Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.216
123.207.175
 
Henry Kissinger có lương tâm hay không?
Hiếu Tân

 

 

 

Những tài liệu mới công bố tiết lộ nhiều hơn về vai trò của Henry Kissinger trong cuộc Chiến tranh Bẩn thỉu của Argentina. PHOTOGRAPH BY STECHE / ULLSTEIN BILD VIA GETTY

 

Tháng Ba vừa rồi, Tổng thống Obama tới Argentina để gặp Tổng thống mới của nước này, Mauricio Marci, khi xuất hiện trước công chúng ông bị những người phản đối bám sát ồn ào đòi giải thích và xin lỗi về những chính sách của Hoa Kỳ trong quá khứ và hiện tại. Ít có nước nào ở phương Tây mà phong trào chống Mỹ biểu hiện om xòm và dai dẳng như Argentina, nơi mà nền văn hóa bị chính trị hoá cao độ với những nỗi bất bình dính liền với nhiều vấn  đề của đất nước được đổ cho Mỹ. Đặc biệt ở phái tả có những nỗi oán hận kéo dài về sự ủng hộ rộng rãi của chính phủ Mỹ cho giới quân sự cánh hữu Argentina, kẻ đã cướp chính quyền năm 1976 và phát động một cuộc “Chiến tranh Bẩn thỉu” chống phái tả khiến cho hàng nghìn người chết trong bảy năm sau đó.

 

Chuyến thăm của Obama trùng với kỉ niệm bốn mươi năm cuộc đảo chính. Ông đã bày tỏ sự tôn kính sâu sắc các nạn nhân của cuộc Chiến tranh Bẩn thỉu bằng cách đến thăm một điện thờ họ ở ngoại ô Buenos Aires. Trong một bài phát biểu tại điện thờ đó, Obama ghi nhận điều mà ông mô tả là tội chểnh mảng của người Mỹ, nhưng ông không đưa ra lời xin lỗi đầy đủ. “Những người dân chủ phải có can đảm thừa nhận khi chúng ta không sống đúng với những lí tưởng mà chúng ta bảo vệ,” ông nói. Và chúng ta đã chậm lên tiếng về quyền con người, và đó là trường hợp ở đây.”

   Trong việc chuẩn bị gấp cho chuyến đi của Obama, Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, đã tuyên bố chính phủ có ý định bạch hoá hàng ngàn tài liệu quân sự và tình báo của Mỹ gắn với thời kì rối ren ấy ở Argentina. Đó là một cử chỉ thiện chí nhằm thông báo về những cố gắng mà Obama đang tiến hành để thay đổi động lực các mối quan hệ Hoa Kỳ – Mỹ Latin – “để chôn đi di sản cuối cùng của Chiến tranh Lạnh,” ông nói ở Habana trong cùng chuyến đi này.

 

Tuần trước, đợt đầu tiên của những tài tiệu được bạch hóa đó đã được tung ra. Các tài liệu đó tiết lộ cho thấy các quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi đó đã biết tường tận về bản chất khát máu của giới quân phiệt Argentina, và một số người đã hoảng sợ về những gì họ biết. Những người khác, nhất là Henry Kissinger, thì không. Trong một bức mật điện năm 1978 Raúl Castro, đại sứ Hoa Kỳ, viết về cuộc viếng thăm của Henry Kissinger đến Buenos Aires, nơi ông là khách của nhà độc tài Jorge Rafael Videla, trong khi nước này đăng cai World Cup. “Điều quan ngại duy nhất của tôi là lời khen ngợi lặp lại nhiều lần của Kissinger về hành động của Argentina trong cuộc quét sạch khủng bố có thể ở một mức độ đáng kể đã thấm vào những cái đầu chủ nhân” Castro viết. Vị Đại sứ tiếp tục viết, một cách bực bội, “Có một nguy cơ là Argentina có thể sử dụng lời khen của Kissinger để biện hộ cho việc làm cứng rắn thêm lập trường nhân quyền của họ.”

Những tiết lộ mới nhất này đã vẽ ra bức chân dung Kissinger như một kẻ nhẫn tâm cổ vũ, nếu không nói là đồng lõa, cho các chế độ quân phiệt Mỹ Latin dấn mình vào những tội ác chiến tranh. Những bằng chứng lộ ra trong lần bạch hoá trước, dưới thời Clinton, cho biết Kissinger không chỉ đã biết về những gì giới quân phiệt hồi đó đang làm, mà còn tích cực cổ vũ nó. Hai ngày sau cuộc đảo chính Argentina, Kissiner được trợ lí Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề Liên-Mỹ, Willian Rogers, thông báo vắn tắt tình hình, và đã cảnh báo ông ta: “Tôi nghĩ chúng ta phải chờ đợi một cuộc đàn áp lớn, có lẽ đổ rất nhiều máu, sắp diễn ra ở Argentina. Tôi nghĩ họ sẽ phải xuống tay rất nặng không chỉ với khủng bố, mà với những người bất đồng chính kiến của các công đoàn và các đảng của họ.” Kissinger trả lời: “Dù họ có cơ hội gì, thì họ cũng sẽ cần một ít can đảm... bởi vì tôi thật sự muốn cổ vũ họ. Tôi không muốn gây cho họ cảm giác rằng Hoa Kỳ sẽ ngăn cản họ.”

 

Dưới sự chỉ đạo của Kissinger, chắc chắn họ không bị cản trở. Liền sau cuộc đảo chính, Kissinger đã gửi ngay lời động viên đến các tướng lĩnh và củng cố thêm thông điệp ấy bằng cách xúc tiến một gói viện trợ an ninh. Trong một cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Argentina hai tháng sau đó, Kissinger khuyên ông này, theo một bản ghi nhớ về cuộc nói chuyện này, “Chúng tôi biết các ông đang trong thời kì khó khăn. Đây là một thời kì lạ lùng, khi những hoạt động chính trị, tội ác và khủng bố kết lại với nhau, không tách bạch ra được. Chúng tôi hiểu các ông phải thiết lập quyền lực...Nếu có những việc cần phải làm, các ông nên làm cho nhanh gọn.”

Các lực lượng quân sự Argentina đã phát động cuộc chính biến để mở rộng và thể chế hóa một cuộc chiến tranh đang tiếp diễn chống quân du kích phái tả và những người ủng hộ họ. Họ gọi chiến dịch của họ là Tiến trình Cải tổ Đất nước, hay đơn giản hơn “el proceso” (“tiến trình”). Trong cuộc Chiến tranh Bẩn thỉu, như sau này được biết, có đến ba mươi nghìn người bị các lực lượng an ninh bắt cóc, tra tấn và hành hình bí mật. Hàng trăm người tình nghi bị chôn trong những nấm mồ tập thể vô danh, trong khi hàng nghìn người khác bị xé hết quần áo, bị đánh thuốc mê và ném lên những máy bay quân sự rồi quẳng xuống biển từ trên không trong khi họ còn sống. Thuật ngữ “los desaparecidos” (“sự biến mất”) trở thành một trong những đóng góp của Argentina vào kho từ vựng thế giới.

Vào thời gian đảo chính, Gerald Ford là quyền tổng thống Hoa Kỳ và Kissinger vừa là Ngoại trưởng vừa là cố vấn an ninh quốc gia, như dưới thời Nixon. Ngay sau cuộc đảo chính Argentina, theo đề nghị của Kissinger, Quốc hội Mỹ đã chấp thuận yêu cầu chi năm mươi triệu đô la viện trợ an ninh cho tập đoàn quân phiệt; được bổ sung thêm ba mươi triệu đô la nữa trước cuối năm đó. Các chương trình huấn luyện quân sự, bán máy bay trị giá hàng trăm triệu đô la cũng được thông qua. Năm 1978, năm thứ hai trong nhiệm kì tổng thống của Jimmy Carter, những mối quan ngại ngày càng lên về những vụ vi phạm nhân quyền đã chấm dứt viện trợ Mỹ. Sau đó, chính phủ mới tìm cách cắt viện trợ tài chính quốc tế cho tập đoàn quân phiệt. Tuy nhiên, vào đầu năm 1981, khi Reagan vào Nhà Trắng, những hạn chế đó được dỡ bỏ.     

Trong thực tế, không có bất cứ hậu quả pháp lí nào cho Kissinger vì những hoạt động của ông ta tại Chile, nơi ba nghìn người bị giết bởi bọn ác ôn của Pinochet, hay những hành động ở Việt Nam và Cambodia, nơi ông ta ra lệnh ném bom lấy đi sinh mạng của vô số thường dân. Một trong những người phê phán ông ta trước nhất là Christopher Hitchens, năm 2001 đã viết một bản cáo trạng dài bằng cả quyển sách, nhan đề “Vụ án Kissinger”. Hitchens kêu gọi khởi tố Kissinger “về những tội ác chiến tranh, về những tội ác chống loài người, và về những sự vi phạm thông luật, hay luật phong tục, hay luật quốc tế, trong đó có tội âm mưu giết người, bắt cóc, và tra tấn.”

 

 Tất nhiên, trong khi đang diễn ra cuộc Chiến tranh Bẩn thỉu, các viên tướng của nó thường xuyên phủ nhận bất cứ sự việc tồi tệ nào có xảy ra. Bị hỏi về “los desaparecidos”, lãnh đạo cuộc đảo chính, tướng Videla, giải thích với vẻ mập mờ ớn lạnh: “Những kẻ bị biến mất đơn giản là thế này: bị biến mất. Bọn họ không còn sống mà cũng chẳng phải đã chết. Họ bị biến mất.” Những sĩ quan khác gợi ý rằng những người mất tích có lẽ đang lẩn trốn, tiến hành các hoạt động khủng bố chống lại tổ quốc. Thật ra đại đa số những người này đang bị các nhân viên ăn lương chính phủ đối xử hung bạo trong các nhà tù bí mật, và sau đó bị hành hình. Như đã xảy ra ở Đức trong thời kì Holocaust, phần lớn người Argentina hiểu điều gì đang thật sự diễn ra, nhưng giữ im lặng vì đồng loã, hoặc sợ hãi. Một điệp khúc “không trông thấy gì” được áp dụng bởi những người Argentina chứng kiến hàng xóm của mình bị những kẻ mặc thường phục lôi ra khỏi nhà và không bao giờ trở về nữa “Algo habrán hecho”— “chắc họ đã có làm chuyện gì đó.”

  Chúng tôi đã nhiều lần xem xét lại bằng chứng về sự nhẫn tâm của Kissinger. Một số trong đó gây choáng váng không thể giải thích nổi. Có một vẻ kẻ cả nghênh ngang trong những nhận xét của Kissinger. Có lẽ, nó có thể giải thích được nếu ông ta chưa bao giờ nắm quyền lực, giống như ứng viên tổng thống thường xúc phạm vô cớ Donald Trump - cho đến lúc này. Và người ta có một nhận thức rằng, Kissinger, nhân vật trụ lại lâu nhất và bị thiên hạ bỏ rơi tiêu biểu nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ, nhưng là một trong những người bị người ta sợ và khinh bỉ vì tính vô đạo đức trong công vụ của mình, tuy vẫn được thiết chế chính trị bảo vệ bằng cách ghi nhận công lao cuả chính những sự phục vụ ấy. Người ta nghĩ đến những William Tecumseh Sherman, Curtis LeMay, Robert McNamara, và gần đây, Donald Rumsfeld.

Trong tập tài liệu đáng chú ý năm 2003 của Errol Morris “Màn sương mù Chiến tranh” chúng ta thấy rằng Mc Namara, khi đó tám mươi tuổi, là một người bị dày vò đang cố gắng hoà giải – không thành công – với gánh nặng đạo đức khổng lồ của hành động của ông ta với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Mc Namara gần đây đã viết một hồi kí trong đó ông cố níu lấy di sản của mình. Trong khoảng thời gian đó, một nhà báo tên là Stephen Talbot phỏng vấn Mc Namara và sau đó cũng có được một cuộc phỏng vấn với Kissinger. Như sau đó ông viết về cuộc gặp đầu tiên với Kissinger, “Tôi nói với ông ta tôi vừa phỏng vấn Robert Mc Namara tại Washington. Làm thế để khiến ông ta chú ý. Ông ta thôi không cố đuổi tôi nữa. Rồi sau đó ông ấy làm một việc phi thường. Ông ấy bắt đầu khóc. Nhưng không, không phải những giọt nước mắt thật đâu. Trước mắt tôi, Henrry Kissinger đang đóng kịch. “Hu hu,” Kissinger nói, giả vờ khóc và quệt mắt. ‘Ông ấy còn đấm ngực nữa, phải không? Vẫn còn cảm thấy có tội.’ Ông ta nói bằng giọng chế giễu, ê a, và vỗ vào ngực mình để nhấn mạnh.”

 

 Mc Namara chết năm 2009, cũng bằng tuổi Kissinger bây giờ, chín mươi ba – nhưng cuộc vật lộn công khai muộn mằn của ông với lương tâm giúp làm tan đi đám mây che mờ thanh danh của ông. Bây giờ là lúc gần kết thúc cuộc đời, Kissinger đáng lẽ phải tự hỏi di sản của chính ông là gì. Ông ta có thể thôi đừng yên trí rằng ít nhất việc ông ta đã kiên định ủng hộ cho dự án siêu cường của Mỹ, cho dù nó đáng giá bao nhiêu sinh mạng, sẽ là một phần quan trọng trong di sản của ông. Tuy nhiên, không giống như Mc Namara, người mà những cố gắng đạo đức bị Kissinger coi khinh như thế, Kissinger đã bộc lộ sự thiếu lương tâm. Và vì thế, có lẽ, gần như chắc chắn rằng lịch sử sẽ không dễ dàng tha tội cho ông.

 

 

 

Jon Lee Anderson*

 New Yorker, 20 tháng Tám 2016

 

http://www.newyorker.com/news/news-desk/does-henry-kissinger-have-a-conscience?mbid=nl_160820_Daily&CNDID=38071025&spMailingID=9386487&spUserID=MTMzMTg0MzM2NzkyS0&spJobID=981613478&spReportId=OTgxNjEzNDc4S0

 

Hiếu Tân dịch 

260816

 

______________________________________

* Jon Lee Anderson, biên tập viên, cộng tác với  The New Yorker từ năm 1998.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 3196
Ngày đăng: 27.08.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tại sao "Trump mới" không có gì mới cho lắm. (Why "New Trump" isn't so new) - Hiếu Tân
Hãy nói thẳng thắn về Trump - Hiếu Tân
Những nhà độc tài ưa thích của Trump: Trong những tên bạo chúa bị phỉ nhổ, ứng viên Đảng Cộng hòa tìm thấy những nét để ca ngợi. - Hiếu Tân
Từ Brexit nhìn ra: phe dân túy Châu Âu lội ngược dòng chống lại xu thế nhập cư và toàn cầu hóa - Hiếu Tân
Người dân Venezuela nổi lên cướp bóc khi cái đói thít chặt đất nước. - Hiếu Tân
Lời lẽ mạnh mẽ của Mr. Obama về khủng bố - Hiếu Tân
Philippines dường muốn tách khỏi liên minh an ninh lâu dài với Mỹ - Hiếu Tân
Làm thế nào cứu nước Mỹ khỏi Donald Trump? - Hiếu Tân
Tính cách Mao-it của Donald Trump - Hiếu Tân
Chủ nghĩa bài trí thức theo phong cách Trung Hoa - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)