Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.190
123.212.775
 
Siêu hình hiện sinh và trừu tượng hiện hữu
Võ Công Liêm

 

                       

          ‘whereof one cannot speak, thereof one must be silent’*

           (Ludwig Wittgenstein)

 

    Cả hai thứ này có tính chất đặc thù và hệ lụy vào nhau cho một hiện tại và tương lai đối với con người. Gần như đây là một chứng cứ xác thực đưa ra để qui phục, tuân thủ mà ở đó có tính chất chân lý đạo đức, luân lý ẩn trong một hình thái vừa siêu hình, vừa trừu tượng; dẫu đó là hình thức tượng trưng. Bởi; con người là một ám thị tư tưởng trong hình thể của vũ trụ là lý lẽ để biện minh và chứng tỏ cho một nhứt thể giữa hiện sinh và hiện hữu là việc tiên chỉ đúng luận cứ ngữ ngôn thi văn: Giữa thiên nhiên và trạng huống con người với những gì được xem trọng tới vũ trụ. –Argumennt of the First Epistle: Of the nature and state of man with respect to the universe. Đấy là người thuộc dạng siêu hình –Of man in the metaphysics. Cái đó gọi là siêu hình hiện sinh. Giữa người thuộc dạng trừu tượng–Of man in the abstract. Cái đó gọi là trừu tượng hiện hữu. Đúng nghĩa của nó là một hiển thể tồn lưu, tồn lại và tồn lợi cho con người; thời tại sao có một vài cái tồn tồn hơn là không có tồn tồn? –why something exists rather than nothing? Cái sự đó là lý do trong những gì cho là lẽ tự nhiên (the nature of things). Điều này đưa tới phán xét ở nơi chúng ta, một thẩm quan trong một hệ thống mà ở đó có một hiện hữu vô tâm, vô tình tương quan trong cùng một hệ thống và trong mọi thứ hiện sinh và hiện hữu của con người.

Thế thì siêu hình hiện sinh và trừu tượng hiện hữu là cái chi? Cả hai đặc chất đó có một niềm kiêu hãnh của mục đích và cứu cánh để hoàn thành chức năng của nó đối với tinh thần cũng như tư duy con người thêm nhiều nhận thức hiểu biết và những gì phi hiện thực để thêm hợp lý; chính sự cố đó tạo ra sự sai lầm và đau khổ nơi con người mà ra –The pride of aiming at more knowledge and pretending to more perfection; the cause of man’s error and misery. Hiểu được nó tức thấy được nó dù dưới dạng thức nào. Chớ đừng tưởng con người là thứ bất tài vô tướng, nhưng; nó là một hệ thức hiện hữu trong cùng một vị trí, nơi chốn và cùng chức năng cho một thể hiện tạo tác của hành động cũng như ý thức, đồng thỏa và tuân thủ trong một nguyên tắc của hiện tượng; tuy tương phản nhau nhưng đồng dạng và tương thức như nhau. Việc này có thể đưa tới những suy luận khác mà đôi khi nhầm lẫn giữa hai tình huống như đã một đôi lần phớt lờ về những gì xẩy ra cho tương lai; nó không thực thể cho tương lai nhưng liên đới trong một ý thức tương lai. Có thể đó là hạnh phúc tùy vào hoàn cảnh hiện tại đang sống. Thí dụ: văn thi sĩ dung thông giữa hai trạng huống hữu hình và vô hình là ấn tượng sâu xa vào những gì ngoài tư tưởng; dạng thức của phi tưởng hay phi hiện thực chính là dạng thức giữa siêu hình và trừu tượng cấu thành văn phong thi tứ (espistle) và; phóng tầm nhìn vào một dự phóng tương lai hy vọng và đạt ý yêu cầu. Trong hoàn cảnh bức xúc hay yếu lòng chính là lúc đưa đến gần nơi chốn của Thượng đế thì đó là hình ảnh siêu hình hiện sinh mà con người dấn thân trong một hình ảnh trừu tượng hiện hữu để tôn kính và thờ phượng. Bởi; giữa con người và thượng đế luôn luôn phản kháng hay chối từ, vì; nó nằm ngoài trí năng con người. Đấy là hai yếu tố đặc thù, một gián tiếp đưa tới hoài nghi ở chính mình cũng như những gì thuộc vũ trụ đều trong cùng một hệ thống chuyển hóa nhân sinh. Đứng trước thảm họa của bi thảm; con người không thấy mình trước vũ trụ. Một vũ trụ khi có khi không hữu hình mà lại vô hình để rồi con người phủ nhận sự hiện hữu ở chính mình là một dấn thân trước siêu hình hiện sinh và hiện hữu tại thế: ‘chúng sanh không hiện hữu nhưng Phật hiện hữu’. Trích: (‘Great Religions of Modern Man ‘Buddhism’ by Richard A. Gard. New York 1962). Đó là một xác nhận cụ thể vào niềm tin ở con người đối với thượng đế mà xưa nay nhìn thượng đế là đấng siêu phàm khó hình dung cho một hiện hữu thực thể. Sự cớ đó đưa tới hiện sinh giữa con người và thượng đế hoặc thần thánh hóa để được tôn thờ. Quá trình thời gian không đem lại kết quả cụ thể và khoa học không đưa nhân loại đến gần thượng đế; ngược lại là một phủ nhận gián tiếp giữa hữu hình và vô hình trong tư duy vũ trụ quan. Thế nhưng; tính chất siêu hình hay trừu tượng là đối tượng cố hữu trong tinh thần của con người, đặc biệt hiện diện của nó là một hiện hữu sống thực của vũ trụ, của con người; là mạch thở để thành thi văn. Cái sự đó gọi là đánh giá để quyết cho được hợp lý hoặc không thích nghi, trọn vẹn hay bất thành, công bằng hay bất công của những gì do từ sự miễn trừ ở chúng ta. Những gì đưa ra, chung qui chỉ là thể thức gần như ấm ớ hội tề hay chỉ là biểu thị tư tưởng của tự nó để không còn cho đó là sự cố của tạo hóa hoặc cho đó là hoàn toàn trong cùng một thế giới luân lý; kỳ thực những thứ đó không tự nhiên –The absurdity of conceiting himself the final cause of the creation or expecting that perfection in the moral world, which is not in the natural…tất cả là một hệ quả, một cái gì để qui phục vào nơi lý tưởng. Cả hai thứ đó coi như thường trực hiện diện với chúng ta và chính tình huống đó chỉ là một dự phóng vào tương lai cho sự thật hiện hữu giữa con người và thượng đế; ấy là mầm mống khơi dậy từ siêu hình đến trừu tượng như đôi lần phủ quyết hay chối từ. Vòng vo sự lý chớ thực ra đó là hệ quả, một hệ quả chính là không nhận ra một chiếm cứ không có nguyên nhân hay lý do nào –It is a consequence of that great principle that nothing occurs without a reason. Như vậy yếu tính của kết quả đem lại nguồn cơn tự sự của nó chớ không khơi khơi hay phớt lờ một cách tự nhiên và coi đó là chuyện chẳng đừng; hà tất không phải là vấn đề nêu ra cho một ý thức của con người, bởi; trạng huống vô hình chính là trạng huống hữu hình (có thể mắt thường không nhận ra). Còn đặc dưới một lăng kính khác để nhìn sự kiện một cách vô tư, phớt lờ thời tất có một tâm tư chưa hài hòa giữa siêu hình và trừu tượng, nghĩa là chối bỏ một tự tại đang sống giữa thượng đế và con người. Thực ra hai lãnh vực này có một tương quan lẫn nhau, dẫn nhập để nối kết vào nhau; đó là điều phải thừa nhận lý do tại sao có điều gì đã chiếm cứ hơn hẳn những thứ khác –that there must be a reason why one thing occurs rather than another.  Chính lẽ đó của siêu hình hay trừu tượng đã làm chao đảo tư duy về ‘cõi không’ của vũ trụ; dường như đưa con người vào một bí truyền để khám phá thế nào hiện sinh và thế nào là hiện hữu mà từ lâu nó nằm trong vòng luẩn quẩn, loanh quanh có  khi chối từ hoặc có khi thừa nhận, sự cớ đó do bi quan giữa một thực thể hiện sinh. Dữ kiện đã làm hỏa mù cho một suy lý vững chắc(?). Đó là lý do phải ở trong sự thực thể (entity) hoặc cho đó là sự cớ (cause). Bởi; sự cố gây ra là đơn giản cho một lý do thực sự (causality). Nhưng nhớ cho; sự cố đó là siêu hình biện chứng đưa tới luân hồi quả báo (thuyết nhà Phật) vì nghĩ rằng phản kháng không có nguyên nhân /rebel without cause (J. Steinbeck) thuộc về trừu tượng của tư tưởng nhưng đứng trên ‘pháp lý’ siêu hình sẽ đưa tới những hậu quả thê thảm không lường được trong đời người đang sống -mà phải là –that reason must be!

Thực ra những gì có thể được và cần thiết; còn nếu như trường hợp ở đây có thể nghịch lý khác nhau thì nó đã là biện minh cho một gỡ rối để hoá giải vấn đề; có thể điều này không mấy tác động cụ thể vào những gì đã nêu, ngoại trừ ở đó có thể là lãnh vực cho một vài điều muốn nói đến sự hiện hữu; còn bằng không những sự cớ khác chưa hẳn là hợp lý mà đôi khi đánh bạt ra khỏi tư duy ngoài những gì giải thích là tại sao nó lại là hiện hữu tồn lưu ,tồn lập, tồn lần; còn hơn là không nói đến tồn tồn mà trở nên đối kháng đưa tới cái sự giả thiết, giả vờ, mà đây là vấn đề thực thể cần thiết –This real entity must be necessary, otherwise yet another cause must be sought outside it to explain why it exists rather than does not exist, which is contrary to the hypothesis. Thành ra; thực thể là một bày tỏ chân thật, cái sự cố mà ai cũng phải đi qua đó là yếu tố, là lý do cho những gì là hiện hữu tồn lưu –the existence of things. Và; cái ngữ ngôn thông thường được dùng là ám chỉ vào sự hiện hữu của ‘Thượng đế’.Tuy nhiên; ở đây là nguyên nhân để giải bày tại sao có tồn tồn và tại sao hiện hữu tồn lưu nó xuất hiện cho một nổ lực của những gì không hiện hữu tồn lưu (nonexistence) . Phải thức thời mà nói rằng; cái đó là thực thể cần thiết để tạo nên hiện hữu tồn lại. Nói vòng vo thêm dài vấn đề: Tất cả nguyên nhân hay sự cớ chắc chắn mọi thứ đều đi từ tồn tồn mà ra, hoặc có thể đó là sự lý để phải thừa nhận nó là hiện hữu nhân sinh.

Và; từ chỗ đó có thể nói rằng trong những gì gọi là ‘tồn’ cái đó có thể do tồn lại mà ra, thời tất phải có tồn còn –everything that can exist must exist. Bởi; đó là hiện hữu hay còn gọi là hiện sinh trong đời thường của con người; đấy là nền tảng trong một nhập thể cần thiết, cái đó chính là hiện hữu tồn lưu, không có nó thời tất không còn cách nào hơn trong cái điều có thể trở nên thực tế. Chính nhờ nhận thức ra được nghĩa lý cuộc đời, con người không còn sống trong mộng tưởng, không còn giả sử, giả tưởng mà là một thực thể hiện hữu. Những gì còn lại của siêu hình chỉ là ngữ ngôn thóa mạ sự thật của hiện sinh. Trừu tượng theo lý thuyết của ‘Freudian’ là dạng người mang tâm trạng phi tưởng và nhìn vật thể dưới hiện tượng ảo hóa hơn là thực tế, mất luôn bản ngã hiện hữu. Cho nên trừu tượng là những gì thuộc cõi ngoài trong một tri kiến bất thành trong mọi lãnh vực. Như đã nói ở trên tuy nhận diện khác nhau nhưng đồng điệu để tương giao vào nhau như một hợp thể của siêu hình và trừu tượng. Thí dụ: họa sĩ chuyên về trừu tượng vẽ bằng trí hơn chủ đề hiện vật, có thể rơi trong một tâm thức khó xử trước hoàn cảnh hoặc tinh thần chiếm cứ toàn diện cơ năng để phát sinh ra tác phẩm. Thành ra tranh trừu tượng chứa đựng một bức xúc, vừa phản kháng vừa cảm xúc; cả hai ở trạng huống bất động để phát huy có khi còn gọi nhạy cảm theo cảm hứng; vì vậy tranh trừu tượng mất chủ đề là thế (the unwanted title), bởi; người nghệ sĩ dung thông vào thế giới trừu tượng lùng kiếm một sự bất biến ở chính mình –a constant searching of oneself . Đứng trước tình huống như vậy bản ngã bị lôi cuốn vào hình ảnh siêu hình, một thứ siêu hình hiện sinh để được sống thực với chân tướng, nhưng; dựa vào lãnh điạ phân tâm học: là một sự hòa nhập giữa hữu hình và vô hình trong một hiện diện trực tiếp qua trừu tượng hiện hữu. Cả hai vị trí này là một diễn trình dài lâu; một thực trạng bi đát là đặc vào từng vị trí khác nhau nhưng tựu chung cùng xảy ra trong một ý thức diễn biến chủ động. Nhưng; từ khi phát động những gì là không hợp hay kỵ nhau với những gì khác biệt mà nó chỉ thừa nhận cái việc có thể là; thời tất phủ nhận đó không thể đến trong hiện hữu của nó; chắc chắn là thế –that certain possibilities cannot come into existence. Có nhiều điều xẩy ra không phải giản đơn để lược qua cho từng tình huống, nói nôm na; tất cả cái gì gọi là ‘có thể’ là một phủ nhận gián tiếp, sự cố đó xác định là không thể tồn lưu nhưng khắn khắn mà cho rằng là hiện hữu, giữa lúc này hiện hữu ngoài cái khác thì hiện hữu không thể có mặt bất cứ khi nào. Do đó; định nghĩa rốt ráo để đi vào chân-không hiện hữu giữa siêu hình và trừu tượng phải là một lý giải cụ thể, phân định được chức năng của nó thì mới gọi là dung-thông còn bằng không giữa lúc này là một đối kháng cho tất cả những gì có thể nêu ra; trong lúc đó ra công tìm kiếm nguồn cơn tự sự của cái tồn tồn ít ra phải theo nhau vào đó để nhập cuộc; cái sự cố đó nó đến trong một hiện hữu tồn lại có thể đó là con số lớn lao qua những gì là tồn lưu, tồn lợi và tồn thể hoặc có thể là chuỗi liên trình rộng lớn cho tất cả. Chuỗi hay loạt ở đây chỉ có quyết –this series is the only one that is determinate; một sự quyết dứt khoát mới phân định thế nào là hữu hình thế nào là vô hình dưới lực vũ trụ quan…Chúng ta chỉ nhận ra được sư vận hành đột hứng (liquids spontaneously) và một chọn lựa tự nhiên có tính chất ảnh hưởng nhỏ giọt (spherical drops). Vậy thì những gì nằm trong qũi đạo vũ trụ hầu như đó là chuỗi liên trình chứa đựng, có thể trong đó có hiện hữu tồn lưu –it is in the nature of the universe that the most capacious series should exist. Vậy thì theo sau những vấn đề là không có nghĩa mọi nơi là giống nhau, nhưng; nó là đưa dẫn đến hiện thực khác nhau bởi hình thức của nó còn bằng không thì nó chả giành được gì như thử đưa ra nhiều thứ đa dạng mà coi là điều sẽ có thể, không khéo đem đến cái thứ đa dạng hiện tượng hóa có thể xẩy ra. Cho nên chi dựa trên cơ bản lý luận ít nhiều cho chúng ta nhận thức được phần nào giữa hai trạng huống siêu hình và trừu tượng; tất cả là một tổng thể của nhận biết, đánh giá và xác quyết của từng hoàn cảnh. Chung qui nó đến và xuất trong một ý trọn vẹn là có tồn hay không có tồn; đó là thẩm quan của từng cá nhân chớ nhất thiết không dựa trên một hình thể nào khác, mỗi thể nó có một tác động riêng biệt, có thể đưa tới những gì thích thú khác.Chính sự cớ này về sau Freud là nạn nhân trong thảm kịch đen (dark tale) của vấn đề luyến ái giữa người tình của Carl Jung (trong: A Dangerous Methos). Sự lý này gần như một cáo buộc, bởi; con người là nhu cầu của đòi hỏi để được hiện hữu thì hà cớ gì từ nan những gì ta muốn –pourquoi nier votre plus grand desir? Cho nên chi hiện hữu của siêu hình hay trừu tượng là hiện thực giữa hữu thể và vô thể, nó không thuộc dạng có không hay này nọ, này kia mà mỗi một thứ có tính độc lập riêng biệt tuy không đồng thể nhưng đặc biệt là dung thông để gia nhập vào bản thể tự tánh. Sự lý này không thể phủ nhận mà nhìn nó như thể thức của siêu hình và trừu tượng để linh động vấn đề. Một tư tưởng nẩy mầm, đầu thai trong dạng ý niệm hóa (distinct conceptualizability) như đặc vào đó qui định và nhìn cái đẹp qua con mắt đời thường. Thực ra chả có gì khác biệt hơn cho một tương quan thông thường và cũng không rắc rối đến một hiện hữu hiện thực, nhưng; nói ra đây không có tính chất luân lý (logic) cho một cái gì khác biệt hơn. Nói chung; những gì ở đây không phải là ý niệm cho rằng siêu hình hay trừu tượng là thuộc thế giới của ‘vũ trụ/cosmos’ chớ không phải trình bày hay biện lý sự thể, trái lại; cái đó là cấu trúc trong những cách để đem lại sự lý thỏa mãn cho một hiện hữu hiểu biết –the maximum satisfaction to an intelligent being. Hài lòng cho một hiện hữu hiểu biết không khác gì hơn về cảm nhận của vẻ đẹp, của qui tắc, của toàn thiện. Và; như vậy mọi thứ trên đời là nằm trong chuỗi liên trình hiện hữu có thể gây bất mãn ở chúng ta? - Ở đây không đặc vấn đề đến siêu hình hay trừu tượng, nó chiếm cứ bởi do sự khiếm khuyết trong việc tri nhận và lãnh hội nơi chúng ta, chưa định hình chức năng nhiệm vụ của vai trò. Từ chỗ đó chúng ta chỉ quan sát được một phần nào hoặc không có phần nào trong đó cả, mà là một hòa âm điền dã của tất cả những gì không thể hiện hình nơi chúng ta một cách rành mạch –the harmony of the whole cannot be apparent to us. Có thể tập trung vào trí tuệ (mind) để điều đông cho một hiện sinh và hiện hữu của hai vấn đề. Ý thức được là để lại trong tâm trí một phán xét cụ thể những gì đã qua và những gì đã và sẽ đến, sự kiện được ghi nhận như yếu tố tâm lý và từ chỗ đó xuyên vào những gì giành được, một sự gì khác biệt lớn lao trong một không gian nhỏ hẹp nhất. Vị chi; điều này có thể nói trí tuệ là một hiện hữu tiên khởi trong vũ trụ và có một sự tương đồng gần gũi với hiện hữu đầu tiên vì rằng: ý thức về những gì liên đới với nhau là hoàn toàn khác biệt, nắm được một sự thật cần thiết; đấy là lý do cho một tác động vào hiện-hữu-tồn-lưu và định hình được vũ trụ. Nói ra tợ như bảo thủ lý thuyết, chớ chính cái xấu xa, đê hèn là phục vụ cho một tâm hồn cao thượng và khả năng tư duy chỉ là kinh nghiệm đau đớn (tinh thần), bởi; nó là cần thiết cho những gì liên can đế hiện sinh cũng như hiện hữu giữa đời,vậy thì tác động đó nếu được kết nạp và giành được sự thỏa mãn, hài hòa vào những dữ kiện của không. Tuy nhiên; giữa hiện sinh và hiện hữu tuy đứng cách riêng trong lý thuyết nhưng hai vị trí này gần gũi và tương quan; hiện sinh không hiện hữu thì không phải hiện sinh; đúng nghĩa hiện sinh như Sartre nói: ‘Con người là không khác gì hơn nhưng những gì làm ra là tự chính con người / Man is nothing else but what he makes of himself ’. Cho nên chi điều chính yếu cho thuyết hiện sinh và cũng có tính chất chủ quan. Cái đó là điều mà chúng ta cho rằng con người là một hiện hữu tồn lưu; đó là điều rõ ràng; là tất hữu trên tất cả là hiện hữu như một dự phóng quẳng con người hướng tới tương lai –For we mean that man first exists, that is; that man first of all is the being who hurls himself toward a future; một ý thức về hình ảnh tự nó như hiện hữu đi vào tương lai. Cái từ mà chúng ta thường dung khách thể chủ thể của chủ quan và khách quan là hàm ý tượng trưng khi đứng trước một hiện thể. Chủ quan chỉ là phương tiện đạt tới mục đích, trái lại; cái sự đó chỉ là một chọn lựa cá thể và tạo ra ở chính nó, mặc khác; có thể là con người  chủ quan cho rằng con người là nhứt hơn tất cả mọi thứ. Đấy là lý sự để minh định cốt tủy cần có của thuyết hiện sinh. Bởi; con người hiện sinh là con người hướng tới tương lai nhân loại ‘Man is the future of man’. Tức trong ý nghĩa đó con người không còn một hệ lụy nào mà nhìn như một sinh vật tự nhiên khác; ở đây không đụng vào thuyết định mệnh mà nhìn tới một tự do tuyệt đối. Con người hiện sinh không tin vào sức lôi cuốn nào –The existentialist does not believe in the power of passion. Mà chủ động cho một tư duy; là những gì con người ý thức cho sự lôi cuốn đó. Vai trò của người hiện sinh là gì? Là thức thời trước cuộc đời đang sống, xa đi mọi xu hướng quẩn quanh mà cần một minh định cụ thể đề đạt tới chân tướng con người hiện đại. Siêu hình hiện sinh chính là con đường hướng tới tương lai cho nhân loại, không vướng bận một thứ ‘ngoại lai’ mà vượt thoát để đi tới ‘chánh quả’ của chủ nghĩa hiện sinh. Một thứ chủ nghiã thoát tục tức đạt được chân lý tự do. Đó là phương diện chủ quan (subjectivity) trong cách nhìn ở chính nó.

Tư tưởng trừu tượng ít nhất trong đó chứa đựng một cái gì huyền ảo, mơ hồ gần như huyễn, như mộng một thể thức biến đổi khác nhau mà kèm vào đó những bất lợi hằng ngày trong cuộc đời đang sống với một khả năng bình thường của con người. Có thể ý nghĩ về trừu tượng là vấn đề không có một thể loại nhưng có một mực độ nào đó? Như đã nói qua ‘of man in the abtract’ là trừu tượng hiện hữu, nói rộng ra và sát thực ‘cái gì của con người là trừu tượng’; tức con người luôn đối diện trước thực trạng vấn đề của ảo hóa để làm sống động đối tượng hiện hữu. Bởi; hình ảnh là đặc trưng của hành động, không phải tư duy riêng của thi sĩ, hoặc của họa sĩ, hoặc của khoa học gia; nhưng nói chung đó là trí tuệ của con người –but of the mind of man. Kể ra cho dài dòng văn tự chớ sự thật gây ra từ tác động trí tuệ, một ký hiệu tự nhiên của ngữ ngôn; hẳn nhiên đây là hình ảnh chuyển hóa trong dạng thức mường tượng (visualization) và mô tả một cách chính xác hình ảnh có từ trong trí. Hình ảnh đó nhận ra là nằm trong mơ là ký hiệu (symbol) nói những gì mà con người cảm nhận được. Giải cái khâu này theo dạng triết học có thể không đả thông tư tưởng một cách rốt ráo thế nào là trừu tượng hiện hữu. Giữa siêu hình hiện sinh và trừu tượng hiện hữu là vấn đề thuộc về tâmtrí cả hai nó giao thoa trong dạng thức ảo hóa để thành hình những gì mà con người nhìn thấy được, dù cho; nó nằm trong dạng thức mơ hồ trầm tích của tiềm thức đi chăng nhưng vẫn là hình ảnh sống động và nhắc nhở cho một giao thông tư tưởng giữa những gạch nối thuộc về hình ảnh. Triết gia Pháp Montaigne ghi nhận: ‘Nhược điểm trở ngại trong việc truyền thông là cái nhát gừng giữa chúng (từ ngữ) và chúng ta, mà tại sao nó không thể là một phần của chúng ta đúng như những gì đã nói tới? / The defect that hinders communication betwixt them and us, why may it not be on our part as well as theirs?’. Cho nên chi chúng ta phân định được nguồn cơn tự sự nảy sinh từ đâu. Hiểm hóc của nó là ‘tư tưởng trừu tượng / abstract thought’. Trong Thiền Phật giáo đã chất chứa một thứ trừu tượng hiện hữu; đó là:Trừu tượng của Thiền /The Abstraction of Zen nhưng một đôi khi  cho rằng: ‘Thiền không trừu tượng / Zen abstract not’ có nghĩa là Thiền hiện hữu chớ không trừu tượng. Bởi; sự thể hiện con người là giao cảm thông thường và hiện thực. Thiền không qua một giáo lý nào, kể cả kinh điển, thời tất phủ nhận siêu hình hay trừu tượng và cho đó là hiện tượng vũ trụ thuộc về duy lý mà xử lý theo phép tu tập để đạt tới nhân tâm. Thiền xử dụng ngữ ngôn thông thường hằng ngày để đả thông tư tưởng trong hình thức gián tiếp thừa nhận sự hiện diện của siêu hình hiện sinh và trừu tượng hiện hữu. Lấy công án (konan) để biểu hiện trong lời chất vấn ngộ nghĩnh nghe qua tưởng thiền du nhập vào thế giới siêu hình và trừu tượng tưởng như phàm phu tục tỉu. Không! nó xác định cụ thể sự hiện hữu của Thiền cho một sự khác biệt đặc tính của nó (distinguishing property) là đặc chất trừu tượng hiện hữu của Thiền, một tư duy độc lập không vướng đục, không ràng buộc mà thoát tục để đi vào chân không siêu lý của nó; đó là trừu tượng hiện hữu. Thí dụ: Đối thoại Thiền giữa Sư và Thiền sinh:

Bạch thầy: -Xưa nay thầy đã nói gì? Sư đáp: -Khói bay giữa trời. Sư đánh rấm thật kêu rồi bỏ đi.Thiền sinh ngộ. Hôm sau gặp sư phụ thiền sinh nói: -tôi hiện hữu. Đòi hỏi của Thiền là nhận thức mặc dù trong cách sống hay tư duy chất chứa tinh thần siêu hình và trừu tượng một kiểu thức hiện sinh trong Thiền. Vị chi trừu tượng là một chủ nghĩa biểu hiện (abstract expressionism). Một thứ thẩm mỹ tư tưởng đối với con người đặc biệt ở họa nhân, bởi; họ nhìn trừu tượng giống như khoa nghiên cứu về cầm thú là cái gì dành cho chim ‘aesthetics is for the man like ornithology is for the birds’ (Barnett Newman). Siêu hình hiện sinh hay trừu tượng hiện hữu là giữ lại ở đó một sự gì của quá khứ; tuy nhiên vẫn mang một ý niệm khác để đi vào tương lai trong đời người, một thứ dung thông giữa bóng tối và ánh sáng những thứ đó dội vào trong trí tuệ và hòa nhập vào thân xác. Một dáng điệu uyển chuyển như tạo sự chú ý và có lẽ đó là hình thức biểu tượng phát tiết từ tư tưởng. Quả vậy; hầu như hình ảnh / image với một ý nghĩa bao trùm, không hạn chế trong con mắt của trí tuệ (mind’s eye) như nhìn thấy bộ phận trong con người (a visual organ). Hình ảnh của siêu hình hay trừu tượng là dấu hiệu / sign . Tất cả hiện tượng hữu hình hay vô hình của siêu hình hay trừu tượng đều gọi chung là hình ảnh, hầu như một thứ hình ảnh quan trọng luôn tồn trử trong con người cho một hiện hữu mà tất thảy đều dưới ký hiệu của siêu hình và trừu tượng.

   Điều mong muốn cuối để biết rằng hình ảnh nơi con người tùy vào định hình trong não thức mà ở đó chỉ phát triển từ khi khai thiên lập điạ, những thứ đó đã ảnh hưởng không ít vào cảm thức của quá khứ và tương lai trong não thức của con người như một hội tụ của xưa và nay. Đây là một khả năng bẩm sinh là điều đặc biệt nơi con người. Ảnh hưởng lớn vào khoa học và văn chương, cả hai bung lên như nẩy mầm, lớn dần và trổ hoa bên nhau. Là; những gì diễn tả qua vóc dáng của hình ảnh trừu tượng và những gì ngoài trí tưởng của vũ trụ siêu hình. Những gì để lại trong chúng ta một tiếng vọng tự nhiên và một hòa âm hài hòa theo tư duy của con người đã cấu thành những gì trước đây nhìn như giả tưởng, bởi; nó không mang tính chất kỹ thuật, khoa học, văn chương mà đem lại một vinh quang đạt được hình ảnh của siêu hình, hình ảnh của trừu tượng; đó là những gì đụng đến của ‘back to future’ bởi ở đó cho chúng ta một ấn tượng lấp đầy vào những gì hiện thực và một cảm thức sâu đậm rõ ràng trong sáng và bắt đầu với những danh xưng, từ ngữ của hình ảnh gọi là siêu hình hiện sinh và trừu tượng hiện hữu là những gì xẩy ra trong đời, những gì bí ẩn của vũ trụ tạo nên tương hợp tiếp vận vào nhau một cách tự nhiên và chụp lấy nó như mẫu mực của trí tuệ, như vấn đề của con người ./.

 

 (ca.ab.yyc 10 /5/2017)

*‘Điều gì người ta không thể nói, đó là điều người ta phải câm lặng’ . Ludwig Wittgenstein (Logico-philosophicus).

 

SÁCH ĐỌC: ‘Leibniz: Metaphysics Summarized’ Trans. David Wootton. Hackett Pub. Company,Inc Cambridge. 2000.

ĐỌC THÊM : -‘Thực giả Hiện hữu Cuộc đời’ / -‘Vô thức Hữu thức’ / -‘Trực giác của Hiện hữu’ / -‘Hiện hữu và Hư không’.

TRANH VẼ: ‘Khỏa thân đen / Black nude’ Khổ 12” X 16” Trên giấy mềm. Acrylics+House paint. Vcl #752017.

 

                                                                                

 

   

   

   

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2134
Ngày đăng: 16.05.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tuyên ngôn bất hủ và lời hứa thiêng liêng bị đe dọa - Nguyễn Anh Tuấn
“Việt Phương, chất nồng say trầm tích” - Nhã Thuyên
Nhận biết ý nghĩa của nghệ thuật - Võ Công Liêm
Nhà thơ Thành Tôn và những hình ảnh tận tụy với văn học - Trần Văn Nam
Những Dời Đổi Địa Hình và Mối Hoài Cảm Thi Ca - Trần Văn Nam
Nhờ có sai lầm mà Yến Lan được nhắc tới - Lâm Bích Thủy
Vài ý nghĩ vụn về chuyện làm văn - Võ Công Liêm
"Bàn tay nhỏ dưới mưa" tiểu thuyết của Trương Văn Dân - Hoài Huyền Thanh
Đông - Juan thời hiện đại - Đặng Xuân Xuyến
Thơ và Thủ pháp Ẩn dụ - tâm linh - Yến Nhi
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)