Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.216.157
 
Suy ngẫm về nghệ thuật hậu hiện đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Tuấn Giang
 
 
 
Dù là những tác phẩm hiện đại, thì nghệ thuật hiện đại của ta ít ảnh hưởng các nước  phương Tây, đó là hệ thống khác ngoài các trào lưu nghệ thuật, triết học Mác. Phải sau đổi mới năm 1986, nghệ thuật hiện đại nước ta mới hòa nhập vào nền nghệ thuật hiện đại phương Tây cùng thời khắc làn sóng toàn cầu hóa phát triển mạnh, cả thế giới đã hát “chung một bài ca” . Khi nền nghệ thuật hiện đại trở thành già nua, mực thước cổ hủ nước ta mới bắt đầu cùng một lúc hòa nhập đúng nghĩa nghệ thuật hiện đại. Nghệ thuật hiện đại xuất hiện trong cái tôi chung từ điện ảnh đến âm nhạc, nhảy múa, sân khấu… đua chen phản ánh những góc tối của con người, biểu hiện cái tôi nhân xưng. Những gì bị bỏ quên của nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa, thì sau đổi mới móc lên, phơi bày mạnh mẽ, trong âm nhạc hàng ngàn bài hát, hát về tình yêu, đòi công nhận cái tôi cảm xúc tâm trạng riêng tư trong mỗi con người về thế giới tự nhiên và xã hội...
Nghệ thuật sân khấu chỉ tính từ năm 1985 đến 1995, qua ba lần Hội diễn sân khấu toàn quốc có tổng số kịch bản 236 vở, là vở diễn phản ánh những mảng mầu đen tối của xã hội giai đoạn đầu đổi mới. Sân khấu mở ra phản ánh các nhân vật có số phận: Tội tình tù tử tắc, tiêu biểu là các tác giả: Lưu Quang Vũ, Xuân Trình, Lê Duy Hạnh, Phi Hùng, Nguyễn Khắc Phục, Vũ Hải, Sĩ Hanh với các vở: Tôi và chúng ta, Nỗi đau người mẹ, Ai tỉnh ai điên, Hai ngàn ngày oan  trái, Dốc sương mù… Sân khấu phản ánh hiện thực mới, không ca ngợi con người điển hình tiên tiến, các tác giả phản ánh chuyện  đời thường, mổ xẻ những góc tối trong con người và xã hội, chuyển từ sân khấu ngợi ca sang sân khấu phê phán, sân khấu giải trí, đem đến công chúng giá trị tinh thần nghệ thuật thời hiện đại. Nền nghệ thuật hiện đại những năm tháng ấy như một trận sóng thần, bão lũ nhấn chìm biệt lập quá khứ, hướng tới ngôi nhà văn hóa cộng đồng. 
Nền nghệ thuật hiện đại thế giới xuất hiện sớm cùng với nền kinh tế công nghiệp phát triển vào những năm 20 của thế kỷ XX như mỹ thuật, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu… Âm nhạc hiện đại ra đời năm 1919 từ trào lưu nhạc Jazz, Rock, pop...phát triển mạnh  vào những năm 50 của thế kỷ trước, xuất hiện các trào lưu ca nhạc nhẹ cùng dàn trống Jazz với đàn ghi ta điện. Sân khấu vào những năm 20, các nhà sân khấu Mỹ: Eugenoneill, Arthurmille, Hanthone, Melwile, Herry, James… cách tân sân khấu Mỹ. Từ bỏ những hình thức sân khấu Anh, Pháp, văn chương cảm xúc thê lê, phương thức thể hiện cổ hủ lỗi thời đưa đến sự ra đời sân khấu hiện đại Mỹ. Nghệ thuật hiện đại  phát triển mạnh ở các nước phương Tây, phù họa cùng các trào lưu triết học hiện sinh, phi lý, siêu thực, duy lý, thực dụng…Nghệ thuật hiện đại mở ra kỷ nguyên văn hóa công nghiệp, nghệ thuật đa phong cách, biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ, phá bỏ những mực thước nghệ thuật trước đó, nhưng tôn trọng hiện thực, giữ vững thẩm mỹtruyền thống cái đẹp: Chân – thiện  - mỹ.
Nghệ thuật hiện đại ra đời trong điều kiện kinh tế, chính trị xã hội thay đổi trên cả hành tinh mang tâm trạng nhân loại thất vọng, tan vỡ, đau thương sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai. Âm nhạc khẳng định quyền con người bằng nhịp điệu tiết tấu công nghiệp, ngợi ca cái tôi cao cả, tôi hành động để tồn tại. Sân khấu phản ánh xung đột tâm trạng thời đại, những vật lộn với số phận nghiệt ngã trong mỗi con người trước cái hủy diệt và sự sống. Nghệ thuật mở ra chân trời vô tận của các hình thức thể hiện: Kỹ thuật điện tử với  siêu văn bản văn chương, kỹ xảo biểu diễn cá thểtự do ngẫu hứng, sự sáng tạo không cùng của các tác giả, đạo diễn, diễn viên làm chủ không gian sân khấu nghệ thuật biểu diễn… 
Hình thức, nội dung tác phẩm nghệ thuật hiện đại như một chân lý bất biến, tuyệt mỹ của thời đại phát triển công nghiệp. Cấu trúc hình thức tác phẩm, phương thức thể hiện tưởng đã vĩnh cửu, hoàn thiện trong các hình thái nghệ thuật trở thành trật tự thẩm mỹ trong công chúng. Hình thức tác phẩm nghệ thuật hiện đại duy lý, bất biến như một “cái áo”mặc chung cho mọi người:
1. Cốt truyện logic liền mạch, siêu văn chương.
2. Trật tự thời gian
3. Tôn trọng sự thật lịch sử và cuộc sống.
4. Mâu thuẫn xung đột qua các sự kiện.
5. Xây dựng hình tượng nghệ thuật, tính cách, hình tượng nhân vật.
6. Kết thúc: Có hậu – ngợi ca cái đẹp: Chân – thiện – mỹ - kết lửng.
Nghệ thuật hiện đại kết hợp đỉnh cao của các phương tiện kỹ thuật với nghệ thuật, hài hòa trong cấu trúc hình thức với nội dung phản ánh hiện thực cuộc sống, cảm xúc, lý tính của con người nhận biết tương lai, hướng tới đức tin. Nghệ thuật hiện đại phản ánh hiện thực chân thực, hoặc lên án cái ác, cái xấu...nhưng kết thúc có hậu, đặt niềm tin vào tương lai theo logich hiện thực tâm lý.
Bước sang kỷ nguyên mới, thời đại văn minh công nghệ điện tử siêu dẫn, những tiêu trí mực thước của nghệ thuật hiện đại coi là bị trói buốc phản ánh hiện thực mới trước những biến đổi xã hội. Những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội mới đòi hỏi ra đời các hình thức nghệ thuật tân tiến–nghệ thuật hậu hiện đại.
Nghệ thuật hậu hiện đại ra đời trước sự phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, tài chính, hàng hóa, văn hóa, nạn ô nhiễm môi trường, những khủng hoảng xã hội tư bản, sự đổ vỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi xã hội toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức, trí tuệ nhân tạo… Bức tranh xã hội đương đại trong hoàn cảnh ấy, tác động  vào nội dung và sự phát triển nghệ thuật hậu hiện đại.
Nghệ thuật hậu hiện đại xuất hiện sớm nhất trên đất Mỹ, vào năm1960 của thế kỷ XX, lần đầu tiên nhà hát Broadway ở số 1681, đường Boadway, khu Marhatan của thành phố New York, Nhà hát Kịch Broadwaycông diễn vở nhạc kịch hình thể: Người kéo đàn trên nóc nhà của Jossepstin. Sau đó các tác giả như: Richard, Kostelanet, Robertursol, Warencascy…viết nhiều vở kịch hình thể nhằm đổi mới nền sân khấu Mỹ. Nghệ thuật kịch hậu hiện đại trở thành biểu tượng sân khấu Mỹ, tại NewYork có 39 nhà hát Broadway diễn kịch hình thể, 20 vở xếp loại hay nhất thế giới: Cái chết người chào hàngđạt 8000 buổi diễn, Cats – Những con mèo – 7485 buổi, Những người khốn khổ - 6356 buổi, Dàn hợp xướng – 6137, Miss Sài Gòn, Phép biến hóa…
Vở nhạc kịch Cô gái Sài Gòn (Miss Sài Gòn) đi biểu diễn nhiều nới trên thế giới được khán giả các nước đón nhận, vở nhạc kịch đã doanh thu hàng triệu USD, được đánh giá là vở diễn hấp dẫn mọi thời đại.
Một cảnh trong vở: Miss sài gòn
 Ảnh theo Tin nhạc.com
 
Nội dung vở nhạc kịch Miss sài gòn là câu chuyện kể về Kim, cô gai bao ở quán Bar Sai Gòn vào thời gian sắp kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Tình cơ một đêm chàng Chris qua đêm với Kim, sau cái đêm định mệt ấy họ yêu nhau chân tình và có cậu con trai mà Chris không hay biết, vì anh lính thủy Mỹ đã về Mỹ. Còn do hoàn cảnh chiến tranh xô đẩy cuộc đời Kim trôi rạt sang Thái Lan, tình cờ cô biết được tin người yêu đã có vỡ người Mỹ, Kim đã tự sát để lại cậu con trai cho chris, hy vọng nó sẽ được sống tốt đẹp hơn... Kịch bản còn nhiều tuyến đan cài nhau trong hoàn cảnh số phận các nhân vật khác, mỗi người có những tham vọng và mơ... nhưng họ đã không thành. Vởi kịch dù còn nhiều rắc rối sau mỗi lần biểu diễn, nhưng là vở nhạc kịch hấp dẫn và ăn khách nhất, được nhiều thế hệ diễn viên thay thế phục dựng.
Những vở diễn vào thời gian sau đổi mới sân khấu Mỹ đa số được gọi là: Nghệ thuật hậu hiện đại. Sân khấu kịch hậu hiện đại phát triển mạnh tại Mỹ, đồng hành cùng âm nhạc nhảy múa gây hot công chúng thời đại mới. 
 
 Vào năm 1970, kiến trúc, hội họa hậu hiện đại từ Mỹ tràn sang châu Âu, đến những năm 90 ngập cả hành tinh như trận “hồng thủy”,  nghệ thuật hậu hiện đại đổ bộ lên các châu lục. Đó là kỷ nguyên toàn cầu hóa đem theo những chú vịt què và cả đàn thiên nga. Nghệ thuật hậu hiện đại thành công cao nhất trong sự hòa đồng các nền văn hóa, nghệ thuật, đặt tác phẩm trong môi trường xã hội. Nghệ thuật không thánh thiện vĩnh cửu, mà cần bộc lộ cảm xúc hòa đồng và sự lựa chọn, pha trộn phong cách, pha trộn loại hình… Nghệ thuật hậu hiện đại phá bỏ những nguyên lý sơ cứng của nghệ thuật hiện đại, dù là sự tiếp nối hiện đại, nhưng những sáng tạo mới đến bất ngờ như rũ bỏ quá khứ. Những điều nghệ thuật hậu hiện đại thường thể hiện là sự bắt đầu cuộc sống bỡ ngỡ, bâng khuâng, hoài niệm quá khứ như bị đánh mất những cái loài người trước phô ra với tự nhiên, vào thời hiện đại bị giấu kín, nay xé toang ra. Mọi sự tồn tại tự nhiên lộn xộn như vốn có, không sắp đặt mà sắp đặt, con người chỉ tin vào những gì cảm xúc mách bảo, mọi cái đang chuyển động bất an, nhân loại đang ở cuối đường hầm. Mọi sự nhập cuộc đời sống xã hội như những thử nghiệm, sản sinh những shock, các va chạm, đột biến, nguyên sơ, đa chiều, hậu hiện đại để những cú shock còn lại sau hồi kết. Hậu hiện đại chối bỏ những tòa nhà cao ốc hiện đại đơn điệu, con người sống trong đống bê tông tù túng, cả cái đẹp chân thiện mỹ là trói buộc một chiều. 
Nghệ thuật hậu hiện đại trình bày ngẫu nhiên, lồng ghép những cuộc hành trình về đích cuối, cốt truyện đập nát thành các mảnh vụn ghép dán, xấp ngửa, đối nghịch, xung đột cũ, mới, thiện, ác, lai tạp, hòa đồng không rõ ràng nhiều sự kiện. Sự thật trong các tác phẩm không quyết định nội dung, những cái trình bày trước công chúng sắp đặt, ẩn dụ, xung đột, hướng tới những trải nghiệm số phận con người tự quyết vươn lên hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện bản thân-khát vọng sống. 
Cấu trúc tác phẩm hậu hiện đại, kiến tạo mảng khối ngẫu nhiên, hỗn đồng, sáng tạo tự do không lệ thuộc vào một cấu trúc khuôn mẫu, hoặc quy ước bắt buộc. Những nhà sáng tạo nghệ thuật hậu hiện đại, giả tưởng, nghi ngờ, bi quan, cô đơn, lo sợ trước biến đổi cuộc sống loài người không nhận thức được hiện thực như thời tiết bất tường, chiến tranh tôn giáo, sắc tộc...Từ những biến đổi hiện thực, nghệ thuật hậu hiện đại trình làng một hình thức mới, cấu trúc tác phẩm sân khấu:
1. Cốt truyện không liền mạch, phi văn chương.
2. Không trật tự thời gian.
3. Bóp méo sự thật, hư cấu giả tưởng, làm sai lệch lịch sử.
4. Xây dựng nhân vật qua những biến cố, hoàn cảnh, thể hiện khát vọng.
5. Mâu thuẫn, xung đột, va chạm, phá vỡ cái trật tự, hướng tới những va chạm đã qua.
6. Kết thúc: Đa chiều, khẳng định cá thể, tồn tại, hòa tan.
Nghệ thuật hậu hiện đại chống lại lý tưởng hóa cuộc sống, bởi các tác giả của nó quan niệm mọi lý tưởng chỉ là ảo tưởng, chống lại sự kinh viện, giáo điều, hướng tới dân chủ, nhân văn. Nghệ thuật hậu hiện đại phá bỏ trật tự cái đẹp chân thiện mỹ, không có thước đo chung cho các hình thái nghệ thuật. 
Thẩm mỹ nghệ thuật hậu hiện đại không tuân thủ cái đẹp định sẵn,họ cho đó là những quy luật sáo mòn, mỗi tác phẩm phải luôn khám phá thẩm mỹ mới, cấu trúc mới, phương tiện biểu hiện mới…Nghệ thuật hậu hiện đại thiết lập hệ mỹ học: 
Đa chiều- đời thường-hòa đồng–bản sắc cá thể. 
Nghệ thuật hậu hiện đại luôn đối lập cái đẹp truyền thống với hiện đại, tôn trọng cái đẹp độc lập-tự nhiên.
Nghệ thuật hậu hiện đại đồng loạt xuất hiện ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI, từ văn học, mỹ thuật đến sân khấu, âm nhạc, nhảy múa, nghệ thuật biểu diễn. Sân khấu hậu hiện đại, năm 2005 tác giả Lê Quý Dương người đầu tiên công diễn vở Huyền thoại cuộc sống của Nhà hát Kịch thành phố Hồ Chí Minh, các diễn viên nhập vai: Phương Lan, Minh Thuận, Cát Tường, Thanh Minh, Tấn Hưng, Ngọc Duyên, Đào Nhung, Hải Long, Minh Sanh. Vở diễn như một sự kiện đổi mới phương thức biểu hiện, nghệ thuật diễn sân khấu kịch hình thể, nghệ thuật sắp đặt, biểu trưng, ấn tượng. 
Nội dung vở diễnHuyền thoại cuộc sống của Lê quý Dương, phản ánh những cảm nhận bất an của nhân loại đang sống trong một thế giới xung đột triền miên từ hoang sơ đến hiện nay. Câu chuyện kể về tên chúa đất, đại diện cái ác hoành hành khắp nơi, sự chống trả vươn dậy của tình yêu cuộc sống, đó là những va chạm thiện ác, giằng xé, âm mưu và hành động, minh họa bằng những thước phim tư liệu quý hiếm, những vụ ném bom Việt Nam, những cuộc chém giết sắc tộc, tôn giáo, làm hàng triệu người Iraq chết, tàn phá môi trường… Tác giả nhìn nhận nội dung các sự kiện diễn biến qua đôi mắt: Người mẹ già, bé thơ, tuổi trẻ... sự kinh ngạc, chấp nhận, coi thường, những đôi mắt nhân chứng của nhân loại muôn đời vẫn thế. Những nhân vật của vở diễn không có tên mà biểu trưng qua nghệ thuật hóa trang các nhân vật, như thiếu nữ mùa xuân có những chiếc lá xanh trên má, chàng dung sĩ, ngọn lửa rực cháy trên mặt, kẻ phản trắc con rắn bò ngang miệng... 
Nghệ thuật biểu diễn chuyển động hình thể, vũ đạo hình tượng, những khối người vận động hình thể, vũ đạo hình tượng bằng những khối người vận động âm dương ngũ hành, hòa đồng, tan biến, nội tâm nhân vật diễn tả đối thoại bằng tiếng trống khi buông xuôi,lúc thôi thúc quyết chiến. Kịch ít đối thoại, thường bằng lời dẫn truyện và một số đối thoại móc nối hòan cảnh nhân vật để diễn tả tổng hợp các loại hình nghệ thuật: Diễn viên, điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật sắp đặt, nhảy múa, tiếng động, âm thanh, ánh sáng light… vở diễn để lại những shock cho công chúng. Lê Quý Dương nắm chắc thư pháp cấu trúc sân khấu kịch hình thể, vở diễn sâu sắc, ấn tượng qua các nhân vật sau những va chạm tự đổi thay, hoàn thiện tinh thần thời đại. 
Vở diễn hấp dẫn, sân khấu khác thường, nhưng những người thích như mùa thu hoang vắng. Lê Quý Dương lại vùng lên với vở Giấc mơ bí mật của chú Tễu và Kangguru, gâyphản ứng đến các tác giả: Nguyễn Khắc Phục, Bích Ngọc, Vương Duy Biên, Lê Hùng, Lan Hương… dựng các vở: Tiếng vọng hành tinh, 100 phút cuối cùng Hàn Mặc Tử, Nhật Nguyệt thực…Do đoàn Kịch hình thể của NSND Lan Hương ra mắt và đào tạo công chúng xem kịch hình thể. Tiếc thay sau năm 2016 đến nay, đoàn Kịch hình thể của NSND lan Hương tạm nghỉ diễn, chưa biết đến bao giờ Đoàn có điều kiện ra mắt khán giả Hà Nội và trên cả nước được xem sân khấu Kịch hình thể Việt Nam.
 Người khởi xướng sân khấu hậu hiện đại sau đó không đơn độc công chúng, và các tác giả lại bước tiếp: Vương Duy Biên với vở rối Hồn quê, đem đến khán giả sân khấu nghệ thuật sắp đặt những hoàn cảnh, mảng khối va chạm nhau tạo ấn tượng hoài niệm lưu luyến quá khứ, hồn quê tươi đẹp nguyên sơ trong mỗi làng xã Việt Nam. Hàng ngàn năm lịch sử, bão tố, giằng xé, hủy diệt, vẫn còn đây những âm vang hồn quê Việt . Tác giả mô tả cảm nhận người nông dân ngàn đời “trông trời, trông đất, trông mây”, những bất ổn của đời sống xã hội, những nét đẹp truyền thống… sắp đặt những mảng trò người, trò rối, đồng diễn tổng hợp cùng các loại hình nghệ thuật. 
Cấu trúc vở diễn có phần cổ điển, nhưng lại thành công cao bởi công chúng không bỡ ngỡ, đứt đoạn với sân khấu truyền thống. Vở rối hậu hiện đại do Vương Duy Biên – tác giả - đạo diễn – mỹ thuật. Ứng Duy Thịnh – sáng tác múa, Quốc Trung, sáng tác âm nhạc, Phan Huyền Thư sáng tác thơ, cùng dàn diễn viên Nhà hát Múa rối Việt Nam thể hiện sự hòa nhập duy nhất cùng các diễn viên đồng biểu cảm như một tác giả đồng sáng tạo sân khấu múa rối nước hậu hiện đại. Tính hòa đồng vở diễn đạt đỉnh cao phong cách nghệ thuật biểu hiện đồng diễn để lại ấn tượng sâu sắc về tâm hồncon người, hình ảnh quê hương và tinh thần anh dũng, bất tử của người nông dân Việt Nam.
Nghệ thuật hậu hiện đại Việt Nam phát triển từ kịch nói đến múa rối, cải lương, tuồng, chèo, âm nhạc và nhảy múa còn chới với chưa định hình, chưa hình thành trường phái ảnh hưởng vào công chúng, nhưng đã hé mở kỷ nguyên nghệ thuật mới. Nghệ thuật biểu diễn vượt qua sân khấu hiện đại, đặt tác phẩm nghệ thuật hòa đồng đại chúng, thành công cao nhất những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. 
Âm nhạc hậu hiện đại phá bỏ các hình thức cấu trúc giai điệu nhắc lại thời gian , chủ đề , câu đoạn, ca từ mang cái ta chung chung. Âm nhạc mới phản ánh con người cô đơn, tâm trạng hậu hiện đại dù chưa thành khuynh hướng nổi bật, nhưng những bản rock metal, hiphop giả tưởng của Trần Lập, Anh Quân, Phương Uyên... đã hình thành âm nhạc hậu hiện đại đồng hành cùng các tác giả, tác phẩm kịch sân khấu: Lê Quý Dương, Nguyễn khắc phục, Vương Duy Biên, Lan Hương. Tiếp sức sân khấu là cácnhạc sỹ: Trần Lập, Dáng Son, Sơn Tùng, Phạm Thanh Hà, những ban nhạc Rock: Bức tường ( TheWall ), Lò vi songs (Microwave), Gạt tàn đầy( Ashtrayfull), Vô hạn (Unlimited)...Âm nhạc hậu hiện đại mới manh nha trong một số bài hát của các ban nhạc rock metal, hay một hai tác giả có một hoặc hai bài hát bất chợt chạm vào âm nhạc hậu hiện đại, chưa hình thành khuynh hướng phong cách trong một tác giả, hay một ban nhạc.
Nghệ thuật múa cũng bất chợt bắt gặp những sáng tác kịch múa, tiết mục múa đan cài hiện đại, hậu hiện đại như Bước vào ánh sáng mặt trời, Mái nhà, Bốn múa, Hai ngọn lửa, Thiền... gần đây một số tác giả như Bùi Ngọc Quân, Trần Li Li, Lê Long Vũ, Trần Tấn Lộc, Đoàn Minh Hoàn...Các tác giả biểu hiện ngôn ngữ múa đương đại tự do ngẫu hứng, ngôn ngữ múa đời sống hóa nghệ thuật mang tính vận động hình thể của cơ thể con người. Nghệ thuật múa hậu hiện đại ở một số tác giả có khuynh hướng siêu thực, thể hiện trong các tiết mục múa bằng sự chuyển động hình tượng liên tiếp và mạo hiểm để công chúng thấy rõ đây là người diễn viên múa hành động biểu cảm, diễn tả tư tưởng tác phẩm nghệ thuật múa. Múa đương đại, hiện đại, hậu hiện đại Việt Nam giống như âm nhạc, sân khấu kịch nói chưa mang khuynh hướng lớn gây ảnh hưởng công chúng, hoặc tạo thành một trào lưu ảnh hưởng mạnh vào các nghệ sỹ, diên viên và khán giả của nghệ thuật thị giác: Nghe-nhìn.
Những khuynh hướng nghệ thuật biểu diễn hậu hiện đại sống động mang đến đời sống bên ngoài tác phẩm của những bản nhạc khô cứng trên giấy, hay những điệu múa xáo mòn, người diễn viên chạy ra, chay vào, đá chân rồi đứng yên...Những nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật đương đại, hậu hiện đại đang làm sống lại các tác phẩm âm nhạc, nhảy múa trước công chúng đời sống hỗn đồng như thời tiền sử âm nhạc dân gian – sáng tạo cùng người xem hòa vào dòng nghệ thuật đại chúng. Những truyền thống âm nhạc cổ điển, lãng mạn, hiện đại trân trọng từng nhịp điệu, tiết tấu một nốt hoa mỹ viết trên bản phổ của tác giả…các nghệ sĩ hậu hiện đại bỏ qua tất cả chỉ giữ lại nhịp điệu khung tác phẩm. Trên nền giai điệu gốc, họ thêm vào những lời nói, âm trầm, âm cao, tiếng báo gầm, những hư từ ư a… đem đến sự khác biệt tác phẩm của tác giả và tác phẩm người biểu diễn. Nghệ thuật biểu diễn hậu hiện đại sống ngoài tác phẩm, không chỉ là những biểu hiện hữu hình tâm thức thời đại, còn hành động cùng công chúng biểu lộ cảm xúc, đặt tác phẩm vào môi trường tự nhiên trong cảm xúc của con người và xã hội. Những ban nhạc thành công vào thế kỷ XX như Bitton, ABBA, Boney… kết hợp âm nhạc vũ đạo nhảy múa quanh sân khấu sống động, tập hợp hàng ngàn người trong đêm diễn hot cuồng nhiệt. Những nghệ sĩ hiện đại ấy chỉ “dãy dụa” quanh cái mic, chạy quanh sân khấu, còn nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật hậu hiện đại rời bỏ sân khấu xuống từng hàng ghế giao lưu hát cùng công chúng. Những hòa đồng sống động, không sợ điều cấm kỵ, âm nhạc cao siêu lên tiếng nói, tiếng hát lạc giọng “nghiệp dư”… công chúng và người biểu diễn – là những “nghệ sĩ” đồng thể hiện tác phẩm . Nghệ thuật biểu diễn hậu hiện đại không mực thước thánh thiện, chỉ bộc lộ hòa đồng hót cuồng nhiệt cảm xúc. Nghệ thuật hậu hiện đại – tân kỳ-bốc lửa–đổi mới–hòa đồng, biểu hiện:
Hòa nhập đa phong cách văn hóa sắc tộc, đại chúng.
Phá bỏ mực thước thẩm mỹ nghệ thuật truyền thống, hướng tới sáng tạo tự do.
Tổng hợp trí tuệ ngôn ngữ nghê thuật của nghệ thuật.
Thể hiện khát vọng nhân văn , con người tự hoàn thiện bản thân và tinh thần thời đại.
Nghệ thuật hậu hiện đại mới ra đời còn ít công chúng bởi những hạn chế cực đoan, như phi văn chương, phản triết học, trừu tượng lập dị, siêu thực khó hiểu...chưa được người xem đồng thuận. Những tác phẩm hậu hiện đại dựng lên bối cảnh giả tưởng, hoài niệm, siêu thực... thiếu đời sống hiện thực như những trò chơi nghệ thuật, liệu có bế tắc trước kỷ nguyên toàn cầu hóa? Các nước phương Tây đã phát triển thành công chắc chắn sẽ chiếm lĩnh công chúng trên khắp châu lục, nhưng những nhà nghệ thuật hậu hiện đại nước ta không thể photo những bản mẫu nghệ thuật của nưước ngoài. 
Các tác giả. nghệ sĩ cần sáng tạo những tác phẩm hậu hiện đại như những bản nhạc,  điệu múa, kịch múa, vở diễn sân khấu được công chúng đồng tình trong thập kỷ qua. Nghệ thuật hậu hiện đại Việt Nam phải là sự tiếp nối các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống, tiếp thu và thể hiện những đặc tính tích cực, tiến bộ của nghệ thuật hậu hiện đại thế giới mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Dù mới có những nhân tố, hình thành ra đời nghệ thuật hậu hiện đại ở các loại hình nghệ thuật, muốn thành công các trường văn hóa nghệ thuật phải đào tạo giảng dạy nghệ thuật hậu hiện đại. Đào tạo các nguồn lực sáng tác, biểu diễn, diễn viên biểu diễn nghệ thuật hậu hiện đại, không làm ngơ, tự phát, thiếu hiểu biết, cần đầu tư những công trình thử nghiệm sáng tác, biểu diễn nghệ thuật hậu hiện đại, công trình nghiên cứu – dự báo tương lai, dự báo cồn chúng. Giới nghiên cứu, lý luận nghệ thuật phải đồng hành cùng các tác giả, tác phẩm, là người hướng dẫn dư luận xã hội, định hướng thẩm mỹ nghệ thuật, lý luận luôn là người đi trước thời đại.
Ảnh theo WWW.ell.vnCảnh trong vở kịch múa Mái nhà
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Chân dung nước Mỹ ( Portrail of the USA)- Do Đại sứ quán
Hoa Kỳ phát hành trên toàn cầu năm 2005.
2. Xã hội và giá trị nước Mỹ, (Societies and values of America), do Bộ thông tin Mỹ Phát hành Năm 2012).
3. Nghiên cứu lịch sử của Toynbee, do Nhà sách Hồng Đức phát hành tháng1-2017.
4. Thế giới vô cùng bé của Trần Duy Liên- Nhà XbVăn hóa thông tin-2008.
5. Thế giới phẳng-Thomasl. Friedman-Nhà XB Trẻ năm 2016.
6. Triết học hậu hiệm đại-Nhà xuất bản Trẻ- 2008.
7. Theo Unetsco tháng 2-2017.
8. WWW.ell.vn
 
Hà Nội 8-11-2017.
 

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 1740
Ngày đăng: 09.11.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nghệ sĩ Thanh Sang – Tiếng hát buồn thiên cổ - Nguyễn Thanh
Nhà thơ Tố Phang – danh sĩ đất Nam bộ - Nguyễn Thanh
Thế giới nguyên vi đêm hoàng lệ. - Phan Đình Dũng
Hoàng Như Thủy An "Từ thơ đến họa" - Vương Kiều
Bob Dylan và những hòn đá lăn - Phan Nam
Những vụ trọng án dưới thời vua Minh Mệnh - Lê Ngọc Trác
Lại nói về Sách : Tin hay Ngờ ? - Phan Văn Thạnh
Loạt suy tư "Thức tỉnh cùng H. Béla" Bài 01: Ánh sáng từ trong tâm hồn - Nguyễn Văn Thượng
Nơi cuối cùng ba tôi đến - Lâm Bích Thủy
Trò chuyện với cây bút nữ Tiểu Nguyệt “Con đường đến với văn chương” - Mang Viên Long
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)