Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.200
123.205.223
 
Minh Mệnh “chọn nơi yên nghỉ vĩnh hằng”
Lê Ngọc Trác
 
 
Vào các triều đại phong kiến ở các nước phương Đông và ngay cả Việt Nam, khi các vị vua chúa lên ngôi đều xây dựng lăng tẩm đồ sộ. Thậm chí có những vua chúa chưa ngồi nóng chỗ trên ngai vàng đã ra lệnh xây lăng tẩm cho mình, hình như các vị muốn để lại cho đời công trình yên nghỉ vĩnh hằng của mình.
Thời phong kiến triều Nguyễn ở Việt Nam, hầu hết các lăng tẩm của các vua chúa đều được xây dựng ở phía Nam bờ sông Hương, cách kinh thành Huế về phía Tây Nam khoảng trên dưới 15 km và được xây dựng khi các vị vua còn ở trên đỉnh cao quyền lực. 
Năm 1826, vua Minh Mệnh vừa lên ngôi được khoảng 6 năm. Nhà vua đã cho người tìm đất để xây dựng sơn lăng của mình chọn làm nơi yên nghỉ cõi vĩnh hằng của ông. Thầy địa lý Lê Văn Đức là một người có tài được Minh Mệnh giao nhiệm vụ đi tìm nơi xây lăng của mình. Đến năm 1840 đồ án thiết kế được hoàn thành thì cũng là lúc vua Minh Mệnh băng hà. Vua Thiệu Trị kế vị. Đến tháng 2 năm 1841, Thiệu Trị tiếp tục xây lăng cho phụ hoàng của mình ,theo thiết kế và quy hoạch đã chuẩn bị hoàn chỉnh khi Minh Mệnh còn sống. Lăng Minh Mệnh được đặt là Hiếu Lăng. Công trình xây dựng huy động đến hơn 10 ngàn lính dân công, thợ thủ công và điêu khắc tham gia xây dựng. Mãi đến năm 1843 việc xây dựng lăng Minh Mệnh mới được hoàn tất. 
Lăng Minh Mệnh được xây dựng trên một vùng đất đồi, cảnh quang đẹp ở ngã ba sông Bằng Lãng, nơi hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch hợp lại để tạo thành con sông Hương thơ mộng, êm đềm. Toàn bộ khu vực lăng như hình một người nằm gối đầu lên vùng đồi núi và duỗi chân xuống ngã ba sông.
Các công trình kiến trúc ở đây được bố trí đăng đối chặt chẽ theo trục thần đạo chạy theo hướng Tây - Đông. Đi theo trục thần đạo này sẽ lần lượt gặp các công trình chính của lăng: Đại Hồng môn, Bái đình (với hàng tượng đá), Bi đình (nhà bia), sân tế, Hiến Đức môn, Điện Sùng Ân, Hoàng Trạch môn, cầu Trung Đạo, Minh lâu, Nghi môn, cầu Thông Minh Chính Trực, Bửu Thành (nơi đặt thi hài nhà vua). Các công trình phụ là những cặp đối xứng qua đường trục chính của lăng: Tả, Hữu Hồng môn, Tả, Hữu Tùng viện, hai nửa hồ Trừng Minh, hai cầu Tả Phù, Hữu Bật, Nghinh Hưng quán và Điếu Ngư đình, Bình Sơn và Hoành Sơn. Hai nửa hồ Văn Nguyệt. Cách bố trí này tạo cho toàn lăng không khí trang nghiêm sâu thẳm.
Quan niệm trời tròn, đất vuông được thể hiện qua các cụm kiến trúc làm toát lên tư tưởng trung tâm vũ trụ của một vị đế vương. Thêm vào đó là các công trình phụ nằm rải rác trong lăng vừa có chức năng cụ thể, vừa mang biểu tượng của các hành tinh xoay quanh trái đất, nơi có đấng Thiên tử đang ở vị trí trung tâm.
Ngoài ra, nằm trong một không gian chung của toàn lăng, từng khu vực lại có một khoảng không gian riêng biệt vượt qua mỗi một khuôn cửa. Tả Hồng môn, Hiển Đức môn, Hoàng Trạch môn được mở ra trước mắt một không gian mới mẻ, mỗi nơi một khác, nhưng đều được két nói hài hòa hoàn chỉnh.
Vẻ đẹp kiến trúc được nhân lên bội phần nhờ soi bóng xuống mặt hồ phẳng lặng bao bọc xung quanh. Hồ Trừng Minh, hồ Vân Nguyệt mùa hè thơm mát hương sen và làm cho không khí trong lăng bốn mùa êm dịu và tỉnh lăng
Tất cả được vây kín bởi la thành dài 1.700 mét, uốn lượn mềm mại giữa những núi đồi, vừa mang tính giới hạn khuôn viên, vừa không gây ý niệm ngăn cách với cảnh quan chung của vùng đất sơn thủy hữu tình.
Khi du khách đến tham quan lăng tẩm các vua triều Nguyễn, trong chúng ta, mỗi người đều có những nhận định, cảm phục trước những di sản văn hóa, những thắng tích. Lăng vua Gia Long quy mô đơn giản, nằm giữa những ngọn đồi u tịch, không thiếu phần uy nghiêm. Lăng Tự Đức như một bài thơ , lã lướt cách điệu với nhiều cung bậc. Lăng Khải Định mang dáng vẻ hội nhập giữa văn hóa phương Tây và phương Đông. Nhìn vào quy mô xây dựng và cách bài trí cảnh quan của từng lăng, chúng ta có thể biết được sở thích, tình cảm, tư tưởng và thời đại của các vị vua triều Nguyễn trước đây. Đến thăm Hiếu lăng của vua Minh Mạng, du khách như lạc vào thế giới thi ca và triết học. Sự uy nghiêm, đăng đối của các công trình trong lăng và kiến trúc nghệ thuật của lăng, chúng ta cảm nhận được suy nghĩ và tư tưởng của vua Minh Mạng. Các kiến trúc nghệ thuật của lăng Minh Mạng hài hòa với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, chúng ta càng cảm phục tài năng của các người thợ thủ công mỹ thuật, các người thợ xây dựng công trình lăng. Chúng ta lại liên tưởng đến những công trình kiến trúc mỹ thuật đồ sộ, xây dựng tốn hàng ngàn tỉ của nhân dân hiện nay, nhưng chẳng bao lâu đã xuống cấp trầm trọng và không được nhiều người ủng hộ, tán thưởng. Chúng ta càng cảm phục sự tài hoa và óc sáng tạo của người xưa!...
 
 
 
Lê Ngọc Trác
Số lần đọc: 2289
Ngày đăng: 14.12.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hoàng Đế Minh Mệnh - Lê Ngọc Trác
Cliometrics - Mỹ Phương
Sự “tùy tiện” phá phách, đầy thách đố trong cách ứng xử với đề tài lịch sử ở các sáng tác của Trần Vũ - Đoàn Huyền
Minh oan cho Ngài Đốc Binh Hương! - Diệp Hồng Phương
Võ Nguyên Giáp và vấn-đề Lịch-Sử - Nguyễn Quỳnh USA
Sử gia bị đạo sử (PHẦN BA) - Nguyễn Lục Gia
Sử gia bị đạo sử (PHẦN HAI) - Nguyễn Lục Gia
Sử gia bị đạo sử (PHẦN MỘT) - Nguyễn Lục Gia
Lịch sử khủng hoảng - Khổng Ðức
Hỏi – đáp về thời Âu Lạc - Nguyễn Văn Toàn
Cùng một tác giả