Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.192
123.208.036
 
Nhà giáo Vĩ Đại Hồ Chí Minh
Nguyễn Phúc Nghiệp

Hồ Chí Minh - vị anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới - trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của mình luôn xem giáo dục nói chung và nghề dạy học nói riêng là một trong những lĩnh vực không thể thiếu được cho sự vận động cách mạng, nhằm thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của dân tộc nhanh chóng giành được thắng lợi. Việc dạy học của Hồ Chí Minh được thấy qua các sự kiện như sau:

 

1. GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG DỤC THANH (PHAN THIẾT):

 

Khoảng đầu tháng 9-1910, trước khi ra đi tìm đường cứu nước, trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Hồ Chí Minh, dưới tên gọi Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết; và tại đây, Người đã xin dạy học ở trường Dục Thanh. Đây là một trường tư thục do các nhân sĩ yêu nước Nguyễn Trọng Lôi và Nguyễn Quý Anh thành lập năm 1907.

 

Thời gian đầu, thầy Thành ở nhà cụ Hồ Tá Bang, sau chuyển ra ở cùng với học sinh nội trú của trường tại vườn nhà của ông Nguyễn Quý Anh. Tại trường Dục Thanh, Người được phân công dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp nhì. Thầy dạy rất tận tâm, hết lòng thương yêu, chăm sóc học sinh. Thầy thường phổ biến cho học sinh những bài thơ ca yêu nước, chẳng hạn như bài Á tế á ca, bài ca hớt tóc, v.v... Thầy còn phụ trách thể dục buổi sáng của nhà trường, chăm lo xây dựng tủ sách, hướng dẫn học sinh tham quan phong cảnh trong vùng. Với kiến thức uyên thâm, lối sống giản dị, hòa nhã và sự tận tâm trong nghề dạy học, Người được đồng nghiệp kính trọng, học sinh thương yêu, quý mến.

 

Sau mấy tháng dạy học, khoảng tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành lưu luyến rời trường Dục Thanh đi vào Sài Gòn. Khi đến thành phố được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, Người xin được việc làm trên tàu Amiral Latouche Tréville. Ngày 5-6-1911, Người từ cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn rời Tổ quốc đi sang Pháp nhằm thực hiện hoài bão từng nung nấu là sang Pháp và các nước phương Tây để xem “họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào chúng ta”. Mấy ngày sau đó, Người viết thư gởi cho thầy giáo Hải, dạy tiếng Pháp ở trường Dục Thanh, báo tin mình đã đi ra nước ngoài. Bức thư đó đã được đọc cho thầy trò của trường nghe trong buổi tiệc tiễn một số học sinh của trường ra Huế học. Tất cả đều khâm phục lòng yêu nước và ý chí vượt khó của người thầy giáo trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành.

 

2. GIẢNG DẠY Ở QUẢNG CHÂU (TRUNG QUỐC):

 

Tháng 6-1925, ở Quảng Châu (TQ), dưới tên gọi Lý Thụy, Hồ Chí Minh sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Để đào tạo cán bộ cho Hội, Người đã mở lớp huấn luyện chính trị tại nhà số 13/1 phố Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Phần lớn học viên là những thanh niên VN yêu nước, xuất thân từ học sinh, trí thức. Chương trình học rất phong phú, tựu trung xoay quanh ba nội dung lớn là cách mạng thế giới, cách mạng VN và phương pháp vận động cách mạng. Tại các lớp huấn luyện, Hồ Chí Minh vừa là người tổ chức, vừa là người giảng dạy duy nhất. Về sự kiện này, tác giả Hồng Hà trong quyển Bác Hồ trên đất nước Lênin viết: “Lớp học đặt trên gác ba, quay quần một số thanh niên VN yêu nước với một thầy giáo duy nhất và cũng rất thanh niên là anh Nguyễn. Anh đem tiền long kiếm được để thuê nhà và nuôi học trò, những cán bộ tương lai của Đảng và của phong trào. Khai giảng lớp học, anh nói chân thành với lớp người true vừa được giác ngộ: muốn sống phải làm cách mạng... làm cách mạng phải có quyết tâm, chịu hy  sinh, bền gan và đoàn kết nhau lại. Lớp học phố Văn Minh trở thành tổ ấm của Anh. Bận rất nhiều công việc khác, còn chút thời giờ nào Anh đều dành cho lớp. Anh tổ chức những giờ sinh hoạt văn nghệ, bắt nhịp cho học sinh hát. Anh dịch bài Quốc tế ca ra tiếng Việt theo thể thơ lục bát rất dân tộc để học sinh dễ nhớ. Anh xuống bếp ăn của lớp học xem việc nấu nướng, nhắc nhở chị cấp dưỡng phải nấu làm sao để học sinh ăn đủ chất. Nhiều tối khuya, Anh đến xem học sinh ngủ có giăng mùng và đắp mền cẩn thận hay không. Ngoài những giờ trên lớp, Anh còn đến dự những buổi thảo luận, những buổi diễn đàn của học sinh, để qua đó nắm những vấn đề mà học sinh chưa hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo để có kế hoạch bổ sung. Sau khóa học, cả lớp kéo lên đồi Hoàng Hoa, đứng trước mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái, thề phục vụ cách mạng suốt đời”.

 

Trong khoảng 2 năm, Hồ Chí Minh đã đào tạo được ba khóa với tổng số 75 học viên. Đa phần những học sinh sau khi tốt nghiệp đều được đưa về nước hoạt động; trong đó có một số học sinh xuất sắc được Người gởi đào tạo tiếp ở trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) và trường Đại học Phương Đông (Liên Xô). Tất cả những học sinh do Người trực tiếp đào tạo, sau đó, đều trở thành cán bộ trọng yếu của Đảng, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào cách mạng ở nước ta vào cuối thập niên 20 của thế kỷ vừa qua phát triển mạnh mẽ.

 

3. GIẢNG DẠY Ở XIÊM (THÁI LAN):

 

Theo sự phân công của Quốc tế Cộng sản, tháng 7-1928, Hồ Chí Minh đến Xiêm vận

động cách mạng.

 

Tại đây, Người mang tên Thầu Chín và hoạt động trong giới kiều bào ta ở nhiều nơi, như Bản Đông, U Đon, Noọng Khai, Sa Côn và Mục Đa Han thuộc miền Trung, miền Tây và miền Đông Bắc nước Xiêm. Trong thời gian này, Người mở lớp huấn luyện cán bộ Việt Nam đang hoạt động tại Xiêm và dịch hai cuốn sách Nhân loại tiến hóa sử Cộng sản A.B.C từ tiếng Pháp sang tiếng Việt để làm tài liệu giảng dạy và tuyên truyền.

 

Đồng thời, Người còn cùng ăn, cùng ở và cùng làm với bà con Việt kiều, được tất cả mọi người yêu mến. Người giáo dục kiều bào ta tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân bạn; khuyên bà con, nhất là giới trẻ, học chữ Xiêm, tiếng Xiêm; bên cạnh đó, Người còn mở các lớp dạy chữ Việt cho mọi người. Người còn vận động chính phủ Xiêm cho giới Việt kiều được mở trường học; và khi được cấp giấy phép, Người rất vui mừng và tham gia gánh gạch, đào móng, đắp nền, cùng với bà con xây trường.

 

Đến tháng 11-1929, Người rời Xiêm đi Trung Quốc. Trong thời gian hoạt động ở Xiêm, Hồ Chí Minh đã làm rất nhiều cho công tác giáo dục, cả về giáo dục chính trị lẫn giáo dục văn hóa, tuyên truyền và tổ chức, tạo nên một sự thay đổi lớn trong phong trào Việt kiều ở đây.

 

4. GIẢNG DẠY Ở CĂN CỨ ĐỊA CAO BẰNG (VIỆT NAM):

 

Đầu tháng 1-1941, tại làng Nậm Quang (Tĩnh Tây, Quảng tháng Tám năm 1945 thành công, Hồ Chí Minh nói với đồng bào cả nước rằng, giặc dốt cũng nguy hại như giặc ngoại xâm và giặc đói. Chính vì thế, Người kêu gọi nhân dân cả nước nỗ lực học tập, bởi vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Từ đó, Người xem việc nâng cao dân trí là “một công việc cần phải thực hiện cấp tốc” để làm cho “mọi người Việt Nam, ai cũng đều có kiến thức để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”.

 

Đồng thời, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp giáo dục là vun trồng và bồi dưỡng thế hệ trẻ nhằm kế tục sự nghiệp của cha ông trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 9-1945, Người viết: “Non sông sản Nga, v.v... Tại các lớp huấn luyện, Người rất chú trọng khâu lên lớp và nhất là khâu thực hành, thực tập của học viên; ví như tại một lớp huấn luyện ngắn hạn được tổ chức vào giữa năm 1941, sau khi đã học xong phần lý thuyết, các học viên tập vận dụng những điều đã học vào công tác vận động quần chúng, Người đóng vai quần chúng, các học viên làm người tuyên truyền cách mạng; sau đó, Người nhận xét chỗ sai, chỗ đúng của từng học viên, giúp cho những học viên đó làm tốt công tác cách mạng.

 

5. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC:

 

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, một trong những nội dung cơ bản nhất là xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Thật vậy, ngay sau khi Cách mạng Tây, TQ, sát biên giới với tỉnh Cao Bằng của nước ta), Hồ Chí Minh tổ chức lớp học và trực tiếp huấn luyện chính trị cho 43 cán bộ cách mạng. Các tài liệu để giảng dạy đều do Người biên soạn, sau tập hợp lại, in thành sách có tựa đề là Con đường giải phóng. Đầu tháng 2-1941, sau 30 năm bôn ba tìm con đường cứu nước và hoạt động cách mạng, Người trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tại Pắc Bó (Cao Bằng), mặc dù phải sống và làm việc trong hoàn cảnh cực kỳ gian khổ, nhưng Người vẫn tổ chức và trực tiếp giảng dạy nhiều lớp huấn luyện chính trị và quân sự cho cán bộ. Đồng thời, Người còn dành thời giờ biên soạn và biên dịch nhiều tài liệu quan trọng để phục vụ cho các lớp huấn luyện và tuyên truyền, như các quyển Cách đánh du kích, Lịch sử nước ta, Lịch sử Đảng Cộng VN có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Câu nói nổi tiếng của Người “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” mãi mãi là kim chỉ nam của đường lối giáo dục cho tất cả các giai đoạn của cách mạng VN. Đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc chăm lo giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ. Vì thế, trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập Đảng Cộng sản VN, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhấn mạnh đến việc “tập trung hơn nữa cho sự nghiệp trồng người, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời nay và đời sau là đòi hỏi cấp bách để phát huy nguồn lực trí tuệ và sức sáng tạo của con người VN, đặc biệt là thế hệ trẻ”.

 

Hồ Chí Minh chủ trương giáo dục toàn diện, trong đó đức phải đi đôi với tài, học phải gắn liền với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt, Người luôn kêu gọi mọi người khiêm tốn và kiên trì trong học tập, bởi vì “không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi, do đó, phải chịu khó học tập và kiên trì học tập suốt đời”. Bản thân Người là một gương sáng ngời về tự học và học mãi. Năm 1961, Người nói: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”.

 

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của Thầy Cô giáo trong hoạt động giáo dục. Người khẳng định: “không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo dục, không có cán bộ thì không có kinh tế - văn hóa” “nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng CNXH được?”.

 

Tóm lại, Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, đồng thời là một nhà giáo vĩ đại. Tư tưởng của Người về giáo dục là ánh sáng soi đường cho sự phát triển của nền giáo dục nước ta trong hơn nửa thể kỷ qua và cả trong giai đoạn hiện nay lẫn tương lai. Đó là di sản vô giá của Người để lại cho chúng ta. Trên cơ sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nghị quyết Trung ương 2 (khóa 8) của Đảng đã xem giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đó là nền tảng để thúc đẩy nền giáo dục - đào tạo ở nước ta tiến lên ngang tầm với nền giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nước nhà

Nguyễn Phúc Nghiệp
Số lần đọc: 5233
Ngày đăng: 22.07.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
VĂN HỌC trên KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV3 : '' NGÔNG'' là PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN ! - Trần Mạnh Hảo
Bánh bèo Ngự Bình xưa - Tiểu Kiều
Thức ăn theo mùa của Huế - Tiểu Kiều
Qua SỰ KHỦNG HOẢNG của SÁCH GIÁO KHOA, Bàn thêm về TÁC ĐỘNG CỦA XÃ HỘI vào việc DẠY VÀ HỌC MÔN VĂN - Trần Mạnh Hảo
“DÒNG SÔNG MÍA” của ĐÀO THẮNG - Trần Mạnh Hảo
Tiềm năng,tiềm lực của một vùng văn hóa cần được phát huy. - Hồ Tĩnh Tâm
Chuyện xảy ra từ cái thời loạn lạc - Phạm Lưu Vũ
Mấy lời cùng Báo “NGƯỜI VIỆT+NGƯỜI VIỆT ONLINE” của ÔNG ĐỖ NGỌC YẾN - Trần Mạnh Hảo
Đọc sách : “ Cao hơn bầu trời” - Lê Phú Khải
Nhiều người bảo Kinh Dịch khó hiểu - Phạm Lưu Vũ