Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.218.622
 
Nhớ lại một thập niên văn nghệ giải phóng Tây Đô
Nguyễn Thanh

 

 

                  Tặng nhà thơ Hoài Nam Tử

 

               Trận Đại thắng Mùa Xuân lịch sử năm 1975 như một mùa xuân đến sóm hơn những đợi mong khắc khoải hơn hai mươi năm của nhân dân ba miền. Cần Thơ, đất nước cầm thi – là thủ phủ văn hiến của một vùng đồng bằng châu thổ gạo trắng nước trong, Sau mấy tháng bận rộn của  buổi bình minh giải phóng, mọi tổ chức trong thành phố dần đi vào ổn định nề nếp. Tiếp theo sau là sự thành lập các cơ quan văn hóa mang tính quần chúng. Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Cần Thơ sớm ra đời ngay từ những tháng cuối năm đầu giải phóng. Hội thành lập với mục đích tập trung những người làm văn học nghệ thuật đủ các ngành để sinh hoạt theo đường lối văn nghệ cách mạng. Những tháng đầu sau ngày 30.4.1975, trong số các thành phần văn nghệ sĩ từng hoạt động tại Cần Thơ, vẫn có nhiều người nhiệt tình muốn tham gia vào đoàn thể quần chúng này. Nhưng theo sự dò xét, tìm hiểu từ nhân dân, cơ sở để đi đến sự chỉ định của cấp lãnh đạo thành phố, Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Cần Thơ được thành lập. Các vị trí then chốt dự trù của Ban Chấp hành hội như sau : Chủ tịch : Nhà thơ Hoài Nam Tử (Nguyễn Duy Thành) - cán bộ văn nghệ cơ sở, Phó Chủ tịch : Nhà văn Nguyễn Bá Thế (Nhất Tâm, 1925-1996) - nhà văn có tư tưởng tốt, hoạt động từ trước năm 1954, Tổng thơ ký : Ngũ Lang (Nguyễn Tấn Thành -giáo viên Văn học và Mỹ thuật trường trung học Phan Thanh Giản), có tác phẩm và quá trình làm văn nghệ báo chí tiến bộ từ nhiều năm trước ngày giải phóng. Trên danh nghĩa là như vậy nhưng thực tế chưa công khai ra mắt hội với đầy đủ các thành viên và ban chấp hành.

 

                Thời gian đầu, hoạt động của hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Cần Thơ không phải hoàn toàn suôn sẻ, thuận lợi. Chưa có cơ sở, địa điểm làm nơi hội họp găp gỡ và nhân sự thì chưa có đủ người lo tiếp nhiều công tác với ban chấp hành hội. Nhìn tới lui, nhân sự nòng cốt hội ở thời đểm này đếm chưa quá số ngón một bàn tay. Ông Phó chủ tịch hội Nguyễn Bá Thế thể lực kém, chân yếu không thể đi lại hoạt động một mình nếu không có người đèo xe. Thế là gần như chỉ có chủ tịch và thơ ký hội lo việc đi tìm mời người có khả năng văn nghệ tham gia vào hội. Chủ tịch hội - nhà thơ Hoài Nam Tử, mỗi ngày cọc cạch với chiếc xe đạp cũ, Tổng Thơ ký hội - Ngũ Lang với chiếc Honda 50 cà tàng, ngoài giờ dạy học, hai anh em không quản ngại nắng cháy mưa dầm, chịu khó đến tận nhà từng người để mời tham gia vào hội. Những buổi họp ban đầu chỉ lơ thơ vài người, địa điểm họp mượn  tạm nên thay đổi luôn. Đầu tiên tại các địa điểm : Ủy ban Mặt trận 71 A Hùng Vương, Đường Nguyễn An Ninh (nơi bán vé Máy bay, góc đường Minh Mạng-Nguyễn An Ninh bây giờ), Khách sạn Kim Long (Ngả tư Phan Đình Phùng-Nam Kỳ Khởi nghĩa ), đường Nguyễn Trãi (bệnh viện Mắt – Mũi -…..       ), chùa Khánh Quang, gần ngả tư đường Hòa Bình-Nam Kỳ Khởi nghĩa bây giờ).

Về sau, người đến họp dần tăng lên. Đến tháng 12 năm 1975, số lượng đối tượng văn nghệ sĩ quần chúng được khoảng trên 40 người, hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Cần Thơ chính thức ra mắt tại một địa điểm trên tầng lầu I (nay là Bệnh viện Tai-Mắt) ở đường Nguyễn Trãi - ngang Quận ủy Ninh Kiều, phường An Hội, TP. Cần Thơ hiện nay.

 

                 Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Cần Thơ thực sự được hình thành trong thời

                                                                              1

 

điểm lịch sử của đất nước với sự tham gia đông đủ vui vầy của mọi thành phần văn nghệ sĩ trong nội và ngoại thành Cần Thơ. Các ban gồm có : Thơ văn, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Ca nhạc, Sân khấu … Những buổi họp mặt sinh hoạt được tổ chức vào những buổi chiều thứ bảy nghỉ đi làm việc, thuận lợi cho các thành viên. Chúng tôi còn nhớ như in sự hồ hởi, như ngập tràn hạnh phúc thể hiện rõ nét trong từng khuôn mặt rạng rỡ của mọi người. Nhà văn Nguyễn Bá Thế dù thể lực không thật khỏe mạnh, họa sĩ cao tuổi vẽ chân dung nổi tiếng Hà Văn Phú, nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa Văn Kỉnh, những họa sĩ nhiệt tình : Hương Văn Hiền, Nguyễn Dư…Cánh ca nhạc sĩ sân khấu để đàn, hát, ngâm thơ… không thể nào quên được: Ngọc Kiều, Ngọc Phượng, Minh Nguyệt, Huy Thọ, Minh Thuận, Văn Sánh, Hai Long, Nguyễn Thiết,… Nhiều anh chị không có chuyên môn vẫn có mặt thường xuyên trong các buổi hội họp, sinh hoạt văn nghệ, đi lễ mít tinh để động viên tinh thần anh em như các anh : Tư Hồng, chị Tống Kim Ngân, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Loan, Cô giáo Trần Thị Ái Hiệp (Giáo viên trường C3/TP. Cần Thơ)… Những buổi gặp gỡ giữa văn nghệ sĩ từ trong vùng kháng chiến mới ra hoặc từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vào lần lượt được tổ chức để nói chuyện với anh em văn nghệ sĩ vùng tạm chiếm trước đây.

 

                Chúng tôi còn nhớ rõ, sau ngày đầu của tháng năm lịch sử không bao lâu, ban Chấp hành hội đã tổ chức buổi tiếp đón đầu tiên đoàn nhà văn cách mạng từ Hà Nội và chiến khu miền Nam ra, tại Khách sạn Kim Long của nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Kim Chưởng (1926-2014), có nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, tác giả bài thơ nổi tiếng thời chống Mỹ “Hương thầm”- được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc mà sau ngày 30.04.1975, thính giả thường nghe hát trên các đài phát thanh – các nhà văn : Bùi Kinh Lăng, Mai Vui... Tác giả : “Hương thầm” , dáng người gọn gàng, nhanh nhẹn, khuôn mặt hiền lành, giọng nói nhỏ nhẹ rất dễ mến..  Lần thứ hai chỉ sau mấy tháng, hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Cần Thơ tiếp đoàn văn nghệ sĩ tại chùa Khánh Quang của Thượng tọa Thích Huệ Thành, một nhà sư tiến bộ tại địa phương - nơi đó là một khuôn viên phật tự trang nghiêm và an toàn từ năm 1967, nhóm sinh viên yêu nước của thành phố Cần Thơ thường mượn để làm nơi hội họp, bàn kế hoạch phản ứng với chế độ đương thời. Những khuôn mặt lớn của nền văn học nghệ thuật cách mạng được nhân dân trân trọng nhưng chưa hề biết mặt “văn kỳ thinh, bất kiến kỳ hình” (1) mãi đến  “mùa xuân đầu tiên” (2) năm ấy, mới gặp tận mặt con người đáng kính bằng xương bằng thịt. Trong buổi nói chuyện với anh em văn nghệ cốt cán lần này, nhà thơ Nguyễn Đình Thi (1924-2003)(3), vóc người quắc thước, giọng nói hùng hồn đầy thuyết phục, đã quay lại khúc phim “Hà Nội, 12 ngày đêm chống Mỹ” khiến cho anh em văn nghệ sĩ địa phương vừa rất mực cảm thương và vừa vô cùng tự hào về đồng bào thủ đô trong chiến tranh tàn bạo, ác liệt do đế quốc gây ra. Trong những ngày đầu xuân năm 1976, cũng tại chùa Khánh Quang, anh em nghệ sĩ thành phố Cần Thơ được hân hạnh đón đoàn của văn nghệ sĩ, viện sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989) (4), GS.TS. Trần Văn Khê (1921-201), mang theo cây đàn tranh để minh họa cho  ca sĩ. Những lần sau, hội VNGP TP. Cần Thơ tiếp tục đón: Nhà văn Anh Đức (1935-2014) (5), họa sĩ Lê Bá Đảng (1921-2015) – nghệ sĩ Việt kiều Pháp nổi tiếng - nhà thơ Xuân Diệu (1916-1985)… và nhiều cán bộ cách mạng cao cấp, lãnh đạo văn nghệ, họp tại nhà Hữu nghị (số 37 đường Ngô Gia Tự ). Sau khi làm việc tại thành phố với anh em văn nghệ và công chúng, hội luôn hướng dẫn phái đoàn đi tham quan các địa điểm văn học, lịch sử như mộ : nhà thơ Phan Văn Trị (1830-1910), Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), ngôi nhà cổ Bình Thủy với vườn lan Năm Ngôn, đình Thần Bình Thủy…và vài nơi còn in đậm dấu ấn lịch sử như Vườn Mận Giai Xuân, Rạch Ông Hào…. Khi tổ chức đã đi vào nề nếp, xen vào những sinh hoạt văn nghệ, chính trị của hội là những buổi đi mít tinh thường có mặt đông đủ anh em văn nghệ sĩ do tình thần tự giác tự nguyện hơn là phải đến tận nhà mời

                                                                             2   

 

 

 

mọc, nhắc nhở như thời kỳ đầu hội mới thành lập.

                   Phải nói là công lao của nhà thơ Hoài Nam Tử rất lớn. Anh là đầu tàu dẫn dắt, là hạt nổ kích động lúc nào cũng chịu khó, mềm mỏng và hết sức bình tỉnh giải quyết mọi công của hội khi gặp tình huống khó khăn, không thuận lợi, Sau giai đoạn đầu đã ổn định, điều hòa

về tình hình nhân sự, chính trị, ban Chấp hành bắt đầu nghĩ đến việc tổ chức những buổi trình diễn văn nghệ gây quỹ cho hội. Do sự giới thiệu của nghệ sĩ Kim Chưởng, nguyên giám đốc Đoàn Cải lương Kim Chưởng nổi tiếng một thời, hội đã mời và kết hợp với Đoàn Cải lương “Quê Hương” trình diễn gây quỹ rất thành công cho hội. Nhiều nhà tư sản yêu nước, Mạnh Thường Quân sốt sắng ủng hộ hội tài chánh hay tặng hội nhạc cụ như đàn piano, guitare, mandoline, banjo, trống…Cũng cần hiểu là, anh em văn nghệ sĩ đóng góp nhiệt tình công sức mình theo khả năng chuyên môn đã có của mình chứ không nhắm vào lương bổng hoặc tiền thưởng, tiền công khi trình diễn. Chủ tịch hội VNGP luôn đi xe đạp nên rất thuận tiện, Tổng thơ ký đi xe Honda nên được cấp 2 lít xăng mỗi tháng. Về báo chí, trong mấy năm đầu, hội có ra được mấy số “Văn nghệ Giải phóng TP. Cần Thơ” (in ronéo, nhưng bìa báo khổ lớn làm bằng bản kẻm ở Sài Gòn, hình ảnh trong ruột phải vẽ bằng bút sắt trên giấy stencil). Công việc này do Tổng thơ ký hội đảm nhiệm.  Chính Ngũ Lang, Tổng thơ ký hội phải đích thân đi lên Sài Gòn lo việc này với Cliché Dầu tại đường Trần Hưng Đạo lúc bấy giờ. Nhìn chung, tờ tạp chí “Văn nghệ Giải phóng TP. Cần Thơ” dù hình thức thô sơ do hoàn cảnh, nó vẫn chứa đựng một nội dung phong phú, đủ các thể loại bài và hình vẽ đẹp, sắc sảo. Và đảm bảo được tính mỹ thuật nghiêm túc cho một tờ báo văn nghệ của cơ quan trong thời kỳ đầu giải phóng khi hội Văn nghệ tỉnh Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ) chưa thành lập.  

 

                      Đến gần cuối thập niên (1975-1985), lần lượt nhà thơ Lâm Thao, nhiếp ảnh gia Lê Minh thay thế nhà thơ Hoài Nam Tử, làm chủ tịch, điều hành hội và đổi tên mới là hội Nhà văn nghệ Thành phố Cần Thơ cho hợp với hoàn cảnh. Các chủ tịch mới của hội cũng là những văn nghệ sĩ chuyên nghiệp, đã có tác phẩm và quá trình công tác tốt. Nhà thơ Lâm Thao (đã mất) có hai câu thơ nổi tiếng thời chống Mỹ, từng gây xôn xao dư luận một thời : “Vòng Cung đi dễ, khó về / Đạn chen đầu đạn, bom kề hố bom” là một thủ trưởng cần cù, năng nổ, rất được sự cảm mến của anh em văn nghệ sĩ. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Minh (đã mất) là một chủ tịch tài hoa, đa năng, tháo vát và mềm mỏng trong cư xử với văn nghệ sĩ và quần chúng. Do vậy, hội Văn nghệ Thành phố Cần Thơ đã gặt hái được nhiều thành tựu tốt đẹp trong sinh hoạt nghệ thuật cho tới khi hội này hòa nhập luôn vào hội Văn học Nghệ thuật Thành phố từ cuối thập niên 1980.  Tóm lại, dù chỉ trong thời gian hơn nửa thập niên, hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Cần Thơ đã hoàn thành sứ mệnh văn hóa văn nghệ trong một giai đoạn lịch sử tại một thành phố lớn tạm chiếm vùng Tây Nam bộ. Với tinh thần trách nhiệm cao và lòng yêu văn nghệ, từ cấp lãnh đạo cho tới văn nghệ sĩ, đã đi từng bước khai phá vững vàng, dọn đường cho thế hệ tiếp theo. Ra mắt kịp lúc vào một thời điểm nhạy cảm của đất nước - trước cả hội Văn nghệ tỉnh Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ ngày trước) - hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Cần Thơ, với những đóng góp cần thiết và ý nghĩa, có thể được coi là bệ phóng tốt cho anh em văn nghệ sĩ đất Tây Đô sau này, trên con đường phục vụ nền văn học nghệ thuật xã hội chủ nghĩa .

 

      04.2017

                                                                                                                       

                                                         

  * (1) Nghe tiếng nhưng chưa biết mặt

         (2) Tên một ca khúc do nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) sáng tác ngay sau ngày 30.04.1975.

                                                                                  3   

 

         (3) Nguyễn Đình Thi, một chân dung văn hóa lớn, đa diện của Việt Nam:

     nhà văn (Xung kích), nhà thơ (Đất nước…), nhạc sĩ (Việt Nam yêu thương, Diệt phát xí…)

     nhà lý luận văn học (Nhận đường…),

 (4)  Tác giả những bản hùng ca lịch sử : Lên đàn, Tiếng hát thanh niên

      (ca khúc nổi tiếng ngang nhiên bị lấy làm quốc ca của hai chế độ công hòa

      tại miền Nam trước năm 1975), Tiến về Sài Gòn, Bạch đằng giang, Hội  nghị Điên Hồng…

(5)  Nhà văn lớn của Nam bộ trong hai thời kỳ chống thực dân và đế quốc, rất được

     nhà văn Nguyễn Tuân (1910-1987) ưu ái, dẫn dắt. Anh Đức là tác giả của

     những tiếu thuyết : “Bức thư Cà Mau”,”Giấc mơ ông lão vườn chim” ,“Hòn đất”,

     “Một truyện chép ở bệnh viện”  ký tên Bùi Đức Ái (được viết thành phim ),

     đã  được đưa vào chương trình Văn học cấp THPT sau ngày giải phóng.

 

 

 

Nguyễn Thanh
Số lần đọc: 2035
Ngày đăng: 07.04.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tử vi hoa - theo Thần số học - Nguyễn Hồng Nhung
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (19) - Tôn Phong - Gửi Phùng Quán - Từ Sâm
Đi tìm địa danh Bình Tuy - Phan Chính
Ba trích ghép trường ca - Đỗ Quyên
Nhịp thở hiện đại của văn học thiếu nhi Hàn Quốc - Trần Xuân Tiến
Giới thiệu - tác phẩm (18) - Trò chơi số phận trong Văn học - Từ Sâm
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (17) - nhà thơ Quách Tấn...và món nợ 30 năm - Từ Sâm
Giới thiệu - Tác phẩm (16) - Lá đời và lá thơ của Hoàng Vũ Thuật - Từ Sâm
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (15) - nhân nhà giáo Lê Viết Yên tặng sách, có đôi lời về hòa hợp văn học hai miền - Từ Sâm
Xem tranh Tết, đi tìm lại dấu xưa – Tranh mộc bản - Nguyễn Thanh
Cùng một tác giả
Bóng chiều hôm (truyện ngắn)
Bông vông đỏ (truyện ngắn)
Bâng-briêu mùa xuân (truyện ngắn)
Chờ đò (truyện ngắn)
Miên man quê chị (truyện ngắn)
Trong ngôi nhà ma (truyện ngắn)
Rứng chuối xôn xao (truyện ngắn)
Đồng đất thở dài (truyện ngắn)
Chợ cuối trời (truyện ngắn)
Quanh co Rạch Giếng (truyện ngắn)
Vắng vẻ chợ hoa (truyện ngắn)
Đá trắng (truyện ngắn)
Xuân muộn (truyện ngắn)
Từ một trang văn (truyện ngắn)
Mùa xuân trở lại (truyện ngắn)
Danh họa Picasso (hội họa)
Xoài khô Nam bộ (truyện ngắn)
Học trò chủ nhiệm (truyện ngắn)
Hè về (tạp văn)
Bài thơ định mệnh (truyện ngắn)
Hạt mùa sau (truyện ngắn)
Hệ lụy văn chương (truyện ngắn)
Mối tình xa cách (truyện ngắn)
Yêu chờ (truyện ngắn)
Tranh thờ Nam Bộ (nghệ thuật)