Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.191
123.214.042
 
Dọc đường văn nghệ của tôi - Hồi ức (tiếp phần 4)
Trần Dzạ Lữ

 

 

 

 

 

 

Cặp kè với Đoàn Huy Giao là Hồ Đắc Ngọc 
Anh này thật đúng là quái kiệt.Bất cứ nơi đâu, làm gì miệng anh luôn lẩm bẩm QUỐCTẾ
( ý nói mình là cỡ quốc tế) Tôi và Ngọc quen nhau qua Đoàn Huy Giao.Lúc này anh đã nổi tiếng trên tạp chí Văn qua hình minh họa bìa bằng bút sắt.Anh cũng trốn lính ,vào ở một ngôi chùa gần phi trường.Tôi tới chơi với anh thì gặp một người nữ rất Huế tên Loan( sau này mới biết là tình nhân của nhau ) ăn nói dịu ngọt và duyên dáng lạ kỳ.Có lần Loan đến, tôi đang ngồi chơi thì Ngọc xua đuổi tôi”Mi về đi.Mi về đi…” Thế là tôi biết mình phải như thế nào rồi.Loan yêu da diết Ngọc có lẽ từ bức tranh anh triễn lãm ở Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ.
Bức sơn dầu anh vẽ thiếu nữ áo vàng đẹp mê hồn.Anh không bán mà để dành tặng cho Loan thì phải.Mối tình giữa chàng họa sĩ và cô giáo gốc Cầu Hai đẹp như cổ tích.Sau 75 cô ấy đưa Ngọc qua Mỹ.Một thời gian nghe đâu hai người chia tay.Vẫn còn biết tin Trần Thị Loan
nhưng Hồ Đắc Ngọc thì biệt vô âm tín.Không biết anh chàng “quốc tế “ ấy bây giờ ra sao? Cứ mỗi lần xem lại hình bìa bút sắt tôi lại mường tượng ra bạn: Một con người thật kỳ lạ !
Viết về Hồ Đắc Ngọc mà không nói đến Trần Thị Loan là một thiếu sót bởi vì Loan chính là
“hậu phương lớn “của bạn mình.Cô người Cầu Hai,Nước Ngọt.Môt cô giáo thông minh và bản 
lĩnh lạ thường.Rất nhan sắc về hai khía cạnh: Thân xác và tâm hồn.Vì yêu Ngọc mà hi sinh
tất cả.Qua ngày tháng cưu mang Ngọc ở Đà Nẵng cô ấy không biết bằng cách nào mà dắt Ngọc qua thấu Mỹ.Được một thời gian vì Ngọc lúc nào cũng “quốc tế” nên họ chia tay nhau.
Sau đó Loan sống với Phạm Công Thiện.Họ có một đứa con riêng rồi cũng ok bye tác giả Ngày Sinh Của Rắn này.Một mình đơn thân nuôi con ăn học thành tài và cháu ấy đã thành luật sư.Lần lượt Loan đưa cả gia đình gần 20 người ở VN quá xứ Cờ Hoa.Mấy năm trước Loan có về VN gặp cả Hoàng Đặng và tôi.Nghe cô ấy nói là làm trong một công ty hàng không của Mỹ.Tôi thật bái phục.
Người thứ 4 là Vô Ưu.Vô ưu xuất hiện trên Bách Khoa với những truyện ngắn hay và lạ.Là cây bút trẻ của Đà Nẵng hồi đó.Do yêu thích văn chương mà tôi và Vô ưu quen biết nhau.Vô Ưu học cùng lớp với Lê Thị Ngọc Quý .Là hai hoa khôi của trường Phan Chu Trinh.Từ đó chúng tôi luôn trao đổi với nhau mọi vấn đề, nhất là vấn đề thanh niên trước thời cuộc.Cùng có chung suy nghĩ để cùng sáng tác.Như là anh em thân thiết nên chẳng bao giờ che giấu nhau điều gì.Năm 1973 tôi vào SG.Dần dà Vô Ưu cũng vào SG học đại học.Sợi dây liên hệ vẫn
được kết nối.Năm 1974 sắp giải ngủ tôi về phụ giúp lo tờ Văn Học cùng anh chị Phan Kim Thịnh và Lê Vĩnh Thọ.Sang năm 1975.Số Văn Học đang in nửa chừng giới thiệu Vô Ưu với bạn đọc thì biến cố xảy ra.Thật tiếc là tờ báo in chưa xong để thấy cái tâm của tạp chí Văn Học và bài giới thiệu của tôi về Vô Ưu.Bẵng đi một thời gian vì kế sinh nhai tôi không còn gặp được Vô Ưu.
Đến năm 1995, khi xuất bản tập thơ đầu tay Hát Dạo Bên trời tôi đến báo Tuổi Trẻ kiếm Vô Ưu để tặng.Không gặp, tôi đành gửi lại cho tòa soạn.Hôm sau đọc báo Tuổi Trẻ số 106/95
ra ngày 9.9.1995 trang Văn Hóa Nghệ Thuật thấy bài của Vô Ưu( Ngô Thị Kim Cúc) với tựa
VỚI THƠ ANH KHÔNG LỖI HẸN.Tôi đọc liền một mạch và rưng rưng cảm động vì tình anh em ngày cũ vẫn chứa chan.Bài viết thật hay và sâu sắc.Chỉ có là người thấu hiểu tôi mới viết được như thế.Sau này do công việc của mỗi người không gặp được nhau nhưng vẫn biết tin
và thăm hỏi nhau qua mạng FB.Cô vẫn là một Vô Ưu tài hoa và một Ngô Thị Kim Cúc có những bài viết trên báo mà bạn đọc ưa thích.Tôi mừng vì từ ấy đến giờ Vô Ưu vẫn là chính mình.

Người kế tiếp tôi muốn nói đến là Lý Văn Chương.Chương và Phạm Thị Lộc là cặp 
bài trùng trong phong trào du ca ở Đà Nẵng mà hai người đầu đàn là anh Trần Đình Quân
và Tôn Thất Lan.Không có buổi nào Lý văn Chương và Phạm Thị Lộc hát mà thiếu tôi.Là một người trẻ tuổi say mê ca nhạc đến lạ kỳ.Chính niềm say mê đó đã khiến Chương sáng tác
lúc chưa bước chân vào đại học.Lúc đó Chương phổ thơ tôi rồi.Hai bài mà tôi thích là Tình Ca Ngày Về và Đưa Người Đi ( do Ẩn Lan -Phạm Thị Lộc hát ) Sau này qua Mỹ Chương phổ thơ tôi thêm mấy bài.Nhưng tôi ưa nhất là bài Đêm Mưa Nghe Tiếng Đàn Bầu.Gần 3o năm
xa quê hương.Có dạo Chương về thăm VN đầu tiên và cũng là lần cuối cùng.Gặp bạn bè, người thân cũ Chương vui quá nên uống suốt ngày dù đang bệnh tiểu đường.Khi về Mỹ
Chương qua đời ở tuổi trên 40.Tương lai của Chương khép lại thiên thu.Nếu còn sống
chắc Chương còn làm được nhiều việc và sáng tác nhạc sẽ thăng hoa.
Nói đến Lý Văn Chương là phải nhắc đến Phạm Thị Lộc bởi hai người này như hình với bóng từa tựa như nhạc Trịnh Công Sơn phải có Khánh Ly hát vậy.Lộc gốc An Cựu nhưng 
theo gia đình vào Đà Nẵng sinh sống.Khi Chương đi rồi cô tiếp tục học lấy cử nhân thanh nhạc để làm việc ở nhà văn hóa.Và đêm đêm, cô vẫn cất tiếng hát như con chim họa mi
phải hót giữa trời xanh.Có lần về ĐN, gặp nhau kể chuyện xưa nay không ngớt.Cô cũng phổ thơ tôi mấy bài như Gửi Người Xa Huế, Gửi Người Năm Cũ.Lúc gặp nhau Phạm Thị Lộc đã tròm trèm 50 .Vậy mà tiếng hát của cô còn trầm ấm và truyền cảm lạ lùng.Nếu người nghe mà không thấy dung nhan sẽ nghĩ cô còn rất thanh xuân trời ạ !
Một chuyện rất tức cười khi nhắc đến cô cháu Vũ Ngọc Giao ( con gái của Đoàn Huy Giao)
xinh đẹp và cá tính.Là vậy:Hơn 3 năm trước, nghĩa là năm 2013 tôi có trang cá nhân FB.Người kết bạn với tôi cũng ngót nghét cả ngàn.Qua thời gian, tôi sàng lọc bớt vì thích những cmt văn chương chứ không thích đùa cợt…Trong số người đó có Vũ Ngọc Giao xin
kết bạn mà tôi không Ok.Mấy tháng sau qua tin nhắn chat cô bé kêu tôi chảnh và khai là con gái của bố ĐHG.Tôi sửng người và nói với Giao: “Sao cháu không nói cho chú biết? Nếu nói sớm là chú ok cái rột.Cô bé cười nói là để chú bất ngờ chơi” Chú biết không, lúc còn nhỏ xíu
bố Giao đã kể về chú và đọc thơ cho cháu nghe rồi( cũng có thể từ lúc còn trong bụng mẹ !) .
Cuối năm 2013 tôi và cháu thỉnh thoảng trò chuyện qua FB hoặc điện thoại.Cháu động viên tôi: Cháu biết thím mất mấy năm rôi.Chú nên kiếm một người để hủ hỉ vì người xưa nói:Con chăm cha không bằng bà chăm ông “ con hiểu điều này nên muốn bố tục huyền cho đỡ hiu quanh.Giao thấu đáo khi nói vậy với tôi.Nhưng tôi nói với cháu là con gái chú không được như cháu.Vả ại chú quen hiu quạnh rồi.Khi tôi gặp người tri kỷ ,báo cho Giao hay cháu rất mừng.Năm 2015 tôi Và tri kỷ của tôi về ĐN có hẹn gặp cháu Vũ Ngọc Giao.Cuộc gặp gỡ thật thú vị ,sau cà phê
Giao đãi tôi bữa bún chả cá Đà Nẵng ngon nhớ đời.Cô bé này trên FB rất cá tính.Hay đưa hình tự chụp mình rất nghệ thuật.Có những bài viết về bố mẹ cảm động.Cô bé thường trích thơ Nguyễn Đình Toàn.Chắc cô ấy quý tác giả này nhất ( bởi chính tôi cũng thích thơ của anh ấy )Cũng có lúc tôi điện thoại để nhờ cháu “Gỡ rối tơ lòng” thay thế bà Tùng Long cơ đấy! Tranh bút sắt của Hồ Đắc Ngọc trên tạp chí Văn hình dưới
( còn tiếp )

 

 

 

 

Trần Dzạ Lữ
Số lần đọc: 2463
Ngày đăng: 16.11.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dọc đường văn nghệ của tôi - Hồi ức (phần 1 + 2) - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ của tôi - Hồi ức (tiếp phần 3) - Trần Dzạ Lữ
Ghi chép Oktober - 2016 - Nguyễn Hồng Nhung
Nhớ Muối - Nguyễn Hàng Tình
Dấu xưa Tuy Phong - Phan Chính
Ngọc trong đá - Nguyễn Thanh
Rừng trong phố - Minh Tứ
Ghi chép Március - 2016 - Nguyễn Hồng Nhung
Trần Dzạ Lữ - Nhật ký hành trình Tuy Hòa - Phú Yên, một lần đến... - Trần Dzạ Lữ
Ngày Hạ Xanh Cabramatta - Phạm Nga
Cùng một tác giả
Hương cau quê nhà (truyện ngắn)
Cắt (thơ)
Thư Gửi Chị (tạp văn)
Liếc (thơ)
Nhớ (thơ)
Chờ O (thơ)
Khát (thơ)
Câm (thơ)
Nhớ Bạn (tạp văn)
Tát (thơ)
Cần (thơ)
Tím Nhớ (tạp văn)
Dắt (thơ)
Nhốt (thơ)
Chìa (thơ)
Trượt (thơ)
Trộn (thơ)
Bắt (thơ)
Xa cách (thơ)
Chặt (thơ)
Lấn (thơ)
Cách ly (thơ)
Quỳ (thơ)
Tôi (thơ)
(thơ)
Hoa cà (thơ)
(thơ)