Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.218.078
 
Nhờ có sai lầm mà Yến Lan được nhắc tới
Lâm Bích Thủy

 

 

Ngày Tết nguyên tiêu 11/2/ 2017 được tổ chức tại Văn Míếu Quốc Tử Giám-Hà Nội. Dẫu chương trình năm nay có nhiều điểm mới, hay so với các năm, nhưng đáng tiếc là Hội Nhà văn VN đã để xảy ra vài sự cố là: in nhầm ảnh và tiểu sử thi nhân. Sự nhầm lẫn này đã làm nóng lên nhiều dư luận, gây tranh cải nhiều nhất, bức xúc nhất từ người yêu văn chương. Người ta cho rằng như vậy là Hội Nhà văn xem thường độc giả. Thí như nhầm từ thường dân thì không sao; đằng này lại nhầm từ Hội. Bởi vì khi nói đến từ Hội Nhà văn người ta nghĩ ngay- đây là nơi có lãnh đạo cao nhất, hội tụ những người ưu tú nhất, hiểu biết và thông thái nhất về văn học vàlịch sử văn học v.v

 

Một trong những sự cố đó là dưới bức ảnh nhà thơ Yến Lan lại trích dẫn thơ Hàn Mặc Tử! Ồ! Sao lại là Yến Lan mà không phải là ai khác nhỉ?!. Việc này xem ra đó là ý trời chăng? Bởi qua đây, cho thấy, dù mấy chục năm, tôi–con gái ông, rất cần cù, nhẫn nại, kiên trì giới thiệu với độc giả yêu thơ về cha mình - một trong tứ kiệt của “Đất võ trời văn” - Bình Định ở các bài trích từ Hồi ký “Về người cha thi sĩ”. Bài trích đôi khi có ảnh của ôngkèm theo; vậy mà có ăn thua gì! cái tên Yến Lan, mặt mũi ông vẫn xa lạ ngay với cả những người đã từng làm việc cùng ông!!!...

Nhưng thành thật mà nói, việc này có lẽ là điềm may cho Yến Lan cũng nên. Bởi vì, sau này nhiều thế hệ nữa, khi nhắc tới lịch sử văn học người ta sẽ nhớ tới giai thoại này... và cái tên Yến Lan lại được nhắc tới! Ngoài những phản hồi chê cười còn có bài thông tin rất kỹ về tên, tuổi, công lao đóng góp của Yến Lan đối với nền văn học nước nhà như:

Yến Lan – Người bị BTC Ngày thơ Việt Nam “nhầm lẫn” với Hàn Mặc Tử là ai?

Và tôi cho rằng “Thôi thì nhờ có cái sai/ Thơ Hàn giúp khách biết tài Yến Lan.” Và đây nhé Có bạn đọc đã gửi tin nhắn cho tôi: “Tôi cũng như bao độc giả khác sẽ biết được thêm nhiều thông tin hơn về thi sĩ tiền bối Yến Lan”

 

Vì vậy, nói sự nhầm lẫn này là điềm may mắn cho cha tôi, vì năm ngoái vào 1/3/2016 trong lễ kỷ niệm 100 năm sinh Yến Lan, do Hội Nhà văn tổ chức, cũng có chút nhầm lẫn tương tự (sẽ nói sau). Tuy nhiên, nhờ đó chúng tôi đã đính chính được 2 việc mà hàng chục năm trước không thể :

1/ Được Chủ tịch Hội Nhà Văn Viêt Nam ông Nguyễn Hữu Thỉnh và phó CT - Trần Đăng Khoa tuyên bố trước các nhà văn, nhà thơ, nhà soan kịch v.v…rằng tác phẩm Bóng giai nhân vở kịch thơ đầu tiên của nền Văn học Việt Nam do Yến Lan chấp bút chứ không phải Nguyễn Bính

2/ Chỉnh lại ngày sinh chính xác: Yến Lan sinh (22/4/1917). Không phải 2/3/1916 như báo chí đã ghi. Khi đề nghị chính ngày sinh của cụ, tôi đã gặp vài phản ứng từ gia đình và một số bạn đọc. Vì cho đây là cơ hội tốt nhất không thể có cơ hội nào hơn để gia đình tôi đính chính lại những sai lầm trong quá trình biên soạn văn học.Chả là khi còn sống, ba tôi có nói với con, với bạn văn như nhà thơ, nhạc sĩ Thụy Kha, nhà thơ Pham Văn Phương về năm sinh:

Tôi sinh vào năm Đinh tỵ chứ không phải Bính Thìn.”

Điều này cho thấy trong tâm trí nhà thơ vẫn mong có dịp sửa lại sai lầm này.

Sự cố về ngày năm sinh; thư gửi N hà N ghiên cứu V H H iện đại Đinh Tấn Dung; ba tôi giải thích: - “ Bức thư bảo đảm của anh đến hôm 1/3/1988. Tôi đọc dẫn đến cuối ngày 2/3. Bài viết về “ Thơ Yến Lan ” của anh tự nhiên đặt nhiệm vụ tôi phải đọc kỹ và nghiêm túc cho xứng với tâm sức và thịnh tình anh đối với tôi. Có những lúc cần giở tập thơ ra đối chiếu, tình cờ thấy ở dưới nhiều bài có ghi “ Nhân kỷ niệm sinh nhật ”. Thì nhớ ra hôm ấy là ngày sinh nhật của tôi. Nói và viết thế, chứ từ trước đến nay tôi chưa thiết bày một ngày lễ nào sinh nhật của tôi cả. Cả hôm tôi đúng 70 tuổi, Hội cũng có dự định, nhưng cũng không làm được. Sau đó gửi quà. Nhớ ra là đang ngày sinh nhật – thực ra thì 2 / 3 là ngày của âm lịch năm Đinh Tỵ. Nhưng hồi ấy ông thân sinh tôi khai ở trường lúc xin tôi “ nhập môn”,   nhà trường ghi vào hồ sơ tính theo dương lịch, nên vẫn giữ như thế. Tra cứu kỹ, chắc ngày ấy nhằm đâu chừng khoảng 20.4 hay 22 gì dương lịch ấy. Thôi, chẳng có gì quan trọng.  

 

Vậy Yến Lan là ai??? Trong 18 bài tham luận của Bình Định trong ngày Lễ kỷ niệm 100 năm sinh Yến Lan có bài của Trường Định và nhà thơ Hoài Thu giới thiệu về ông rằng:

- “Ông là người rất yêu quê hương mình nên phần lớn những sáng tác, những bài thơ được đánh giá hay nhất của ông đều bắt nguồn từ những cảm hứng sáng tác của đất và người Bình Định như: Bến My Lăng; chùm thơ về Bình Định (Bình Định 1935, Bình Định 1945, Bình Định 1947, Bình Định 1975...); Đi trong nắng mới, Lại về tỉnh nhỏ, Uống rượu với bạn đồng hương… Những hình ảnh, sự kiện diễn ra trên quê hương trong thơ ông có vẻ đẹp lung linh của ngôn từ, của cảm xúc chất ngất.”

Ông là một trong bốn nhà thơ của Bàn Thành-Bình Định: gồm Hàn Mặc Tử-long; Yến Lan - lân; Quách Tấn – qui; Chế Lan Viên - phụng; gọi là “Tứ hữu Bàn Thành. Bốn người tên tuổi rành rành như vậy, nhưng nhắc đến tên Yến Lan thì ít người biết ! Cho đến nay vẫn còn có người tưởng ông là nữ sĩ nữa kia! Thế mới tội chứ!...

Mấy chục năm sống ở Hà Nội, rồi đất nước giải phóng hoàn toàn, ông trở về sống tại thị trấn An Nhơn - Bình Định (nay là thị xã). Cho đến những năm tháng cuối đời, trên quê hương, cuộc sống của ông không hơn gì; vì quê vẫn luôn có định kiến với ông về vấn đề đã tham gia vào Nhân Văn Giai Phẩm. Cho nên để có được buổi lễ kỷ niệm 100 năm sinh Yến Lan vào 2016 gia đình tôi rất chật vật chứ không xuôi chèo mát mái như bạn ông:

 

Ba tháng trước; vào rằm trung thu 15/8 âm lịch, tức khoảng 5-6 /10/ 2015 chị em tôi từ Sài Gòn, Hà Nội về quê làm giỗ thứ 17 cho cha. Trong ngày giỗ chợt nhớ đến 2/3/2016 sắp tới. Vậy chỉ còn 3 tháng. Ba tháng để chuẩn bị cho một nhà thơ tiền chiến tên tuổi như Yến Lan thì không kịp. Nếu không nhắc chắc bị quên. Thế nêngia đình tôi đi gặp lãnh đạo Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh; xem họ có ý kiến gì về vấn đề này?

Hôm ấy, ông An Pha - CT Hội vừa đi công tác xa về nên tiếp chúng tôi là ông Phó - Trần Quang Khanh. Quang Khanh nói: Hội sẽ tổ chức, nhưng mức độ như đã tổ chức các kỷ niệm 10, 15 năm ngày mất của cụ mà thôi. Quang Khanh gợi ý:

- Nếu muốn tổ chức lớn thì gia đình phải đề nghị ông CT Hội Nhà văn gửi công văn cho lãnh đạo tỉnh thì Hội mới xin được kinh phí để tổ chức. Khanh còn vẻ đường đi nước bước là: Việc này chị nên nhờ anh Nguyễn Thế Khoa bên Tạp chí Văn Hiến lo dùm, vừa rồi ảnh làm rất tốt cho Ông tổ ngành Hát Bội Đào Tấn.

Như vậy, không có công văn của ông Hữu Thỉnh thì không xong!. Trước khi nhờ Thế Khoa, tôi gặp Lãnh đạo Văn hóa thị xã. Và rồi, Phó Chủ tịch thị xã cũng với cách trả lời đó !!!...

Không dám trách ai cả, đây là thời gian mà lãnh đạo các ngành, các cấp trong cả nước đều tất bật cho việc chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XII. Lâm Huy Nhuận nói:

-Thôi chị ơi, ba mình làm sao có cửa để lãnh đạo tỉnh nhớ tới mà tổ chức, chị nên từ bỏ ý nghĩ ảo tưởng viễn vong đó đi.

 

Chắc là Nhuận sai rồi. Với nhà thơ Yến Lan, trong cuộc sống đời thường, trong cái nghiệp cầm bút, ông là người có cái tâm với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với lớp trẻ, đã cống hiến không mệt mỏi với thơ ca và quê hương; luôn vượt qua nỗi bất hạnh để vươn lên. Ông đã và sẽ là tấm gương để các thế hệ nhà thơ trẻ noi theo. Không thể để ông gặp bất hạnh mãi được ! Nếu có thể làm gì được cho cha thì cố mà làm vì không còn cơ hội nào hơn!

 

Qua Quang Khanh tôi có số điện thoại Thế Khoa, anh Hữu Thỉnh và Trần Đăng Khoa.

Với Nguyễn Thế Khoa-em bà con bên chồng, là con trai của nhà lý luận Mịch Quang - bạn ba tôi. Tôi điện nhờ em liên hệ với lãnh đạo HNV Việt Nam. Em bảo : Ừ để em xem rồi báo lại với anh chị. Chờ mãi không có phản hồi, tôi đành trực tiếp điện ra Hội gặp anh Hữu Thỉnh và Đăng Khoa.

Quá bất ngờ! khi tiếp xúc với CT Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; CT Hội NV Việt Nam - ông Nguyễn Hữu Thỉnh, tôi có thiện cảm với anh. Anh không tỏ vẻ cao ngạo như tôi tưởng; anh vui vẻ, xởi lởi, biết người biết ta, nói :

- “Tôi rất quí bác Yến Lan. Có lẽ Bình Định chưa hiểu về bác đó thôi. Tôi sẽ nhanh chóng gửi công văn vào.”Còn Trần Đăng Khoa:

- Em đã bàn với anh Thỉnh rồi, chúng em sẽ làm, chị cứ yên tâm vì nhà thơ Yến Lan là một trong tứ kiệt Bình Định và là nhà thơ lớn của Việt Nam mà chị.

Thỉnh thoảng Mai Thìn giục: Chị nhắc ông Hữu Thỉnh gửi công văn vào, cận ngày rồi chị!” Tôi điện ra Hội, anh Thỉnh giọng yếu ớt nói:

- “Chị thông cảm, tôi đang bị mệt”. Còn Đăng Khoa:- Chị Yên tâm, đừng lo gì cả .

Rồi một hôm, di động của tôi có 4 cuộc gọi nhỡ từ anh Hữu Thỉnh. Tôi cầm lên định trả lời thì liền đó Nhà Báo, Nhà thơ Mai Thìn ở Đài Phát thanh, Truyền hình Qui Nhơn gọi ra, báo:

- HVHNT Qui Nhơn kết hợp với lãnh đạo UBND thị xã sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Bến My Lăng-Yến Lan vào 2/3/2016. Mời chị và anh Lâm Huy Nhuận về dự.” Tôi trả lời:- “Chị chưa thể trả lời về hay không, đợi nghe anh Hữu Thỉnh nói thế nào đã. Rồi điện hỏi anh Thỉnh: - Anh đã điện cho em ư? Anh vui vẻ đáp:

- “Vâng, Hội NV Việt Nam mời chị ra dự lễ kỷ niệm 100 năm sinh cụ Yến Lan vào 2/3/2016.”.

 

Đây là dịp tốt nhất để thông tin cho Hội Nhà văn biết những vấn đề còn tồn tại và bức xúc

từ gia đình Yến Lan nên tôi chấp nhận ra dự ở Hà Nội. Nhân lúc đó tôi thành thật khai báo luôn với anhThỉnh rằng:

-Thực ra ba em sinh vào ngày 22/4/1917 chứ không phải 2/3/1916 . Việc này sẽ xử lý thế nào anh?. Nghe tôi nói anh hoạt bát vừa cười vừa đùa:

- “Thế thì năm nay tổ chức, năm sau lại tổ chức. Mình tổ chức sớm để kịp thời gian lên kế hoạch lập tên đường cho cụ Yến Lan.”

Đây là điều gia đình tôi hằng mong mỏi. Tuy chưa biết con đường Yến Lan anh nói tới sẽ ở Qui Nhơn hay Hà Nội? nhưng câu nói này khiến lòng tôi ấm áp và mừng vô hạn. Nghĩ lại, cách đây vài năm, khi thị trấn An Nhơn sắp lên thị xã; một số danh nhân Bình Định được đề xuất lập tên đường. Song tên Yến Lan lại bị loại rangay từ đầu, ngay nơi ông được sinh ra:

Quê ngoại bên kia bãi cát vàng

Mẹ tôi về, lỡ chuyến đò ngang

Cơn đau trở dạ không giường chiếu

Tôi lọt lòng ra giữa bãi trăng

Việc này đã gây bức xúc cả những người yêu thơ đang sống ở nước ngoài. Cuối cùng không thể không có con đường mang tên Yến Lan đối với “một nhà thơ có sức sáng tạo dẻo dai đã cống hiến không mệt mỏi cho quê hương” nên lãnh đạo thị xã mới chừa một cái ngõ độ 5 ngôi nhà, nếu đi bộ chỉ mất 5 phút mang tên Yến Lan…

 

Sự kiện mà Hội NV đứng ra Tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm sinh cho Yến Lan; gia đình tôi hân hoan vô cùng.Chúng tôi có 6 chị em nhưng ra Hà Nội mất 5 người, còn ở quê có vợ con của trưởng nam Lâm Huy Ánh. Thấy số người quá chênh lệch em dâu tôi gửi tin nhắn, rằng tôi chê quê tổ chức nhỏ nên không về.

 

Em dâu tôi nói sai rồi. Quang Khanh – phó CT HVHNT tỉnh đã nói qua cho tôi biết chương trình ngày lễ này được Hội VHNT Qui Nhơn kết hợp với UBND thị xã An- Nhơn tổ chức rất trang trọng, chu đáo và bảo đảm thành công nhất. Có người đã kêu lên rằng “Đây là một hiện tượng”. Ngày lễ được tổ chức với 3 nội dung:

 

1/ Buổi sáng dâng hương, hoa tại nhà,

2/ Buổi chiều tổ chức tọa đàm thơ Yến Lan (có 18 bài tham luận)

3/ Buổi tối là chương trình văn nghệ “Đêm thơ của thi sĩ bến sông trăng.”

 

Vì sao tôi dự ở Hà nội mà không về quê. Nói thật, trong chuyện này có ẩn chút tâm linh mà tôi nhận ra. Một đêm tôi nằm mơ gặp cha. Ông dặn: - Con nhớ mang theo những gì cần thiết. Tỉnh dậy, nghĩ mãi điều cha dặn; ý ông muốn thứ gì cần mang đi, mà đi đâu? về quê hay Hà Nội? Chắc ông bảo ra Hà Nội, nếu về quê thì cần gì, không lẽ mang củi về rừng? vì tất cả tư liệu đều có ở Nhà Lưu Niệm Yến Lan tại quê .

Khi ra Hà Nội tôi mang theo 4 tấm ảnh của Tứ Hữu Bàn Thành: - Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn , Yến Lan – (tôi tặng lại cho Hội) và thư của nhà thơ Hoàng Cầm - Đính chính những sai lầm trong Văn học, thư của Yến Lan gửi Nhà Nghiên cứu Văn học hiện đại Đinh Tấn Dung-giải thích vì sao tác phẩm kịch thơ Bóng giai nhân phải mang tên hai tác giả: Yến Lan và Nguyễn Bính và hồi ký Chiều chiều mây kéo về kinh - kể lạiquá trình sáng tác kịch thơ Bóng giai nhân. và giải th ích Tại sao ng ày sinh lại là ngày 22/4/1917.

Tôi tới Hà Nội vào sáng 27/2/2016. Nhà thơ Vũ Quần Phương điện gặp tôi than:

- Anh là Vũ Quần Phương được Trần Đăng Khoa giao viết bài tham luận về thơ Yến Lan để đọc đầu tiên mà trong tay anh chỉ có một tập Tứ tuyệt Yến Lan. Em có tài liệu gì cho anh mượn. Tôi mang đến tận nhà anh biếu Tuyển tập Yến Lan và Hồi ký của má tôi: Yến Lan, nhớ mãi về anh và cho anh mượn thêm những gì tôi đã mang ra

 

Tôi chưa bao giờ được dự buổi lễ quan trọng nào nên rất lo, song anh Phương đã ân cần dặn: - “các em nên mời thêm bạn bè cho đông. Theo anh biết thì hiện giờ chỉ mới mời được khoảng 20 người. Có mời thì mời người nào chịu khó ngồi nghe hết buổi lễ, đừng mời các ông chỉ ngồi độ 20’ rồi bỏ ra ngoài nói chuyện riêng vàuống rượu như Lâm Huy Nhuận và bạn hắn. (Chính nhờ lời khuyên chân thành và quá cụ thể của anh Vũ Quần Phương mà buổi lễ kỷ niệm 100 sinh của ba tôi diễn ra trang trọng và viên mãn)

Sáng 28/2 chị em tôi đến Hội, xem phía gia đình có phải làm gì hay không? Anh Thỉnh và Đăng Khoa bảo:- “Gia đình không phải làm gì hết” và báo lại buổi lễ sẽ tổ chức vào ngày mai tức 1/3/2016 vì ngày 2/3 lãnh đạo Hội bận họp.

Ngay lúc đó, tôi đã nói với anh Thỉnh và Đăng Khoa về ngày, năm sinh của Yến Lan và đặt biệt đề cập tới “Nghi án Bóng Giai nhân” Song chắc anh Hữu Thỉnh không nghe được, nên trong bài phát biểu mở đầu buổi lễ,anh nói: không biết Yến Lan gặp Nguyễn Bính lúc nào mà đã viết chung vở kịch thơ hay như vậy.

 

Tôi giật mình, thế là công tôi mấy chục năm tìm cách chứng minh rằng tác phẩm này chỉ do cha tôi –nhà thơ Yến Lan chấp bút. Anh Thỉnh thấy tôi phản ứng liền trách: “Sao chị và Lâm Huy Nhuận không nói gì với chúng tôi cả vậy”.

Thật tình mà nói là anh Thỉnh trách oan cho tôi. Bởi, sự kiện này đã đăng trên báo VNCA, VNTP… với tựa đề “Ai là tác giả Bóng giai nhân, hay “Nghi án về Bóng giai nh ân” v.v... Và có nhiều tranh cải, sẻ chia vô cùng thông cảm, bức xúc cho tác giả Yến Lan. Nếu anh Hữu Thỉnh và Trần Đăng Khoa không bận trăm công nghìn việc thì có thể xem, và đã biết lâu rồi mới phải.

Trong tất cả những phản hồi đó, mọi người đều lên tiếng đề nghị Hội Nhà Văn sớm đính chính lại sai lầm này. Bài viết của Nhà Nghiên cứu Văn học Hiện đại Lại Nguyên Ân đã giải thích rành mạch, khoa học vì sao tác phẩm lại mang tên Yến Lan và Nguyễn Bính mà Hội Nhà Văn lại không hề biết gì lại trách chị em tôi! .

 

Nhưng nghĩ lại là gia đình tôi nên cảm ơn anh Hữu Thỉnh hơn là trách. Vì nếu anh không lỡ nói ra: -“không biết Yến Lan gặp Nguyễn Bính lúc nào mà đã viết chung vở kịch thơ hay như vậy.” Thì làm sao tôi có cơ hội đưa ra các tư liệu cần thiết mà ba tôi dặn mang theo trong giấc mơ của tôi để minh chứng một cách thấu tình đạt lý; không thì mọi vấn đề lại vẫn nguyên như cũ. Quả lời dặn của ba tôi thật sự đã trở nên hiệu nghiệm để anh Thỉnh tuyên bố trước các Nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ , nhà soạn kịch một cách rõ ràng rằng:

Từ nay chúng ta phải sửa lại ngày sinh của Yến Lan là 22/4/1917 và tác phẩm kịch thơ Bóng giai nhân chỉ độc một tác giả là Yến Lan

 

Khi tôi về lại Sai Gòn, anh Hữu Thỉnh có nhắn tin xin lỗi với lời lẽ:

Tôi thành thật xin lỗi về sự nhầm lẫn nói Nguyễn Bính viết chung với Yến Lan. Chị công bố lá thư đúng lúc quá. Cảm ơn chị”

Đó là lý do tại sao tôi nói sự sai lầm ở Văn Miếu Quốc Tử Giảm là đều may mắn cho ba tôi.

Bài thơ “xuân muộn” của ông lúc này sao đúng với tâm trạng và thực tế của nhà thơ Yến Lan ở vào thế kỷ 21 này đúng đến thế.

 

Vụng sắm cành đào không kịp tết

Ra giêng mới hé một vài bông

Xuân người lã tã bay đi hết

Ngoảnh lại xuân ta mới chớm hồng

 

 

Lâm Bích Thủy
Số lần đọc: 1550
Ngày đăng: 06.04.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vài ý nghĩ vụn về chuyện làm văn - Võ Công Liêm
"Bàn tay nhỏ dưới mưa" tiểu thuyết của Trương Văn Dân - Hoài Huyền Thanh
Đông - Juan thời hiện đại - Đặng Xuân Xuyến
Thơ và Thủ pháp Ẩn dụ - tâm linh - Yến Nhi
Augustin, Kaddour, Meursault - Hiếu Tân
Tác giả của huyền thoại - Võ Công Liêm
Tình yêu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du từ góc nhìn nữ quyền luận - Cao Thị Hồng
Câu chuyện Nguyễn Du đi hát phường vải từ giai thoại dân gian đến "Huyền thoại" khoa học - Phạm Quang Ái
Cây chuối xuân "Độc sáng" trên dòng chảy của văn học so sánh - Chế Diễm Trâm
Chơi chữ - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Tình lên ngơ ngác (truyện ngắn)
Chàng Ngốc (truyện ngắn)
Thư cảm ơn (sự kiện)