Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.178
123.222.774
 
Nghệ sĩ Thanh Sang – Tiếng hát buồn thiên cổ
Nguyễn Thanh
 
 
*Nghệ sĩ ưu tú Thanh Sang (1943-2017), tên thật Nguyễn Văn Thu, là khuôn mặt nghệ sĩ cải lương nổi tiếng vào bậc nhất trong làng sân khấu Nam bộ. Say mê và theo đuổi ca hát ngay từ khi còn bé, sau một thời gian biểu diễn trên sân khấu, năm 1964, ông đạt giải Thanh Tâm với vai Tạ Tốn trong vở Cô gái Đồ Long, vào đợt trong cùng một năm với NSND Lệ Thủy. Là một diễn viên ca hay diễn giỏi, Thanh Sang đã đóng cặp với nhiều nữ nghệ sĩ tài năng như : Thanh Nga, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ… Những vai diễn xuất sắc của Thanh Sang trong các vở : Tiếng trống Mê Linh (vai Thi Sách), Bên cầu dệt lụa (vai Trần Minh), Thái hậu Dương Vân Nga (vai Lê Hoàn), Cô gái Đồ Long (vai Kim Mao Sư vương Tạ Tốn)… đã làm cho tên tuổi ông sống mãi trong lòng khán giả. Thanh Sang được nhà nước phong tặng Nghệ sĩ ưu tú (1993). 
 
                      Thói quen mê coi hát cọp từ thuở bé lúc còn đi học sơ đẳng ở làng quê, khi lớn lên đã trở thành lòng yêu say mê cải lương không bao giở bỏ được. Khi học hành thành đạt ra đời, tôi vẫn nhớ mãi những diễn viên tài năng trên sân khấu mà tôi đã có dịp một lần xem hát. Vua vọng cổ Út Trà Ôn (1919-2001) cùng quê với tôi ở Bình Minh, Vĩnh Long, với giọng hát thiên phú như chuông ngân, danh ca Minh Cành (sinh năm 1937), mùi mẫn độc đáo trong sáu câu ca vọng cổ. Rồi đến nữ hoàng sân khấu Thanh Nga (1942-1978), một trang nghệ sĩ tài sắc bạc mệnh, và còn nữa sầu nữ Út Bạch Lan (1935-2015) với giọng hát buồn triền miên…Thật là mỗi người một vẻ trong phong cách ca diễn. Nhưng chân dung đích thực một nghệ sĩ sân khấu tôi xem như một tượng đài cải lương là nghệ sĩ ưu tú Thanh Sang. 
                   Nghệ sĩ Thanh Sang tên thật Nguyễn Văn Thu, mở mắt chào đời tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng nguyên quán của ông gốc ở Bình Định. Pháp danh là Chơn Từ, Thanh Sang đặt nghệ danh ban đầu là Thanh Sơn để tỏ lòng nhớ ơn người thầy tên Sơn của mình, nhưng bị ghi sai thành Thanh Sang. Xuất thân từ một gia đình lam lũ có 4 anh em mà ông là trai. Sớm mồ côi cha, khi lên 8 tuổi, Thanh Sang phải đi biển bắt cá kiếm tiền giúp gia đình và đi học. Vì nhà ở gần rạp Cải lương nên Thanh Sang bị cuốn dần theo nghề ca hát. Lúc đầu, ông thường bắt 
                                                                 1
 chước giọng ca các nghệ sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ như : Út Trà Ôn (1919-2001),    
Thành Công, Chín Sớm  (1925-2014)… rồi hát lại giống y chang, được bà con trong xóm khen gợi khiến ông tự tin. Do lòng say mê, ông miệt mài rèn luyện mà chưa dám nghĩ đến con đường văn nghệ ở ngày mai. Năm 1956, khi đoàn cải lương Ngọc Kiều của Hoàng Kinh - Ngọc Đán về hát tại một rạp hát gần nhà ở Hải Lạc (1960), , ông xin tham gia đoàn hát, và được nhận làm đệ tử của nghệ sĩ Kim Nên. Nhưng lúc đầu Thanh Sang chỉ được sai vặt như đi mua đồ, giặt giũ đồ đạc, nấu cơm… Hai năm sau (1962), trong lần thế Hùng Cường đóng vai Đông Nhật trong vở Tuyết phủ chiều đông, Thanh Sang ca diễn thành công vượt trội, được ông bầu Hoàng Kinh bắt đầu cho làm kép chánh trong đoàn. Năm 1964,  nghệ sĩ Thanh Sang chuyển sang hát cho đoàn Hoa  mùa xuân (sau đổi thành Dạ lý hương). 
 
                Cũng trong năm này, nghệ sĩ Thanh Sang vinh dự nhận huy chương vàng danh giá của giải Thanh Tâm (cùng một năm với nghệ sĩ Lệ Thủy) với vai Kim Mao Sư vương Tạ Tốn trong vở Cô gái Đồ Long và trở thành một ngôi sao sáng chói trong không gian sân khấu cải lương. Năm 1966, khi Thanh Sang về hát với nữ hoàng sân khấu Thanh Nga trên sân khấu Dạ Minh Châu - một trong hai đoàn hát mới mở thêm của bà Bầu Thơ - thì cặp đôi nghệ sĩ tài sắc trong đó có Thanh Sang tiếng tăm càng thêm lừng lẫy qua các vở : Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga…cho đến ngày giải phóng. Sự nghiệp thống nhất đất nước (1975) như một mùa xuân đến sớm, mang hơi ấm đến cho toàn dân, trong đó có văn nghệ sĩ như Thanh Sang, đoàn hát Thanh Minh -Thanh Nga. 
 
                Năm 1976, vở hát nổi tiếng “Bên cầu dệt lụa” của Thế Châu được công diễn lại lần đầu sau ngày giải phóng. Nội dung vở hát dựa trên sự tích Trần Minh khố chuối mà các soạn giả Thanh Cao và Hà Triều- Hoa Phượng từng soạn thành tuồng hát. Nội dung kể lại chuyện tiểu thư con một quan huyện là Quỳnh Nga, ở một làng nọ đem lòng yêu Trần Minh, một chàng trai nghèo tài giỏi, hiếu thảo. Gia đình hai bên đính ước thông gia, nhưng về sau gia đình Trần Minh suy sụp nên quan huyện hủy bỏ lời giao kết thông gia. Quỳnh Nga vượt khuê môn, ra ngoài dựng quán, chăn tằm dệt lụa, tự lo việc mưu sinh và giúp đõ Trần Minh ăn học cho đến ngày chàng hàn sĩ đỗ trạng nguyên. Trần Minh vinh quy bái tổ, về làng sum họp và sống hạnh phúc với Quỳnh Nga. Cốt chuyện đơn sơ, mộc mạc đề cao lòng nhân nghĩa, thùy chung giữa vợ chồng bằng hữu. Trong vở hát, bên cạnh sự ca diễn xuất sắc của Nhuận Điền Thanh Tú  và nữ nghệ sĩ tài sắc Thanh Nga, với giọng ca trữ 
                                                                 2
tình, buồn vạn  cổ, Thanh Sang đã thể hiện vai Trần Minh thật vô cùng ấn tượng,
gây triền miên cảm xúc nơi khán giả. Tiếp đến năm 1977, vở “Tiếng trống Mê Linh” của Việt Dung - Vĩnh Điền (kết hợp với hai soạn giả Viễn Châu, Nguyễn Phương) được trình diễn. Vở hát nhắc lại chuyện Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết dưới sự cai trị hà khắc thời Đông Hán (Bắc thuộc), đến nỗi ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương, người Việt tại nước Giao Chỉ cũng không được tổ chức. Hận nước, thù chồng, bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị, mộ binh, đứng lên kêu gọi toàn dân chống giặc ngoại xâm . Bà lập đền thờ, hiệu triệu toàn dân, khảng khái đọc lên lời thề: “ Hỡi đồng bào trăm họ/ Giặc Đông Hán đang xéo giày đất nước/ Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang/ Thà chết mà đứng thẳng/ Không cam chịu sống quỳ/ Đất nước Nam cẩm tú/ Người dân Nam anh hùng/ Trước đền thờ Quốc Tổ/ Thề hy sinh giết giặc cứu non sông/ Xin thề ! ”. Năm 1978, trong vai Lê Hoàn trong vở “Thái hậu Dương Vân Nga”, bên cạnh nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga, Thanh Sang cũng đả thể hiện tỏ rõ tài năng và phong cách độc đáo qua phong cách ca diễn, của một nghệ sĩ lớn trên sân khấu cải lương Nam bộ. 
            
                 Do hoàn cảnh khách quan, từ năm 1985, Thanh Sang ít khi đi hát ở các đoàn văn nghệ mà thường thu băng đĩa và hát phục vụ theo yêu cầu. Sau đó, vào năm 1988, ông cùng đoàn nghệ sĩ Việt Nam sang biểu diễn tại Paris (Pháp), một cơ hội được xem như  đem chuông đi đánh xứ người. Năm 2007, để vinh danh một nghệ sĩ tài năng, thủy chung, gắn bó cả cuộc đời cho sân khấu cải lương, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đêm : “Năm mươi năm một tình yêu nghệ thuật” do Nghệ sĩ nhân dân-Tiến sĩ Bạch Tuyết làm đạo diễn. 
 
                  Nhận xét về nghệ sĩ ưu tú Thanh Sang, nhiều nghệ sĩ bạn diễn nổi tiếng, từng sát cánh với ông nơi sàn diễn cũng như trong cuộc đời, đã có nhiều ý kiến chân thành xác thực. “Với Thanh Sang, gần như vai diễn nào, anh cũng đặt hết niềm đam mê vào đó và anh biết nắm bắt nhân vật để dẫn dắt bạn diễn đi cùng anh trên sân khấu” (NSND Bạch Tuyết). “Anh Sang là nghệ sĩ rất tận tâm với nghề… Khán giả thương anh lắm” (Lệ Thủy). Trong ký ức của nghệ sĩ ưu tú Thanh Kim Huệ () , bóng dáng của nghệ sĩ Thanh Sang cũng hiển thị ra một cách thanh cao : “Thanh Sang là bậc đàn anh mẫu mực về đạo làm nghề vẫn lối sống”. Dù đau đáu với cuộc đời của một nghệ sĩ tài hoa bạc phận : sớm mồ côi cha và lận đận trong cảnh nghèo từ nhỏ, cũng lắm trớ trêu, khắc khoải với cảnh sum họp-chia tay với bảy người vợ trong cuộc sống lứa đôi, Thanh Sang vẫn được biết tới là một người con rất hiếu 
                                                                3
thảo với mẹ, ân tình với gia đình anh em. Tương phản với khuôn mặt trái xoan hiền hòa đậm nữ tính với đôi mắt buồn diệu vợi, là kỹ tính, nghiêm túc trong đạo làm nghề nhưng Thanh Sang không kém lòng nhân hậu, luôn hướng dẫn chuyên môn cho nghệ sĩ đàn em. Mãi cho đến hôm nay, bên cạnh cặp đôi đào kép nổi tiếng Minh Vương- Lệ Thủy, công chúng nghệ thuật vẫn coi Thanh Sang -Thanh Nga là ‘đôi uyên ương nghệ sĩ lý tưởng’ tương hợp sắc tài trong những vở hát lịch sử  của sân khấu cải lương Nam bộ. 
 
                 Tóm lại, trên năm mươi năm lầm lũi, mải mê đi theo tiếng gọi của nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Thanh Sang đã thủ vai diễn chính hơn 30 vở tuồng, hát gần 40 bài ca Tân cổ, Vọng cổ… của các soạn giả nổi tiếng. Với giọng ca trời cho mùi mẫn, chan chứa nỗi ngậm ngùi và khuôn mặt sáng sân khấu như không bao giờ già, Thanh Sang đã từng ca, diễn chung rất thành công với nhiều sao nghệ sĩ cải lương hàng đầu như: Thanh Nga, Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Phượng Liên, Thanh Kim Huệ, Út Trà Ôn, Út Bạch Lan… Trong nhiều vở hát cải lương kinh điển, tiêu biểu : Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh (hai tuồng hát hay nhất được quay thành phim vào đầu những năm sau năm 1975 để lưu giữ),cùng nhiều vở nổi tiếng khác như Thái hậu Dương Vân Nga, Cô gái Đồ Long,… nghệ sĩ ưu tú Thanh Sang đã có những vai diễn để đời, rất đáng nhớ cho mọi thế hệ trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu dân tộc nước  nhà. Điểm sáng rất đáng tôn vinh ở nghệ sĩ Thanh Sang : dù là nghệ sĩ tài hoa hàng đầu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước sau ông cũng hết lòng phục vụ cho nền nghệ thuật chân chính của nước nhà và gia đình vẫn đinh ninh gắn kết keo sơn với tổ quốc quê hương. 
 
      24.10.2017
                                                                                               
    
 
 
 
 
Nguyễn Thanh
Số lần đọc: 1641
Ngày đăng: 07.11.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhà thơ Tố Phang – danh sĩ đất Nam bộ - Nguyễn Thanh
Thế giới nguyên vi đêm hoàng lệ. - Phan Đình Dũng
Hoàng Như Thủy An "Từ thơ đến họa" - Vương Kiều
Bob Dylan và những hòn đá lăn - Phan Nam
Những vụ trọng án dưới thời vua Minh Mệnh - Lê Ngọc Trác
Lại nói về Sách : Tin hay Ngờ ? - Phan Văn Thạnh
Loạt suy tư "Thức tỉnh cùng H. Béla" Bài 01: Ánh sáng từ trong tâm hồn - Nguyễn Văn Thượng
Nơi cuối cùng ba tôi đến - Lâm Bích Thủy
Trò chuyện với cây bút nữ Tiểu Nguyệt “Con đường đến với văn chương” - Mang Viên Long
Tổng quan nghệ thuật rối nước - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Bóng chiều hôm (truyện ngắn)
Bông vông đỏ (truyện ngắn)
Bâng-briêu mùa xuân (truyện ngắn)
Chờ đò (truyện ngắn)
Miên man quê chị (truyện ngắn)
Trong ngôi nhà ma (truyện ngắn)
Rứng chuối xôn xao (truyện ngắn)
Đồng đất thở dài (truyện ngắn)
Chợ cuối trời (truyện ngắn)
Quanh co Rạch Giếng (truyện ngắn)
Vắng vẻ chợ hoa (truyện ngắn)
Đá trắng (truyện ngắn)
Xuân muộn (truyện ngắn)
Từ một trang văn (truyện ngắn)
Mùa xuân trở lại (truyện ngắn)
Danh họa Picasso (hội họa)
Xoài khô Nam bộ (truyện ngắn)
Học trò chủ nhiệm (truyện ngắn)
Hè về (tạp văn)
Bài thơ định mệnh (truyện ngắn)
Hạt mùa sau (truyện ngắn)
Hệ lụy văn chương (truyện ngắn)
Mối tình xa cách (truyện ngắn)
Yêu chờ (truyện ngắn)
Tranh thờ Nam Bộ (nghệ thuật)