Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.215.086
 
Đạo phật
Võ Công Liêm

 

          Kính dâng: song thân.

                                                                                                                               

    Hay còn gọi là Phật giáo (Buddhism). Một tôn giáo được cung nghinh hơn hai ngàn năm qua. Đó là đạo, là con đường vi diệu giáo pháp được truyền thừa qua chúng sanh. Đó là Đạo Phật –The Way of Buddhism. Một quan niệm lý tưởng và triết học của đạo, giáo lý và luân lý chính yếu và tu tập của đạo, liên đới tới chính trị, xã hội và đời sống văn hóa của đạo –Its ideals and philosophy, its religious and moral principles and pratices, its implications in the political, social and cultural life of its. Một tôn giáo lớn và toàn diện, một tổng thể bao trùm giữa cõi nhân gian mà con người là một ‘đối tác’ giữa đạo và đời; lan tỏa và phát triển lớn mạnh qua từng niên kỷ nhất là ở phiá Đông coi như sự vụ toàn cầu. Đạo Phật không những chỉ là một tôn giáo chủ lực mà là một chuyển dịch của vũ trụ loài người còn được coi như là ưu thế thống trị thuộc chính trị và xã hội, ảnh hưởng mạnh ở Đông phương biến Phật giáo như quốc giáo là một hiện hữu thực tại chinh phục và lan tỏa trong phép tu. Đấy là yếu tố chính đưa tới niềm tin và tu tập của Phật giáo, dù cho dưới những tông phái khác nhau nhưng tựu chung một ý niệm hướng tới giải thoát cho con người đạt đến một nơi chốn tuyệt đỉnh không còn vướng tục, nghĩa là tự do trong tinh thần có đạo; đấy là những gì đã bộc bạch trong những phẩm kinh qua tập truyền của người tu Phật. Tuy nhiên ở đây cả hai (niềm tin và tu tập / belief and practices) là một thông tri cực độ và hợp thời thượng –Buddhist tradition, is therefore both highly informative and timely. Trung quán luận là nhìn thấu triệt đường lối Phật giáo chủ nghĩa; có tính chất mở mang khai hóa thuộc lịch sử và những dị biệt chủ yếu làm nổi bật tầm quan trọng của đạo, chiếm ưu thế trên mọi đề tài về lý thuyết của đời sống người tu Phật (Buddhist life). Cơ bản nói lên triết lý của Đạo Phật là những gì đã thảoluận :- Đó là viễn cảnh của vấn đề cuộc đời đang sống và một hiện hữu như nhiên (the nature of existence); lý giải của đạo về tự do tức thoát để đi tới chân thiện mỹ, giải được cái ý thâm hậu của đạo là những gì liên can của hiện hữu: -tư tưởng và hành động- Từ chỗ phát sinh ra nó và hủy diệt nó trong phép tu tập của tôn giáo Đạo Phật: luyện tâm và thể là con đường dẫn đến Đạo, là thái độ xử thế chính yếu. Một phân đoạn luận gần gũi được thể hiện rõ nét đặc thù của người tu Phật qua nghi thức tụng niệm và nghi lễ.

 

Mục đích của người tu Phật là để tâm: Ở Á châu người ta có một ý niệm Đạo Phật là thể hiện tính cách lịch sử qua tư duy của vũ trụ nhân loại. Điều này thường tỏ ra ở bất cứ cá thể nào hoặc trong từng cộng đồng xã hội đều tự nhận qua cách thức suy tư riêng mình và thái độ tin yêu; mà đã có lần dựa vào sự phân tích như thuộc vào điều lệ hiện hữu tồn lưu, tùy thuộc vào nỗ lực tối thượng con người và hướng tới hiện thực của tự do trong một tồn lưu toàn hảo –based upon an analysis of conditioned existence; dependent upon supreme human effort and directed toward the realization of freedom in perfect existence. Trong phát triển thuộc lịch sử và thuộc điạ lý là một lan tỏa rõ ràng: -trong hơn hai mươi lăm năm thế kỷ, trên ba mươi nước Á châu. Đạo Phật đã được nhìn thấy trong một đường lối thông thường và hài hòa. Phật giáo Tiểu thừa (The Theravãda) ở miền Nam và Đông Nam Á thường xử sự theo lối truyền thống tôn giáo là nói về /speak ofsống trong / live in  theo phép Phật (Buddha Sàsana). Dựa vào Phạn ngữ ‘Sàsana’ có nghĩa là: giáo dục, giáo điều, luyện tập, tôn thờ, và; có lẽ đưa tới gần tương đương của một sự phơi mở hiện đại; đấy là cái nhìn, là mục đích quan tâm của người tu Phật –The Buddhist Point of View. Một khai mở cảm thức, một biểu thị có hệ thống. Một thứ tôn giáo xã hội hài hòa như một hòa âm giữa hồn và xác và là phương tiện để đạt mục đích là một phân định với những gì va chạm, có lẽ; sự đó là một ý thức thông thường, cũng có thể nó nằm trong hệ thống của ‘sàsana’ có nghĩa rằng tin Phật, thờ Phật và đó là qui luật của sự sống –within the Budhist system of faith and worship and its rule of living. Phật giáo Đại thừa (The Mahàyàna) ý niệm về Đạo Phật bao hàm như một nhấn mạnh vào tinh thần cộng đồng có nghĩa là vị tha và xót thương đó là qui định để nhập thế. Phật giáo Đại thừa ở Đông Á và một vài nơi tùy biến mà tham chiếu vào Phật-Pháp (Buddha-Dharma). Phật Pháp theo Phạn (Sanskrit) trong Pàli thì Phật Pháp+Theravàdins=Phật-giáo (Fo-chiao) Trung hoa và Việtnam. Nhật là Bukkyò và Hàn quốc Pulgio.  Nói chung mang ý nghĩa là lời Phật dạy (the Teaching of the Buddha). Ngược lại; Phật giáo Tây Tạng biểu hiện  ‘Chos / Dharma’ là Pháp hoặc giản đơn là giáo / the religion. Chung qui cũng là ở chỗ ‘hiện thân /embodies và để tâm vào /emphasis’ giáo điều đưa con người đi tới đạo hạnh của cuộc đời. Trọn nghĩa giữa hiện thân và trọng tâm là một lý giải tất yếu của Phật như một con người đã giải thoát toàn diện /the Enlightened One. bởi trong cả hai siêu lý đó chính là những gì thuộc nhận thức hiểu biết và tin tưởng; đối diện cuộc đời là gốc ngọn, là nhận biết (epistemological) và thuộc về siêu hình (metaphysical) hoặc là những gì có tính chất tồn lưu, tồn lại nhân thế (existential); đọng lại trong ý nghĩa của hai chữ Bồ-đề (Bodhi). Bồ-đề được coi là tối thượng thừa (supreme) của Giải thoát (Enlightement) để đi tới như nhiên là lời kêu gọi khẩn thiết, nhắc nhở chúng ta biết chân lý; đó là Đạo Phật của những gì quan tâm trong cuộc đời. Từ chỗ đó hay bây giờ là một cảm thụ hiện hữu, có như thế; mới tương quan vào nhau của tất cả những gì mà chúng ta gọi là hiện hữu tồn lưu; là thế đấy! Một lý thuyết đã ăn sâu nghìn năm và thấm nhuần gần như trở nên ‘truyền kiếp’ trong huyết lệ của con người. Một di thể tính tự có trong con người ‘Phật tử’ là con đường hướng tới chân lý của Đạo và Đời. Và; biến chân lý trở nên đạo như những tôn giáo khác có mặt thực thụ giữa vũ trụ này. Nhưng; Đạo Phật không có ràng buộc, không ước lệ qui cách, không đòi phải tin hay phải thờ phượng mà đòi hỏi ở cái tâm-như-phật đó là cốt tủy chân-như để thành Phật. Nhớ ở điểm này; Phật không phải là Thượng đế để ‘xóa tội vong ân’ mà xóa ở tự tánh tức giác được là giác tha, chớ Phật không thần thông biến hóa để được tha hoặc làm sống lại. Tuy nhiên; một số người Phương Tây (thuở xa xưa) hay những người ngoại đạo (Phật) có khuynh hướng qua cái nhìn và giải nghĩa Phật giáo như một thứ triết học, có tính chất tình nhân loại, quan tâm tới những tác động hiện hữu dựa trên nhận thức hiểu biết hoặc cao lắm là một thứ tôn giáo như mọi tôn giáo khác mà chỉ là cốt cách cho việc tin tưởng và tu tập. Và ; khăn khăn cho đó là ‘triết học Phật giáo’ mà hóa ra ‘tôn giáo Phật’ đó là quan niệm của người Phương Tây.Dĩ nhiên; trong tư duy Tây phương có vô số tư duy khác về chân lý Đạo Phật. Nhưng đôi khi trong tư duy đó người ta cho là nghịch lý hay tương phản hoặc chia tư duy lý thuyết ra làm hai loại của một tổng hợp cần thiết trong giáo lý nhà Phât là tư tưởng và tu tập. Tuy nhiên trong một cung cách khác; Đạo Phật được mô tả như một triết thuyết giải thích và một tôn giáo biểu lộ nội tâm về nghĩa lý cuộc đời. Đấy là đứng trên khiá cạnh khách thể để nhận định và lý luận cho một giáo phái. Thực ra Phật giáo là một triết lý nhân bản vĩ đại, lấy đó làm gốc và tôn thờ như một tôn giáo hiện hữu giữa vũ trụ loài người. Một giáo lý chính đáng vượt qua một bề dày thời gian là một chứng tỏ sự cứng chắc và trong sáng như kim cương tạng thể. Không còn một lý do gì để luận bàn hay lý giải. Mà nhìn Đạo Phật là chân-như. Đấy là những gì trong nguyên thủy người Á châu luôn có ý duy trì sự phổ quát rộng lớn con người trong cách nhìn theo lối nhân sinh quan –Asian in origin but intended to be universally human in outlook. Một cái nhìn tổng quan và toàn diện là vô phân biệt để đạt tới chánh quả như-lai, như-phật, như-pháp. Cốt tủy của Đạo Phật là giải thoát ra khỏi mọi phiền não và uẩn trong đời của con người.

 

Đạo Phật bắt đầu từ đâu và giờ đây cho chúng ta đặc lại vấn đề? Nguyên thủy sanh ra Phật không phải là ‘phép lạ’ để trở thành Phật mà kết tinh trong cái nhân duyên vũ trụ để thành hình một giáo truyền chân lý chánh pháp; cái đó gọi là vi-diệu-pháp hay còn gọi là Trí tuệ Tuyệt hảo / The Perfection of Wisdom / Prajnãpàramità. Sản sinh từ một trí tuệ siêu việt là hành trình dẫn độ chúng sanh qua tư cách xử thế và ‘phép mầu’ của nhà Phật –the paths of Buddhism, the principles of ideal conduct. Người theo Phật là sống trong vòng quay của Phật (Buddha) và theo sau là Phật Pháp (Budda Dhamma) hay còn gọi là Sàsana* (tu theo phép Phật). Thiết nghĩ điều này có thể cho chúng ta bắt đầu để biết chúng ta hiện diện giữa cõi đời này: -viễn cảnh hết sức bình thường khai mở từ trí tuệ của chúng ta, một trạng thái thuộc hiện hữu; tất nhiên chúng ta đã có mặt trực tiếp với đạo. Tương phản lại; đối với người không tu Phật (non-Buddhist) sống ngoài vòng cương tỏa và chỉ nhìn thẳng vào hiện tượng, có thể nơi đây là điểm khởi đầu; biết đâu là nơi hắn đến tức nó đã tiếp cận và chạm phải vòng quay ở tọa độ đặc biệt lợi ích hơn. Đạo Phật tham dự và chấp nhận chúng ta trong khi chúng ta là, và, là khoan dung độ lượng một cách đặc biệt về viễn cảnh và thêm vào đó một sự siêu thoát mà những thứ đó là tiêu biểu đến chúng ta mà thôi –Buddhism invites and accepts us as we are and is characteristically tolerant of those views and ethnocentric mores which typify us.Thành ra Đạo Phật là hiện diện trực tiếp với đời để không-hóa đời.

 

(* Nguyên nghĩa Sàsana là từ ngữ rút từ Pàli là một tục lệ thường xử dụng ở phái Tiểu Thừa, trong khi đó Phạn ngữ (Sanskrit) đặc biệt Phật giáo Dự điển Phạn (Buddhist Hybrid Sanskrit) là chuyển thể kinh điển từ Trung Hoa, Tây Tạng và một số ngữ ngôn khác để phù hợp tương xứng qua bản dịch khác của Nhật, Hàn, Việt và Mông…thông thường ở giáo phái Đại Thừa là những phẩm kinh lấy từ Pàli và Phạn để chỉ định như một liên can đến Phật giáo hoặc dựa vào từ ngữ thuộc sắc tộc của mỗi nước. Thí dụ: Pháp/Dharma ở kinh Pàli thường dùng ở phái Tiểu Thừa còn Pháp/Dharma Đại Thừa lấy từ Phạn. Hãy nhìn rõ: Pháp/Dharma của hai tông phái dùng Pàli và Sanskrit thường có dấu chặc (/) để phân biệt Pháp thuộc từ đâu. Giữa ba kinh điển Pàli, Sanskrit và Buddhist Hybrid Sanskrit đều đánh vần khác nhau. Thí dụ: Pháp / Dhamma / Dharma, Niết Bàn / Nibbàna / Nirvàpa ngay cả chữ Bồ Đề / Buddha / Bodhi. Vậy thì Sàsana là chữ của Pàli là ‘Phép Phật’ thường xử dụng Miến, Cam Bốt, Lào và Thái…)

 

Đạo và Đời là một quan tâm, lưu ý với những gì thuộc tập truyền hiện hữu và những gì thuộc trực giác cấp bách tức thời để chụp lấy trong việc tu tập, đấy là sự chấp nhận trong một thái độ khoang dung độ lượng của những gì cho mãn nguyện đúng nghĩa (right-minded) được yêu cầu để tỏ rõ hành động như một nhận thức sâu xa. Nói ra; tợ như phân tích trên bình diện triết học tôn giáo là lối về trong đời sống hiện thực cho bất luận cá thể hay xã hội; ở đây nói lên lòng tin tưởng, tín nhiệm là một cái gì tối cao cho người tu Phật và có thể ở đó bày tỏ một kinh nghiệm tu tập hết sức tự do và nhận thức trong một hoàn cảnh hiện hữu trọn vẹn. Chủ đích đặc biệt của Phật giáo là mục đích đưa tới viễn cảnh cuộc đời. Nói gọn để đả thông: -tự do trong tư tưởng là điều kiện tiên quyết cho một hiện hữu tồn lưu của Phật giáo. Cho gì đi nữa hoặc lý do này, lẽ kia thì đây là dữ kiện, sự thể là thế, đúng ra là những gì hiện hữu giữa chúng ta, là trong chúng ta –For this or that reason this is the fact, that is so; such a thing exists among us, is in us. Nói vòng vo không chừng lạc hướng của Phật giáo. Muốn biết Phật một cách rốt ráo không phải nói suông như lặt rau, bửa củi mà phải đi sâu vào lòng đất mới thấy có lửa. Đạo Phật tương tợ như thế; chớ đứng ngoài chùa mà nhìn vô tưọng Phật ngồi và nói đó là ông Phật thì ai cũng nói được rồi đem ra thuyết minh nào nầy, nào nọ mà mần chi cho thêm phần khó ‘giải thoát’. Thực tế mà nói; tinh thần Phật giáo là ở sự bao dung vị tha là liên trình rút ra từ phẩm kinh ‘Upãla-suttra’ của Pàli (lập ra kinh do chuyện giữa Upãli và Buddha) là kinh nghiệm cơ bản và một bộc lộ trong niềm tin và tu tập tất cả hiện hữu có thể coi đó là đạt tới cõi tự do trong một hiên hữu trọn vẹn. Một tư duy trong sáng là đỉnh-ngộ cho một tư duy thâm hậu (frofound) có nghĩa là đi thẳng vào đời cho tất cả những gì người ta muốn tìm kiếm, thấy và theo như nhận ra được cái nhìn sâu lắng của Phật; đó là con đường đạo Phật –the Buddha-view as the Buddhist way. Dẫu là gì; đối với Đạo Phật chúng ta luôn luôn ý thức chân giá trị nhân phẩm con người và biết tôn kính như giá trị hiện hữu tương tác ngang nhau trong từng cá thể cũng như trong xã hội, bởi; đây là một ý thức hoàn hảo mà chúng ta nắm lấy một cách vững lòng cho một hiện hữu hiện thực một cách thấu triệt con người và tọa độ nhân tính tức tìm thấy chân lý trong cuộc đời đang sống. Trong nhận thức ngắn ngủi không bền vững không những không đưa chúng ta đến trong sự thất vọng nhưng được phục vụ như ngọn đèn chiếu sáng mãi mãi mà không một lời lẽ nào bày tỏ mà là một lan tỏa chiếu vào mọi thứ ở trần gian thế tục. Đấy là chân lý nhà Phật soi rọi qua mấy mươi thế kỷ là một chứng minh hùng hồn cho một chân lý tuyệt đối và vô biên. Chính yếu là cấu thành qua từng giai đoạn của những tiến trình nối tiếp của chiêm nghiệm lẽ sống và một trực giác viên mãn để ‘ngộ’ cho những gì gọi là hiện thực hóa (realization) của hành trình tu chứng (Path); ấy là (viz) một sự tịnh tâm hoàn toàn của trí tuệ (perfect quiescence of mind / sámatha = zí-gnas) và; một siêu việt tính phân tích, tất cả là hiện hữu và được coi là quan trọng, kết thành về những gì qua nhiều thể cách của tĩnh lự dành cho tĩnh lặng (quiescence) và đạt tới đỉnh cao (transcendental) đấy là lối phân tích cho một tĩnh tọa ‘như-Phật’.

Trong phạm vi chật hẹp của khuôn khổ mạng báo. Lý giải nguồn cơn tự sự về Phật trong lịch sử tính cũng như trong quan niệm Phật giáo là ‘sát-na’ vô tận số thời gian cho một triết thuyết thâm hậu và siêu việt của triết lý nhà Phật. Mà là một toát yếu của những gì là chân lý tuyệt hảo trong tinh thần vô úy của Đạo Phật đã đề cập. Và; không thể dừng ở đây như một kết thúc cho một lý giải về Phật giáo ./.

 

(ca.ab.yyc. Mùa Phật Đản 5/2017).

 

SÁCH ĐỌC:

 

- ‘Buddhist Scriptures’ by Conze, E. Penguin. London. Cambridge University Press.1959.

- ‘Quan niệm Phật giáo cũ’ của Linh Mục Thiện Cẩm. NXB Đại Nam .VN 1974.

- ‘Thiền/Meditations của J. Krishnamuti. Người dịch: Vũ Toàn. NXB Lao Động 2007. Vietnam.

- ‘Thiền và Tâm Phân Học’của D.T.Suzuki, Erich Fromm, Richard De Martino. Bản dịch Như Hạnh. NXB Kinh Thi. SG.VN 1973.

 

ĐỌC THÊM:

 

-‘Saddharmapundarika’ / -‘Liên Hoa Kinh - Lottus Suttra’ / -‘Bồ Tát-Bodhisattva’ / -‘Vi Diệu Pháp Kinh’ / -‘Pháp giới –Dhammapada’-‘Đại Thừa-Mahàyàna-Great Vehcle Suttra’ / -‘Tâm thức Vô sư của Krishnamuti’ / -‘D.T.Suzuki: Vô thức trong Thiền Phật giáo’

Những bài trên của võcôngliêm hiện có mặt ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.

TRANH VẼ: ‘Thiền sư / Buddhist zen’ Khổ 12” X 16” Trên giấy cứng. Acrylics+Mixed+House-paint. Vcl# 1552016.

                                                                                     

 

 

 

                                                                                                       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                  

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2773
Ngày đăng: 21.05.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Daisetz Teitaro Suzuki với vô thức trong thiền phật giáo - Võ Công Liêm
Hoa hồng trong nền văn hóa Thiên Chúa Giáo - Nguyễn Hồng Nhung
Cảm Nghĩ "Ngày Phật Đản 2560-2016" - Mặc Phương Tử
Định hướng bảo tồn, phát triển nghệ thuất múa rối nước. - Tuấn Giang
Chống quan tham sân khấu Sẽ phải “nghỉ hưu” theo chế độ hiện hành - Tuấn Giang
Thiên nhiên ở Guyana - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Xu hướng biến đổi Nghệ thuật múa rối nước truyền thống - Tuấn Giang
"Bốn mươi năm thơ Hải Ngoại Chương 3" - Nguyễn Đức Tùng
Đính chính về tên gọi Năng Gù - Vĩnh Thông
Quê hương như một ngôn ngữ “Bốn mươi năm thơ hải ngoại. Chương 2” - Nguyễn Đức Tùng
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)