Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.211.223
 
Chủ nghĩa bí truyền
Võ Công Liêm

 

                           

 

                                                                                                                                                       

        God is not a puppeteer…*

 

        Baruch Spinoza (1632-1677)

 

 

     Là một kinh nghiệm thuộc về thần bí; kinh nghiệm kết hợp vào đó với Thượng đế hoặc nói rộng ra là ‘tinh thần vũ trụ / cosmic spirit’. Rất nhiều tôn giáo nhấn mạnh để gây chú ý sự ngăn cách giữa Thượng đế và Ông Tạo, nhưng qua kinh nghiệm bí ẩn huyền nhiệm thì không có chi cho là hố sâu, vực thẳm. Ông chúa hay Bà chúa đều là hiện hữu ‘một với Thượng đế / one with God’ hoặc dung thông vào Một. Quan niệm cho rằng những gì mà chúng ta thường gọi ‘ta’ là không thật ‘ta’ –The idea is that what we usually call ‘I’ is not the true ‘I’. Trong phút chốc ngắn ngủi chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm một sự nhận biết lớn lao về ‘ta / I’. Đôi khi bí tích đó gọi là Thượng đế, hay gọi cách khác là Ông Tạo, tức đấng toàn năng, toàn trí, toàn lực thuộc tinh thần vũ trụ. Ý muốn nói cái vô tận giữa con người và vũ trụ. Mỗi khi tan chảy vào nhau hay hợp nhứt vào như-nhiên (nature) với vũ trụ. Một vũ trụ mà con người dấn thân như một thực tại hiện hữu của tinh thần với tinh thần; tạo nên bí ẩn huyền diệu không thể lý giải một cách rõ ràng: thực hay ảo đã làm cho chúng ta cảm thấy rằng thượng đế mất đi hiện hữu ở chính người (losing himself); cái sự đó không hiện ra trong cái gì là Thượng đế hoặc là mất Thượng đế, hoặc là Thượng đế đã chết, cảm thức đó tợ như giọt nước mất hút ở chính nó trong lúc hòa nhập vào biển cả mênh mông. Bí truyền Ấn Độ đã một thời bày tỏ điều đó trong một đường lối khác: ‘Khi tôi đây, Thượng đế là không có đây. Khi Thượng đế hiện hữu, tôi không còn là tôi / When I was, God was not. When God is, I am no more’. Tín hữu Thiên Chúa giáo Angelus Silesius (1624-1677) dựa trên niềm tin bí truyền Ki Tô giáo đưa ra một cái nhìn khác: ‘bất cứ giọt nước nào đều trở nên biển, đều được thổi ra ngoài vùng biển, đúng như giây phút cuối linh hồn được thăng và như vậy được trở nên Thánh chúa / Every drop become the sea when it flows oceanward, just as at last the soul ascends and thus become the Lord’. Cả hai lý tài trên cho rằng hiện diện của Thượng đế là hiện hữu tin có hay không tin có; đến với thượng đế hay xa thượng đế là do nhận biết nơi con người. Thượng đế trở nên hiện hữu của vũ trụ; một hiện hữu trực tiếp tức chúng ta đã thừa nhận; dù cho trong đó mang tính chất trừu tượng hay siêu hình, một cái gì mà loài người cho đó là bí truyền là tàn ẩn những gì tuồng như xa vời thực tế để rồi nhìn thượng đế như hiện tượng. Kể từ khi có mặt loài người trên hành tinh này là cả một đối đầu với thiên nhiên, coi thiên nhiên là sự có mặt của thượng đế và thượng đế đứng sau mọi hiện tượng. Thế nhưng; con người vẫn từ khước hay chối bỏ thượng đế mà nhìn vào đó như một điều gì bí ẩn và từ chỗ đó thượng đế vắng mặt hoàn toàn mà chỉ cần có hay không cần có: mỗi khi con người đầy đủ điều kiện thì lúc không cần có thượng đế, đến khi con người ngã qụy thì cần có thượng đế. Thượng đế là niềm tin đến sau của con người. Thành ra những gì có liên can đến thần linh đều là bí truyền dưới mắt con người, bởi; nó chứa một sự gì ẩn tàng trong siêu việt tính, tức nó có một giới hạn rõ rệt giữa thượng đế với con người. Nhà Phật cho rằng vạn vật hữu hình mà vô hình, sắc sắc không không là một ẩn tàng siêu hình, điều không tìm thấy và nhận biết một cách thực tế của đời người hay là kinh điển, giáo điều là môt ẩn số (dành cho cái chết) của cái thời mạt pháp; thời tất thượng đế không còn hiện hữu để cứu chuộc mà chỉ để lại những gì là bí truyền huyền nhiệm mà giờ đây chúng ta gọi là: chủ nghĩa bí truyền (Mysticism).

Nhưng trong kinh nghiệm thuộc về thần bí là một sự không bao giờ đến của chính nó.Người tin vào thần bí có thể phải tìm kiếm con đường dẫn tới ‘thanh tẩy và giải thoát’ thì ngộ được với Thượng đế. –The mystic may have to seek the path of ‘purification and enlightenment’ to his meeting with God. Là con đường dẫn độ đến tồn lại (the path consists) là cốt tủy đưa tới cuộc đời đơn giản, bình thường và là một kỹ thuật tĩnh lự khác hơn. Để rồi tất cả những gì mà người ta tin vào thần bí là cái đích để đạt tới; đến nổi có người nói : ‘không có thượng đế mà thượng đế trong tôi /without God but God itself’ nghe ra như mâu thuẩn nhưng cái sự đó là một phá chấp ngã của cái gì gọi là thần bí cho một gián tiếp nói lên ma thuật ở tự nó. Cho nên chi khuynh hướng thần bí là tìm thấy trong tất cả mọi giáo phái lớn trên thế giới, luôn luôn tạo ấn tượng sự hiện diện của thượng đế bên cạnh ta. Nhưng quên rằng thượng đế không có mặt tại thế của cái thời mạt-pháp. Thượng đế trở nên vô tư với loài người, không còn phép mầu để ban ơn hay độ trì. Thí dụ; Lạy Phật cho tôi giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng hơn tất cả mọi điều. Ông Chúa, ông Phật im lặng bước vào cõi không và ngồi dưới gốc cây mà mỉm cười từ năm này qua tháng nọ. Bởi; cái sự ngu xuẩn của loài người không tu mà đòi hành. Sách nhà Phật cho đó là mạt-na-thức như đã dẫn ở trên về ‘tôi/I’ một ý thức của những gì là bí truyền; tợ như huyền bí của lửa là cháy để đi vào vô tận. Suy cái điều này thì nhận ra vạn vật gần như có một cái gì bí hiểm thâm sâu cùng cốc (mysterious) khó mà giải cho cạn cùng nghĩa lý của nó. Thí dụ: lá xanh nhờ vào diệp lục tố, lá vàng là khô cạn dòng nhựa nguyên theo lý giải khoa học định nghĩa nhưng khoa bí truyền là ‘vận hành’ của vũ trụ (cosmic spirit). Và; cái đó là dữ kiện mô tả về kinh nghiệm thần bí cho một bày tỏ đánh dấu cơ bản lý luận xuyên vào lằn biên của văn hóa. Mà trong đó là một cố gắng của bí truyền để cung phụng cho tôn giáo hoặc lý giải theo dạng thức triết học của những gì kinh nghiệm thuộc chủ nghĩa bí truyền; chính sự cố đó là hậu trường phơi mở tự nó vào văn hóa. Trào lưu hay tinh thần của chủ nghĩa bí truyền có cái nhìn khác nhau giữa ẩn tàng và bí truyền, đối với các tôn giáo có những điểm khá nhau như sau:

-Chủ nghĩa bí truyền Tây phương cho rằng không có chủ thuyết Du-Đà (Judaism) trong Cơ Đốc giáo và Hồi giáo. Những nhà thần bí nhấn mạnh vào đó như một chú ý là sự gặp gở của con người với cá nhân Thượng đế. Dù cho Thượng đế là hiện diện giữa hai bề mặt trong thiên nhiên và trong linh hồn của con người, Người ở một nơi tầm xa và cõi ngoài vũ trụ. –Although God is present both in nature and in the human soul, he is also far above and beyond the world.

-Chủ nghĩa bí truyền Đông phương cho rằng Ấn Độ giáo, Phật giáo và Khổng giáo là điều thường được nhắc nhở và nhấn mạnh vào kinh nghiệm từ những người tin bí truyền, là một qui nạp trong sự gắn liền vào nhau với Thượng đế hoặc cho đó là vận hành vũ trụ. –It is more usual to emphasize that the mystic experiences a total fusion with God or the ‘cosmic spirit’.

Cả hai chủ nghĩa bí truyền Tây Đông có hai quan điểm về thượng đế khác nhau dẫu ‘nghìn trùng xa cách’, tựu chung chỉ có một thượng đế của mình chớ không có nhiều thượng đế khác trong tôn giáo của mình, xuất xứ của niềm tin là của bí truyền. Bởi thượng đế thiêng liêng là có từ kinh nghiệm bí truyền.

Xác quyết này có tính chất võ đoán đối với những người có khuynh hướng chủ nghỉa bí truyền ; khi lời phán quyết đó thốt ra ‘tôi là tinh thần vũ trụ / I am the cosmic spirit’ thời người tin vào bí truyền có thể giải thích ‘tôi là Thượng đế / I am God’. ‘Tôi/I’: thượng đế nói hay con người nói? Chưa phải là câu nói cả quyết để chứng thực sự hiện hữu của nó. Nhưng; đứng trên cương vị tôn giáo: Thượng đế không những chỉ hiện hữu ở cõi trần gian mà đã có mặt khắp mọi nơi, mọi thì /God is not only present in the world; he has nowhere else to be. Như vậy chủ nghĩa bí truyền tin vào cái gì là thực chứng giữa đời đang sống? -Đối với những người tin vào bí truyền vẫn nhìn thượng đế chứa chấp một cái gì sau đó, không xác nhận cụ thể giữa Người với Ta hay ngược lại mà là một hiện hữu tàng ẩn, một điều gì bí mật không phơi mở ngay cả sống và chết cũng thuộc vào vũ trụ tinh thần. Đặc biệt ở Ấn Độ khuynh hướng tin vào bí truyền một cách mạnh mẻ và những gì thuộc bí truyền; nó trở thành chủ thuyết và đã  thành hình rất xa xưa trước cả thời Plato của Hy Lạp. Nhớ cho điểm này: Kinh thánh Vệ-Đà (Veda scriptures) có từ thời kỳ cổ Ấn và triết học Hy Lạp thì coi những gì huyền thoại là của triết gia Snorri Sturluson (1179-1241) là việc chính ngay cả viết hay lời nói là bí truyền cho một thứ văn hóa của Hy Lạp. Cả hai thời kỳ cổ đều có ý niệm về niềm tin của nhiều thượng đế khác nhau. Được gọi chung là polytheism: có nhiều Chúa khác nhau chớ không phải chỉ có một Thượng đế. Thí dụ:  Cổ Ấn thờ đấng trên trời Dyaus mà trong Phạn (Sanskrit) giải thích nghĩa là bầu trời (sky), ngày (day) và Thượng thiên (Heaven). Còn cỗ Hy Lạp thì thờ Thượng đế Zeus (là Chúa cha của loài người là hiện hữu Tối thượng (deity). Cả hai ý niệm đó gọi chung là ‘Cha trên Trời / Father Heaven’. Tuy khác danh xưng nhưng cùng một ý nghĩa cho dù trong niềm tin đó vẫn chứa đựng một thứ bí truyền của thần linh. Qua kinh nghiệm bí truyền có thể có một nguyên tắc đạo đức đầy đủ ý nghĩa của nó; từ chỗ đó gây ra những kinh nghiệm bất ngờ của một vài điều mà được gọi là ý thức vũ trụ quan (cosmic consciouness) hoặc cho đó một cảm thức thuộc đại dương trùng trùng duyên khởi (oceanic feeling). Và; người ta cảm thấy ở chính họ như thắt chặt ngoài thời gian để có kinh nghiệm về vũ trụ từ một viễn cảnh vô tận (the perspective of eternity).

 

                                                                                        *

 *THƯỢNG ĐẾ KHÔNG PHẢI LÀ CON RỐI

 

Đó là câu nói của Baruch Spinoza. Có lẽ ông là một trong những triết gia lớn của mấy thế kỷ trước. Spinoza thuộc Do Thái giáo ở Amsterdam thủ đô Hòa Lan, nhưng; trước đó ông du nhập vào một thứ dị giáo gần như tà giáo (heresy). Cùng thời một số tư tưởng gia chối bỏ và ngược đãi những gì mà Spinoza nghĩ đến. Điều đã xẩy ra bởi ông đã chỉ trích phê bình về sự thiết lập bởi tôn giáo. Baruch cho rằng những gì mà Cơ Đốc giáo và giáo phái Du-Đà vẫn còn tiếp tục giữ những giáo điều nghiêm khắc, cứng rắn và lễ nghi xưa cũ có tính lịch sử bình phẩm (historical-critical) vào tác động của Kinh Thánh hơn là lý giải thực chất thành hình Kinh Thánh. Ông từ chối cho rằng Kinh Thánh không lấy ra từ rao giảng hay giáo truyền linh ứng bởi Thượng đế (Chúa) nói lên những gì và viết xuống thành văn tự. Jesus chỉ nói lên giá trị tình thương cao cả hơn tất cả mọi thứ khác trên đời. Spinoza đả thông tư tưởng và giải ra được hai yếu tính: tình yêu của Thượng đế va tình yêu của nhân loại. Cho nên chi công-đồng Cơ Đốc giáo cho đó là một lý giải rốt ráo đặc nó vào trong một giáo điều nghiêm khắc và lễ nghi ngoài những lễ nghi khác, gần như một thứ giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự (Bồ Đề Đạt Ma)(?). Tuy nhiên; vẫn khăng khăng với hình thức cố cựu , phá chấp. Đồng thời người ta ra sức tước quyền thừa kế nơi Spinoza ở điạ vị tà giáo của ông –They tried to disinherit him on the grounds of his heresy. Đối nghịch đó mà ông đã gặp với tất cả những gì bên cạnh cuộc đời ông đang sống để rồi đẩy đưa âm thầm và quyết tâm xa lánh cuộc đời để hiến dâng vào con đường triết học. Sống cuộc đời xoàng xĩnh bằng một lăng kính trong suốt hơn. Rất chi là ấn tượng cảm xúc! –Very impressive! Là con đường dấn thân vào đời của một triết gia đương đại. Những bất đồng hay chạm trán là cả một kinh nghiệm sống trọn vẹn cho một tinh thần hướng thượng; dù dưới hình thức nào nhưng trong tâm can của Spinoza là nguyên vẹn thủy chung với đạo và đời, dẫu cho; tư duy có nghịch lý đối với kẻ cuồng tín nhưng sự trong sạch trong ông là đứng bên cạnh những gì tinh anh của thượng đế, một cái gì đúng đắng hơn giáo điều. Ông triệt để chối bỏ những đặc điều vô căn cứ của giáo hội. Baruch Spinoza chối bỏ là lý do trong sáng để đi tới chân-không. Hầu như trong đời có những biểu tượng nghịch lý; đó là những gì mà Spinoza phải sống bằng một đôi mắt trong bóng và một trí tuệ tinh anh để nhận biết thế nào là chân giá trị của nó. Vai trò của một triết gia là giúp người mở cánh cửa cuộc đời trong một viễn tượng sáng láng hơn. Tư duy đó là một trong những trụ cột thuộc về triết học của Spinoza; quả đúng như đã thấy những gì từ một viễn ảnh vô tận, chính cõi vô tận là cõi của Thượng đế (The Eternal). Vậy thì ‘Tôi/I’  là chủ hữu của ‘cái tôi/self’ một chỉ định từ giữa chủ thể và tha thể (giữa chánh và tà). Tôi thượng đế và tôi tà-giáo là một hòa nhập để dung thông hay chối bỏ? -Thượng đế cúi nhìn trong lặng lẽ. Đó là câu trả lời đánh động hồn Spinoza cho một thức tĩnh. –Spinoza hoàn toàn không còn ở trong trạng thái nguyên vẹn –not entirely… sau đó Spinoza ngước nhìn trời như một nhận thức trước vũ trụ quan. Ông xác nhận vũ trụ như-nhiên là Thượng đế. Spinoza nói:‘Thượng đế là tất cả và tất cả là trong Thượng đế / God is all and all is in God’. Cuối cùng triết gia cho đó là vũ trụ giáo hay còn gọi là phiếm-thần-giáo chỉ có Trời (pantheist). Bởi; thượng đế tạo ra vũ trụ trong một qui trình ở cõi ngoài vũ trụ. Con người chỉ nhìn hiện thể vũ trụ như mật-thệ-nguyện (untoned+un-told) là hiện tượng bí truyền dưới mắt con người. Sợ hãi đưa tới niềm tin thượng đế chớ không nhận ra hiện hữu thượng đế có mặt giữa trần gian, vì vậy; dễ dàng đi tới chối bỏ hay khước từ. Nói tới đây có thể đời cho rằng quá triết học? –Có thực mới vực được đạo còn bằng không ấm ớ hội tề, vòng vo tam quốc trở thành ba cái chuyện lố nhố, lăn nhăn; mà nhiều triết gia trước đó cố đạt tới đích của con đường rất chi là tỏ rõ –many philosophers before them had reached the end of the road at that very point. Trong số đó có Descartes đã ra sức làm việc nhưng rồi coi như không có chi. Ông nghi ngờ tất cả mọi thứ và đó chỉ là một điều chắc chắn về một điều không nói nên lời. Giờ đây có một vài điều đánh động ông, trường hợp này không khác quan điểm của Spinoza: chỉ có điều phải là sự thật và đó là những gì họ đạ nghi ngờ. Bởi vậy; Descartes hay Spinoza là điều họ phải nghĩ đến, chắc chắn suy tư đó là hiện hữu (being) Hoặc từ chỗ đó mà Descartes phát biểu : ‘Cogito, ergo sum’. Nghĩa là gì? –Tôi suy tư , do đó tôi hiện hữu; đó là những gì gói trọn tâm tư cho Spinoza với nhiều lý do khác nhau là nhiều thực tế hơn những gì chúng ta cầm giữ với cảm thức riêng của chúng ta.Tuy nhiên; quan điểm đó của thực thể trọn vẹn, phải có gốc ngọn của nó từ chổ đó của thực thể tuyệt đối ở tự nó hoặc trong lời lẽ khác có từ thượng đế. Thượng đế tồn lưu như những gì nghĩ đến một hiện hữu phải là tồn sinh –that God exists as that a thinking being must exist. Ở Spinoza thường xử dụng ngữ ngôn luân lý đạo đức, có nghĩa rằng ông đã hàm chứa trong đó một nghệ thuật sống và phẩm hạnh luân thường đạo lý –when Spinoza uses the word ethic, he means both the art of living and moral conducts. Gần như đây là ý định mà Spinoza đưa vào một sự phản ảnh bởi triết học, cái sự đó là cấu thành một cách chính như kết thúc vào những gì thuộc luân lý. Thực ra; Spinoza có đôi phần liên đới tới tập quán cũ. Ông muốn dựa vào thứ luân lý đạo đức để chứng tỏ quyền sống của con người là qui luật tự nhiên, là chủ đề nói đến vũ trụ. Thế nhưng; Spinoza chối bỏ rạn nứt ở đây. Ông tin rằng ở đó chỉ có một thực chất là quan trọng. Mọi thứ khác là tồn lưu hiện hữu có thể giảm đi cho một cái gì đơn phương hiện thực mà ông cho đó là bản chất / substance cố hữu. Như vậy Spinoza không có cái nhìn hàng hai của hiện thực như Descartes đã nghĩ. Chúng ta nói rằng Spinoza là một con người bị khuyến cáo một phần theo thuyết hàng hai (nhị nguyên) Dualism và chủ thuyết đa nguyên Pluralism và chủ thuyết độc tôn monism. Cái sự đó mà ông giảm thiểu tự nhiên và điều kiện của tất cả những gì đi tới bản chất đơn phương. Bởi vì vậy mà Spinoza thường dùng chữ ‘tự nhiên / nature ‘như người Hà Nội’ là cái vô tư nhuốm bệnh, không những có nghĩa là kéo dài tự nhiên. Vậy thì Bản thể, Thượng đế hay Như-nhiên là mọi điều hiện hữu, bao gồm những gì thuộc tinh thần vũ trụ. Nhưng nhớ cho điểm này: có sự khác biệt giữa Descartes và Spinoza là không đặc-đít vào như nhiều người thường yêu sách hay thỉnh cầu. Descartes luôn luôn chỉ rõ và nhấn mạnh rằng chỉ có Thượng đế hiện hữu một cách độc lập. Spinoza thì lại khác; xác nhận rằng Thượng đế với như-nhiên hoặc cho Thượng đế là đấng tạo dựng vũ trụ; đó là khoảng cách ở chính ông là lối về của ý, của thiện tâm ở tại lòng ta; cái sự đó là lối về của những người Do Thái và Ki-Tô giáo để đi tới quyết định thành lập một thứ kinh điển ngoài ý Trời (Chúa). Bản chất của thượng đế là thực chất là nững gì thuộc ý Trời và Người để cấu thành đức tin cho một đấng tôn thờ của những gì thuộc thuyết bí truyền.

 

Baruch Spinoza tin vào Thượng đế hoặc cho đó là luật như-nhiên (the law of nature)  hay còn gọi là sự cớ nội tại (the inner cause) của những gì xẩy ra trong chúng ta.Spinoza không cho đó ngoài sự cớ là những gì mà Thượng đế đã thốt (spake) như một luật lệ tự nhiên và chỉ tiếng thốt đó là tác động hiện hữu. Spinoza cả quyết mọi thứ trên đời và những gì xẩy ra trong đời người là định hệ tự nhiên, là nhấn mạnh vào những gì thuộc tinh thần vũ trụ. Vạn vật là MỘT. Chỉ một Chúa Trời, một Như-nhiên hoặc một Bản thể / For everything is ONE. There is only One God, One Nature or One Substance.Cốt tủy của Spinoza là hướng tới luân thường đạo lý là việc chính yếu nếu xa rời nó tức đứng ngoài tinh thần vũ trụ (cosmic spirit) tất không có mặt con người ở hành tinh này và mọi sự cố không còn là hiện hữu giữa đời.

Nhưng nhớ cho: Thượng đế không phải là con rối mà người ta kéo những sợi dây tùy thích theo ý muốn. Sự thật chủ nhân giựt dây là kiểm soát con rối đưa tới bên ngoài (từ hậu trường) và là sự cớ ngoại tại (outer cause) của những gì chuyển động của con rối. Nói như thế không có nghĩa là Thượng đế kiểm soát vũ trụ mà kiểm soát vũ trụ xuyên qua qui luật như-nhiên. Thượng đế hoặc luật như-nhiên là sự cớ nội tại của những gì xẩy ra. Spinoza xác nhận cụ thể dưới cái nhìn vật chất là những gì hiện hữu trực thuộc của con người hơn là nhìn thẳng vào Thượng đế có thực mà chỉ nhìn nhận nó như chủ nghĩa bí truyền. Ông cho đó là khát vọng đam mê ở chúng ta; gần như tham vọng và nhục dục đẩy đưa. Đấy là những gì Spinoza nhận thấy (seeing) dưới dạng có thực vô nhiễm thể /sub-specie aeternitatis: nghĩa là thấy mọi điều từ một viễn cảnh của sự tồn lưu. Cái đó không phải là nơi chúng ta bắt đầu bước vào mà bước vào trạng huống vô-nhiễm-thể-tính để nhập vào tinh thần vũ trụ ./.

 

 (ca.ab.yyc. 30/6/2017).

 

ĐỌC THÊM: ‘Cái chết của Linh hồn’ / ‘Chủ nghĩa Lý tưởng’ / ‘Chủ nghĩa Phê nhận Mác’ / ‘Chủ nghĩa Thế giới Đại đồng’ / ‘Con người và Trí tuệ’ Những bài đọc trên của võcôngliêm. Hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.

TRANH VẼ: ‘Mona Lisa Hậu Hiện đại (sau Leonardo da Vinci) / Post-modern Mona Lisa. (After Leonardo da Vinci)’ bởi võcôngliêm.

Khổ 12” X 16”.Trên giấy cứng. Acrylic+Acrylic-ink. vcl# 172017.

 

                                                                                   

  

      

                                                                                    

 

  

                                                                                                                           

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2423
Ngày đăng: 11.07.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lê Hồng Khánh "Sông Trà vẫn một sắc riêng" - Lê Ngọc Trác
Người mù vẽ...người mù - Từ Sâm
Nguyễn Khôi "Sáng ngời, nồng ấm, chân thật - Lê Ngọc Trác
Cái chết của linh hồn - Võ Công Liêm
Mộ Nguyễn Du - Trần Công Nhung
Ai đã bênh vực cho ông giám đốc Sở Văn Hóa dốt nát nói liều? - Nguyễn Anh Tuấn
Siêu hình hiện sinh và trừu tượng hiện hữu - Võ Công Liêm
Tuyên ngôn bất hủ và lời hứa thiêng liêng bị đe dọa - Nguyễn Anh Tuấn
“Việt Phương, chất nồng say trầm tích” - Nhã Thuyên
Nhận biết ý nghĩa của nghệ thuật - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)