Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.193
123.209.504
 
Văn chương và nghệ thuật
Võ Công Liêm

 

 

                    gởi: nguyễn đức tùng. đỗ quyên và lê thánh thư.

 

    Hình như hai thứ này luôn gần gũi nhau. Nói đến văn chương là có nghệ thuật. Nhưng mỗi thứ có một sắc tố đặc thù của nó chớ không phải là khiá cạnh riêng biệt khi nói đến mà phải hoà hợp hay dung thông vào nhau để có một tư duy độc đáo và cao độ; cái đó là phong cách phát huy cho vấn đề kiểu cách của văn chương –the matter of literary style mới làm sống thực chức năng của nó, bởi; văn tức là người, nghĩa tức là hồn –Style and Meaning. Nhưng; văn chương là lương tri, là thẩm quan của người viết và người đọc. Nếu đứng trên cương vị chủ quan mà nhận xét theo chiều hướng cố vị thì chính sự lý này đem lại những rắc rối khác mà chức năng, nhiệm vụ của người viết là để làm sao cho người đọc một cái gì đơn sơ, dễ hiểu  –but his literary conscience was troubled and his duty to his readers was plain. Đấy là nghệ thuật viết văn chớ đừng cố tạo cái thâm sâu cùng cốc mà đưa tới một sự ngu xuẩn, vớ vẩn. Còn đứng ra phản thùng hay phản phé thì cả hai đều nghiêng hẳn về lẽ phải của mình. Tác giả là người quá hăng say cho những gì viết ra hay nghĩ tới (whole-souled) cho những vấn đề muốn đặc ra và ngay trong phút chốc hay chỉ giây lát thoáng qua tất cả là một bung phá tột bực đến trong trí, dẫu là tính chất hư cấu đều cân nhắc, đắng đo suy xét (wholeness) một cách rốt ráo để thành văn; trạng huống đó thuộc hồn (soul) và hiếm khi bắt chụp được mỗi khi sáng tác trong vị trí giữa người và hồn, đấy là hai đặc chất mà chúng ta tìm thấy một cách rõ nét, nó thuộc hình dạng hay trình độ thấm thấu qua trí tuệ ở mỗi nhà văn hay nhà thơ dù cố tạo một sắc thái khác đi nữa để nói lên nhân tính của mình, đó là cơ may để phơi bày lên giấy trắng mực đen cái của mình muốn nói –the occasion was a paper of mine in which. Là; những gì nói đến; cho nên chi tư duy bộc phát chính là cái đẹp xẩy ra, là một trải rộng vấn đề về cuộc đời chúng ta đang sống; đó là những gì mà tác giả đã chín chắn và cảm nhận được, có nghĩa rằng tư duy lớn dần theo kinh nghiệm của thời gian. Giọng văn dù ‘trang điểm’ cách mấy cũng đủ nhận ra được tác giả ở góc độ nào của tuổi tác và trình độ, cảm thấy như không thêm được gì hơn và cảm thấy mù mờ trong ý chữ nghĩa. Viết văn hay làm thơ là phản ảnh trung thực cái duy tâm chủ nghĩa. Không vì một sự cớ nào mà nói lên cái không thuộc của ‘conscience’ mà cần có một tâm như trong sáng và thực mới vực được đạo. Đấy là yếu tố xây dựng văn và cảm hứng thơ; còn mượn tiếng hay tỏ vẻ, kể lể để nâng giá trị cá nhân thì hoàn toàn phản biện với lương tâm. Văn chương và nghệ thuật không phải là món hàng thương mãi cần rao bán, nó trở thành sở hữu chủ của độc giả; đó là giá trị đích thực. Đôi khi chỉ một tác phẩm mà đi vào lịch sử văn chương, ngược lại ‘sản xuất’nhiều trên mặt báo chỉ là giá trị sản lượng chớ không có giá trị thành phẩm. Văn chương ngày nay hầu như đi lạc hướng chủ đề, khác hẳn văn chương thuở xưa: -chuộng tinh túy hơn là thể cách. Sự cớ này dần dà làm xáo trộn cả trào lưu hiện đại. Văn chương lương tâm là phải thực như cuộc đời đã sống, còn đặc điều thì cái đó gọi là văn chương vô lương tâm (unconscience) mà trở nên tội phạm (criminal) như một số văn thi sĩ đã lạm dụng chữ nghĩa hay lạm dụng diễn đàn (dễ dãi) mà phóng bút bừa bãi che đậy sự thật. Thứ thi văn như thế là thứ văn chương tha hóa và dễ bị đào thải giữa trào lưu văn chương đang đòi hỏi một sự thật có thực. Sự cớ đó gọi là bi thảm của văn chương (The Literary of Tragedy). Mà thay vào đó một ‘kích thích tố’ đặc biệt hơn không đè nặng hay phải cố gắng; dẫu vận dụng cho ‘con chữ’ lạ hơn, làm cho câu văn thêm trì trệ và hồ lốn. Đấy là những gì có hiệu năng để phản bác vào bất cứ câu văn, ngữ cú đều đưa đến cái chết –these are charges sufficient to condemn any phrase to death. Văn hay Thơ là ngữ ngôn chuyển tải đặc dưới ký hiệu tự nhiên của ngữ ngôn (The Nature of Symbolic Language). Thành ra người viết thường dẫn chứng hay viện cớ qua ký hiệu của chữ nghĩa là ngữ ngôn bị đè nặng trong tâm trí; kiểu thức này còn gọi là ám thị tư tưởng, có nghĩa là làm rõ vấn đề bên trong qua một thứ khác –something that stands for something else. Chứng minh như thế tuồng như không thực mà đưa tới sự phản trắc trong lương tâm của văn chương. Nhưng; ngược lại ký hiệu ngữ ngôn là một thứ dụng ngôn bày tỏ kinh nghiệm bên trong (inner); nếu như nó có một kinh nghiệm cảm biến nhạy bén (sensory experience). Ký hiệu ngữ ngôn là một thế giới bên ngoài đồng thời là ký hiệu thế giới bên trong. Ký hiệu chữ nghĩa phơi mở tâm hồn và trí tuệ nơi chúng ta –a symbol for our souls and our minds. Văn chương và nghệ thuật là thế đấy!

Từ chỗ đó cho ta một nhận định sắc bén hơn. Bởi; văn chương và nghệ thuật là một thứ hòa âm điền dã, nghĩa là không cầu kỳ nhưng có trọng tâm cho một lý tưởng và bao hàm một ý nghĩa tổng quát từ bên ngoài đến bên trong của tác giả và tác phẩm thì nó sẽ là một ký hiệu tự nhiên qua ngữ ngôn, văn phong và hành văn; nghệ thuật của văn chương là biết vận dụng và ‘điều hòa không khí’ giữa tác giả và độc giả là một cảm thông giao lưu tư tưởng; nghệ thuật còn có một vai trò khác trong văn chương là ngữ điệu, một chất liệu chứa hợp tố vui buồn lẫn lộn, phơi mở cái thật của tâm hồn. Quan trọng của văn chương là phản ảnh nhân tính của con người, do đó văn chương đòi hỏi cái thực dù ‘phiạ’ nhưng phải thực chất thì câu văn không bị ‘lạm phát’ kể cả lạm phát tư tưởng sanh ra ‘dzỗm’ mà không hay biết, nhưng độc giả tìm thấy cái tâm trạng thực hay không thực của tác giả, ngay cả những chi tiết vụn vặt, những thứ đó làm tê liệt, bại hoại cho văn chương mất nghĩa lý (tức lý thuyết) và nghệ thuật của chữ nghĩa không màu không sắc rơi vào vũng cạn. Thành thử xử dụng dưới dạng thức nào đòi hỏi phải thực mới vực được đạo. Phiạ với đời để sống thì được nhưng phiạ với văn chương là phải tội, dù xây dựng trong hư cấu nhưng phải sống thực với đời thời tất đó là nghệ thuật viết văn. Thí dụ: Z. ngoài đời đi lính hạ sĩ quan mà viết ký sự là sĩ quan bộ binh (đâu có thành chung mà vô đại học). Khổ thay! tác giả đưa dữ kiện không thực vào ký sự thì văn bản trở nên không thực; chẳng qua cả tin ở chính mình. Đó là một nhầm lẫn lớn lao. Thí dụ khác: Y. viết văn thường pha thứ văn chương trào phúng vào truyện từ đầu ải cho tới cuối mũi đọc ra thấy tác giả đặc điều không thực mà trở nên đỏm dáng trong văn chương một cách tệ. Z và Y cùng một quan điểm, bên thơ, bên văn nhưng không ‘cải cách ruộng đất’ làm cho văn thơ biến thể (metamorphosis) rất là dị hợm. Một thứ biến thể khác biến thể của người khác.Thành ra vai trò làm văn, làm thơ là một cấu thành qua trí tuệ có tính nghệ thuật văn chương lồng vào trong đó. Mới ra hồn !    

Nói chung; lợi ích văn chương có thể cải thiện về trí tưởng tượng của tác giả và một vài vi phạm ngữ pháp, nhưng; giữa tác giả và độc giả phớt lờ mà quên đi những chi tiết đối với văn chương. Nguy hại hơn nữa của thi văn nhân cứ cho rằng không ai trách cứ về lối diễn trình của mình để rồi: văn một đường và nghĩa một nẻo, trình tự một văn phong không đầu, không đuôi mà biến thể dị ứng; cái sự đó có thể là loại quái dị (wildest-kind) của một nhà thông thái dzỗm (pedantry) mà trở nên lối hành văn chỉ thị cuộc đời. Có lẽ ở đây chúng ta thấy được lý do tại sao thi sĩ không những chỉ là người hiếm có để có thể hướng về sự thấm thấu trong phát biểu của thế giới thi ca –Perhaps here we see one reason why the poet is not only very seldom a person one would turn to for insight into the state of the world (poetry); mà tuồng như quá cả tin hoặc quá chất phác đã an vị để chúng ta tin vào. Suy ra; thi sĩ ở tầm cở đó chỉ tội cái chưa đạt tới đỉnh cao của văn chương, cho nên chi họ rơi vào hoàn cảnh ù lì, trước sau như một mất tính sáng tạo để thơ văn chìm vào thủy tử, bởi; chủ quan không nhìn thấy giá văn chương là đổi mới tư duy để đi vào thế giới văn chương và nghệ thuật hoặc có thể họ quên trong văn chương có nghệ thuật để sáng tác. Đặc thù của văn thơ là có màu sắc mới điểm tô cho tác phẩm ‘hội họa văn chương’ thành văn, thành thơ hay là chỉ việc nấu gạo ra cơm chớ không phân biệt được gạo nào ngon cơm và gạo nào không ngon cơm. Đó là tệ đoan trong văn chương lo việc sản xuất cho ra gạo chớ không lọc lừa hột gạo chữ.

Vòng vo tam quốc cho ra sự lý thường tình về cách làm ra thơ văn đúng nghĩa xưa nay thì phải thừa nhận những tác phẩm trước có một chỗ đứng riêng, chỗ đó là tính nghệ thuật của nó: ‘Tố Tâm’ Hoàng Ngọc Phách (trước 1922) lối dụng văn có phần cả nể nhưng thoát tục; dù rằng ngữ pháp chưa chuẩn mực so với ngày nay nhưng toàn tập tác phẩm chứng minh cho một cuộc cách mạng văn hóa của tiểu thuyết mới chớ đợi gì phải có A. Robbe-Grillet mới xác nhận cái nớ, cái ni mà tồn lại, tồn lui. Về sau; khi phong trào thi văn bộc phát thì khai sinh nhiều tác phẩm giá trị vừa có tính chất tân truyện vừa có tính chất triết lý nhân sinh như ‘Chí Phèo’ của Nam Cao, ‘Số Đỏ’, ‘Làm Đĩ’ của Vũ Trọng Phụng hoặc Nguyễn Tuân với Tùy bút  hay Tú Mở là cả một trào lộng, giễu đời trong văn chương, tất thảy mang tính chất nghệ thuật hội họa văn chương. Đến thời cận đại phát sinh nhiều thi, văn nhân mở ra nhiều hiện tượng mới; điển hình: Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên đượm sắc quê hương dân tộc vào truyện, khơi dậy như khiêu khích đánh động cho một danh xưng mến yêu của vùng quê yêu dấu – exasperation at social hypocrisies. Thi ca phát biểu qua nhiều trường phái khác nhau, không còn qui cách, ước lệ mà nó chất chứa cả trào lưu thi ca đương đại.Trước có Xuân Diệu, Huy Cận, Trần Dần, Phùng Quán và sau có Lê Đạt, Tế Hanh, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên là những giòng thơ như chạm đụng vào nhau, là qui ước bởi ‘conventions collide’; đấy là điều mà họ cố thực hiện khác đi những gì đã có ‘different they are’. Cho nên chi trào lưu thi văn là hoán chuyển qua kinh nghiệm thời gian để vượt thời gian đi vào giá trị nhất thể của nó, đứng riêng một cõi mới gọi là thi văn đương đại còn thứ văn chương lập lại là thói tính bắt chước, ‘copy-cat là imitate’ cái đó là phản đề của văn chương và nghệ thuật. Vị chi cuộc đời và văn chương từ chỗ đó cả hai đã là một qui ước hóa xã hội (conventionlized) là những gì mà chúng ta muốn nói tới, là những gì bao quát chớ cuộc đời không giống như hoặc giản đơn như trong văn chương mô tả. Ngược lại văn chương là một bày tỏ đối kháng trước vấn đề của con người và xã hội. Trong văn chương và nghệ thuật là nhất thể còn nghệ thuật văn chương là nhị thể, nghĩa là cái này có thời cái kia không. Nhưng; không vì thế mà ảnh hưởng vào nhau cho dù là khuynh hướng hay trường phái; nó phải độc lập trong ngữ cảnh, tiết điệu và nghĩa chữ mới nói lên được nghệ thuật: tinh túy và sáng tạo trong văn chương thời nay. Thế nhưng; cái rập khuôn từ xưa đến giờ vẫn còn tồn lại, tồn lưu không chịu tồn lui; nhất là lối bình giải thi ca hay phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật không tìm thấy một thể thức nào mới hơn mà cứ một thể điệu nhai lại. Thường trích đoạn thơ hay văn làm dẫn chứng, lối sáo mòn đó đã không khai thác triệt để tiềm tàng của tác giả hay ẩn ý trong tác phẩm; kiểu thức đó là gián tiếp đâm sau lưng tác giả mà không tìm thấy thâm hậu của tác giả, lối bình giải đó là lối luận văn cổ điển xa xưa ở cấp tiểu học. Đó là cái họa bi thảm của văn chương và nghệ thuật. Văn chương và nghệ thuật Việt Nam là tinh hoa phát tiết qua từng thời đại, kỷ nguyên và để lại vô số tác phẩm qúy nhưng trong đó vẫn có chất Việt Nam; một thứ Việt Nam chủ nghĩa (Vietnamesenism) gần như phổ cập hóa (popularized) vào văn giới; điều đó không thể nào cải cách mà trở thành cục bộ cứng ngắc khó chuyển hoá cho một văn chương hiện đại kỷ nguyên – for the modern literary era. Thành ra Việt Nam chủ nghĩa là tế bào máu đã ăn sâu vào não thức cho nên chi phát tiết cùng một thể điệu. Đi tìm nguồn sáng tạo và hình thức mới trong hằng triệu thi sĩ quả là khó huống là tìm cho ra một nhà văn chân thật đúng nghĩa là khó hơn. Cho dẫu có một cuộc cách mạng văn hóa như kiểu Mao Trạch Đông đi chăng cũng không thể đánh bạt thứ văn hóa cục bộ vốn đã tồn lứa, tồn lần trong máu con người chúng ta. Thế nhưng; cho tới nay vẫn chưa có cuộc cách mạng văn hóa bùng dậy vượt thời gian và không gian. (chưa có Nobel).

Trí tưởng trong văn chương không đến nổi  phải thử thách hay giảo nghiệm; cái đó không liên hệ đến văn chương một cách trực tiếp trong cuộc đời hay trong hiện thực; liên quan đến văn chương trong cách thức khác là xây dựng qua một cấu trúc văn tự của trí tưởng lưu động để hoàn thành tác phẩm và tiếp tục nâng đôi cánh để bay cao, bởi; chúng ta không nhận ra sự bén nhạy tương quan của văn chương, của cuộc đời hoặc chúng ta cho đó là viễn cảnh chân trời của văn chương là thế giới mà ở đó không hiện thực ngoại trừ là hình ảnh con người hiện thực. Tuy vi diệu nhưng vẫn không hiện thực giữa đời.

Dĩ nhiên; trong những tác phẩm vĩ đại để lại chưa hẳn đã tuyệt đối là một thứ văn phong chất chứa đa hiệu mà đôi khi trong đó vẫn có cái ấm ớ, nửa úp, nửa mở trong cách diễn từ, nhưng; không phải là điều để nói ra mà thường khi như muốn được nhìn thấy sự khác biệt trong đó của một lý thuyết chính đáng. Có hai thứ chia ra trong kinh nghiệm văn chương. Trí tưởng giúp cho nhà văn có hai cái lợi tốt và đáng giá hơn là có một ít hiện thực trong đời mà đòi hỏi ở độc giả nhìn vào đó như một hiện thực vững chắc cho cả hai trong kinh nghiệm văn chương. Ở đây; văn chương không không phải là thế giới mộng mơ mà hiện thực của cuộc đời; dẫu là hư cấu. Khác với tư duy thi ca là sống trong trí tưởng để thành thơ và rất hiếm khi phản ảnh hiện thực trong thơ, ngoại trừ người ta đem ra bình giải. Văn chương và nghệ thuật là cả trí tuệ đan chiết vào nhau do từ sáng tạo mà ra, cũng có thể là một bày tỏ sâu đậm nhưng chỉ đạt tới một thỏa mãn giấc mơ mà thôi –literature would express only a wish-fulfilment dream.

Có một số người đưa ra câu hỏi tại sao thi nhân muốn nói lên bi thương hay tuyệt vọng, đau khổ trong khi thế giới thơ có bao nhiêu điều để ngợi ca, bao nhiêu gợi ý khác cho hạnh phúc, tình yêu là những thứ mà cần cho thơ, nhưng; trong thơ có một vài thứ nằm trong bệnh của não: -cảm thức bềnh bồng, buông thả, nổi trôi…thời tất những thứ đó nằm ngoài phạm trù văn chương. Chúng ta không thể lý sự cái siêu phàm đó. Một thứ biểu tượng thi ca, một ký hiệu của ngữ ngôn trong văn chương. Chính cái mơ hồ trừu tượng trong thơ là một thứ nghệ thuật siêu hình khó tìm thấy chỉ có tiềm thức tích lũy để tự khởi, tự phát cho thi văn tuyệt cú mà thôi. Dù biến thơ văn vào lãnh điạ nào, hình thức nào, kiểu dáng nào, nó vẫn giữ nguyên vị trí của nó, nghĩa là không mất chất hay chịu ảnh hưởng một cách vô lý mà hại đến văn thơ.

Nói chi thì nói; chúng ta chỉ rút ra một nửa của văn chương và nghệ thuật trong đó có những ngữ ngôn tuyệt cú, tuyệt hứng và quá đạt là những gì mà chúng ta cảm nhận ra rằng nó đứng riêng một cõi nhưng đó là sự đắm chìm thuộc dạng vô thức –The top half of literature is the world expressed by such words as sublime, inspiring, and the like; where what we feel is not detachment but absorption. Đặc thù của văn chương và nghệ thuật không nhất thiết phải kinh qua kinh nghiệm mà kinh nghiệm thời gian tu tập trong cuộc đời, có thể đó là một trong ngàn lý do khác, bởi; cuộc đời không bao giờ là tầm độ nói lên kinh nghiệm mà chỉ là ảo tưởng cuộc đời đến với chúng ta. Chỉ có nghệ thuật và khoa học có thể thực hiện rốt ráo qua kinh nghiệnm tu tập. Điều duy nhất đối với văn chương là dọn đường và xếp loại trí tưởng của con người như những gì tự có của nó. Nói ra nghe như mâu thuẩn cho một lý giải về văn chương nhưng kỳ thực trong đó cũng có cái khó của nó mà nhiều người vẫn chưa thông đạt đường lối chủ nghĩa văn chương và nghệ thuật một cách thiết thực hay quá ám thị trong ngữ ngôn hay quá cường độ về kinh nghiệm của văn chương. Cả hai thứ này gần như sinh lý trong con người khi muốn thực hiện cái đạt-tới (wish-fulfillment) cho thỏa thê đó là nguyện vọng của người cầm bút, cầm cọ. Khi nói đến văn chương và nghệ thuật thì đây không phải là thế giới mộng mơ (dream-world). Nhưng; nói như thế là võ đoán cho một xác quyết; thực tế văn chương nó có hai cái mơ: -một là mơ đạt-tới và một là mơ của ước ao; cả hai là trọng tâm hướng tới. Và; trở nên viễn cảnh của ý thức. Thứ nghệ thuật này dựa theo triết gia Plato: “mơ là thức dậy từ trí tuệ, tác phẩm của trí tưởng là loại ra từ một cuộc đời bình thường / is a dream for awakened minds, a work of imagination withdrawn from ordinary life”. Vậy thì thi sĩ và người mộng là khác biệt hoàn toàn. Mơ của Hàn Mặc Tử là mộng-thi-ca khác mơ của người bình thường là mơ ao ước (trúng số). Cái sự đó là cuộc đời bình thường cho một ao ước chung.Văn chương là bao bọc những thứ khác, một thứ nghệ thuật truyền thông và cùng ao ước như nhau. Dưới đáy vực của văn chương còn có một thể thức khác là tiềm thức. Một năng lực tiềm tàng qua trí tuệ của con người.

Vậy văn chương là gì? Nghệ thuật là gì? Hai biểu tượng này những người phê bình luôn luôn gọi là phán xét của văn chương / a judge of literature. Phán cái chi? -phán cái lý không cho rằng thi nhân, văn nhân là vị trí tuyệt đỉnh, nhưng phán xét để thấy đủ giá trị một vài thứ trong văn chương, chỉ phán xét cái đúng đắng, hợp lý trên chiếc ghế quan tòa nhận biết của luật pháp / a knowledge of law. Văn chương nói lên tất cả nhưng không phải đó là một tổng thể để phô diễn. Mèo đen hay mèo tam thể là màu sắc con mèo chớ màu đen hay trắng không phải là tổng thể phô diễn riêng cho con mèo. Văn chương cũng vậy!

Văn chương là hé mở như một khải huyền nhân loại, bộc lộ toàn diện của con người đến với con người. Với lời phê phán thẳng thừng chớ đây không phải thể thức phán xét; nhưng đây là một nhận thức siêu lý của những gì được bộc bạch trắng đen cho một phán quyết trung thực của văn chương và nghệ thuật ./.

 

 (ca.ab.yyc. Phục sinh 4/2017)

 

SÁCH ĐỌC: ‘The Educated Imagination’ by Northrop Frye. Indiana University Press. USA 1975.

TRANH VẼ: ‘Chân dung của Nậm / Portrait of Nam’ Khổ 12” X 16” Trên giấy cứng. Acrylics+Ink. vcl# 1542017.

 

  

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2380
Ngày đăng: 22.04.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trần Dzạ Lữ "Một đời thơ thơm ngọt nước Hương Giang" - Lê Ngọc Trác
Nhớ lại một thập niên văn nghệ giải phóng Tây Đô - Nguyễn Thanh
Tử vi hoa - theo Thần số học - Nguyễn Hồng Nhung
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (19) - Tôn Phong - Gửi Phùng Quán - Từ Sâm
Đi tìm địa danh Bình Tuy - Phan Chính
Ba trích ghép trường ca - Đỗ Quyên
Nhịp thở hiện đại của văn học thiếu nhi Hàn Quốc - Trần Xuân Tiến
Giới thiệu - tác phẩm (18) - Trò chơi số phận trong Văn học - Từ Sâm
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (17) - nhà thơ Quách Tấn...và món nợ 30 năm - Từ Sâm
Giới thiệu - Tác phẩm (16) - Lá đời và lá thơ của Hoàng Vũ Thuật - Từ Sâm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)