Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.215.933
 
Văn chương và con người
Võ Công Liêm

 

                                                         

 

Nếu bất luận một người trai trẻ nào có thể tìm thấy một xã hội nơi đây con người chỉ nói điều gì họ nghĩ đến và chỉ kể lại những gì họ biết – trong lời nói đầu tiên là nắm lấy sự dự phần…Nhưng dĩ nhiện chúng ta phải tiếp nhận như cái nghiệp. If any young man could found a society where people speak only what they think and tell only what they know –in the first words that come to hand… But of course we must carry on.

                  (Sir Walter Raleigh, First Professor of English Literature. Oxford University London).

 

   Trong vòng thập niên bốn mươi năm qua hoặc những năm trước hoặc xa hơn nữa một số văn nghệ sĩ Việt Nam đã hoán chuyển tư duy theo vận nước, hầu như chịu ảnh hưỏng trong chiến tranh hoặc sau chiến tranh là cơ hội nắm lấy một phần tư duy dự cuộc trước cuộc đời, một tư tưởng dấn thân theo thời gian, là cơ bản sâu sắc nhất để cải thiện triệt để như một căn số đưa tới những gì làm rối loạn tâm tư; cái đó chính là sự thành hình và có một giá trị tiên khởi đầy phức tạp và hỗn độn. Dữ kiện này bắt đầu được nói đến trước những năm 1930 (ở Việtnam) coi như một thứ văn chương chết chìm –Talk began in the 1930s (in Vietnam) about the death-of-literature. Nói cái chết văn chương như so sánh vào một dụng ý báo trước theo kiểu của Nietzsche về cái chết của Thượng đế. Tuy đã chết nhưng được tái sinh và sống lại trong một tư duy năng động và tin tưởng cho một khai sáng mới và đặc thù vào những vấn đề được đặc ra. Rứa thì văn chương là gì? / What was literature? -Là bản chất nội tại thuộc những gì bên trong tâm hồn của con người; một tập quán lãng mạn của văn nghệ sĩ và những giá trị liên can đến văn chương hiện đại cho một tinh thần bức xúc, xáo trộn hoặc ảnh hưởng hoặc thay đổi một cách toàn diện. Tác giả là người tạo ra chuỗi hình ảnh để nói lên nguồn phát khởi trong văn chương. Nhưng thời gian đã bào mòn giá trị hiện hữu của văn chương hoặc bởi nhiều lý do khác nhau trong đó chất chứa một tàn tích cố cựu cho văn chương nghĩa là không sống dậy (phục sinh) mà dành cho một thứ văn chương độc hữu; để tồn lưu, tồn lại và không có gì hơn cho một sắp xếp, tập hợp về những khác biệt của ngữ ngôn, văn phong trong cách viết hay thiết kế một lối kiến trúc mới để văn chương trở nên đương đại và sống mãi không chết và từ đó chính thức tuyên bố cái chết của văn chương (The Death of Literature) là thế. Ngày nay; lẽ sống của văn chương trong thái độ cởi mở hơn.

Tập truyền có tính cách lịch sử vĩ đại của Homer và được coi như là một tư duy suy tàn không ngọn nguồn (non-native) trong mọi diễn trình khác nhau, cục bộ cố hữu đưa văn chương và con người vào ngõ cụt, bế tắc trong phương hướng sáng tạo, đông cứng để thành hình những hoài bão không vượt thoát. Dẫn văn chương đi vào ‘miền quá khứ’ một quá khứ ù lì, vô hình chung tiêu diệt mọi khả năng trong trào lưu văn chương hiện đại. Thí dụ: Có một số văn nhân (còn sống sót) đem tâm tình ra đối thoại; cứ còn nhắc lại chuyện xưa như hối tiếc, một lối kể công theo chiều hướng cá nhân hơn phổ biến. Nói và kể, viết và đọc theo kiểu đó chính là khai tử một nền văn chương hiện đại –The death of modernist literary. Chủ nghĩa xét lại là nhận thức được vai trò trước cuộc đời đang sống. Xét lại của một số văn nghệ sĩ hôm nay không phải là đánh giá một giá trị đích thực, nhắc nhở không phải là xét lại cái tồn lưu nhân thế mà hoài niệm cái vọng cổ vốn đã suy tàn. Hay hối tiếc vì mất cơ hội dự cuộc(?); những tâm lý đó là phát sinh nguồn cơn khát khao và yếu lòng –the source of anxiety and weakness. Những gì có tính chất văn chương là phép tắc chung, đem ra phân tích hóa và phân tán từng mảng là thuộc dạng hóa trị trong văn chương; trong khi đó những gì thuộc lịch sử văn chương tự nó đã thải hồi, chẳng còn tái sinh (recycle) để làm mới hơn như một thay đổi đồng bộ cho một ảo tưởng ngữ ngôn (diachronic illusion) mà thay thế vào đó một biến đổi đồng bộ vào từ ngữ (synchronic paradigm). Rứa thì cái gì được coi là kiệt tác văn chương? -là hoán chuyển từ ảo tưởng ngữ ngôn sang cấu từ ngữ ngôn như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tế Xương hoặc tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan đã lấp đầy vào đó với một ý nghĩa vô tận, ngôn ngữ của họ đã xuyên thủng qua mọi tầng lớp trong xã hội. Họ mô tả sự thật giữa văn chương và con người. Ngữ ngôn của họ trong văn chương là một cái gì vừa mơ hồ, trừu tượng, mâu thuẩn, không giải bày mà đưa người vào thế giới của hiện thực: hệ thống hóa nhân vật, cấu trúc, ngữ văn, luân lý và điển cố, dụng ngôn khéo léo, tài tình (verbal sleights of hand) là nhu cầu đòi hỏi để làm nên văn chương. Văn chương ngày nay ‘bằng miệng’ hơn là xây dựng lý thuyết cho chủ đề. Nhìn vào thứ văn chương đó như giả tạo, tha hóa ở chỗ đưa văn chương vào cái sự lý không thật lòng. Đó là biện chứng cho một nền văn chương sống thực giữa người và đời. Là hai tế bào cần thiết được vận chuyển vào ngữ văn trong văn chương. Nói đúng hơn hiện hữu gần như một thứ huyền thoại thiêng liêng của kinh nghiệm con người về vũ trụ và bản ngã, gần như ước vọng chủ hữu của văn hóa –Rather than being near-sacred myths of human experience of the world and the self; the most prized possessions of culture. Những chứng từ, tư liệu được phổ cập và dữ kiện là nền móng, chứng tích về những gì không thay đổi và những gì cần thiết đối với con người; văn chương là mở rộng, thăng tiến là xử lý một cách độc đoán và hủy diệt những tàn tích cố cựu. Cái đã chết coi như ngự trị hay chiếm cứ trong một giới hạn nào đó, còn ngồi vá víu, cắt, xén của ông đạo sách là để nhớ về quá khứ, một quá khứ mong manh và hời hợt, bởi; văn chương tự nó đã làm nên và truyền lưu còn cái việc nhắc lại là tưởng nhớ, là vai trò ‘thừa tự’ mà thôi. Có dựng hương án, đèn đóm chỉ là nuối cái hoài vọng đã lãng quên. Thành ra thứ văn chương này gọi là cái-chết-của-văn-chương, sản sinh một thứ văn chương bé nhỏ / lesser-breeds; nó đã không tác động mà trở nên thói tính ‘nhai lại’. Nhai lại là tha hóa, tồn loạt! Xin nhớ cho: tập quán lãng mạn và cái mới thuộc văn chương là giá trị tồn lưu trọn vẹn –the tradition romantic and modernist literary values have been completely reserved. Nhận thức được vai trò và giá trị của văn chương là tuyệt đối hữu thể ở nơi đó.

Nói cho ngay không một ai chấp nhận một cách dễ dàng những thứ văn chương mang tính chất cục bộ, độc hữu hay những gì không xác thực với hiện thực; viễn cảnh đó là bước thụt lùi, dậm chân tại chỗ không vượt thoát hay thăng hoa, nhưng; hiện thực ở nơi họ là gia tăng để phát huy như dữ kiện, làm lớn vấn đề mà không thấy ở đó là vấn đề bế tắc, không có một chứng minh sáng tỏ những gì đã xẩy ra; đó là những gì mà họ muốn miêu tả như trung tính cho một đường lối coi như có thể được (possible). Đọc và viết; đứng trên phương diện thuộc văn chương, chất liệu bản văn là tùy vào, có ít nhiều suy giảm để đưa tới mục đích; chính cái sự cớ đó cho chúng ta thấy được một nhận thức tầm thường, chẳng có gì xuất sắc để nói mà đây là một ‘khủng khoảng thuộc về văn chương’ –Literacy; on which literary texts are dependent, has diminished to the point that we commonplacely speak of a ‘literacy crisis’; là đưa văn chương đi tới khủng khoảng, đây là một kết nạp và đáng chú ý lớn lao trong văn chương, tiếp tục như thế là giảm đi tính dân tộc. Thí dụ: Một số văn nhân ngày nay khi đặc bút xuống là xây dựng trong tâm trí một bản ngã tự tại để thành hình một ngữ ngôn trong văn chương, quên nghĩ mình đang đứng trong bình diện giữa tha thể và bản thể mà chỉ nghĩ vai trò của mình là sở hữu (possession); vô hình chung bản văn không đi sát thực thể cuộc đời mà biến mình trở nên nô lệ chữ nghĩa, đưa tới bế tắc ngữ ngôn, ngay cả văn phong đã tác hại không ít đến giá trị tác phẩm.

Những nhà văn trẻ ngày nay cũng thế; viết để đạt yêu cầu chớ không nhắm hướng (vào đối tượng) họ viết với chủ đề cũ rích, pha lẫn chuyện thời sự như đùa cợt và sao chép cái đã có như món hàng ‘second-hand’ hay dẫn những người đã khuất bóng như dấu tích cho một bằng chứng đấu giá giữa chợ ‘live-stock’, cứ thế; làm cho bề mặt rộng lớn của văn chương đi lần vào ngõ cụt, bởi lẽ; lập ngôn, ù lì làm mất chất sáng tạo. Thành ra giữa viết và đọc bế tắc; thậm chí người đứng ra phê nhận tác phẩm cũng trong trạng huống ‘vòng vo tam quốc’ không lý giải được chiều sâu của văn chương. Đó là khủng khoảng văn chương đưa tới cái chết của văn chương. Một số khác đã phê nhận tác phẩm trở thành ‘hùa’ không phơi mở rốt ráo cái chân lý làm nên tác phẩm. Khác gì người ngắm hoa và người trồng hoa. Ngắm hoa là khách thể. Trồng hoa là chủ thể là người đã xây dựng có lớp lang, đó là vấn đề nêu ra giá trị của hương hoa. Còn nhận định theo dạng thức ngợi ca là việc làm vô bổ giữa người Viết và Đọc, vì; cả hai không mang lại một chủ đề cho văn chương và con người.Văn chương nghiêm chỉnh (serious literature) là không hiện diện trong cái thế giới bên ngoài của đại học văn chương. Rứa thì răng? -là vận dụng vào đó một trí tuệ siêu đẳng và vượt thoát thì may ra văn chương tồn lưu, tồn lại và tồn lập cho một thể thức thuộc văn chương đương lại; phải tránh xa mọi thứ lập ngôn a-dzua. Nghĩa là không dựa vào trường lớp làm bản vị mà dựa vào trường lớp làm nền móng sáng tạo cho đại học văn chương. Dẫn ra đây mới thấy được giá trị của văn chương giữa người viết và đọc.

Nếu gọi văn chương chết –If literature has died; là những gì thuộc phạm vi hoạt động của văn chương, là tiếp tục  với cái sự không thu tóm được (unabated); nếu nó không mở rộng, phát huy để thăng tiến bằng nghị lực (vigor) sáng tạo của trí tuệ; dù nó đã gia tăng hẳn hoi. Cho nên chi cái chết của văn chương là dập tắt cái quá khứ vọng cổ mù tăm để không còn sống lại giữa một thời đại thăng tiến của khoa học văn chương.

Những gì đã xẩy ra, những gì đã vượt qua cho một trào lưu văn chương lãng mạn, hiện đại của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận , Hàn Mạc Tử là văn chương bất tử, bởi; nó đương đại của thi ca vượt thời gian, đó là ‘trăm hoa đua nở / flourished’ trong một dạng thức thuộc trường phái trưởng giả, mang ‘tính chất tư bản xã hội  / capitalistic society’ của văn chương là đỉnh cao của thế hệ giữa tk. mười chín cho tới cuối tk. hai mươi. Cái chết của văn chương cổ lỗ sĩ nằm trong một cảm thức lớn lao –The death of the old literature in the grand sense. Dẫu cổ lỗ sĩ như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đi nữa nhưng nó là ‘avant-garde’ của bước khởi sự cho một thứ tiểu thuyết mới mang tính chất lãng mạn, thế mà; vẫn cho đó là cái chết của văn chương bởi xử dụng một thứ ngữ ngôn gượng ép chưa vượt thoát. Thực ra đó là một sự buộc tội mơ hồ không nhận thức. Răng gọi là không nhận thức? -bởi; chúng ta quá hạn hẹp, không mở rộng tư duy cho chân trời mới nơi chúng ta –We are narrowing, not enlarging our horizons; để cho văn chương trở nên bất tử.

Nhìn lui; thiết tưởng đó là điều có vẻ như là lạ thường, gây kinh ngạc với những gì chúng ta cảm nhận được qua phong cách của văn chương có thể có và tồn lưu trong thời hiện đại là một suy xét xác định. Nhưng sự cớ đó đôi khi không tồn lưu, bởi; lý của nó làm cho người ta bở ngỡ hoặc càu nhàu và nhức nhối của những phép tắc xưa cũ. Nguyên nhân do từ những phản ảnh vào hoàn cảnh xã hội, chính trị hay nhân sinh: thuộc về hiện tượng (phenomenology), cấu trúc chủ nghĩa (structuralism), phương pháp phân tích thuộc văn chương (deconstruction) như lý thuyết Freud (Freudianism) lý thuyết Mác (Marxism). Trong đó thuyết nữ quyền (feminism) hầu như đã là một âm ĩ, vang dội, báo động cái chết cổ lỗ sĩ của văn chương trong những năm gần đây; hầu như nữ quyền nắm ưu thế trên mọi lãnh vực, kinh tế, chính trị, kể cả văn hóa…

Cấu trúc chủ nghĩa và phương pháp phân tích, đưa dẫn đến những gì là bí ẩn của tập quán văn chương để làm sáng tỏ cho một cái gì bao la phổ quát; đó là nhìn thấy được của ngày nay. Văn chương không còn cục bộ để thừa nhận như một thứ văn học nghệ thuật đứng riêng và dành ưu tiên hàng đầu cho văn hóa. Ngày nay; vai trò văn chương và con người được thẩm định dưới một lăng kính khác, nghĩa là văn chương có mối liên hệ giữa nghệ thuật và con người mà trong nghệ thuật chứa chất liệu văn chương (âm nhạc, hội họa, thi ca). Thí dụ: Mới đây giải Nobel Văn chương Thế giới 2016 trao cho Thi ca nhạc sĩ Bob Dylan (Hoa kỳ) là một nhận thức mới giữa trào lưu nghệ thuật văn chương và con người . Bởi; cảm thức xã hội mà trong đó chính là chú thích của cái sự không nghĩ tới (hermeneutics of suspicion) đó là sự thăng hoa để chứng minh cho một văn chương thăng tiến trong thế giới ngày nay; mở rộng hơn là co thắt trong lãnh vực của văn chương và con người. Văn chương tự nó không những là một phần nhỏ của những gì trải ra và sâu lắng trong biến đổi của văn hóa –Literature itself, have been only one small part of a much more extensive and deeper culture change. Nó không những chỉ cho nghệ thuật nhưng cũng là một tập truyền đã hình thành. Nhưng tất cả là nguyên nhân nhấn mạnh vào cái gì đã nghĩ đến hay đề cao trong tập tục cũ xưa. Cái chết của văn chương theo sau đó là những thay đổi khác trong qui trình tiến lên xã hội chủ nghĩa văn chương; tạo cái chết cho văn chương lãng mạn chỉ là số lượng nhỏ không đáng kể. Từ đó phát sinh những trào lưu mới trong thi văn; một cải tổ toàn diện phù hợp thời đại và tiến bộ khoa học mà con người dung thân, tiếp cận, phát tiết là cấu trúc thành hình qua những mô thức thuộc hệ ý thức để bung phá cho nhu cầu đòi hỏi. Đấy là lãnh vực tiếp thu, lãnh hội cho một văn hóa của văn chương và con người. Đấy là những dữ kiện cho ta thấy những gì xẩy ra trong văn chương như một bộ phận dàn dựng cấu trúc vào cách mạng xã hội, một thứ cách mạng văn hóa chẳng hạn. Nhưng; hai phương hướng của văn hóa khác nhau rõ rệt; một đằng cho cách mạng văn chương chủ nghĩa, một đằng cho cách mạng lý thuyết chủ nghĩa; tất cả đều cho văn chương không ngoài những gì cách mạng mà không có tính chất đặc thù của văn chương. Có ít nhiều phức tạp và ít nhiều đã thấy trong cách viết và đọc. Trong thế giới bao la; dữ kiện về cái chết của văn chương có lẽ là chính yếu nhưng không phải là một quan tâm, chú ý độc nhất mà là một xử thế cho một hình thức hóa được minh định chính xác rõ ràng để chuyển đổi và đặc nó vào đúng vị trí chức năng của ngữ ngôn văn chương, phù hợp với tinh thần của con người. Thí dụ khác: Một số thi sĩ tạo ra ngữ cảnh của ngôn từ như nói lên thiên tính tự nhiên của thi ca; cái đó lạc đường trần, thơ là hồn khí để thành văn tạo ra âm vang, chớ thơ không cưỡng ép cung cầu để thành thơ. Thơ là cảm thức sâu xa, thơ không phải là lối thi tứ phân bua đem chuyện thời sự vào thơ như một phán xét. Như trường hợp một số thi sĩ thường có mặt trên mạng báo, họ thuộc trường phái văn hóa điện toán (electronic culture) thường làm thơ đi đôi với chuyện thời sự hoặc thần tượng hóa nhân vật để thành thơ. Thơ như thế gọi là phàm tục thi ca. Đó là cái chết của văn chương / The Death of Literature / là cái chết của nhà thơ  /The death of poet. Văn bản thuộc văn chương là siêu nhiên với nguyên nghĩa là trống không là biến cách của từ ngữ. Cái đó nói về tư duy của người làm thơ trong lãnh điạ của ngữ ngôn; nó đòi hỏi một sự thấu triệt ngoài tư duy. Răng rứa? -thi ca và văn chương luôn luôn tha thiết ở chính nó hơn là trong tính chất vật lý hay những gì thuộc về siêu hình và hơn cả những thuật ngữ thuộc tính chất xã hội. Nhưng lịch sử của văn chương luôn gần kề bên nhau và bao gồm những hệ lụy khác nhau trong từng trạng huống. Cảm thức của viết và đọc trong thời gian gần đây không ít thì nhiều có tính chất rộng lớn về mặt xã hội và đã làm tan rã một số văn chương lãng mạn và hiện đại trong tk. thứ hai mươi; đã là một phần không những cho một đại thể thuộc cách mạng văn hóa nhưng có nhiều phần đặc biệt hơn cho cách mạng kỹ thuật. Đó là những gì chuyển thể nhanh chóng, một hình ảnh văn tự cho một văn hóa điện toán mà hầu như đã khống chế trên mọi lãnh vực ngay cả thi văn đều lâm vào một hoàn cảnh chung. Văn chương điện toán tung hoành trên mọi hướng, không còn là kim chỉ nam, không còn phép tác lề lối để thấy ở đó một sáng tạo văn chương. Vì; sự dễ dàng và lộng hành của văn chương điện toán làm cho văn thi sĩ trở nên ‘spontaneous’ nghĩa là tùy hứng không có hướng đi. Văn chương và con người đối đầu trước một cuộc chiến tạp-pí-lù; biết rằng sự phát khởi là ảnh hưởng ít nhiều vào hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tâm lý và vật lý. Người viết và người đọc không tìm thấy lý tưởng của ngữ ngôn hay dụng ngôn là đặc thù cho văn chương; vì sự chấp thuận dễ dàng của văn chương vi tính. Phương hướng đó lâm vào tình trạng bế tắc, mất chất sáng tạo mà trở nên tự động hóa cho một bản năng máy móc ‘robot’ do từ não thức điều khiển và rồi không nhận ra mình người hay vật hoặc bởi nhiều lý do khác. Chính lề thói đó là hủy diệt đưa tới cái chết của văn chương. Răng rứa? -bởi mất tính chất văn chương sáng tạo, mất chất là văn chương yểu mệnh bất luận ở thời kỳ nào hay thời đại nào. Nếu chứa một tạng thể như nhau đều được xếp vào cái chết của văn chương.

Thành ra mỗi khi nói tới văn chương là một trong những ngữ cảnh hay mạch văn mới hiện ra sau đó; nó chạm vào thế giới văn chương và cảm thức, cái sự thúc bách của nó là đưa tới tư duy và hành động. Nói đến cái chết của văn chương và cái bất tử của văn chương cho ta một nhận thức rõ rệt giữa hai tầm phát tiết, phát tiết sáng-tạo (creativity) và phát tiết theo kiểu rập khuôn, nhai lại, sao chép thì gọi là đạo-văn (plagiarism) là một cáp-dzuồn ngữ ngôn (captured the language). Những thứ đó gọi chung là một nền văn hóa ‘quá-đát’ là thứ văn hóa hết hạn không còn tác dụng ‘Gotterdammenrung/obsolescence’ đều là văn chương cổ lỗ sĩ. Có những tương quan cùng mục đích của văn chương và thi ca là một tương giao (interact) xẩy ra cùng một nội thức, giao thoa trong một trạng huống đột xuất để thành văn hay thơ; đôi khi ngoài tư duy. Cho nên chi trong ngữ cảnh của văn chương có khi là một diễn tả tiềm ẩn hoặc ngụ ý qua lối bày tỏ; văn chương ngày nay là nhận thức chiều sâu của nó trong văn chương (phơi mở và thoát tục) không còn là thứ văn chương kể chuyện pha chất thời sự, hay dẫn chứng theo dạng thức hùm-bà-lằn ‘bầu cua cá cọp’ dạng đó gọi là văn chương phường chèo; đã không tác động mà phá hủy ngay cả truyền thống cố hữu của văn chương. Rứa thì làm răng đi tới cái đích của văn chương? -Là một thứ văn chương phổ quát mang tính hiện thực từ ngữ ngôn đến văn phong, chứa đựng một lý giải thâm hậu và hợp lý, không nghi ngờ mà cả quyết để đạt tới chân tướng sự thật trong văn chương. Không dùng văn chương để ‘mị dân’ hay ngụy-ngôn-ngữ để thánh hóa một thứ văn chương độc hữu. Hình thức như thế là tác hại đến văn chương tồn lưu nhân thế. Nếu khăng khăng thực hiện không một điều kiện cách để nói lên những gì nghĩ, viết và đọc; là thứ văn chương phá sản và lạm phát tư tưởng. Duy trì mầm mống đó là đưa văn chương vào cõi chết không thể giải thoát giữa trào lưu thăng tiến, giữa con người và xã hội; là nhu cầu đòi hỏi cho một thứ văn chương khoa học và hiện đại.

 

Thuật ngữ văn chương thường bắt đầu dùng trong cảm thức hiện đại chỉ sau tk. thứ mười tám. Để từ đó bắt đầu bước tới một ý nghĩa mới lạ: ‘mọi thứ viết lách phải nghiêm chỉnh /all serious writing’ hoặc những gì đã viết xuống là có thể đọc được. Nghĩa là viết và đọc thay thế vào đó cái gọi là già nua hủ hóa mà bằng một văn phong tao nhã / polite letters và nhất là với thi ca đượm một ngữ văn tinh túy và siêu thoát. Thơ là môi trường hoạt động mạnh nhất khơi dậy từ cảm thức, văn  là phản ảnh hiện thực trong đời sống con người; thơ văn là hoài bão làm nên cho văn chương; chủ yếu là đổi mới tư duy từ ‘cái chết’ sang ‘cái sống’ là hai vị trí định đoạt cho văn chương ngày nay. Một qui trình nằm giữa chủ đề có luật lệ và những gì đặc sản thuộc của văn chương nghệ thuật –Literature was from the beginning a text-centered institution and the masterpieces of literay art. Văn chương trở thành một tiêu chuẩn khác biệt của nhận thức, hiểu biết, tiếp thu, và lãnh hội là sự thật đáng lưu tâm (reified) trong một hệ thống khác hơn; đó là giai đoạn phát triển của tk. thứ mười chín và tk. hai mươi là chủ thể cho vấn đề của văn chương. Phiá chúng ta; đầu thập niên tk. hai mươi mốt là một cuộc ‘cách mạng văn hóa’ trong chiều hướng đổi mới tư duy, một tư duy phá lệ trên mọi lãnh vực; đó là giai đoạn phát triển. Chuyện cắt xén, kiểm duyệt không phải là điều kiện thích ứng dành cho viết và đọc, bởi nó đã có một thứ văn hóa điện toán khống chế, một mạng lưới toàn cầu. Cho nên chi chỉnh đốn hay nghiêm khắc trong nghĩa cử của văn chương là nhu cầu cần thiết. Nghĩa là tránh sự tha hóa ở tự nó.

Viết và đọc là nhận ra được sự khác biệt và nói lên sự uyên thông bung phá văn chương. Viết và đọc là ghi lại những dữ kiện xẩy ra, thường gây chú ý với một văn phong lôi cuốn trong ngữ ngôn, tạo một kiểu dáng mới, độc lập và đặc thù. Văn chương như khai báo những gì thuộc bản chất, những gì là giá trị tồn lưu, một thứ văn chương tự phê nhận những gì đã xẩy ra trong hay ngoài sự thật. Nó không còn đứng trong lãnh vực khác ngoài văn chương. Nhận thức thấu đáo về văn chương tức chúng ta thẩm xét được vai trò giữa viết và đọc. Thời tất không còn gì để xác định đó là cái chết của văn chương mà là một thứ văn chương bất tử ./.

 

 (ca.ab.yyc. cuối 10/2016)

 

TÌM ĐỌC THÊM:

-  Bất tử của Con người.

-  Mạch văn Cấu trúc và Phân tích Ngữ ngôn Văn chương.

-  Tham vọng của Chữ nghĩa.

-  Ý thức mới trong VHNT.

Những bài trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc liên lạc theo điạ chỉ email.

 

TRANH VẼ: ‘Chân dung tự họa / Self portrait’. Khổ 10” X 15” Trên giấy cứng. Acrylic+Mixed media. Vcl# 24102016.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2619
Ngày đăng: 07.11.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bùi Hữu Nghĩa - Rồng vàng Đồng Nai - Nguyễn Thanh
Trương Vĩnh Ký và Gia Định Báo - Trần Xuân Tiến
Đọc Bàn tay nhỏ dưới mưa - thưởng thức ly vang ý thượng hạng! - Vũ Thu Hoài
Hội Nghị Những Người Viết Văn Trẻ Toàn Quốc Lần IX Vẫn Chưa Nhập Cuộc Với Các Trào Lưu Văn Học Hiện Nay - Lê Hưng Tiến
Nho giáo Korea qua tiểu thuyết "Vụ bê bối ở Sung Kyun Kwan" - Trần Xuân Tiến
Sứ điệp văn hóa nơi cuộc sống tha hương - Nguyễn Đăng Trúc
Kính gửi cụ Nguyễn Du "nhân dịp về Hà Tĩnh vào ngày Giỗ lần thứ 196 của đại thi hào (10.8 ÂL) - Nguyễn Anh Tuấn
Lữ Kiều của Huế và một thời Ý Thức. - Hiếu Tân
Mạch văn cấu trúc và lý thuyết phân tích thuộc ngữ ngôn văn chương - Võ Công Liêm
"Bàn tay nhỏ dưới mưa" Bầu lên nhà văn không nhỏ Trương Văn Dân - Paul Nguyễn Hoàng Đức
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)