Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.211.966
 
Mảnh vụn ký ức
Phan Văn Thạnh

 

1-Chiều Saigon mưa suốt,cơntrắng trời ngập lụt phố phường.Thư phòng im vắng,tôi nghe và cảm rất rõ bóng dáng mình đang lướt đi trên dòng thời gian bong tróc rứt rời từng mảng,từng sátna - mình giây phút này không còn là mình giây phút trước,cứ thế huyễn hoặc triền miên cho đến lúc nào đó… “mệt quá cái thân ta này, nằm xuống với đất nghỉ ngơi”(Ngẫu nhiên – Trịnh Công Sơn).

 

Đọc đến chương 12 – Từ “Tiếng Nói Dân Tộc”đến “Điện Tín”- (Hồi Ký Không Tên - NXB Trẻ-2004),nghecố nhà báo Lý Quí Chung - Chánh Trinh kể lại:“Cùng thời điểm Trịnh Công Sơn sáng tác những bài hát phản chiến(bắt đầu từ năm 1968),phần tôi(LQC)trên báo Tiếng Nói Dân Tộc cũng tổ chức cuộc thi viết phóng sự với chủ đề “Viết cho quê hương,dân tộc”dành cho bạn đọc.Các bài dự thi đều chống cuộc chiến,chống sự can thiệp của người Mỹ,phản ánh tâm trạng,thực trạng khắp miền Nam,tất cả hợp thành bức tranh xúc động và trung thực của nửa phần Tổ quốc phía Nam…Báo TNDT đã mời giáo sư Lý Chánh Trung làm chủ tịch Hội đồng chấm giải...”(tr 154) – gợi tôi nhớ chút kỷ niệm với hai truyện ngắn bút danh Phan Đồi Thông,đươc chọn vào vòng loại cuộc thi của báo:Khi màn đêm buông xuống(TNDT-1968),“Về phía có mặt trận(ĐT-1971) - Rất tiếc các bài viết bị thất lạc cùng với nhiều sách báo trong lúc chuyển nhà .Cả hai truyện ngắn đều đề cập đến nỗi thống khổ của phận người trong chiến cuộc - Miền Đông đất đỏ :đêm súng ống rình rập nặng nề đầy nỗi phập phồng lo sợ,ánh trăng lạnh ghê người,tiếng chó tru táp vào hư không tĩnh mịch,tiếng dép lốp bước vội,tiếng lách cách va chạm của binh khí và hơi thở nén lại trong lồng ngựcmuốn vỡ tung…- Hình ảnh cỗ quan tài ốm xọp nhốt thi thể một người lính nào đó trong bốn phiến gỗ chật chội tối tăm,phủ lá cờ ba sọc di chuyển qua phố thật buồn ; chi tiết một số giáo viên kẹt trong vùng chiến sự (Bình long,Phước Long) chờ di tản - chiếc trực thăng đầy nhóc người quá tải loạng choạng bốc vội khỏi mặt đất,một thầygiáo còn rất trẻ liều mạng đu bám theo,sút tay rụng xuống cuộc binh đao ! Chắc giờ này các bạn đã qua cầu Nại Hà húp bát cháo Lú quên đi tiền kiếp,đầu thai cho số phận khác lâu rồi ? Dòng người di tản chạy thoát khỏi vùng chiến sự.Hòa bình cách đó vài trăm mét…Mọi người khát khao công cuộc dựng xây -”Chát búa đập nơi công trường sắt thép/Nhà máy vang những nỗ lực không ngừng”.

 

2-Một thời suy tư

Thập niên 60, thời thư sinhyêu thích văn chương,tôi tập tành sáng tác- thấy bài được xuất hiện trên báo là vui rồi .Thơ,tùy bút,viết ngắn (bút danh Phan Nguyễn Song Linh,Linh Dạ, Phan Đồi Thông),có mặt rải rác mục Bút hoa,Tuổi hoa,Văn nghệ,Sáng tác bạn đọc… các nhật báoSaigon(Thần Chung,Đuốc Nhà Nam,Dân Chúng,Chánh Đạo,Đất Tổ,Saigon báo,Dân Tiến,Trắng Đen,Giai phẩm Xuân Sư Phạm,Pétrus Ký…).

Lúc bấy giờchủ yếu viết chơi thôi,viết ra rồi bỏ đó,và làm gì cónhận thức lý luận soi rọi như cách nói củaAleksandr Blok – nhà thơ Nga (1880-1921):“Nếu không sống nhập vào thời đại của mình thì đừng có viết làm gì”.Chiến cuộc dai dẳng càng lúc càng khốc liệt,tàn phá đất nước,trút đau thương lên đầu dân tộc,gieo rắc hận thù ngộ nhậnchia cắt lòng người,đã thôi thúc,trào ra từ ngọn bút non tơ.Các sắc lệnh tổng động viên từng phần rồi toàn phần (năm 67,68),đã biến bọn đầu xanh chúng tôi thành những thanh củi được tọng vô tội vạ vào lò lửa thiêu đốt phi lý : “Tuổi thơ lớn dậy muộn màng/Ngó trời,ngó đất,ngó đèn nhang câm”(PVT). Giờ nhìn lại lịch sử,tôi vẫn còn nghe vẳng những lời bi thiết:

-Đèn nhang anh thắp cho anh/Hình nhân giấu mặt tay khoanh đứng chờ - (Cáo phó -1965) -Em cười vỡ hạt ca dao/Thác đi về ngõ lũy hào đầu thai/ (Bài cho em -1970 –PVT)

-Đất nước buồn úp mặt/Giữa lòng phố mê man/Ru điệu ca nát ngướu/Trong cuộc này gian nan//Con thủy triều hung hản/Thanh mã tấu ngồi dậy//Tay chân đan với nhau/Thối nát từng chiếc thây//Hai bên miền sông núi/Treo nước mắt cháy khô/Nghiêng mình cây lá mọc/Ban đêm gió lõa lồ//Nhăn nheo vừng trán đỏ/Bụi bám giấc ngủ ngon/Đốt điếu thuốc thứ nhất/Viên đạn đồng trẻ non//Xin thêm một ngày sống/Dấu vết đầy thân thể/Anh buông xuôi chán chường/Mọi người xin được chết(Trong cuộc gian nan – 1966 - PVT)

-Chia làm đôi sông núi/Căm hờn bôi trên môi/Mây đen về buổi tối/Thi thể này tanh hôi//Vòng kẽm gai dang dở/Sần sùi viên đá đen/Đánh mất từng sợi tóc/Uống từng ngụm quê hương(Đối diện- 1966 - PVT)

-Tôi ôm thế kỷ than dài/Cho quê hương đó lưu đày lên môi/Nuốt từng bọt đắng đơn côi/Chiến chinh mấy bận đau vùi nước non…//Cỏ cây giờ rướm máu tanh/Đêm về rũ rượi mấy cành xương khô/Từ cơn sóng biển nhấp nhô/Ngồi đây mấy kiếp để chờ đổi thay !(Nỗi buồn chưa hết-1966 - PVT)

-Mấy đồi sim tím xa xưa/Người theo cát bụi cho vừa nước non/Tháng ngày bên vó ngựa mòn/Tôi rơi nước mắt khóc hồn người ơi !(Thơ cho người –gửi hương hồn Dzũng Chinh(*)-người tôi không hề quen-1967-PVT).

 

2-Triết lý “làm gan” sống …(**)

Nhìn lại cả một thời trai trẻ tan hoang - SVHS bị lôi cuốn vào những cuộc biểu tình xuống đường chống độc tài gia đình trịNgô Đình Diêm,phản chiến chống bắt lính,đốt xe Mỹ - đòi “US go home !”…Nội bộ chính trường miền Nam phân tán rối ren - đảo chánh,chỉnh lý,bầu cử độc diễn… .Con đường hướng về“vùng giải phóng”như một kỳ vọng, hấp dẫn những chàng trai“chưa trắng nợ anh hùng” - nhưng xem ra vẫn còn là một hành trình tìm kiếm đầy thử thách. Bối cảnh đó đã khiến xã hội thành thị miền Nam thập niên 60 là mảnh đất “màu mỡ” cho triết học và văn học hiện sinh bén rễ,sinh sôi nẩy nở.

 

Triết lý“hiện sinh”đa dạng nhiều màu sắc.J Paul Sartre(1905-1980) cho rằng : mọi sự hiện hữu hoàn toàn vô lý.Không thể có gì là chân lý cả !vì mọi sự là vô lý,nên sự hiện hữu của chúng,tất cả ,đều là ghê tởm đáng nôn mửa.Và Sartre cho biết nhân vật của ông phạm tội ác để có thể chứng minh rằng con người hoàn toàn tự do,không hối hận gì,giải phóng mọi thành kiến luân lý.Rằng thì :“Các anh được giải thoát mọi thành kiến của giai cấp,mọi cản trở của khu vực các anh sống,của nền giáo dục.Các anh được giải thoát khỏi tín ngưỡng tôn giáo,khỏi sự quyến rũ của sự hy sinh;các anh được giải thoát khỏi mọi phong thái của gia đình,của luân lý;thoát khỏi sự áp chế của lứa đôi (hôn nhân),của sự cám dỗ làm điều thiện.Các anh được giải thoát cả lòng kính yêu Tổ quốc nữa…Các anh chỉ còn phải bước một bước nữa là tới chỗ giải phóng hoàn toàn: ấy là tội ác”(Homme libre,1943). Tư tưởng của Sartre đã dẫn đến quan niệm cho cuộc đời là phi lý,mỗi người tự chọn đời mình,sống một cách ích kỷ trên hết,và kể cả làm tội ác !

 

Trong cuốn“Les Nourritures Terrestres”,André Gide(1869-1951) chủ trương sống phung phí buông thả“không chống lại mình nữa,ưng thuận hưởng lạc một cách tự do”.Gide nói : “Nếu ban đầu tôi đừng nhịn uống thì đâu có khát khao nhiều”.Ở cuốn “L’immoraliste”(Kẻ Vô luân),Gide ca ngợi đạo cảm giác và đưa đạo đó lên hàng nhân bản chủ nghĩa;từ chối mọi cái gì là vĩnh cửu,là lý tưởng,là cao xa .Chỉ có một thái độ đáng kể : sống thành thực,thành thực bằng cả thân xác cuồng loạn của con người.

Tư tưởng của Gide cực kỳ nguy hiểm,giết chết lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên,tàn phá xã hội loài người ! Không thể đổ lỗi cho Chúa theo cái kiểu “Chúa đã đặt khó khăn vào xác thịt tôi” - “tôi có chọn như vậy đâu”- cái kiểu như Charles Péguy:“Lạy Chúa,là đấng đã nhào nặn nên loài người bằng đất này,xin Người chớ bỡ ngỡ khi thấy họ dính mùi tục lụy” - (Seigneur qui les avez pétris de cette terre - Ne vous étonnez pas qu’ils soient trouvés terreux) .

André Malraux (1901-1976) băn khoăn về“thân phận con người” – tại sao sống?và sống để làm gì? Theo Malraux : con người chỉ có một sự đam mê đáng kể - đó là đam mê khủng bố giết chóc ,vì nó giúp cho ta dùng hết sức lực của mình …Hành động bao giờ cũng chỉ là một lối giải thoát sức lực,trốn tránh ưu tư,mặc dù không bao giờ tránh được. Malraux quan niệm ám sát kẻ thù nhưng không vì lý tưởng nào cả;chỉ vì căm ghét loài người,vì nôn mửa trước những tình cảm tốt đẹp - và cho rằng :“Hành động không vì bất kỳ ai. Có chăng vì một kẻ khác dòm ngó vào hành động của ta”.

Xã hội miền Nam (1954-1975) thực sự chao đảo,khủng hoảng niềm tin.Tôi đã sống trong đó phần đời trẻ măng của mình .Nhìn lại dù tích cực hay tiêu cực,dẫu sao tất cả là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử.Không ai có thể tự túm tóc nhấc mình lên khỏi mặt đất - và do đó họ rất dễ trở thành con rối cho đời giật dây từ mọi phía.

Hồi Ký Không Tênlà bức tranh lịch sử thập niên 60 cho đến khi kết thúc chiến tranh(tháng Tư 1975).Bức tranh đó có đủ màu sắc,từ sáng đến tối,màu này chồng lên màu kia,sự kiện này che lấp sự kiện kia,chi tiết này chen lấp chi tiết nọ…Mong mỏi của cố nhà báo Lý Quí Chunglà :“có thể giúp người đọc hiểu rõ thêm một số sự kiện xảy ra tại miền Nam trước 1975”.Riêng tôi rất thú vị khi bỗng nhặtđược mảnh vụn ký ức tưởng chừng mất tăm - mộtthời “viết lách”xa ngái dễ chừng gần nửa thế kỷ !...

 

(Saigon,viết 2013- chỉnh sửa bổ sung 2017)

(*)Dzũng Chinh nhạc sĩ phổ ca khúc Những đồi hoa sim – thơ Hữu Loan

 

(**) Sách tham khảo : “Sứ mệnh văn nghệ” –Nguyễn Nam Châu,NXB Đại Học – 1958



 

Phan Văn Thạnh
Số lần đọc: 2313
Ngày đăng: 19.06.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhà thơ Nguyễn Giúp: MỘT DÒNG SÔNG THƠ - Phan Nam
Vài cảm xúc với bài thơ "Men đắng"* - Nguyễn Thành
Trần Mạnh Hảo, mình anh trong một thế giới - Nguyễn Đức Tùng
Thơ bay trên phận con người - Bùi Công Thuấn
Cung trầm tưởng, sự thăng hoa - Nguyễn Đức Tùng
Thơ Phan Trọng Tảo: giờ đã sang thu * - Yến Nhi
Tiếc cho miền yêu xanh biếc - Nguyễn Anh Tuấn
Tình yêu đẹp như vần thơ tuyệt bút - Nguyễn Thanh
Những giọt buồn tinh khiết và biểu tượng trăng - Nguyễn Anh Tuấn
Chim trắng bay về "vườn cũ" - Nguyễn Thanh
Cùng một tác giả
Tự khúc cuối năm (truyện ngắn)
Đà lạt & Tôi (tạp văn)
Tản mạn với CAFE (tiểu luận)
Trôi trong mơ (truyện ngắn)