Những gì xảy ra trong đời bất luận ngữ ngôn nào, là; điều mà chúng ta muốn nói tới trong mọi lý lẽ để đạt mục đích. Nói là một sinh khí hào hứng –the talk has been animated. Thành thử lời nói của con người là một tiết tấu xuất phát từ linh hồn mà ra; nó nằm trong cái gọi là ‘lắm chuyện/varied’ nói, vòng vo tam quốc tợ như đặc điều để dò dẫm cái hồn phách của mình có xác thực với đời không; ngay cả những lý thuyết gia, triết gia, chính trị và khoa học gia. Lời nói thực tiễn là tiếng nói trung thực, còn nói cho được ý là một ‘cogito’ một tự kỷ ám thị (egoistic).Chính cái lý đó đưa tới cái chết của linh hồn –Death of the soul. Nhưng; giờ đây lời đối thoại trở nên lạc hướng trong luồng tư tưởng sinh ra phí phạm thời gian và đưa tới lạc đề (strays) trong cách nói cũng như trong cách viết thành lời (văn). Không còn nguyên vẹn một cách đúng nghĩa; chỉ còn một nửa trong tư duy của chúng ta để theo sau đó, nửa khác ở trạng thái dật dờ cách riêng trong cái lộ diện và cung cách, cử chỉ ngữ ngôn (body language) mỗi khi nói đến. Không những thế; trong cách nhìn khác trí tuệ của chúng ta đã bị chiếm cứ với những vấn đề không thông thường qua thể cách cho thấy trên thần sắc của mỗi cá thể: miệng lẩm bẩm như ấm ớ hội tề, đôi mắt lấp láy như mở như khép và tay chân tợ như lúng túng, quờ quạng. Những kiểu cách đó hoàn toàn không bình thường. Nhưng ở đây định hình sự phát triển ở trí tuệ như thử đặc lại một sự kiện thông thường trong một sáng tỏ lạ kỳ: Cái đó là trí tuệ thực sự hay là ý thức sau cái thần sắc của con người hiện ra ở đây? -thực ra tất cả những gì chúng ta thoáng qua là ý nghĩ bệnh lý tâm thần giữa tri giác và hành động. Chúng đến rồi đi và thông thuờng chúng ta không dính đến mà là quan trọng đối với chúng –We all have such moment of passing schizophrenia. They come and they go, and normally we do not attach much importance to them. Đây là trạng huống, là mô thức vượt qua cái gọi là chống đở, bởi; đó là thể cách nghi thức của lý thuyết -a solemn body of theory- Trên bình diện thế giới hiện đại của chúng ta; ở đó có những triết gia và tâm lý gia là những người muốn duy trì ý thức của con người mà trong đó có một dính líu quan hệ tính dục; đấy là điều có thể cung cấp với những lý giải thuộc về lý thuyết của chúng ta. Những lý thuyết đó đôi khi bất đồng trong một sự biến đổi khác ở mức độ của giáo điều hoặc của bí truyền; nhưng rồi mọi sự nó đến và đi đồng nghĩa như nhau; quan trọng ở chỗ là lời nói hay viết không có tính chất cường điệu mô tả, không phản vào đó một thứ phân tích cạn cợt như chiếu lệ, dù tạo ra một trung thực tính để cho linh hồn sống với sự kiện như có thực và từ chỗ đó chúng ta bắt chụp được; nếu như/as if ý thức được và chúng ta sẽ tìm thấy đích thực và thái độ của tất cả mục đích để lãnh hội. Vậy thì sự gì để gọi là ‘cái chết của linh hồn’? –Là tiếng nói, là ngữ văn, là trung thực tính nơi mỗi con người trong chúng ta. Thí dụ: thi nhân Z. viết cảm tưởng cho một tác nhân nào đó. Lời văn như lời nói: không phản ảnh nhận định qua tư duy, mà phản ảnh qua cảm thức bình thường hay hời hợt, trong biểu lộ nửa vời, cái đó không thực của cảm nhận mà dựa ý như phàm lệ để chứng minh; quả thật điều đó không để tâm vào mà để tâm tạo tiếng nói dự cuộc là chấp nối giữa tha thể và chủ thể là giành lấy tác động riêng tư; tất nhiên tiếng nói đó ngoài cái tâm chân thật. Tâm chính là cái hồn, thời không thể làm khác hơn. Còn nói như chiếu lệ là giả sử không mang tính chất nhân văn mà trở nên đỏm dáng với linh hồn. Vô hình chung đã giáng xuống một đòn quyết tử với linh hồn bằng những luận điệu không thực lòng để nói và viết. Cho nên chi có thực mới vực được đạo là thế đấy!
Tại sao đây là sợ hãi lạ của ý thức nhân loại? Tại sao đây là băn khoăn, phiền muộn, bứt rứt mà phải thừa nhận nó như một dữ kiện rõ ràng và hiển nhiên trong thế giới loài người của chúng ta? Đúng ra; cái gì phải có và cái gì không cần phải có là một xác quyết từ lương tâm mà ra. Bởi vậy mới gọi là ‘vấn đề của trí tuệ khác / problem of other minds’. Cái lý đó là chủ nghĩa kinh nghiệm (impiricism) tạo ra cái mốc để giải thích, cấu thành cảm thức cho linh hồn sống dậy trong trạng huống bi đát, thê thảm sẽ xẩy ra . Những gì chúng ta nói và viết là dính dáng qua cụm từ ‘vấn đề của trí tuệ khác’ nghe ra rộng lớn quá cho một sáng tác hiện đại, bởi; chúng ta đã sống trong cùng một thế giới thời mọi thứ sẽ như nhau và chia sẻ cùng nhau cái riêng tư của mình, đó là cái khác của trí tuệ. Nói rộng ra là tư duy khác ngoài cảm nhận. Nhưng trong thời đại này chúng ta cảm thấy rằng có một sự lôi cuốn khác, đưa tới những nghi ngờ cho một tinh thần với những gì mà chúng ta hình dung một cách chính xác nó thuộc về lý thuyết đúng nghĩa của ‘trí tuệ khác /other minds’ là không ra ngoài khả năng trí tuệ mà trong phạm trù của linh hồn. Chúng ta có vô số nhận thức về trí tuệ của người khác, nhưng; trong cái khác đó thời có nhiều cái bao quanh: Là những gì chúng ta chia sẻ cùng nhau –We are pleitifully aware of the minds of other people, but in another and more engulfing, but; we share them.Thực ra chúng ta gia nhập vào một thế giới rộng lớn hơn những gì thuộc ở chính chúng ta, của những gì gợi ý trong chúng ta; nghĩa là giữ vững cho một linh hồn sống còn.
Ngắn gọn hơn; đó là một khoảng cách giữa lý thuyết và cuộc đời. Chúng ta đứng trên vai trò khách thể chiêu đãi hay cung cấp trong cái lý tính để tranh luận vị trí nhận thức mà sẽ không có thể chấp nhận trong cuộc đời đang sống. Nhưng; một trong số đó là chúng ta đồng ý, thỏa thuận một cách đặc biệt những dự đoán có trước để có một lập trường dứt khoát giữa trí tuệ và trí tuệ khác là định hướng cho linh hồn được tồn lại trong một bản thể như nhiên không bị lôi cuốn bởi ngoại giới mà biến linh hồn trở nên nô lệ hóa cùng chữ nghĩa. Cái sự đó như giải ở trên; là đưa linh hồn đến chỗ tự sát. Nói ra tợ như ngụy tạo (pseudoscience) hoặc mất đi sự thông đạt về khoa học (misinterpreted science). Nhưng; nhớ cho điểm này: -nó không phải là một phần của triết học, mà nếu như cho là triết học thời đây là một chứng tỏ sự nỗ lực, một tư duy nghiêm túc phản ảnh vào cái sự áp đặt ở chính nó; một phần của nền văn hóa hiện đại mà chúng ta đang sống. Nói cho cùng; chớ thực ra đòi hỏi của linh hồn là sống thực giữa hồn và xác; không pha chế hay ngụy tạo để đạt mục đích; là con đường đi tới ‘đồi trụy tư tưởng’, là cõi chết của linh hồn.
Bởi; linh hồn và sự lý / Soul and Reason là một quan hệ gần gũi giữa chúng ta và vũ trụ giới, giữa chủ thể và khách thể, giữa hữu thể và vô thể; cái đó là đường lối khác biệt, có một phản đối chống lại như phân hóa, rạn nứt quan hệ chủ thể và tha thể, nếu có thể; thì đây là giải phóng cho con đường đi tới tự do, một chuyển đổi từ trạng huống bất ổn của những gì mà ở đây coi như chuốc lấy phiền não cho ý niệm vào nhau. Đặc biệt ở Descartes là một đòi hỏi đè nặng với những tranh luận hay giới thiệu một vấn đề coi là không cần thiết để phải cắt ra làm hai trong tư duy của chúng ta: -tôi suy tư cho nên chi tôi hiện hữu- Cái sự cố đó chính là lúc Descartes đứng trước một nhận thức lý trí để biện minh cho lý lẽ của mình là lý do khác nhau như buộc phải tự nhận và rồi theo con đường mòn mà xác quyết cái chung chung vốn có. Cảm thức đó dễ dàng đưa tới căng thẳng giữa ý thức con người và vũ trụ giới trong đời chúng ta, không phải chủ quan vào những oái ăm của từng phần tư tưởng gia đã nghĩ tới. Nhưng trong vũ trụ hiện hữu qua từng chi tiết, trải rộng vào cõi thinh không những gì thuộc hình ảnh có thể do mường tượng mà ra. Câu nói đó có một hàm ý cần thiết, ít ra đây cũng khai mở để ngăn ngừa chủ nghĩa cá nhân, ít ra coi như đây là khuynh hướng thuộc về nhân loại của chúng ta trước khi chúng ta vượt qua để nhận ra những gì là thể loại giáo điều mà triết gia đã tạo ra. Thế nhưng; có những điều xẩy ra ở đây hơn là tom góp phát ra từ ý thức; bất luận ý thức nào đương đầu vào thế giới của nó. Chữ: ‘tôi / I’ là nói lên cái sự trầm tư của suy nghĩ (cogitate); nó có tính chất siêu hình nhưng tụ trong tư duy về sự có mặt tức là hiện hữu.Thành ra Anh ngữ nói: ‘Tôi tư duy /I think’ và Pháp ngữ dùng từ: ‘Je pense’, thay vì; nói: ‘tôi trầm tư (nghĩ) do đó tôi hiện hữu / cogito,ergo sum’; bởi nguyên nghĩa của cogito là trầm tư, tĩnh lự. Cho nên chi nói cho trọn nghĩa, chớ chưa đạt ý của Descartes là ở chỗ đó. Nôm na cho ra sự lý; kỳ thực là giữ cho cái gì không chết mà kéo theo một lịch sử và hoài niệm với nó –Drags a history and memories with it. Đó là nồng cốt của cái ‘tôi’, cái đậm đặc, cái cá tính, cái đặc thù –là bản ngã mà ‘tôi’ không thể thoát ra khỏi ý nghĩ đó mà sống trong nó, xuyên qua nó và tuồng như là nằm ở cõi ngoài nó, nhưng không những chỉ là phương tiện của nó –It is a concrete self, dense, particular, nunique –myself; and I cannot escape it. I have lived within it, through it and seemingly beyond it; but if so only by means of it. Cái sự đó là thời gian triền miên vô tận số / aeons / sát-na / ksanikam là thời gian thực hữu; vũ trụ hiện hữu tồn lưu, tồn lại và sẽ tiếp tục hiện hữu tồn tại với thời gian vô biên sau khi ‘cáiTôi’ không còn hiện hữu với trần gian mà thời gian là hiện hữu vô tận của không gian. Hẳn nhiên; ‘Tôi/I’ là hiện hữu không chết nếu để cái ‘Tôi’ cuốn đi thì đó là cái chết của linh hồn ‘tôi’. Nghĩa lý gì có thể coi đây làm chao đảo hiện hữu luân lý là cái gì thuộc của ‘tôi’ có? –Không có chi để gọi là ‘nghĩa lý cuộc đời / meaning of life’ mà hiện hữu giữa vũ trụ đang sống . Nhưng; ‘tôi/i’ hay ‘của tôi/my’ hoặc những gì thuộc ‘về tôi/mine’ đi nữa đều cùng một nghĩa như nhau. ‘Tôi’ có nghĩa rằng đưa ra vấn đề xác quyết nhưng ẩn vào đó cái không ai biết là điều cụ thể của bản ngã/cái tôi, là đạo đức luân lý không thể nào tránh được mà đó là xúc tác vào trầm tư để nghĩ tới và đó không còn cảm thức cho những gì gọi là luân lý mà thêm vào đó suy tư để tôi hiện hữu. Lý lẽ này là nguồn gốc của cái ‘Tôi/I/’.Thiết tưởng; khi nói đến ‘cogito’ Descartes đã vận dụng trí tuệ để nói thành lời.
Dần dà chúng ta sẽ khám phá nghĩa lý cuộc đời của chúng ta đang sống; đó là hiện hữu tồn lưu nhân thế. Giờ đây chúng ta trở lại với triết gia để tìm thấy nguồn cơn tự sự vì sao có cái chết của linh hồn; nói ra nghe như triết lý nhưng để nhận ra bao nhiêu sức đông cứng, dày đặc của cái tôi đưa vào trong tư tưởng của chúng –to see how much of this concrete density of the self gets into their thought. Để rồi chúng ta sẽ tìm thấy một vài trường hợp tương tợ xẩy ra; dù cái tôi nhỏ giọt vẫn hiện diện và phản ảnh ra cái của nó.
Sự cố này Descartes gọi là: ‘Trí tuệ Cô đơn / the Solitary Mind’. Ý thức đó là phương án mà Descartes cho là cô đơn: tự thức (self-consciousness) của người triết gia là trầm lắng cách riêng một mình, một ngựa (alone) trong căn phòng của mình. Ý thức này như Bồ Đề Đạt Ma đã thực hiện diện bích là ý thức tư duy. Hẳn nhiên; điều đó đã đến với Descartes mà tuồng như cái bóng hành lang vây quanh, ngụ ý như bị chận lại, tư duy không thoát ra ý nghĩa trong sáng hơn; mà ghi nhận ở đây với nhiều cách nói khác của trí tuệ nhất là ở thời đại này. Thêm một chú ý khác: Descartes ngoài tư tưởng triết học còn là nhà toán học thời tất có con số tính toán, xác quyết là điều có lợi và vấn đề thuôc toán học hay thuộc lý luận ít nhiều có những người cùng suy nghĩ như mình (project). Ở giai đoạn cuối đời, ông bỏ tất cả để trầm tư, một sự tĩnh lặng nhìn về những gì ông đã làm, sự trở về là ‘hiện hữu’ trong ông để dựng nên những gì ông nói và làm, từ đó thế gian gọi là hệ thống ‘Cartesian / thuyết Cặt-xiên’. Thực vậy; trong cái sự bùng dậy đó là những gì đơn độc của chính ông và trở nên một người phiêu lưu cực kỳ siêu việt (supreme adventurer).Tuy nhiên những nhà phê bình hiện đại chống lại chủ nghĩa Cartesianism và cho tư duy đó có một vài ý lẫn lộn. Và; từ suy luận những vấn đề nêu ra thuộc chủ nghĩa nhị nguyên của Descartes -thuyết nhị nguyên là giữa xác và hồn – là trở nên bén nhạy đặc biệt –And; here the problems of Descartes’s dualism –the dualism between body and mind –become particularly acute. Nói rộng; nhị nguyên có tính chất siêu hình giữa tinh thần và vật chất là một vận hành trong ba chiều của con người và vũ trụ, là một liên kết giữa hữu thể và tha thể để sống mãi như hiện hữu tồn lưu. Bởi; linh hồn có nhiều thứ bao gồm, nhiều thứ vây quanh; đấy là lý do!Từ chỗ đó tạo nên một năng lực của sự lý; ở đây ý thức những gì có liên quan vào một cái gì cấp thiết của khoa phân tâm học ở thế kỷ này. Chữ ‘tâm/psyche’ nguyên nghĩa của Hy Lạp là ‘hồn/soul’. Có nghĩa rằng: chúng ta sẽ không để những gì ở đó đi vào quên lãng và coi đó là thuận ý với linh hồn cá thể. Do đó; chúng ta phải hỏi ở chính chúng ta những gì là biểu thị để đạt tới cho một nguyện vọng thiết thực. Vì vậy; trong ‘lời ăn tiếng nói’ là một tác động hữu thể giữa người và sự kiện cho một hiện hữu tồn lưu. Giá trị làm người ngoài mục đích khác mà trong đó vẫn chứa chấp một sự gì để hợp lý, nó có một năng lực hữu hiệu cho một chứng minh đáng kể, một yếu tính linh hồn của con người –The Substantial Soul. Nếu dựa vào lý thuyết của Cartesian hay Kantians với ý nghĩ của nhiệm vụ, thời cái lý đó là để tâm tới trường hợp của đạo đức, luân lý, tiến tới những gì mà chúng ta xét đúng hay sai. Đấy là tiến trình phân tích ra được nguồn cơn trong chức năng thực hiện, có nghĩa rằng một là sống còn hai là đào thải. Nó nói lên ở đây một nhiệm vụ đặc biệt, nhưng; nó không nói cho chúng ta những gì thuộc hiện hữu đạo đức mà coi như một hiện tượng nhất thể, là ở chỗ đó! –It may tell us about particular duties, but; it does not tell us hat our ethical Being, as a unitary phenomenon; consist in! Cảm thức khác biệt giữa hiện hữu và nhất thời –The distinction between Being and being. Là; nhất thể cho một qui trình thực hiện giữa hữu thức và vô thức cho một hiện diện trung thực khác với thức-giả một thời. Đấy là mấu chốt cuộc đời đang sống của chúng ta; còn nói hùm bà lằn, ta bà thế giới cho được ý là đưa tới cái chết của linh hồn mà không hay biết chi mô răng rứa. Việc đó là phiêu lưu nguy hiểm cho dọc đường sự nghiệp văn nghệ, bởi; trong đó lồng một cái tôi ‘đáng ghét’ cho một bản ngã tự tánh: cô đơn để biến mình vào một dự cuộc vay mượn làm cho linh hồn ngất ngư đi tới cõi chết. Như đã nói ở trên trạng huống này gọi là ‘trí tuệ cô đơn’, một thứ tâm sinh lý của tâm hồn bị dồn ép để viết thành lời, chính vì vậy mà gây nên đồi trụy tư tưởng; cụ thể là đã xử dụng từ ngữ của người khác để chứng minh sự hiện hữu chân thật của mình. Là vấn đề của trí tuệ khác / problem of other minds. Không chừng trở nên ngây ngô, ngu xuẩn một cách vô tội vạ. Nhớ cho: con người là một hiện hữu tồn lưu (human being already exist) trong những gì là hiện-hữu (Being). Phân tích của Heidegger về hiện hữu con người là nằm trong cái sự ra sức để mô tả cho bằng được thế nào là sự lý trong dạng thức khác biệt và trong cái gọi là phương thức của sự hiện hữu tồn lưu nhân thế. Chúng ta đứng trong quan hệ của hiện hữu như đứng trong tất cả hiện hữu cuộc đời. Thí dụ: Gần gũi nhất của văn thi sĩ ngày nay là ra sức đưa tác phẩm của mình vào đời như một ‘chứng nhân’ của sự thật hiện hữu. Nhưng thực ra văn bản không nói toát cái thâm hậu của văn chương thi tứ mà nuôi tham vọng để đạt ý yêu cầu. Chính họ đã ‘lầm đường lạc lối’ trong ý thức làm người (human being), bởi; cố tạo cái ‘vọng nguyệt’ cá thể. Nói tới cá thể là chìm và dòng thủy tử tức gia nhập vào trạng huống của xuẩn. Mà đã như vậy thì không còn gọi là hiện hữu tồn lưu nhân thế. Phải để cho cái bản ngã tan theo với thời gian –The disappearing self with this time. Đó là những gì của mơ hồ huyền ảo của căn nguyên ảo vọng gây ra cho chúng ta, gói chúng ta vào đó trong một hậu quả tác hại của cái gì không chắc chắn và rối bời. Thực ra; lấy thí dụ như một dẫn chứng sự kiện của hiện hữu làm nên hay không làm nên trong ý thức tồn lưu, như nhắc nhở cho một tồn loạt khống chế phá hoại tư tưởng và đừng để cho chủ nghĩa vật chất lấn áp và chủ nghĩa thực chứng chiếm hữu. Đấy là tư duy của trí tuệ hoặc là ý thức đón nhận như lời ăn năn, sám hối (short shrift). Cho nên chi xa đi để khỏi phải ân hận mà giữ được một hiện hữu vĩnh cửu.
Trong tác phẩm vĩ đại của Heidegger Hiện hữu và Thời gian / Being and Time là một đối xử hiện hữu con người. Tiến trình phân tích như một thổ lộ tâm tình của vấn đề cho mẫu thức khác biệt của chúng ta và là đường lối phơi bày sự thật của hiện hữu là phương thức đặc biệt của con người. Ai là hiện hữu, ai là người trải qua tất cả những phương thức của hiện hữu? -Người là chủ thể thuộc vào (subject) cái ngã/self, của cái gọi ‘tôi chủ hữu / I’; cái sự cố đó là nền tảng hoặc cố chấp xuyên qua tất cả những gì thay đổi dạng thức hiện hữu của chúng ta. Và; đây là một sự gì mà Heidegger xa lánh chúng ta. Thành ra ‘Tôi / I’ không còn hiểu như một chủ thể, nhưng; Heidegger nhấn mạnh như Ichsein là Tôi-hiện-hữu nghĩa là ở một dạng thức khác của hiện hữu. Thế thì; cogito của Descartes và Ichsein của Heidegger là lối về của hiện hữu mà chúng ta phải theo sau đó với ý nghĩa khác của nó? –Chúng ta không có một mảy may nào cả nhưng đó là một đúc kết cho mô thức của hiện hữu, bất luận một cấu tạo nào hoặc một hợp nhất nào; tựu chung ở đó chúng ta chỉ có một vài điều mà chính chúng ta cố sức thu tập hoặc chúng ta xoay xở hay điều tiết lấy nó cho một sự cố hiển nhiên đã xẩy ra hay sẽ xẩy ra (hôm qua hay ngày mai). Để có một cảm thức sống xuyên qua một cảm nhận hiện hữu là nơi chúng ta đang sống với đầy đủ nhân tố của lẽ sống hợp lý.
Nói về cái chết của linh hồn là mẫu thức có tính chất lịch sử nhân văn là khó để nhận thức mà đôi khi nó như là viển vông hảo huyền. Nhưng; nó có một mẫu mực minh định một ý thức nói và viết thành lời cho một hiện hữu sống thực trong lịch sử hiện đại, dữ kiện đó tuồng như vượt ra khỏi những gì nghi ngờ, ấy mà; nó nằm trong dạng phát triển khoa học và kỹ thuật. Mặc dù rằng tất cả những gì nêu ra như chứng minh, như thí dụ là một chứng cớ phân tích cái thâm sâu cùng cốc trong tâm hồn của mỗi con người. Theo tinh thần của Nietzsche cho đó là Ngoài Tốt và Xấu / Beyond Good and Evil với một ngụ ý vai trò làm người là thực chứng của vấn đề và đưa vào đây một giới thiệu khác, có thể đó là lời nhắn gởi để tóm tắt về những gì kinh nghiệm thoáng qua ở lãnh vực nhận biết mà chúng ta đã một lần đụng đến. Và; có lẽ ở đây chúng ta mang lại vấn đề thuận tiện và lợi ích để đi tới điểm dừng –And; here perhaps we may bring matters conveniently to a halt. Dừng không có nghĩa là chấm hết; mà dừng trong một tọa độ thích nghi và ‘hợp xướng’ cho những vấn đề liên đới trong tinh thần hay hồn phách của chúng ta; mà ở đây trưng ra những sự lý đúng đắng cho một cơ may nắm được, cho những gì nói và viết lên tác phẩm của mình là những gì tiếp tục trên dọc đường ngổn ngang, gò đống (beset) một thứ ‘biệt kích’ văn hóa của chúng ta. Dù cho tất cả những gì xáo trộn, những gì không chắc và những chuyển dịch hay biến động trong lịch sử: lịch sử chính trị, khoa học hay nhân văn từ thời này hay thời khác; một mẫu thức đặc biệt còn lại trong chúng ta những gì rõ ràng và dứt khoát: tiếp tục ở đó một hiện hữu tồn lưu nhân thế, loại bỏ những gì mà chúng ta gọi là tồn loạt, tồn lui, tồn lủi, tồn lùi như đã nói ở trên là thủy tử; chính những thứ đó đưa tới cái chết của linh hồn.Trí tuệ là rời bỏ của những gì hình ảnh –Mind is left out of the pictures. Đấy là điều chúng ta phải trở lại và phản ảnh vào đó một lần nữa như những triết gia đã nói tới vóc dáng của sinh tồn. Có lẽ; tất cả những vấn đề đưa ra để chúng ta nhấc nó lên ở trí tuệ và ý thức; có thể coi đó là tầm thường không đáng kể hoặc đó là tầm nhìn cô quạnh,vắng bóng trong một trực diện dưới cán cân rộng lớn xã hội?
Có lẽ là có và có lẽ là không.Tuy nhiên; còn hay mất là tùy vào lương tri của con người trong chúng ta ./.
(ca.ab.yyc. 1/6/2017)
ĐỌC THÊM: -Descartes I và Descartes II / -Chủ thể tâm lý qua cái nhìn của Heideggger I và Heidegger II / -Heidegger và Nietzsche / -Vấn đề của Tự thức (Self-Consciousness) / -Kant I và Kant II.
Những bài đọc trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc liên lạc theo điạ chỉ email đã ghi.
TRANH VẼ: ‘Sông Trăng / Moon-River’.Khổ: 16” X 22”.Trên giấy cứng. Acrylics+Mixed+House-paint. Vcl# 1082016.