tất cả mọi lý thuyết về nghệ thuật là một kết hợp thích đáng, một thực tập hữu hiệu và một kinh nghiệm của nghệ thuật; một nghệ thuật mang tính chất thời thượng cho Hậu-hiện-đại. Rứa cho nên; những gì quan điểm Hiện-đại đã nói lên một cái gì sáng suốt, trong bóng cho một Hậu-hiện-đại chỉnh đốn hơn; dù cho nó một thời đã qua nhưng không quên những người khai sáng cho một chủ thuyết của hai quan điểm nêu trên, tợ như một biện minh hợp lý và thực chứng. Nhưng; đôi khi cũng thường tìm thấy khuyết điểm của nó hoặc những lý do đề ra không phù hợp nhân thế ./.

 (ca.ab.yyc 15/6/2016)

 

ĐỌC THÊM:

- Nghĩ về Quan điểm Hậu-hiện-đại.

- Triết học Nghệ thuật.

- Phân tích Tâm lý thuộc Triết học Tự nhiên.

- Ý nghĩa của Nghệ thuật.

Trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email về theo điạ chỉ đã ghi.

 

TRANH VẼ: “Người đàn bà (tóc đỏ) và Đàn Măn-đô-lin / The Woman (Red-hair) and a Mandolin”. Khổ 12” X 16”. Trên giấy cứng. Acrylics+India-ink+pigment. 25122014.

 

                                                                   

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2278
Ngày đăng: 23.06.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chúng ta mới làm chính trị về môi trường chứ chưa làm môi trường... - Nguyễn Anh Tuấn
Văn chương và thời sự: một đóng góp về thể-loại tiểu-thuyết của Đỗ Quyên - Trần Văn Nam
Thơ Nguyễn Đức Tùng, nơi câu chuyện bắt đầu bằng ngôn ngữ khác - Nguyễn Đức Tùng
Hồ Thế Hà - Phía sông ngân vô thức - Mai Bá Ấn
Vi diệu pháp kinh - Võ Công Liêm
Hai câu thơ vẫn là của Xuân Diệu - Chử Văn Long
Cõi nhân sinh trong truyện ngắn Lê Văn Thảo thời kỳ đổi mới * - Trần Hoài Anh
Chủ nghĩa lý tưởng và khoa hiện tượng học - Võ Công Liêm
Tấn thảm kịch tình yêu trong bối cảnh toàn cầu hóa - Nguyễn Văn Thành
Cần sòng phẳng trước lịch sử và nghệ thuật! - Thế Thanh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)