Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.216
123.206.998
 
Nghệ sĩ Lệ Thủy – Cô đào ngoại hạng
Nguyễn Thanh
 
 
Nghệ sĩ Lệ Thủy tên thật Dương Thị Lệ Thủy (sinh năm 1948), sau đổi thành Trần Thị Lệ Thủy, người Vĩnh Long, là một ngôi sao sân khấu cải lương hàng đầu. Với niềm say mê ca hát, ngay từ lúc mới 10 tuổi, Lệ Thủy đã đến với ca nhạc cải lương. Chị từng tham gia các đoàn hát Trâm Vàng, Kim Chung, đã xuất ngoại lưu diễn nước ngoài (2/1984), thành lập chương trình ca nhạc “Những dấu ấn không phai”(từ 1990), trực thuộc Nhà Hát Cải lương Trần Hữu Trang. Lệ Thủy đã đóng cặp hoặc hát chung với nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng như Thanh Hải, Minh Phụng, Minh Cảnh, Thanh Tuấn… Gần 60 năm thủy chung gắn kết với nghề, nghệ sĩ Lệ Thủy đã đạt được rất nhiều thành tựu cao quý : Gỉải Thanh Tâm (1964), Giải Kim Khánh (1974) , Giải đôi nam - nữ diễn viên được yêu thích nhất (1992) với Minh Vương. Giải Mai Vàng (2008, 2009, Giải Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (2012) củng nhiều Giải thưởng, danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú…
 
                 Thế giới sao cải lương, kéo dài hơn sáu thập niên, tính từ 1950 được coi là thời kỳ hoàng kim của bộ môn nghệ thuật đặc sản sân khấu Nam bộ. Lấp lánh sau các bậc đàn chị như nghệ sĩ: Phùng Há (1911-2009), Út Bạch Lan (1935-2016), Kim Cương (sinh năm 1937),.. là Thanh Nga (1942-1978), Bạch Tuyết (1945), Mỹ Châu (1950), Phượng Liên (1947),…và Lệ Thủy. Với nghệ sĩ Lệ Thủy, cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật giữa không gian âm thanh và bức màn nhung sân khấu cũng có nét tương đồng nhưng nổi bật là những dấu ấn độc đáo riêng của chị, so với các nghệ sĩ cùng thời. 
 
                  Cùng với Vua Vọng cổ Út Trà Ôn (1919-2001) và nghệ sĩ Út Hậu (1940-2001), sinh ra tại Bình Minh (xưa là quận Trà Ôn) - một quận lỵ trù mật, xanh um vườn ruộng nằm ven bờ sông Hậu hiền hòa cô, bé Lệ Thủy là chị cả của một gia đình nghèo 8 anh em .Ngay từ khi Lệ Thủy còn bé, ngày ngày, trong khi mẹ Lệ Thủy làm nghề chầm lá, cha phải lặn lội đi làm thuê các nơi. Năm lên ba tuổi, căn nhà ọp ẹp của cha mẹ Lệ Thủy chẳng may bị cháy, cha mẹ đành gồng gánh cả khối con lên Sài Gòn kiếm sống. Tại Sài Gòn phồn hoa đô hội, để có tiền xoay trở trong hoàn cảnh khó khăn, cha của Lệ Thủy đi làm lao công trong Thảo Cầm viên, mẹ thì nấu cơm tháng cho công nhân khuân vác ở bến tàu quận Tư. Ở nhà, ngoài 
                                                                    1
giờ học trong trường Tiểu học Khánh Hội - vì không giấy khai sinh nên không được vào Trung học -  Lệ Thủy phải trông coi em. Nhà ở bên hông chợ Khánh Hội, gần một tiệm sửa radio. Người chủ tiệm hằng ngày hay cho hát dĩa bài vọng cổ “Cô bán đèn hoa giấy” với tiếng ca mùi mẫn, ngọt ngào của nữ nghệ sĩ Thanh Hương (? - 1974)- vợ của nghệ sĩ Hùng Minh (1938-2014) và là con gái của nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu (1906-1977) và nữ danh ca Tư Sạng (1911-1955). 
 
                  Nghe mãi rồi thuộc lòng nên về sau cách ca Lệ Thủy ảnh hưởng sâu đậm với giọng ca Thanh Hương khi hát lại bài ca này. Năm Lệ Thủy lên 10 tuổi, ở xóm lân cận có anh Tư Long là chủ một ban văn nghệ tài tử đang hoạt động trong vùng. Biết được Lệ Thủy có giọng ca tốt, anh Tư Long xin phép cha mẹ để Lệ Thủy được theo ban văn nghệ của mình. Trong thời gian này, Lệ Thủy cũng được bác Năm Truyền nguyên là thợ hớt tóc trong xóm thạo đờn kìm, kèm dạy cổ nhạc. Sau đó, Lệ Thủy tiếp tục học thêm những bài bản cổ nhạc chính ba Nam sáu Bắc với thầy Tám Đen là một nhạc công đàn kìm có tiếng ở Khánh Hội. Thấy con gái quá đam mê  ca hát, mẹ Lệ Thủy gởi cô tới đoàn hát Thống Nhất của nghệ sĩ Út Trà Ôn. Nhưng trong đoàn đã có vai đào con rồi nên ông vua Vọng cổ gởi Lệ Thủy tới đoàn Trâm Vàng (Đồng Nai), làm con nuôi luôn cho nhạc sĩ Mười Của. 
            
                 Ngày vừa về đoàn hát mới, Lệ Thủy chỉ làm công việc lặt vặt mà chưa được hát. Cũng may, liền sau đó, ông Bảy Bá - soạn giả Viễn Châu (1924-2016) – đang tìm người đóng vai một tiểu đồng. Thế là Lệ Thủy có vai diễn đầu tiên trong vở “Quan Âm Thị Kính”. Với bài ca ruột đầu đời  “Cô bán đèn hoa giấy”, thỉnh thoảng được trình bày trên sân khấu bên cạnh công việc ngâm thơ ở hậu trường, Lệ Thủy lúc đầu ở đoàn hát, chỉ đóng những vai kép con trên sân khấu (13 tuổi). Đến 14 tuổi, Lệ Thủy mới bắt đầu đóng các vai đào nhì. Một thời gian sau, Lệ Thủy rời đoàn Trâm Vàng để về Công ty Kim Chung của ông bầu Trần Viết Long, một đại ban có tới 7 đoàn hát. Tại sân khấu này, Lệ Thủy được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi và ông đã viết nhiều vở tuồng cho Lệ Thủy đóng từ vai phụ đến vai chính. Sau khi tạo được những bước đi vững vàng trong lòng tin chủ đoàn và khán giả, khi hát ở đoàn Kim Chung 3, Lệ Thủy bắt đầu đường hoàng đảm nhận vai đào chính, diễn chung với ông vua ngâm tao đàn Thanh Hải (1933-2014) trong vở “Bẽ bàng duyên mới” của soạn giả Ngọc Văn. Từ thời điểm này, Lệ Thủy đã thực sự trở t
hành cô đào sáng giá trong lúc mới chỉ trỏn 15 tuổi. Khi sang hát cho đoàn Kim 
 Chung 5, đóng cặp với kép đẹp Minh Phụng (1944-2008), hai diễn viên gạo cội trở 
                                                                   2
thành một cặp đào- kép ăn ý, được báo chí và khán giả cải lương phong tặng là
“Cặp Bão biển” vì đã mang lại doanh thu cao vượt trội cho đoàn qua các vở : Xin một lần yêu nhau, Đêm lạnh chùa hoang, Kiếp nào có yêu nhau… 
 
                 Sau khi bắt đầu nổi tiếng trên sân khấu cải lương, năm 1973, Lệ Thủy lập gia đình với anh Dương Đình Trúc - một cử nhân kinh tế ở cùng xóm nhưng gốc người Quảng Ngãi. Trong đám con một gái hai trai của Lệ Thủy : Thụy Hiếu, Đình Trí và Quốc Bảo thì Đình Trí, dù đã tốt nghiệp Đại học, cũng muốn đi theo con đường văn nghệ . Chính Đình Trí là tác giả của hơn 60 bài ca cổ, tân cổ giao duyên mà nữ nghệ sĩ Lệ Thủy đã có dịp trình bày trong chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” như : Mẹ tôi, Ngợi ca quê hương em, Lòng của biển… Năm 2009, nhân dịp sinh nhật lần thứ 61 của mẹ, Đình Trí tổ chức liveshow “Bước chân hai thế hệ” để khẳng định những bước đi đầu đời trên con đường nghệ thuật theo mẹ của mình. Sau ngày thống nhất đất nước (1975), như cánh chim không mỏi trên khung trời nghệ thuật dân tộc, Lệ Thủy tiếp tục hồ hởi gắn bó với đoàn văn công TP. Hồ Chí Minh mới thành lập qua các vở diễn : Cây sầu riêng trổ bông, Tiếng sóng Rạch Gầm, Khi bình minh trở lại…
 
                 Tháng 2 năm 1984,  nghệ  sĩ Lệ Thủy được vinh dự tham gia đoàn văn nghệ lưu diễn Tây Âu - mà giới báo chí thời đó gọi là đem chuông đi đánh xứ người lần đầu tiên sau ngày hòa bình lập lại -  cùng với các nghệ sĩ : Bạch Tuyết, Ngọc Giàu (sinh năm 1945), Minh Vương (sinh năm 1949 ), Diệp Lang (sinh năm 1941)…với các vở diễn : Đời cô Lựu, Câu thơ yên ngựa… Sau khi về nước, các nghệ sĩ trong đoàn đã hợp lại và thành lập Đoàn nghệ thuật 2-84, mà hai vở tuồng Tô Ánh Nguyệt và Đời cô Lựu được cho trình diễn để khai trương. Chính trên sân khấu này, nghệ sĩ Lệ Thủy đã làm say mê khán giả qua các vở tuồng : Tô Ánh Nguyệt, Áo cưới trước cổng chùa, Kiếp chồng chung, Trắng hoa mai, … Những năm đầu của thập niên 1990, Lệ Thủy hoạt động ở lĩnh vực video các tuồng cải lương chị và các bạn diễn cùng hát ở đoàn Kim Chung 5 trong thời gian trước 1975 như : Tây Thi, Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Băng Tuyền nữ chúa… . Thời gian sau, Lệ Thuỷ thường đi lưu diễn ở các tỉnh miền Tây, nơi vùng sâu, đem tiếng hát mình phục vụ cho khán giả nông thôn. 
 
                 Do tình hình hoạt động của sân khấu cải lương chưa bắt gặp hoàn cảnh 
 thuận lợi ”, Lệ Thủy phối hợp cùng các nghệ sĩ Minh Vương, Diệp Lang thành lập 
                                                             3
                                                              
chương trình “Những dấu ấn không phai”, trực thuộc  nhà hát Trần Hữu Trang, quy
tụ những nghệ sĩ từng dày dạn với nghề ở lứa tuổi trung niên, cùng tham gia trình diễn các vở tuồng kinh điển ngày trước như : Giấc mộng đêm xuân, Tình mẫu tử, Một ngày làm vua… Đến năm 2008, chương trình hoạt động sân khấu ca nhạc với danh nghĩa là Nhóm xã hội hóa “Sân khấu vàng”, do Lệ Thủy và Minh Vương khởi xướng - trực thuộc nhà hát Trần Hữu Trang - với sự tập họp của nhiều nghệ sĩ yêu nghề, tham gia biểu diễn, lấy doanh thu tặng cho quỹ xây tặng Nhà tình thương. “Sân khấu vàng” của cặp đôi nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Lệ Thủy - Minh Vương đã biểu diễn được các vở : Sông dài, Lá sâu riêng, Đêm lạnh chùa hoang,… và cùng với anh em nghệ sĩ đồng tâm làm được một nghĩa cử cao đẹp là đã trao tặng hơn 30 
căn nhà tình thương cho những gia đình khó khăn.
 
                 Đặc biệt, trong lịch sử sân khấu nước nhà, Lệ Thủy và Minh Vương, suốt 36 đóng cặp nhau, hát chung như hình với bóng, chân tình giúp đỡ nhau từng lời ca, động tác, nên  được công chúng hâm mộ nghệ thuật sân khấu cải lương coi như một cặp nghệ sĩ điển hình trên sân khấu gắn bó trình diễn bên nhau hết sức ăn ý - xứng đôi. Thậm chí, khi một trong hai người xuất hiện nơi đâu, bà con mộ điệu không quên nhắc đến người bạn diễn vắng mặt. Nghệ sĩ Lệ Thủy cư xử mềm mỏng nhân hậu với đồng nghiệp, ít khi có xảy ra chuyện không vui, xích mích ai. Khi nghe tin Út Bạch Lan, Thanh Sang…hay một nghệ sĩ nào qua đời, Lệ Thủy luôn có mặt tận nơi, kịp lúc để cùng bạn bè phúng điếu. Dù ở hai nơi, gia đình Lệ Thủy thực sự hạnh phúc : vợ chồng êm ấm, con cái thành đạt..  
 
                Từ khi mới bước chân làm quen với ánh đèn sân khấu cải lương (10 tuổi) cho đến hôm nay đã ngót bảy thập niên, nghệ sĩ Lệ Thủy hoạt động liên tục, không hề vắng mặt cả những khi ca hát, biễu diễn phục vụ quần chúng nơi công cộng trong những ngày lễ hội.  Dù yêu nghề, ít khi muốn xa ánh đèn sân khấu và khán giả, Lệ Thủy vẫn không bao giờ nhận biểu diễn trong ba ngày Tết cổ truyền được coi là khoảnh khắc thiêng liêng rất cần sự đoàn tụ cho gia đình. Những người gần gũi vớ Lệ Thủy biết rõ chị hay xách giỏ đi chợ, về nhà tự tay nấu nướng phục vụ chồng con trong thời gian không bận rộn công việc thuộc nghề nghiệp của mình. Chị xứng đáng là một nghệ sĩ toàn vẹn công-ngôn- dung- hạnh trong thế giới nghệ sĩ. 
 
                  Về lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp, nghệ sĩ Lệ Thủy được chú ý trước
                                                                 4
 hết ở giọng ca mang chất kim pha thổ đầy nội lực khá gần gũi với Phượng Liên, Ngọc Giàu, Diệu Hiền… với âm hưởng đặc thù, thính giả không thể nhầm lẫn với bất cứ giọng ca một nữ nghệ sĩ nào khác. Nghe Lệ Thủy ca vọng cổ, ngoài tiếng hò mùi mẫn ở cuối câu đầu … rất trữ tình, khán giả dễ nhận ra ưu điểm nổi bật của nghệ sĩ ở cách khéo nhả chữ, phát âm rõ ràng theo từng giai điệu ngũ cung. Nghe nghệ sĩ Lệ Thủy hát, với nghệ thuật thể hiện buồn vui tách bạch, khán giả dương như đã không còn mang tâm trạng buồn - nhất là trong những bản Tân cổ giao duyên - khác hẵn với một vài nữ nghệ sĩ nổi tiếng khác như Út Bạch Lan, Thanh Nga… giọng hát lúc nào cũng mênh mang một nỗi sầu vạn cổ khi hát sáu câu.
 
                    Nhận xét về nghệ sĩ nhân dân Lệ Thủy, soạn giả nổi tiếng Viễn Châu đã tỏ ra chính xác khi ông nói: “Lệ Thủy có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, với chất giọng kim pha thổ, đã từng được… phong tặng là giọng ca chuông ngân”. Nghệ sĩ kỳ cựu Diệp Lang cũng mạnh dạn khẳng định : Lệ Thủy là “Cô đào ngoại hạng” của sân khấu cải lương.
 
          24.10.2017
                                                                                                   
 
 
                     
                       
 
 
 
 
 
 
Nguyễn Thanh
Số lần đọc: 2106
Ngày đăng: 11.12.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
10 Nhân tố kỹ thuật ca Vọng cổ đỉnh cao - Tuấn Giang
Út Bạch Lan - Sầu nữ sân khấu - Nguyễn Thanh
Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật cải lương - Tuấn Giang
Ca nhạc sân khấu cải lương Những tương đồng khác biệt - Tuấn Giang
Cô Bảy Phùng Há – từ cuộc đời đến sân khấu - Trần Trung Sáng
Lịch sử cải lương 10- hết - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 9 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 8 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 7 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 6 - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Bóng chiều hôm (truyện ngắn)
Bông vông đỏ (truyện ngắn)
Bâng-briêu mùa xuân (truyện ngắn)
Chờ đò (truyện ngắn)
Miên man quê chị (truyện ngắn)
Trong ngôi nhà ma (truyện ngắn)
Rứng chuối xôn xao (truyện ngắn)
Đồng đất thở dài (truyện ngắn)
Chợ cuối trời (truyện ngắn)
Quanh co Rạch Giếng (truyện ngắn)
Vắng vẻ chợ hoa (truyện ngắn)
Đá trắng (truyện ngắn)
Xuân muộn (truyện ngắn)
Từ một trang văn (truyện ngắn)
Mùa xuân trở lại (truyện ngắn)
Danh họa Picasso (hội họa)
Xoài khô Nam bộ (truyện ngắn)
Học trò chủ nhiệm (truyện ngắn)
Hè về (tạp văn)
Bài thơ định mệnh (truyện ngắn)
Hạt mùa sau (truyện ngắn)
Hệ lụy văn chương (truyện ngắn)
Mối tình xa cách (truyện ngắn)
Yêu chờ (truyện ngắn)
Tranh thờ Nam Bộ (nghệ thuật)