Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.192
123.209.170
 
Thiền Nhật Bản
Võ Công Liêm

 

           

 

    Thiền Phật giáo Nhật bắt đầu từ thế kỷ thứ mười ba. Nó đến trong một hoàn cảnh tế nhị của trà đạo (the tea cult). Trà đem lại một sự trầm ngâm, tĩnh lự; những vị Thiền sư nhìn nhận trong cách thức uống trà đã gieo vào một tinh thần trong sáng và một trí tuệ minh mẫn, và; từ đó truyền lưu qua bao thế kỷ, một phép tu tập công phu và tinh xảo. Tông đồ Thiền coi đây như cứu cánh của họ để đạt tới sự thanh thản của tâm hồn, một tri nhận thanh cao diệu vợi trong đời sống thuộc ‘tâm linh’ của con người.

Thiền Nhật Bản (Japan Zen) lấy từ Ch’an (Thiền-na) của Trung hoa du nhập vào đất Nhật làm tan vỡ ảo tưởng qua những tập truyền tu học Phật trước đây và làm suy tàn những giáo phái khác nhau còn truyền lưu trong nhân gian Nhật. Cuối cùng Thiền-na / Zen được nâng cao như một giáo phái ở Nhật và được mở rộng vào lãnh vực chính trị, văn hóa với một sức mạnh thuộc về tinh thần. Xuyên qua hằng thế kỷ người Nhật đã tu tập và truyền thừa trong tinh thần tĩnh hơn động kể cả võ thuật và kiếm thuật.

Phật giáo chính thức truyền vào Nhật Bản vào năm 552 (Tl) và; từ đó đi sâu vào lịch sử văn hóa Nhật; một cống hiến của Phật đưa tâm thức đến một trí tuệ viên mãn, không vọng động ngay cả ý thức suy niệm về thi ca và nghệ thuật. Thiền Nhật xuất thân từ những đỉnh cao Phật pháp của Trung Hoa và Ấn Độ. Giai đọan phát triển mạnh về Thiền Nhật vào thời điểm 574-622 khời từ đó có một số tu sĩ du hành đến Trung Hoa để học đạo với một ý nghĩa bao hàm trong tinh thần hướng tới đất nước và con người. Rứa thì phép tu Thiền Nhật mang lại ý nghĩa chi? -Ngoài việc tu tập còn tìm thấy đâu là căn nguyên minh triết trong mọi lãnh vực đời sống của Nhật. Cốt tủy của Thiền Nhật là trầm lắng để nhận thức. Mở rộng tư duy để đạt tới ‘tha lực /tariki’ đó là tông chỉ, một tâm thức của thiền phát hiện ở thế kỷ thứ mười ba. Thiền định (dhyana) Nhật là lắng đọng qua một trí tuệ siêu việt tức đạt tới giác ngộ, một thứ trực giác tánh không là cứu cánh hiện hữu của vạn hữu để thoát khỏi những phiền trược với một tâm thức chủ động không lay chuyển trước vũ trụ bên ngoài mà hội nhập trong một tâm thức nội tại để quán định. Rứa cho nên chi thiền là thuật ngữ của tu (sửa) cái tâm cho được bằng phẳng, một hiện hữu cá biệt và thường hằng. Nói như rứa có vòng vo tam quốc chí diễn nghĩa cho phép tu thiền Nhật?-Không!Thiền là diệt ngã đi từ Pháp-vô-ngã sang Nhân-vô-ngã mà trùng trùng duyên khởi (pratityasammutpàda) chính hai cái thứ này nó nằm trong hai giáo phái (Tiểu thừa và Đại thừa) mà ra. Thiền Nhật Bản là một đóng góp cực kỳ trong sáng. Là đi ngay vào chính đối tượng và nhìn nó. Nhìn nó là nhìn cái chi rứa? -Là nhìn thấy bên trong nội thể. Thí dụ: tôi nhìn tôi trên vách là tôi đã hóa trị chính tôi qua một hình ảnh khác của tôi; nghĩa là trong chính nó có một sự rung động riêng tư là bản ngã tự tại ở chính tôi. Tức nhận ra được hữu ngã và vô ngã. Lối nhận thức thiền Nhật là đánh thức nó ra khỏi cái ảo của vô thức. Là; không còn chất chứa những gì thuộc về ngã…Đó là phương tiện thiện xảo của phép tu thiền Nhật.

Dẫn ở đây một chuyện kể ở thế kỷ thứ mười hai: Tu sĩ Nhật đầu tiên hành đạo đã tìm đến Trung Hoa để học đạo ‘Thiền’; khi trở về thì có lệnh diện kiến. Với lý do gì? Vào lúc ấy sư chỉ nhớ lại buổi gặp gở hoàng đế Lương Vũ Đế Trung Hoa và Thiền sư Ấn Độ là Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma) vào bảy trăm năm trước đó. Nhật hoàng triệu sư vào để thuyết về những gì đã tu học ở giáo phái mới lạ đó. Hốt nhiên; không trả lời gì hơn bằng cách thổi tiếng sáo vi vu rồi lặng lẽ bước ra đi. Cả triều thần bàng hoàng trong thái độ của vị sư (hình như danh tính sư là Khương Lự (Kakua). Nhưng; phải chăng có cái gì mông lung, huyền ảo được bày tỏ qua ý niệm của giáo điều vô ngôn tự của Trung Hoa? –But; what more ideal expression of China’s wordless doctrine? Một thứ vô ngôn tự nằm trong công-án thiền? Thế mà tiếp xúc với Trung Hoa nửa đường thì ngưng nghỉ ở thời gian Trung Hoa có những biến động thay đổi -tuồng như có dấu hiệu bùng lên chiếm ưu thế thống trị của môn phái Thiền-na-.Vì rứa mà phiá người Nhật nhận ra ‘tánh không’ ở môn phái này; trong khi họ tiếp giao để khôi phục trở lại vào đầu thế kỷ thứ mười hai. –Consequently the Japanese had heard almost ‘nothing’ about this sect when contacts resumed in the twelfth century. Điều kinh ngạc mà họ đã khám phá ra rằng Phật Giáo Trung Hoa trở nên Thiền /Ch’an vốn đã có từ lâu. Chuyện Thiền-na trồng vào đất Nhật được coi là việc tồn lưu cho đến hôm nay và coi đây là di sản văn hóa và phép tu học của Nhật Bản. Từ điểm đó; Thiền-na như một vận mệnh chuyển hướng xa dần và tàn rụi ở Trung Hoa. Có lẽ mấu chốt đó cho chúng ta xét lại sơ bộ truyền thống Phật giáo Nhật Bản là bước đầu tiên khai mở một môn phái (sect) về thiền (Zen). Trong lúc đó ở thế kỷ thứ sáu là thời điểm xuất hiện một Bồ-Đề-Đạt-Ma.Tượng phật, kinh điển đều được truyền vào Nhật như một chứng tích để về sau tu tập hoặc dùng để thuyết minh. Từ chỗ đó về sau thiền Nhật Bản chịu ảnh hưởng qua nhiều hệ phái khác nhau ở Trung Hoa của Trung-Sơn (Tung-Shan 807-869) và Tào-Sơn (Ts’ao-Shan 840-901) để thành hình những hệ phái chính ở Nhật sau này gọi là thiền phái Rinzai và Soto. Giữa hai hệ phái Thiền này đem lại những kết quả khác biệt. Kết quả Thiền Soto trở nên không sâu rộng có tính chất kiềm chế ở phạm vi điạ phương trong khi đó thiền Rinzai trở nên truyền thừa nhập từ văn hóa Trung Hoa cho tới những kẻ lập công. Đây là thời kỳ phát động lập công của chiến sĩ Thiền Rinzai –The result was that Soto became the low-key home-grown Zen, while Rinzai became a vehicle for importing Chinese culture to warrior class. Rứa thì cái chi để nói lên thể chất và tinh thần của Thiền? Hỏi như rứa là nhập vào với Thiền từ trong ra ngoài; là tâm đã khai mở để nhận (ngộ) thấy được thể-tính-thiền. Răng rứa? Có chi mô; cái đó là phép bao che, cung cấp (allowed) để được tồn lưu, tồn lại, tồn lập (survive) và khai hoa nở nhụy (flourish) sum suê hoa lá cành từ thế kỷ này đến thế kỷ khác; ngay cả tư duy thường hay xung đột với những gì có tính chất triết thuyết với bất cứ môi trường, hoàn cảnh nào. Rứa thì làm răng nhìn thấu bên trong sự thể của những câu vấn đáp tối nghĩa (koan) của những ông thầy dân dã có từ Trung Hoa và Nhật Bản? Hỏi như rứa là tréo cẳng ngỗng. Công án càng ngu ngơ, vớ vẩn chính là câu nói đánh thức cái tâm thân vọng động, biến cái uất khí thành thanh khí của những nhà sư trẻ, những đấng tồng ngồng (middle-age) hay sinh chứng, bởi; cái vọng động tràn ngập thời phải rống, phải quất mới hồi tĩnh; thời tất mới nhập được thiền. Cái sự ‘thiền định’ là dằn lòng (!). Gọi là định (meditation) mà định được là ngộ, chớ không đem lại một mục đích nào cả. Phật nhập định là để thấy được giác ngộ chớ Phật đâu nhập để giai thoát. Mà giải thoát (enlightenment) ai? Phật không giải thoát ai cả mà đưa giải thoát tới với chúng sanh; chớ thật lòng Phật nhập định để đi tới vô-lự. Đi theo đà đó Thiền Nhật Bản hướng tới thông chỉ của tĩnh lự để đạt tới chân như-Phật của vô-lự. Rứa thì vô-lự là cái chi chi? Hỏi làm chi rứa. Vì; càng hỏi càng chất chứa dục tính thì lấy tâm đâu ra mà giải thoát. Vô-lự là ‘thoát’ khỏi một bản ngã tự tại. Rứa thôi! Trái lại; trong đó có cái sự tương thích, kiên định để phê nhận cho Thiền. Bắt phạt, xét xử, ép buộc, rống, quất  là hành vi đối xử tốt từ hiện thực trong đời, trực giác phản tĩnh hoàn cảnh để thích nghi, một quan tâm bận lòng với cái ngã ở giữa một thế giới gọi là lương tâm tập thể trong Thiền (Social Conscience In Zen). Có phải như rứa không? Không răng, không rứa mà trả lời cái hùm-bà-lằn là cả vấn đề rắc rối. Nhưng; đã tu tập thiền thời phải nhận thức trong bất cứ yêu cầu, đòi hỏi của tư duy Thiền –These question are complex, but; they should be acknowledged in any inquiry into Zen thought. Rứa thì Thiền Nhật Bản muốn nói cái chi? -Đó cũng là vấn đề thuộc quan điểm: Mong muốn thấy được Thiền nhưng vì yếu đuối, không bền mà gắn vào đó một viễn cảnh phê phán để gián tiếp chối bỏ cái sự ép mình trong ‘luật điều im lặng’. Ở đây cho thấy những gì phạm phải trong việc tôi luyện Thiền là sự cớ không lay chuyển lòng kiên định mà duy trì sự cân bằng giữa thể xác và tinh thần. Thiền Nhật Bản là phân biệt được tính đặc thù tu tập Thiền giữa bản ngã tự tại (oneself) và vũ trụ bên ngoài, đấy là việc đầu tiên để hòa nhập. Cho nên chi; không gì hơn là mình thương mình (self-love) là sự lý có thể cho là được; cái lý này đi tới kiên định tự nhiên trong một cảm tính thuộc tất cả mọi điều. Thiền dạy và tu tập để trở nên ‘tu sĩ’ trong cái gọi là lấp lánh; một sự uyên thâm triết học luân lý đạo đức –Zen teachings become, in a twinkling; a profound moral philosophy. Rứa thì ở đâu là không có sự phân biệt đặc thù giữa vũ trụ và chính chúng ta? Câu hỏi đó là chân tình của người tu học Phật thiền.-Nó có một ý niệm về sự tư kỷ (the ego) là cái không thỏa đáng, thích hợp cho đặc thù tu tập Thiền. Ngặt của phép tu Thiền là: chúng ta không thể nghĩ cái gì của chúng ta đồng thời không nghĩ đến điều khác. Thế nhưng; Thiền thì không có một mảy may hay ám ảnh cái tự tại, nhưng; lại ám ảnh hoài nghi với vũ trụ ngoại giới. Sự thật của Thiền là biến động ở nội quan cần triệt tiêu cái bản ngã tự tại đó thì may ra tới được cửa thiền. Rứa thì Thiền Nhật Bản đòi hỏi cái chi? -Thiền là tìm hiểu, điều nghiên trí tuệ. Tìm nơi mô? -Thiền là ý thức có thể tìm thấy nơi phân tâm học (psychoanalysis) là không có chi lấy làm lạ. Tĩnh lự kéo dài một cách thông thường đưa tới một tâm thần hỗn loạn –Meditation has long been used to still the distraught mind. Những nhà nghiên cứu Nhật học hỏi, tìm tòi hậu quả đưa tới việc tĩnh lự là cơ năng hoạt động não qua nhiều năm mà cho đến nay vẫn chưa giải thoát sự kiện một cách điều hòa. Giữa hoàn cảnh tâm sinh lý đó phép tu Thiền Nhật Bản đã ý thức được đôi điều; nhất động, nhất cử đều nhập định. Huệ Năng bửa củi là cả hồn xác đều định niệm, Huệ Khả chặt tay để gặp Bồ-Đề-Đạt-Ma là một định niệm dưới trời đông giá. Cho nên chi suy ra Thiền là việc điều nghiên trí tuệ (Zen and Mind Research) để tiếp cận với đời sống hằng ngày; đái ỉa, ăn ngủ, chơi bời là nhập định xuất thần. Trà đưa ta đến nhập định với ý thức trong suốt nhất. Cái thuộc về bổ sung, trợ vào của trí là phương thức sáng láng hướng đi cho một nhận thức trọn vẹn là năng lực hoán chuyển khác nhau thuộc trí tuệ của con người. Do đó; xẩy ra hay không xẩy ra đối với Thiền Nhật Bản là nhận thức phân định được đường lối tu tập để hóa giải cho một tâm-như-Phật-tính. Suy ra trong cảnh sống thường ngày của người Nhật đã tích lũy và thừa kế tinh thần Thiền. Nhất là trong nghệ thuật Nhật đều chất chứa một sự trầm lắng trong đó. Thí dụ: cảnh sân vườn Nhật không hoa lá cành như người Tây phương mà chứa đựng cái tĩnh trong cái hồn. Thi ca Hài-Kú là dấu nhấn như một biểu tượng đặc thù cách riêng của Nhật. Hiểu được Thiền Nhật Bản là thấy được tính-không trong Thiền. Tính-không (nothingness) là cái vô thức trong Thiền (unconsciouness of Zen). Vô thức là một cái gì để cảm được mà khi cảm được thì nó thuộc vào vô thức vũ trụ; tức là Thiền lao mình vào nguồn sáng tạo (trí tuệ) để đạt chân tướng thực tính của Thiền và uống tất cả sinh khí trong đó để linh hồn Thiền thoát tục. Tu thiền nghe qua tưởng dễ tính nhưng trong Thiền là người khó tính. Răng rứa? -Vũ trụ của Thiền là vô thức, vô thức theo ý nghĩa của Thiền là huyền nhiệm, cái vô tri, vô lự chính vì rứa mà Thiền có tính cách phi khoa học. Nói ra nghe như mâu thuẩn nội tại của Thiền, ngược lại nó tỏ ra một sự thân thiết gần gũi giữa tổ và sư, gần gũi giữa người và vật. Do đó; ý thức được vô thức là đòi hỏi tôi luyện công phu. Thiền sư Nhật Trạch Am Tôn Cổ (Takuan (1573-1645) nói: ‘luôn giữ trạng thái trôi chảy nếu nó ngưng chảy là chận đứng, gián đọan có hại cho sự an tâm thì coi như tâm mờ, phiền não chiếm cứ’. Trạch Am cho dó là ‘bát nhã bất động’ tương đương cái vô thức của chúng ta.     

Rứa thì dựa vào đâu để có một sắc tố của Thiền Nhật Bản. Trước hết phải hiểu hình thức nào của Phật giáo đã đến với Nhật. Đến Nhật không phải đến bằng giáo lý mà chủ trương ‘giáo ngoại biệt truyền’ không còn là giáo lý mà đến từ tâm có nghĩa là Tâm-giáo; đây là lược ngữ mà Thiền Nhật mượn ở Thiền Trung Hoa. Vì; tất cả những gì Thiền muốn nói hay thuyết giảng là hướng con đường giác ngộ viên mãn về tâm. Lối nhận thức thực tại của Thiền Nhật Bản là nhìn tới Ngã. Ngã là vực thẳm của chủ thể tính nơi mà ngã trú ngụ. Trú trong cái diện tĩnh của ngã. Ngã là trụ điểm của chủ thể lột tả cái bất động và tĩnh lặng. Nhiều khi ẩn mình trong vô thức mà trở thành bất khả tư nghị. Nói như rứa thì ngã hoành hành để tâm mất đi Bát Nhã. Rứa cho nên chi ngã di chuyển từ Không (nothing) đến vô hạn hữu (infinite) thời tất không còn là đối tượng nghiên cứu tìm học (research) mà trở nên chủ thể tính tuyệt đối. Rứa cho nên chi trong thể tính tuyệt đối ta nhận ra được hai phương diện của ngã: Ngã mạn (Atman) và Vô ngã mạn (Anâtman) là phân tích ra ‘person / vị thể’ và ‘personel / hữu thể’. Từ chỗ đó cho ta thấy được Ngã mạn là hữu thể và Vô ngã mạn là không hữu thể. Thiền Nhật Bản chú tâm ở cái khâu này, khai thác tuyệt đối để đi tới tánh-không. Nghĩa là không có hữu thể và vô hữu thế. Rứa thì làm răng? - e phải tìm mấy ông tổ Thiền lý giải cái khâu này hay cho đây là triết thuyết nhà Phật có những câu ‘đố vui để học’ ẩn tàng trong đó. Phật giáo quả quyết rằng: ‘Chỉ có khổ hiện hữu nhưng không có người chịu khổ; chỉ có hành vi chớ không có tác nhân’. Nói như rứa Thiền Nhật Bản có chịu chấp nhận không? -Nếu không có thiền sinh thì thiền tổ ở với ai và Thiền từ đâu tới. Thiền Nhật Bản hành theo ý Phật ‘theo lấy’ và ‘giữ lấy’. Vòng vo tam quốc; rứa thì ngã đi đâu? -Đi đâu mà đi. Đi vào cõi sát-na-tha hay đi vào hành-vô-thường. Rứa cho nên chi ngã là giả hợp của Ngũ-uẩn tức vô-ngã-vô-thường-ngã. Thôi thì tìm một lối thoát khác để đạt tới phương tiện thiện xảo trong phép tu thiền Nhật Bản qua lời của linh mục Trần Thái Đỉnh: ‘vạn vật vô ngã có nghĩa là trong vạn vật không có sự vật nào là ngã hết… ngã hay không ngã ở nơi chính mình nó’. Thực ra; ngã ở đây là ý thức chớ không phải ý thức trải nghiệm (conscience-emphique); ý thức này là ý thức tự qui, ý thức siêu nghiệm (conscience-transcendental). Nói gọn lại; ngã của vô thức hay ngã của hữu thức đều nằm trong một bản thể tự tại, nó là quần đảo giữa đại dương. Diệt ngã thời hãy nhìn vào ngọn sóng, ngã sẽ tiêu tan không còn vướng bụi trần. Răng nghe khó rứa? -Phật không khó mà chúng sanh khó. Rứa thì lấy chi để hóa giải? -Cái vọng niệm trong con người còn tồn lại, tồn lui, tồn lợi, tồn lập, tồn loa không chịu thoát thì làm răng tới được cửa Niết Bàn; nó vấn vương, theo đuổi mà cần có cái vô-niệm để diệt ngã, tức lấy độc trị độc thì căn bệnh trầm luân không còn tụ mà đạt được tâm-bồ-đề (bồ đề dạ bồ đà dạ) hiểu được là Giác tức tự giác giác tha hay còn gọi là giác-tha-la. Vì; ‘tri bất tri thượng, bất tri tri bệnh’. Biết được cái không biết là cao. Không biết cái biết đó là bệnh, nhưng; nhiều khi biết ra được thì hết bệnh. Tu tập của Thiền là ở cái cốt tủy đó! Nói cho dễ đả thông: Phi tri, phi bất tri nghĩa là không cần biết, chả cần biết. Ngộ ra được tức là tâm-ngộ. Đấy là Đạo của Thiền. Phá-ngã là phá-chấp là Bát Nhã với một tinh thần Không-Bát-Nhã: là Giác, Niết-bàn, Chân-tâm là Thiền tâm.

 

Con đường Thiền Nhật Bản cũng như những dòng Thiền khác trên cõi đời này còn tiếp tục đi; đi mãi trên một lộ trình không tới. Thiền là vực thẳm của Tâm. Muốn đạt phải Ngộ (Satori). Mà ngộ là chi rứa? -Là khai mở một nội tại viên mãn. Ngoài cái miền sâu thẳm và mênh mông của Tâm thì chả có gì ngộ cả. Thiền muốn sáng tỏ trong việc tu tập thời phải bung lên để thức tỉnh trọn vẹn tâm-như-phật tức tiêu diệt ngã để đi tới vô niệm của vô thức mới đạt tới Tánh-không của Thiền; thời bằng không Thiền  sẽ đông cứng không làm nên ngọn lửa trong tâm. Tâm (Citta) Ý (Mana) và Thức (Vijnãna) là chủ đề và then chốt cho việc tu luyệnThiền; ngoài ra không có chi trong Thiền cả dù đã kinh qua hằng thế kỷ ./.

 

 (ca.ab.yyc. trăng đầy 7/2016)

ĐỌC THÊM:

-  Bồ-Đề-Đạt-Ma (Thiền tổ đầu tiên).

-  Liên Hoa Kinh.

-  Đại Thừa và Bồ Tát.

-  Niềm tin và Lòng xót thương trong Tinh thần Phật giáo Ngày nay.

-  Tâm thức Bồ-Đề-Đạt-Ma và Huệ Khả.

-  Thơ Haikú Nhật Bản.

-  Thể Tính Thiền  (1 và 2).

-  Thiền thơ trong Thi ca.

-  Đại Thừa (Lòng xót thương và Siêu hình).

- Vi Diệu Pháp Kinh

* Những bài đọc trên của võcôngliêm hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.

TRANH VẼ: “Mùa hè Da đỏ / Indian Summer” Khổ: 12” X 16”. Trên giấy bià. Acrylics+Latex House-paint. Vcl# 172016.

 

                                                                              

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3006
Ngày đăng: 12.07.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tình yêu đẹp như vần thơ tuyệt bút - Nguyễn Thanh
Tiểu thuyết Cá Hồi - cảm quan phê phán con người từ góc nhìn sinh thái - Trần Xuân Tiến
Chủ nghĩa Mác-Xít "một lý thuyết cơ bản" - Võ Công Liêm
TRẦN ĐỨC THẢO – Version 1: Những lời trăng trối Hay nhận thức và ân hận muộn màng? - Hiếu Tân
Mạn đàm về câu:"Tam nam bất phú" - Đặng Xuân Xuyến
Từ truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch, trở lại một số cái khó của văn học (Nhân đọc bản thảo tập truyện ngắn “Mối tình đầu”) - Đỗ Quyên
Viễn cảnh hậu hiện đại (vấn đề trong nghệ thuật đương đại) - Võ Công Liêm
Chúng ta mới làm chính trị về môi trường chứ chưa làm môi trường... - Nguyễn Anh Tuấn
Văn chương và thời sự: một đóng góp về thể-loại tiểu-thuyết của Đỗ Quyên - Trần Văn Nam
Thơ Nguyễn Đức Tùng, nơi câu chuyện bắt đầu bằng ngôn ngữ khác - Nguyễn Đức Tùng
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)