Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.189
123.214.226
 
Đời cho vay chút tình riêng xa nhà
Lê Thiếu Nhơn

 

 

 

Tài thơ của Hồ Thanh Ngân bộc lộ khá sớm. Thuở học trò, vài bài thơ của Hồ Thanh Ngân đã được bạn bè truyền tay như như những món quà tinh thần.  Thế nhưng, cuộc sống riêng vất vả khiến thi ca đối với Hồ Thanh Ngân vừa là duyên vừa là nợ. Thi ca vừa dìu đi mà thi ca vừa quật ngã kẻ đam mê! Tốt nghiệp đại học, Hồ Thanh Ngân rời quê nhà miền Trung vào Cà Mau dạy học, khép lại một vùng ký ức lấm láp để mở ra một miền hy vọng trong trẻo cho một nhà thơ lận đận!

Hồ Thanh Ngân làm giáo viên ở huyện Trần Văn Thời, và lấy bút danh Thạch Đà. Dù là Hồ Thanh Ngân hay Thạch Đà thì vẫn con người ấy, lầm lũi và mẫn cảm. Thạch Đà lấy tên tập thơ đầu tay “Sông Đốc ngày nắng muộn” như một cách chiêm bái mảnh đất che chở và nuôi dưỡng mình. Thi ca chẳng có gì đáng tồn tại, nếu câu chữ không gắn tâm hồn vào cảnh vật và con người đang mỗi ngày ôm ấp nhà thơ! “Sông Đốc ngày nắng muộn” vì vậy có lý do để được xuất hiện và có cơn cớ để được trân trọng!

Sóng nước Cà Mau luôn có sức thu hút kỳ lạ với người tha hương. Ai đã từng đến Cà Mau chắc chắn sẽ bị thôi thúc nhớ nhung bởi những bãi bồi xa vắng, những rặng đước bình yên. Cà Mau hiện ra trong thơ Thạch Đà nhẹ nhàng mà khắc khoải, đôi khi như một tiếng thở dài an ủi: “Qua phà Rạch Ráng chiều nay. Hình như lòng đã bớt cay đắng rồi”.

Thơ Thạch Đà không mạnh về ý tứ, nhưng xao xuyến về ân tình. Chất phóng khoáng của Tây Nam bộ ngấm dần vào Thạch Đà và trôi chảy thành những dòng bâng khuâng:  “Chén cơm bưng sóng mạn thuyền. Đời cho vay chút tình riêng xa nhà”. Ngay từ bục giảng, Thạch Đà cũng nhận thấy nhiều giá trị cao đẹp được bồi đắp theo từng số phận nhỏ nhoi: “Học trò trường biển xa xôi. Cõng nắng mưa ngang cửa lớp. Nét tất tả trong dáng người. Bài giảng thầy cô đọng muối”.

Ở độ tuổi cuối tam thập nhi lập Thạch Đà mới in “Sông Đốc ngày nắng muộn” thì không phải cầu danh hay cầu lợi nữa, mà cốt yếu để trải lòng với thi ca dan díu, với tri kỷ độ lượng, với người dưng hạnh ngộ. Nhiều câu thơ của Thạch Đà không phải để đọc lên trước đám đông, mà chỉ dành ngâm ngợi một mình, giống như tiếng đờn kìm đơn sơ, lẻ loi và nâng đỡ: “Tôi nhìn lửa ở trong em. Cháy qua bao lượt vẫn thèm tàn tro”

                                          

 

 

 

 

  Sài Gòn, 9-2014

 

Lê Thiếu Nhơn
Số lần đọc: 1657
Ngày đăng: 05.10.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
"Vi, viết vụn" mà nhớ dai - Phan Trang Hy
Chế Diễm Trâm và "nghệ thuật tùy bút Vũ Bằng" - Đào Tấn Trực
Tiểu thuyết Trung-Việt Việt-Trung: Lời hiệu triệu của một dân tộc trước đại họa - Nguyễn Anh Tuấn
Tác giả - tác phẩm: Những thăng hoa của cảm xúc - Minh Tứ
Tâm thức văn hóa việt trong một thời tôi từng có của Nguyễn Huy Hoàng - Cao Thị Hồng
Bảng Lảng cùng mây... - Nam Hưng
Đọc sách: Những suy diễn về địa danh trong tập “Trời cao đất thấp chúng ta thì…” - Phan Chính
Giới thiệu tập tiểu luận triết học của Võ Công Liêm - Từ Hoài Tấn
Xã hội học thi pháp dòng chảy cuộc đời - Phạm Văn Quang,
Những con mắt khát vọng hòa bình - Phan Trang Hy