Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.092
123.230.906
 
Ăn cơm nhà... (phần 7)
Phạm Lưu Vũ

Cụ giáo Đản là ông đồ cuối cùng ở làng tôi, mất từ những năm sáu mươi của thế kỉ trước. Đến bây giờ dân làng vẫn còn nhớ nhiều câu chuyện về cụ. Chẳng hạn cái hồi ông trưởng thôn quyết định cấm tiệt việc nuôi chó. Thấy cụ là bậc đức cao, có uy tín trong làng, ông ta bèn phái một cán bộ tới gặp cụ để thăm dò ý tứ. Cụ bảo:

- Cấm là phải. Chó bây giờ có được như chó ngày xưa đâu, rặt một lũ khuyển cả. Chó nhà mà cũng hỏng như chó hoang thì nuôi làm gì cho vừa điếc tai, lại vừa bẩn làng, bẩn xóm.

            Anh cán bộ nghe chưa hiểu, bèn hỏi:

            - Chó bây giờ khác với chó ngày xưa thế nào hở cụ?

            Cụ giáo thong thơ gii thích:

            - Ngày xưa chó hoang gọi là “khuyển”, chó nhà gọi là “cẩu”, phân biệt rõ ràng. Chứ bây giờ thì lẫn lộn, không biết đâu mà lần.

            Anh cán bộ xem ra vẫn chưa hiểu, lại hỏi tiếp:

            - Cháu tưởng “khuyển” hay “cẩu” thì đều có nghĩa là chó cả. Té ra lại có chỗ khác nhau hở cụ?

            - Khác nhau rõ ràng chứ - cụ giáo kiên trì giải thích – “khuyển” nghĩa là chó. Nhưng là con chó hoang vô chủ, chó hèn, chó vô giáo dục, chỉ biết sủa lung tung, bậy bạ. Không phân biệt kẻ quen, người lạ, gặp ai nó cũng cắn. Vì vậy trong chữ Hán, chữ “khuyển” chỉ tượng hình con chó đang ngồi thè lưỡi mà thôi. Còn “cẩu” cũng có nghĩa là chó, nhưng là con chó nuôi trong nhà, chó sang, chó phú quý, được dạy dỗ đàng hoàng, biết phân biệt đâu là chủ, đâu là khách. Nó chỉ sủa theo ý chủ, bảo sủa thì sủa, bảo im thì im. Một khi nó cất tiếng là sủa có bài bản, có câu cú rõ ràng, gọi là sủa có văn. Nên chữ “cẩu” bên cạnh bộ “khuyển” (chó) còn có thêm chữ “cú” (câu), ngụ ý chỉ loại chó biết sủa ra câu...

            Anh cán bộ một chữ Hán bẻ làm tư cũng không biết, mà thực ra đối với anh, chẳng cần thiết phải phân biệt “khuyển” với “cẩu” đến mức ấy. Chỉ thấy cụ ủng hộ chủ trương của ông trưởng thôn thì mừng lắm rồi, bèn về báo cáo ngay với ông ta. Thế là tuyên truyền, vận động, cưỡng chế... khẩu hiệu cấm chó kẻ bằng sơn đỏ khắp các bức tường ngang, tường dọc. Tối tối học sinh rồng rắn đánh trống ếch, hô quyết tâm tiêu diệt vang vọng khắp làng. Họ hàng nhà chó sợ xanh mắt mà không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Kết quả các chú khuyển hoặc là bị đem bán, hoặc được cho vào nồi, biến thành các món hấp, chả, sáo măng, nhựa mận... Chỉ vài ngày sau thì chó tiệt nọc. Khách tới thấy làng êm ả, thanh bình như thuở nguyên sơ vì không phải nghe một tiếng sủa nào. Nhưng trước đó còn một chuyện khác, hình như có liên quan tới cái quyết định cấm đoán kia của ông trưởng thôn.

Số là từ cái hồi ông còn chưa lên chức. Một hôm dân làng bỗng bắt gặp ông cúi gập người, chĩa mồm vào một con chó mà ho rũ rượi, ho không sao hãm lại được, ho đến lồi cả mắt ra. Đối diện với ông, con chó kia cũng đang cong đuôi lên mà sủa lấy sủa để, sủa đến đỏ mặt tía tai. Cứ một sủa, một ho mãi như thế, chẳng bên nào chịu nhường bên nào, làm ầm ĩ cả một góc làng. Mọi người kinh ngạc quá, cứ như thể hai bên đang cãi nhau, hoặc đang tranh luận vấn đề gì to tát lắm. Mà nếu qu thực là cãi nhau thì xem ra ông có vẻ đang... đuối lý. Bằng chứng là con chó thì vẫn sủa rất hăng, rất hùng hồn, trong khi tiếng ho của ông thì đã khản dần, mồm mũi bắt đầu phì ra toàn rãi dớt với bong bóng cá trôi. Rốt cuộc, cụ giáo Đản được mời tới phân giải xem có phải “họ” đang cãi nhau không. Ông cụ chống gậy đến nghe một lúc rồi bảo:

            - Chẳng ra câu cú gì cả. Thế này thì không phải cãi nhau. Chắc là do cổ họng anh ta bị dị ứng với tiếng chó sủa đấy thôi. Cứ đuổi con chó đi là yên hết.

            Quả nhiên khi dân làng lấy gậy xua con chó đi thì ông cũng bặt tiếng ho. Từ đó ông rất ngại tiếng chó sủa, mỗi khi ra khỏi nhà là phải ngó trước ngó sau, cố làm sao không phải nghe tiếng sủa, bởi cứ động nghe thấy là ông lại lên cơn ho. Đến khi lên chức trưởng thôn, việc đầu tiên ông nghĩ tới là làm sao cấm tiệt nuôi chó trong làng. Cả làng có mỗi mình ông mắc phải cái chứng dị ứng oái oăm ấy, ngộ nhỡ có kẻ độc mồm, độc miệng thêu dệt, bêu xấu thì làm thế nào. Kết quả làng cấm được chó, phần thắng rõ ràng nghiêng về phía ông.

            Từ đó dễ được mấy chục năm, làng bặt tăm bóng chó. Đến nỗi thanh niên trong làng phải đợi đến lúc lớn lên đi ra ngoài đường làm công nhân, hay lên Hà nội học đại học... bấy giờ mới biết mặt mũi con chó nó ra làm sao. Nghe đâu gần đây làng bắt đầu nuôi chó lại rồi, nuôi rầm rộ, nhà nào cũng vài ba con. Có điều không biết đó là “cẩu” hay là “khuyển” như cụ giáo Đản nói ngày trước mà thôi. Nhưng lại nghe nói vị trưởng thôn bây giờ cũng là con cháu ông trưởng thôn ngày ấy. Không biết cái chứng dị ứng kia có di truyền không? nếu nó di truyền, thì lại đến lúc “cẩu” hay “khuyển” gì cũng sẽ bị cấm thôi.

 

Phạm Lưu Vũ
Số lần đọc: 3560
Ngày đăng: 27.07.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mùa mưa.ra đảo… - Huỳnh Kim
Ăn cơm nhà... (phần 5) - Phạm Lưu Vũ
Ăn cơm nhà... (phần 4) - Phạm Lưu Vũ
ăn cơm nhà... (phần 3) - Phạm Lưu Vũ
Mùa yêu - Nguyễn Thành Nhân
Họ đã yêu nhau như thế nào ? - Hồ Tĩnh Tâm
Cuộc họp mặt văn chương phương Nam - Hồ Tĩnh Tâm
Tổng ông kỵ mã - Lâm Triều An
Quê hương - Nguyễn Bá
Mùa xuân - nhớ về một kỷ niệm - Vĩnh Xuân
Cùng một tác giả
Tai ngược (truyện ngắn)
Tảng thịt tế (truyện ngắn)
Nhà hiền triết (truyện ngắn)
Chính danh (truyện ngắn)
Chuyện làng Kinh (truyện ngắn)
Sự tích núi mồ côi (truyện ngắn)
Ngón tay phật tổ (truyện ngắn)
Xuất xứ (truyện ngắn)
Chuyện vịt (truyện ngắn)
Kẻ vô thừa nhận (truyện ngắn)
Bài ca cuộc sống (truyện ngắn)
Hai anh em (truyện ngắn)
Linh vật (truyện ngắn)
Áo gấm đi đêm (truyện ngắn)
Tửu địa (truyện ngắn)
Vai diễn cuối cùng (truyện ngắn)
Thạch ngôn (tạp văn)
Liệt nữ (truyện ngắn)
Tần Doanh Chính (truyện ngắn)
Đám mổ bò (truyện ngắn)
Cái Kết Có Hậu (truyện ngắn)