Martin Heidegger (*) được coi là nhà tư tưởng lớn và nổi tiếng giữa thế kỷ 19 và cuối 20. Những bài viết triết học của Heidegger đã làm sửng sốt cho một số triết gia hiện thời và gây chấn động trong lịch sử triết học thế giới, đồng thời ảnh hưởng lớn lao trong việc tranh luận về tư tưởng triết học của ông .
Ý niệm cơ bản về tư tưởng của ông là nguồn cơn đưa tới sự say mê nồng nhiệt cũng như đưa tới sự tuyệt vọng không ít. Điều đó ảnh hưởng đến dòng tư tưởng của Heidegger, vốn dĩ đã làm sai lệch một phần nào tư tưởng triết học. -kể cả những người đang theo đuổi học hỏi về triết học, hoặc cho những triết học tổng hợp đương đại khác- Điều cần thiết cho chúng ta làm quen với tư tưởng Heidegger.
Vậy ý niệm cơ bản (Basic Concepts) về tư tưởng của Heidegger là gì ? Đó là một sự chọn lọc quan trọng về tư tưởng hiện hữu (The thinking of beings) là hiện tượng giữa hiện-hữu, sự-thật và hiện-hữu-con-người (human beings/being-here/”desein”/being) đó là đức tính của hiện hữu để trở nên dễ dàng tiếp cận đến với chúng ta ( Being that by vitue of which all beings as such become accessible to us) Và “Desein” (1) được coi như thế-giới-hiện-hữu (being-in-the-world) điều đó được xem như chính xác nhất; Hiện hữu và Thời gian (Being and Time) ấy là tư tưởng của Heidegger đề ra.
Tất cả tư tưởng của Heidegger là nằm trong phạm trù triết học của con người mà ông đã liên kết từ mọi tư tưởng khác để làm nên những gì ông muốn nói đến.
Chắc chắn điều đó được thể hiện như một số triết gia đã dâng hiến đời mình với một tâm hồn đơn độc để thực hiện tư duy của mình. Đó là lý do chúng ta không thể tách rời tư tưởng của Heidegger.Với đời ông; từ thuở thiếu thời Heidegger đã mang nặng tâm tư đó, một tâm tư đặc biệt và cụ thể để nói lên sự hiện sinh cũng như vấn đề hiện tượng học là một nổ lực vô cùng mà xưa nay lịch sử vốn đã chôn sâu về sự hiện hữu của con người.
Trong bài tham luận của Heidegger vào năm 1920 ông nói: “Hãy luôn luôn nhận lấy cái nhẹ nhàng.Nếu có người vồ lấy cái vấn đề có cơ bản đó thì người ta sẽ tìm thấy cái triết thuyết bừng lên từ những dữ kiện trong cuộc sống đầy kinh nghiệm nầy” ( Has always been taken too lightly.If one grasps this problem more radically, one finds that philosophy arises from factical life experience…) Ấy là lý luận như ông đã nêu giữa Hiện hữu và Thời gian (1927) dự phóng của cuộc đời là cá tính riêng biệt là một sự đông cứng trong quá trình lịch sử và một xã hội có lề lối mà nay người ta đã “quẳng” nó đi . Con người có thể chọn lựa một cách đích thực để may ra sửa đổi được nếp sống hiện sinh . Tình trạng nầy chỉ là bước đầu đánh thức ý niệm hiện hữu; không có nghĩa là chúng ta phải có mặt trong mọi dữ kiện hay trong mọi tình huống mà cơ hồ như chúng ta tự tìm hiểu lấy những gì mà Heidegger để lại.Nhưng không phải là điều quá thận trọng cho một cuộc đời đầy đủ như những điều mà trước đây Heidegger đã viết.
Chúng ta chỉ biết rằng: Heidegger sinh 1889 và chết 1976; nơi ông đã sống và chết ở Messkirch trong một thị trấn ở miền tây nam Đức quốc, nơi đây Heidegger thụ giáo để trở thành linh mục công giáo trước khi dâng hiến trọn vẹn đời mình cho học thuật,dẫn đầu môn triết học và rời bỏ tu viện, giáo xứ đó là một xác quyết giữa đạo và đời, ông chọn lựa giữa thời điểm giao tranh của 2 cuộc chiến thế giới, ông gia nhập Quốc xã (Nazi) là một công dân Đức chính thống , hấp thụ đầy đủ nền văn minh Đức cũng như Âu châu thời đó. Heidegger sống và làm việc ở Đức và thành công sự nghiệp ở Freiburg.Một hành trình hiếm có còn hơn những cuộc viễn du khắp Âu châu và ông đã quan hệ gần gũi với những danh nhân thế giới, giao lưu Đông Tây giữa Trung Hoa và Nhật Bản. Heidegger sống thời gian khá lâu ở rừng Todtnauberg, quanh vùng đồi núi Hắc-Lâm ( Black Forest), nơi đây ông đã phát tiết sở học, tất cả tuôn trào và trải rộng dòng tư tưởng triết học giữa một thời đại tiên tiến kỷ thuật.
Heidegger thấy ở chính mình, thấy được tư tưởng nồng cốt của mình như cái chốt để thiết lập chặn cuối của lịch sử triết học, một thứ triết học siêu hình (metaphysics) và bắt đầu cái gọi là “ bổn-phận-của-tư-duy” (The task of thinking).
Đối với Heidegger điều đó có thể là chưa hội đủ (insufficient) để nói về một tư tưởng của một tư tưởng gia mỗi khi nghĩ đến “chết”; ngụ ý rằng: Cái chết chỉ đi tới một cách đơn thuần của vấn đề sinh lý cho dù xẩy ra cuối cuộc đời. Trong khi đó Heidegger giải thích hiện-hữu-và-thời-gian, con-người-với-hiện-sinh ( gọi chung là desein/de-sein /being/ being-here) là sự có mặt tại chỗ của hiện hữu, một xác quyết tất yếu.
Hiện-hữu-hướng-tới-cái-chết “being-toward-death”. Sự hiện hữu của chúng ta luôn luôn đương đầu với cái sắp xẩy đến đó là không-hiện-hữu ( non-being) cho dù chúng ta xem đó là phần khó lý giải để trốn khỏi cái mà không chắc là sự thật. Chính xác hơn là đứng trước cái điều không thể tránh được là không-có-mặt tức không-hiện-hữu. Tuy nhiên đó không phải là một sự tối tăm, mù tạt để đi tới sự hủy diệt của cuộc đời và một ý nghĩa đầy đủ của hiện sinh, tốt hơn; ngưỡng (threshold) lên để đương đầu với tử biệt, để rồi cho phép ta thích nghi được với hoàn cảnh, nhận lấy trách nhiệm hoặc có thể đó là hiện sinh để trở về với cuộc đời đầy đủ hơn, ý nghĩa hơn.
(… facing up to our mortality allows to properly take on the responsibility of embracing this or that possibility of existence,which is in turn what makes like meaningful. )
Heidegger cho rằng; chết là nơi thờ phượng cõi không “The shrine of the nothing” (M.H 1936-1954 Trong:Thơ,Ngôn Ngữ,Tư Tưởng). Cõi không ở đây là nơi được xem như một hiện hữu khác, một thứ che mắt của hiện hữu ( the veil of being) đó là một xác quyết rõ ràng giữa hiện hữu với không hiện hữu, một đối đầu với tử vong và cũng là điều được mở ra để đi tới sự tương hợp của hiện hữu mà chính cái đó cho ta thấy được chân lý hiện hữu, một siêu hình hiện hữu khác biệt “ ontological difference” để đi tới hiện hữu với cõi không (nothingness).
Thật vậy; từ những lập luận của hiện hữu có tính cách phạm trù triết học không còn thích hợp cho một chứng tích sinh học hoặc thuộc về sinh học thì cái chết hoặc hiện hữu hướng tới cái chết để hủy diệt con người hiện sinh; có thể đây là một kinh nghiệm căn bản được mở ra để duy trì triết thuyết của Martin Heidegger như một tư tưởng hiện hữu.
Cuộc đời của Heidegger có thể nói rằng: “Heidegger sinh ra sống và hành động rồi chết” điều đó hẳn nhiên là thế! Như mọi người trên cõi đời này; Heidegger nhìn đời dưới nhãn quang của con người “suy tư” để tìm thấy đích thực của sự sống tức hiện hữu của con người với vũ trụ nhằm hướng tới một chân lý “có thực” mà trong đó con người dấn thân như một thực thể hiện hữu, đối đầu với hiện thể và siêu hình; nỗi băn khoăn đó đưa Heidegger thiết lập một triết thuyết mới hơn, một triết thuyết hiện sinh để rồi ông phải lao đầu giữa thực và ảo, giữa hữu thức và vô thức, giữa trí năng và toàn năng trong vòng quay của hiện hữu và thời gian. Nhận định về Heidegger một cách nghiêm túc thì Heidegger chưa hiểu hết cái nổ lực vô cùng của ông về những gì ông đã suy tưởng trong thời gian bắt tay lý luận triết học hoặc những gì ông đã viết ra trong những tác phẩm của ông. Có hai lý do: Một là Heidegger tự nhận tư tưởng của mình là thiết yếu của đường lối xây dựng giữa hiện hữu và siêu hình. Hai là Heidegger so sánh, đối chiếu những tác phẩm của mình hoàn toàn có tính chất khoa-học-triết-học với một tư duy có tính triết học.Tuy nhiên Heidegger có thể có nhiều mặt khác hay hơn nhất là vấn đề thuộc cách mạng khoa học ( revolutionary science) đã mang lại những thí dụ cụ thể làm thay đổi được chiều hướng hơn là một thứ khoa học bình thường (normal science) mà những tác phẩm của ông được thiết lập như một nghi thức về tư tưởng. Heidegger cho rằng; không có vấn đề gì giữa tác phẩm và thành quả, vấn đề trọng tâm là định lượng về thành quả và kỷ thuật hoá có tính hiện thực là chủ lực của vấn đề. Trầm tư về triết học là điều trở nên vô dụng, dù là kẻ quyền cao,chức trọng chăng nữa sự hiểu biết là điều thiết yếu cho mọi điều…
Nguyên cớ gì đưa tới hiện hữu? Và nguyên cớ gì cho đó là hiện hữu? Đó là những câu hỏi đặc ra để xác định vai trò hiện thực của hiện hữu (reality of being) thế thì hiện hữu siêu hình hay siêu hình hiện hữu cả hai lý lẽ đó được đối đãi như khoa học mà là hiện thực hiện hữu (ontology) là sự riêng biệt của hiện hữu; ấy là điều tiên khởi và lợi ích dành cho triết thuyết Heidegger.
Ở đây chúng ta có một cái nhìn chung là thời gian không còn giản đơn như một khiá cạnh để thay đổi hoặc như một chủ thể kết cấu cho sự tìm thấy việc thay đổi. Thời gian đã lan dần trong chúng ta một cách khẩn thiết, một liên kết giữa hiện hữu với tha nhân.
Đối với chúng ta; hiện sinh là vấn đề đang gây tranh cải, chúng ta đang đối đầu với công việc như bổn phận, ngay một số người của chính chúng ta. Như một xác quyết rõ ràng thế nào là hiện hữu. Nhưng ở đây; nghĩa là khoảng cách giữa chúng ta đã có sự hiện diện của hiện hữu và điều đó có thể là hiện hữu. Giữa hiện tại và tương lai.
Tương lai -Không phải giản đơn như đã tiên liệu, dù rằng điều đó chưa hẳn đã là hiện thực (realized) nhưng được coi như một nhu cầu để nắm chắc với sự tồn tại của chúng ta- Đó là điều kiện phát sinh ra thời gian, phát sinh ra những lý giải khác giữa con người và thời gian. Heidegger đặc những câu hỏi; tại sao chúng ta phải hiện hữu? Hiện hữu như sự có mặt của thuở ban đầu khi đối diện với vũ trụ, lúc đó đưa tới Hiện hữu và Thời gian,
ấy là sự nhận biết là chủ động tạm thời đối với chúng ta. Sự phát triển rộng lớn cũng một phần dành cho hiện tại, quá khứ và vị lai là những khởi thủy nhiều hơn là chúng ta phải đương đầu với hiện tại.Trong lúc đó chúng ta hiện diện như một cảm nhận xác quyết của hiện hữu. Chúng ta mất đi cái tầm nhìn về cội nguồn và không tránh khỏi sự ngộ nhận ngay ở chúng ta; sự thẩm thấu trong hiện tại không mất đi tính cách vô biên của nó. Heidegger đã tìm thấy sự trong sáng đó không phải là trong sự ngộ nhận giữa phút chốc của hiện hữu, nhưng được thừa nhận cái sâu lắng nhất thời giữa chúng ta mà thôi.
Being and Time / Hiện hữu và Thời gian, tư tưởng nầy với mục đích là bày tỏ thời gian là đường “chân trời”.Thời gian như chân trời của hiện hữu, điều làm cho ta hiểu thế nào là hiện hữu; nhất thời có thể cho chúng ta hiểu trọn vẹn giá trị của hiện hữu. Chúng ta không ở cái thời này, chúng ta cũng không thể phân biệt để nhận rõ những thực thể tồn tại đó, từ những cái không tồn tại (nonentities) được.
Hiện hữu có thể không làm cho chúng ta cảm thấy xa lạ hoặc cảm thông với chúng ta như một ý nghĩa quan trọng. Có thể chúng ta có “ ở đó / be there ” hoặc có thể không có ở đó; nhưng hiện hữu “dasein/being”. Vì vậy không ai là người hiện hữu để nhận lấy, dù rằng hiện hữu hiện diện trong ba thì của thời gian: hiện tại, quá khứ và vị lai cho nên hiện hữu có mặt trực tiếp như Descartes đã có lần nói đến .
Heidegger nghĩ gì về “cái chết” ông nhấn mạnh vào sự thể đó như một điều kiện thích đáng được coi là chủ thể của vấn đề tranh luận. Điều đó giúp cho chúng ta nhớ rằng “cái chết” không có nghĩa là chuyển nhượng cho cái chết mà thực sự là “phải chết” một khả năng khá hơn ngay trong thực tế. Chết là khả năng không còn lâu dài hoặc có thể cái không thể có được của sự hiện hữu. Nếu đây là điều có thể tồn tại được trong thực tế, chúng ta ngừng ngay sự sống còn (exist) thì điều đó không còn nghĩa gì đối với chúng ta. Nhưng được dài lâu trong khi chúng ta đang tồn lưu giữa cõi hồng trần(!).
Sự thể của cái chết là đứng trước mặt chúng ta, thúc đẩy chúng ta chọn lựa sự sống còn một cách chính xác để đi tới quyết định một cách cụ thể hơn. Có thể đây là phương cách hiện diện với cõi đời này và chịu hao tổn như mọi điều khác, ấy là điều chúng ta phải từ bỏ hay dấn thân. Hiện tượng của hiện hữu hướng tới cái chết. Cảm thức đó không thể giảm đi cái thực tế của hiện tại .
Như chúng ta đã thấy Hiện hữu và Thời gian đều đứng trong vị trí hết sức trừu tượng (transcendental) lưu truyền để mở đầu tư tưởng của Kant; Kant yêu cầu thiết lập một chủ thể như điều kiện của khả năng tự có. Heidegger chỉ đưa ra lời đề nghị tạm thời về “Dasein” tức hiện hữu có thật đó là điều kiện đưa tới nhận thức hiện hữu và hiện hữu khác (being and beings).
Trong bài tham luận đọc ở đại học Freiburg; bán niên khoá Muà Đông 1929/1930.
Heidegger gọi chung cho tất cả quan niệm về vừng thái dương của chân trời như một vấn đề của hiện hữu và thời gian. Ông nói: “ Nói rằng thời gian là chân trời cái đó là nghĩa gì ?” –“What does it mean to say that time is a horizon ?”. Chúng ta không thể xem nhẹ lời nói ấy như nỗi tuyệt vọng của sự khẩn thiết thời gian.
Thông điệp kêu gọi Hiện hữu và Thời gian được miêu tả như một sự hôn mê, tác động vào tương lai, quá khứ và hiện tại. Nhưng giữa lúc đó ngôn ngữ của “Hiện hữu và Thời gian” có thể gợi ý rằng sự hôn mê tạm thời đó là sửa lại sự hình thành.
Heidegger giờ đây coi thời gian hiện tại như sự tuôn chảy trong cái phút chốc của một cái gì có tính chất lịch sử vĩ đại; đó là hình thành được một đường lối tồn lại cho nhân loại và cho mỗi thời đại (M.H. 1962).
The passage recall Being and Time’s decription of the ecstatic interplay of future, past and present. But while the language of Being and Time can suggest that ecstatic temporarity is a fixed structure, Heidegger now presents time as gushing forth a great historical moments that establish a way of existing for a people or an age. (M.H. 1962).
KẾT :
Heidegger đứng vững được hôm nay nhờ chứng tỏ sự liên kết giữa thời gian với tâm hồn; giống như Augustine, Heidegger làm nổi bậc cái ngây ngất hôn mê được kéo dài ra trong ba chiều kích của thời gian,cái sự căn ra của thời gian ấy là điều làm cho Augustine phát hiện được hành động của mình, của tâm trí để thu thập và xem xét giữa hiện hữu và thời gian. Điểm khác lạ của Husserl về ý thức bên trong của thời gian (internal consciouness) đó cũng là dòng thời gian của tư tưởng mà ở đây Husserl đã thực dụng được cái thiên tài riêng biệt của mình mà thời gian kinh nghiệm như thể là tạm giữ và cầm giữ (protention and retention). Heidegger nhấn mạnh những điều như ông đã nói ở cái mốc thời gian hơn là quan sát những điều đã qua; chúng ta tự kỷ, đó là điều không thể tránh khỏi của thời thế; bởi vì trong cái lúc chúng ta khám phá hoặc sáng tạo thì ở đâu chúng ta đứng thì ở đó có sự hiện diện của thời gian. Augustine đến gần để nhìn thấy trong suốt hơn cái điều liên quan đến ông; đó là tội lỗi nhất thời và sự cứu chuộc đời ông, nhưng giáo phái Platon đã đưa ông tới con đường bất tận và dẫn dắt ông đến để thấy được những gì chính nó như một sự sụp đổ. Cũng như Husserl; phân định của ông như một kinh nghiệm của thời gian tại thế, có nghĩa là lắng nghe hằng loạt âm sắc của thời gian đi qua : Trường hợp tháo gở,những thứ để mắt tới, có thể không phủ hết cái ánh sáng của một hiện tượng lạ vồ lấy chúng ta như thử phạm tội hoặc có thể là vô tội; tất cả ý niệm đó không qua khỏi định mệnh; do từ đó mà ra. Heidegger từng học những bài học của Husserl cũng như của Augustine là không bao giờ phê nhận hay biện minh vai trò của người dẫn đầu, nhưng ông phải phân định điều ấy như một sự bắt nguồn và hạn chế được để từ đó có cái nhìn dự đoán, một sự sâu lắng tâm hồn về sự hiện hữu của thời gian giữa “Desein”/ Being” như một chứng cớ của hiện hữu; bởi nguyên nghĩa của “Desein” là hiện hữu và thời gian cùng trong một hiện thể.
Heidegger thiết lập lại con đường truyền đạt của mình với tính cách khoa học của hiện thực hiện hữu; ontology = metaphysics trong cùng một nghĩa của hình thức siêu hình. Thiết lập được tức là giúp cho chúng ta không còn bối rối về tư tưởng giữa hiện hữu và thời gian, chắc chắn không còn bối rối hay quẩn quanh ( certain conundrums) thế nào là hìện hữu, thế nào là thời gian. Điều đạt được của Heidegger đã cho phép chúng ta thấy được nguồn cơn của thời gian; đó là vấn đề như đã nêu ra không còn một câu hỏi nào hơn.Mỗi khi chúng ta đặc câu hỏi có hay không có của thời gian, tất cái tồn lưu thời gian đã hiện hữu; tức chúng ta dự đoán được ý thức của hiện hữu và gần như điều đó không thể tránh xa hơn được, chúng ta phải hiểu rằng sự hiện diện đó như khởi đầu để cảm nhận về hiện hữu.Nhưng Hiện hữu và Thời gian là đúng, tiếp cận của chúng ta là hiện diện trực tiếp với thời gian. Để rồi thời gian không thể nào phụ thuộc vào sự hiện diện đó; thời gian tự nó làm nên sự hiện diện đúng nghiã. Heidegger thiết lập thời gian có hệ thống là phương án có tính cách khoa học của hiện hữu trong hình thức siêu hình, nghiã là không phá hủy hay đánh đổ học thuyết đó (demolition). Nó mang lại một giá trị có hạn mức của phương án. Một khoa học về hiện hữu có tính cách hợp lý trong lãnh vực như là một thứ khoa học hiện hữu, được bao trùm toàn diện trong cái điều mà Heidegger gọi là “Dasein” nghĩa là hiện hữu tuyệt đối “being and beings”. Thật vậy; điều đó sáng tỏ “Da-sein “ là nhất quán với thời gian và có tính sử học, là hiện hữu tại thế…
Tuy nhiên Heidegger để lại cho chúng ta cái điều không giải quyết được nhưng được một ý niệm tươi sáng hơn, mới mẻ hơn trong triết thuyết của ông.
Qua bao nhiêu giai đoạn; chúng ta ghi nhận vấn đề đó như một ý thức về Thượng đế mà mỗi qui cách tập quán giữa thời gian và hiện hữu là dữ kiện được coi như học thuyết của Heidegger!
Chủ nghĩa Platon (Platonism) là một năng lực trong thể cách của thần học và học thuyết độc tôn, hai chủ thuyết đó không tạo được ý thức về tôn giáo của họ ngoại trừ tương quan của hiện hữu là bất tận.
Tư tưởng Heidegger chỉ là một gợi ý, một ý niệm cơ bản giữa hiện hữu và thời gian. Có lẽ; làm tươi sáng thêm hơn hay có lẽ cũng là sự khuấy nhiễu không kém. Cho nên chọn lựa về tư duy của Thượng đế như một cái gì đã vượt qua, có thể đó là điều chính xác qua sự hiện diện của thượng đế. Âu đó cũng do định mệnh chìm đắm trong ta (It may be that our deepest destiny) và sẽ không bao giờ trở lại với chúng ta mà tùy thuộc vào thượng đế, để dâng lòng với thượng đế vô biên. Nhưng điều nầy như đánh thức chúng ta nhìn về cái cõi bao la vô tận đó: Giữa khoảng cách hiện hữu và thời gian cũng là nơi gần gũi để thờ phượng Thượng đế...
(mùa sen. rằm tháng 5/2011)
(*) Martin Heidegger: (1889-1976)
- Sanh: 26 Sept 1889 ở Messkirch.Nằm về hướng tây nam Đức quốc.
-1909-1913: Học thần học và triết học ở đại học Freiburg .
-1916: Giảng nghiệm viên đại học Duns Scotus.
-1922: Dạy triết học ở đại học Marburg.
-1927: Phát hành Sein und Zeit (Hiện hữu và Thời gian)
-1927-1976: Dạy và làm việc ở đại học Đức.
-1955: Thăm Pháp quốc.Trở lại Pháp 1966/1968/1969.Kết giao với văn nhân Pháp.Thân hữu với danh họa Georges Braque và nhà thơ René Char.
-Chết: 26 May 1976 tại quê nhà Messkirch Đức quốc.
(1) Đức ngữ: Sein = Là,Thì,Thì-là (đt) Anh ngữ: Be, To Be,To-Be, Being = Hiện hữu.
Đức ngữ: Dasein/ Da-sein = Hiện hữu/ Hiện hữu-tại thế. Anh ngữ: Being/ Being-here.
SÁCH ĐỌC:
-Introduction to Metaphysics. by Martin Heidegger. Yale Nota Bene. New Haven&London 2000.
-Martin Heidegger by George Steiner. Viking Press.NY USA 1979
-Basic Concepts by Martin Heidegger. Translated by Gary E. Aylesworth. Indiana University Press.USA 1993.
***